Đại cương phục hồi chức năng vật lý trị liệu
Cán bộ y tế cơ sở, gia đình người tàn tật được chuyển giao kỹ thuật phục hồi chức năng. Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi, nguồn nhân lực, tài chính dựa vào cộng đồng.
Ưu điểm: - Tỷ lệ người tàn tật được phục hồi nhiều nhất
- Chất lượn phục hồi thích hợp, người tàn tật được hội nhập xã hội.
- Chi phí có thể chấp nhận được.
- Có thể lồng ghép vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình y tế khác tại cộng đồng.
Nhược điểm: Các trường hợp tàn tật khó không giải quyết được.
11 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương phục hồi chức năng vật lý trị liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬT LÝ TRỊ LIỆUNỘI DUNG1. Đinh nghĩa y học phục hồi: Y học phục hồi (YHPH) là ngành nghiên cứu, sử dụng các biện pháp y học, kinh tế, xã hội học, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm tác động của bệnh tật, giảm khả năng tàn tật tới người bệnh và người tàn tật, giúp người bệnh, người tàn tật phục hồi tối đa về thể chất, tinh thần, xã hội.2. Các bước phát triển của y học: 3 giai đoạn2.1. Y học lâm sàng:Mục đích: Nghiên cứu và phát triển các kinh nghiệm thăm khám chẩn đoán bệnh tật, điều trị chăm sóc người bệnh.Phương pháp:Sử dụng thăm khám thông thường: Sờ nắn, gõ, nghe.Sử dụng các phương pháp thăm khám cận lâm sàng như: XQ, siêu âm, xét nghiệm, dùng các loại thuốc, các phương pháp phẫu thuật, phương pháp vật lý trị liệu.Thành tựu: Y học lâm sàng hiện nay phát triển cao cả về phương pháp chẩn đoán, kỹ thuật điều trị và chăm sóc, nhiều thuốc men đã được sản xuất với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu điều trị góp phần nâng cao súc khỏe tuổi thọ của con người.Hạn chế: Y học lâm sàng chỉ chữa được bệnh không phòng ngừa được bệnh tật và người bệnh khi bị bệnh có khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật khi chưa có các biện pháp hiệu quả để giải quyết cần có nhu cầu y tế khác cao hơn. Do đó có một ngành y học mới ra đời đó là y học dự phòng2.2 Y học dự phòng (YHDP): Bước tiến triển thứ 2 của y học - Được đánh dấu kể từ khi Jene phát hiện và thử nghiệm thành công Vacsin phòng đậu mùa, bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên toàn thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều Vacsin: Như phòng lao, tả, lỵ, thương hàn, bại liệt uốn ván, và những bệnh này đã và đang đẩy lùi. - Bên cạnh các biện pháp phòng bệnh bằng Vacsin, các biện pháp khác như: Vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm được thực hiện góp phần hiệu quả vào công việc nâng cao bảo vệ phòng ngừa bệnh tật cho con người và y học dự phòng ngày càng khẳng định tính ưu việt của nó * Mục đích: Giúp cho con người không bị mắc bệnh. * Phương pháp: - Dựa vào các biện pháp: Tiêm chủng vacsin phòng các bệnh nhiễm khuẩn. - Vệ sinh lao động: Phòng các bệnh do quá trình lao động gây ra. Ví dụ: Phòng bệnh bụi phổi ở mỏ đá * Thành tựu: Qua việc thực hiện CSSKBĐ nhiều bệnh nhiễm khuẩn được đẩy lùi như giảm tỷ lệ bại liệt, đậu mùa, dịch hạch, thương hàn, tả sức khỏe nhân dân lao động nâng cao, giảm tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp. - Tuy vậy YHDP cần kết hợp với YHLS và YHPH mới đủ sức đáp ứng các nhu cầu toàn diện về y tế nhân dân. 2.3 Y học phục hồi: Bước phát triển thứ 3 của y học - Y học phục hồi là ngành mới ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu y tế với chất lượng điều trị toàn diện cho người bệnh và người tàn tật.