Đại cương phẫu thuật ông tiêu hóa kỹ thuật cơ bản khâu nối ống tiêu hóa
Chủ yếu là do làm không đúng các yêu cầu
kỹ thuật như đã trình bày ở trên:
+ Thiếu máu nuôi dưỡng miệng nối, dẫn đến
hoại tử phần tổ chức của miệng nối.
+ Khâu không đúng kỹ thuật, nhất là ở những
chỗ không có thanh mạc che phủ như ở bờ mạc
treo của ruột.
+ Miệng nối bị căng kéo dẫn đến rối loạn tuần
hoàn, gây đứt, rách thành ruột.
36 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 6414 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương phẫu thuật ông tiêu hóa kỹ thuật cơ bản khâu nối ống tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CƯƠNG PHẪU THUẬT
ÔNG TIÊU HÓA
KỸ THUẬT CƠ BẢN KHÂU NỐI
ỐNG TIÊU HÓA
Ths.Bs Huỳnh Huy Cường
1. Đặc điểm mô học thành ống tiêu hóa và quá
trình liền dính của miệng nối.
• 1.1. Đặc điểm mô học.
Thành ống tiêu hóa đoạn trong ổ bụng có 4 lớp,
từ ngoài vào trong gồm:
+ Lớp thanh mạc
+ Lớp cơ
+ Lớp dưới niêm mạc
+ Lớp niêm mạc
• 1. Lớp thanh
mạc
• 2. Tấm dưới
thanh mạc
• 3. Lớp cơ
4. Lớp dưới niêm
mạc
• 5. Lớp niêm mạc
• Quá trình liền dính của đường khâu miệng
nối có 3 giai đoạn tiếp nối nhau:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn gá dính bởi các mối
khâu, được diễn ra ngay sau khâu nối, có vai trò
quan trọng trong 1 - 2 ngày đầu sau mổ, do đó
kỹ thuật khâu nối phải tốt.
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn viêm phát triển, trong
khoảng 7 - 10 ngày tính từ ngày mổ; do đó
thường phải dùng kháng sinh trong giai đoạn
này.
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn viêm giảm dần và liền
sẹo, diễn ra khoảng từ ngày thứ 15 - 30 sau mổ.
• Quá trình liền dính nhanh hay chậm còn do
nhiều yếu tố như kỹ thuật khâu nối, sức đề
kháng của cơ thể
2. Kỹ thuật khâu nối ống tiêu hóa.
• 2.1. Dụng cụ.
+ Chỉ khâu:
• Nếu khâu nối một lớp thì dùng chỉ không tiêu
như chỉ lin, chỉ lụa, chỉ polyester...
• Nếu khâu nối hai lớp thì lớp trong dùng chỉ tự
tiêu (catgut, vicryl, safil), nếu không có chỉ
tự tiêu thì cả 2 lớp đều dùng chỉ không tiêu
như khi khâu nối một lớp.
• Cỡ số của chỉ cần phù hợp với tính chất của
các cơ quan phải khâu và áp lực cần có để ép
đường khâu. Thường dùng chỉ 3/0 - 4/0.
Clamp kẹp ruột mềm.
• Có thể dùng clamp kẹp ruột mềm để kẹp chặn
dịch từ trong lòng ống tiêu hóa chảy ra.
• Lưu ý : kẹp nhẹ thì clamp chỉ cản trở tuần hoàn
tĩnh mạch mà không cản trở tuần hoàn động
mạch nên gây xung huyết tĩnh mạch và chảy
máu. Nếu kẹp mạnh thì gây thiếu máu miệng
nối trong lúc kẹp
2.2. Các mối khâu cơ bản trên
ống tiêu hóa.
• 2.2.1. Mối khâu toàn thể.
Mối khâu toàn thể là mối khâu
mà mũi kim xuyên qua tất cả
các lớp của thành ống tiêu hóa
+ Ưu điểm: Mối
khâu này có tác
dụng cầm máu
miệng cắt. Nó còn
đảm bảo độ bền
chắc cơ học của
đường khâu miệng
nối.
+ Nhược điểm: Do
niêm mạc áp sát
vào nhau sẽ không
tạo được sự liền
dính, hoặc thanh
mạc có áp sát nhau
thì cũng bị nhiễm
khuẩn vì chỉ khâu
tiếp xúc trực tiếp
với dịch ruột
•Do đó nếu chỉ khâu toàn thể
sẽ không đủ đảm bảo cho sự
liền dính trong khâu nối ống
tiêu hóa.