* Mục đích: - Hoàn lại một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp. - Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp. - Tăng cường khả năng còn lại của người tàn tật để giảm hậu quả tàn tật. - Thay đổi thái độ của xã hội với người tàn tật. - cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người tàn tật có thể đến những nơi họ cần đến như mọi người, có cơ hội được vui chơi, học hành, làm việc, hoạt động xã hội. - làm cho mọi người có ý thức phòng ngừa bệnh tật.*Các biện pháp của YHDP - Y học: Sử dụng các biện pháp của y học thăm khám, chẩn đoán, điều trị bằng thuốc men, phẫu thuật - Xã hội học: Thực hiện xã hội hóa công tác y tế, sử dụng pháp luật, các chính sách, chế độ, phối hợp đa ngành, đa cấp từ trung ương đến cơ sở hỗ trợ người tàn tật, tạo điều kiện cho người tàn tật hội nhập xã hội. - PHCN tiếng: PHCN cho người giảm khả năng nghe nói diễn đạt ngôn ngữ. - Giáo dục đặc biệt và hướng nghiệp cho những người bị khiếm thị, người có khó khăn về nghe nói. - Các biện pháp điều trị bằng tâm lý, tâm thần. - Các biện pháp điều trị bằng tâm lý: Vận động xoa bóp, kéo nắn, điện, nhiệt, thủy trị liệu, ánh sáng trị liệu. - các biện pháp hoạt động trị liệu để phục hồi các chức năng lao động, sinh hoạt. Sử dụng: Dụng cụ chỉnh hình và trợ giúp thích nghi như nẹp, nạng, chân tay giả, dụng cụ trợ giúp sinh hoạt, di chuyển. Thành tựu: với các biện pháp tổng lực phối hợp đa ngành dẫn đến kết quả điều trị cho bệnh nhân tốt hơn, nhanh hơn, toàn diện hơn cả về thể chất tinh thần và xã hội. * Nguyên tắc của YHPH - Đánh giá cao khả năng của người tàn tật với bản thân, gia đình và xã hội. - Phục hồi chức năng tối đa các chức năng bị mất hoặc giảm để giảm hậu quả của tàn tật đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Đánh giá cao tính độc lập, lòng tự trọng, quyền bình đẳng và phẩm chất tốt đẹp của người tàn tật.Phạm vi của YHPH - Phục hồi chức năng về y học: Khám, lượng giá chức năng, phục hồi và điều trị VLTL, ngôn ngữ trị liệu, mổ chỉnh hình, thuốc men - Phục hồi chức năng về xã hội: Thay đổi thái độ đối với người tàn tật, làm cho xã hội có trách nhiệm với người tàn tật. - Giáo dục đặc biệt: Đặc biệt giáo dục cho trẻ khuyết tật. - Kinh tế: Hướng nghiệp công ăn việc làm có thu nhập, tái giáo dục nghề nghiệp. - Kỹ thuật: Sản xuất chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp phục hồi, chức năng như tai nghe, mắt kính 3. Các hình thức phục hồi chức năng: có 3 hình thức3.1 Phục hồi chức năng ở Viện, Trung tâm: Có nhiều khoa, phòng làm nhiệm vụ điều trị PHCN. Bệnh nhân ở tại bệnh viện hoặc Trung tâm được điều trị hoặc chăm sóc tại khoa. Hàng ngày đến khoa điều trị phục hồi theo chỉ định của bác sĩ PHCN.*Ưu điểm: - Có nhiều phương tiện, thiết bị. - Có nhiều cán bộ chuyên khoa được đào tạo tốt. - Có thể phục hồi được những trường hợp khó, nặng*Nhược điểm: - Người tàn tật phải đi xa. - Số lượng người phục hồi ít - Chỉ phục hồi được về mặt y học.3.2 Phục hồi chức năng ngoại viện: Cán bộ phục hồi chức năng từ các viện được cử về địa phương cùng trang thiết bị phục hồi. Ưu điểm: Số người tàn tật phục hồi nhiều hơn Nhược điểm: - Chi phí tốn kém. - Thiếu cán bộ phục hồi chức năng3.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngCán bộ y tế cơ sở, gia đình người tàn tật được chuyển giao kỹ thuật phục hồi chức năng. Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi, nguồn nhân lực, tài chính dựa vào cộng đồng.Ưu điểm: - Tỷ lệ người tàn tật được phục hồi nhiều nhất- Chất lượn phục hồi thích hợp, người tàn tật được hội nhập xã hội.- Chi phí có thể chấp nhận được.- Có thể lồng ghép vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình y tế khác tại cộng đồng.Nhược điểm: Các trường hợp tàn tật khó không giải quyết được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phcn_dai_cuong_1484(1).pptx