2.2.1.1. Mối khâu rời.
• Mối rời đơn giản
Mối chỉ buộc phía trong ống tiêu hóa
Mối chỉ buộc phía ngoài ống tiêu hóa
• Mối chữ X
• Mối chỉ buộc ở phía trong lòng ống
tiêu hóa: mũi kim xuyên từ niêm mạc
ra thanh mạc ở mép bên này rồi vào
qua thanh mạc và niêm mạc ở mép
bên kia.
Ưu điểm của mối khâu này làm cho
thanh mạc áp vào thanh mạc, mép cắt
gục vào trong.
• Mối chỉ buộc ở phía ngoài ống tiêu
hóa: Mũi kim xuyên từ thanh mạc vào
niêm mạc ở mép bên này sang niêm
mạc rồi ra thanh mạc mép bên kia.
• Nhược điểm của kỹ thuật này là niêm
mạc thường bị phòi ra ngoài và niêm
mạc áp vào nhau, mép cắt quặt ra ngoài.
• Mối chữ X: để bịt kín lỗ thủng nhỏ hoặc để
cầm máu mép cắt thành ống tiêu hóa.
- Kiểu vắt thường.
- Kiểu vắt Connel – Mayo
- Kiểu vắt Schmieden
- Kiểu vắt Schmieden kết hợp với Connel –
Mayo
2.2.1.Mối khâu vắt
- Kiểu vắt thường.
• Nếu sợi chỉ được kéo từ trong lòng ruột ra ngoài
thì niêm mạc sẽ áp vào nhau.
• Nếu sợi chỉ được kéo từ ngoài vào trong lòng ruột
thì thanh mạc sẽ áp vào nhau.
- Kiểu vắt Connel - Mayo: mũi kim đi từ thanh mạc
vào qua niêm mạc rồi lại từ niêm mạc ra thanh mạc
cùng bên, sau đó vòng chỉ sang mép bên đối diện
và cũng khâu như vậy. Khâu kiểu này làm cho
thanh mạc áp vào thanh mạc, mép cắt gục vào
trong nhưng đường khâu bị rúm và mất nhiều thời
gian.
- Kiểu vắt Schmieden: mũi kim đều đi từ
trong lòng ống tiêu hóa đi ra. Khâu kiểu
này dễ, nhanh, nhưng thanh mạc không áp
vào nhau.
- Kiểu vắt Schmieden kết hợp với Connel
- Mayo: tiến hành khi độ dài hai mép
không bằng nhau: mép bên dài cần khâu
kiểu Connel - Mayo, mép bên ngắn khâu
kiểu Schmieden, khi hai mép bằng nhau
thì tiến hành khâu vắt theo một kiểu nhất
định.
• Chú ý: khi khâu vắt, khởi đầu và kết
thúc đường khâu đều phải buộc cố
định. Trong quá trình khâu, được mũi
khâu nào phải rít ngay chỉ mũi đó để
hai mép đường khâu áp sát vào nhau
và người phụ phải giữ căng sợi chỉ để
hai mép khâu không bung ra.
2.2.2. Mối khâu thanh mạc cơ.
• Mối khâu thanh mạc cơ là mối khâu mà mũi
kim xuyên qua thanh mạc, vào đến lớp cơ hoặc
hết lớp cơ rồi lại quay ra thanh mạc, không
được xuyên qua lớp niêm mạc hoặc xuyên ra
(hoặc vào) mặt cắt thành ống tiêu hóa.
+ Ưu điểm: Hai diện thanh mạc áp sát vào nhau,
tạo sự liền dính, do đó mối khâu này bắt buộc
phải có trong khâu nối ống tiêu hóa.
+ Nhược điểm: không có tác dụng cầm máu, nên
trong khâu nối một lớp phải cầm máu miệng cắt
cẩn thận.
• 2.2.2. Mối khâu thanh mạc cơ.
• Các mối khâu rời.
+ Mối thanh mạc cơ thường (mối Lembert
thường).
+ Mối thanh mạc cơ chữ X (Z).
+ Mối thanh mạc cơ chữ U
.Mối khâu vắt.
+ Mối khâu vắt thường
+ Khâu vắt kiểu Cushing
+ Mối thanh mạc cơ chữ U: có nhiều kiểu. Hay
dùng mối khâu thanh mạc cơ thường. Mối chữ
X thường để khâu kín một lỗ hở nhỏ. Các mối
chữ U thường dùng để tăng cường các điểm
yếu hoặc khâu trong một số trường hợp đặc
biệt.
+ Mối khâu vắt thường: mũi kim đi vuông góc
với đường khâu.
+ Khâu vắt kiểu Cushing: mũi kim đi song song
với mép cắt
Trong các mối khâu vắt, khởi đầu và kết thúc
đường khâu đều phải buộc cố định chỉ lại.
Trong quá trình khâu, được mũi khâu nào phải
rít ngay chỉ mũi đó, để hai mép đường khâu sẽ
áp sát vào nhau, người phụ phải luôn giữ cố
định phần chỉ đã rít để hai mép đường khâu
không bị bung ra.
2.3. Phương pháp khâu nối ống tiêu
hóa.
2.3.1. Khâu hai lớp:
+ Lớp trong khâu toàn thể.
+ Lớp ngoài khâu thanh mạc cơ để vùi lớp khâu
toàn thể.
• Khâu nối 2 lớp sẽ cầm máu tốt, bảo đảm độ
bền chắc cơ học của đường khâu miệng nối
ngay sau khi khâu nhưng nó dễ gây hẹp, tắc
miệng nối, dính quanh miệng nối, sẽ làm cho
đường khâu nối có sẹo cứng và thô.
2.3.2. Khâu một lớp.
• Khâu một lớp thanh mạc cơ, đường khâu mềm
mại, không cộm, ít bị phù nề, không làm hẹp
ống tiêu hóa, không gây hoại tử các mô của
đường khâu và không có khoảng trống nhiễm
khuẩn như khâu 2 lớp.
• Tuy vậy có nhược điểm là: mất thời giờ, phẫu
thuật viên phải rất tỉ mỉ, cẩn thận, đường khâu
không có tác dụng cầm máu và không chắc.
2.4. Nguyên tắc khâu nối trên ống
tiêu hóa.
+ Đảm bảo đường khâu miệng nối
liền dính tốt.
+ Không gây hẹp, tắc lưu thông.
2.5. Yêu cầu kỹ thuật.
• Muốn đảm bảo nguyên tắc trên, cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
+ Mép cắt chỗ khâu nối phải sạch gọn, không
nham nhở, rách nát hoặc bầm giập, tuần hoàn
tốt.
+ Cầm máu tốt nhưng không được gây thiếu máu
đường khâu miệng nối.
+ Thanh mạc phải áp sát vào thanh mạc, mép cắt
gục vào trong.
+ Phải sử dụng đúng kim chỉ, khâu buộc tốt (mối
khâu chắc chắn, đủ chặt).
+ Cự ly giữa các mối khâu phải đúng và đều:
- Khâu nối 1 lớp: mối khâu nọ cách mối khâu kia
2 - 3 mm.
- Khâu nối 2 lớp: mối khâu nọ cách mối khâu kia
3 - 5mm, 2 lớp phải sát nhau.
+ Khâu theo chiều ngang ống tiêu hóa (mũi kim đi
theo trục ống tiêu hóa) để tránh hẹp tắc. Không
làm xoắn, vặn, căng kéo đường khâu miệng nối.
+ Khi tiến hành khâu nối phải rút ngắn thì hữu
trùng, che phủ, bảo vệ các vùng xung quanh.
2.6. Nguyên nhân gây xì rò đường
khâu miệng nối.
• Chủ yếu là do làm không đúng các yêu cầu
kỹ thuật như đã trình bày ở trên:
+ Thiếu máu nuôi dưỡng miệng nối, dẫn đến
hoại tử phần tổ chức của miệng nối.
+ Khâu không đúng kỹ thuật, nhất là ở những
chỗ không có thanh mạc che phủ như ở bờ mạc
treo của ruột.
+ Miệng nối bị căng kéo dẫn đến rối loạn tuần
hoàn, gây đứt, rách thành ruột.
+ Nhiễm khuẩn do kỹ thuật khâu không
tốt, để khoảng trống lớn giữa lớp trong
và lớp ngoài.
+ Niêm mạc phòi ra giữa hai đường khâu,
làm thanh mạc không áp được vào nhau
và niêm mạc tiết dịch gây nhiễm trùng.
+ Hẹp tắc sau khâu nối, dẫn đến tình trạng
rối loạn tuần hoàn miệng nối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_cuong_phau_thuat_ong_tieu_hoa_0719.pdf