- Trong một năm giống cam sành trồng tại Hàm Yên ra 4 đợt lộc theo mùa vụ là: xuân,
hè, thu và đông. Các đợt lộc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đợt lộc trước là nguồn cành mẹ
của đợt lộc sau. Số lượng lộc nhiều nhất là ở vụ xuân, sau đó tuần tự giảm dần ở vụ thu, vụ hè và
cuối cùng là vụ đông.
- Các loại cành xuân, hè, thu năm trước đều có thể là nguồn cành mẹ của cành vụ xuân
năm sau. Trong đó cành xuân, hè, thu đều là cành mẹ quan trọng của cành quả năm sau, đặc biệt
là cành hè và cành thu.
- Biện pháp kĩ thuật về cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, điều chỉnh số cành, điều chỉnh tỉ lệ cành
mang quả và giữ bộ lá hợp lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh trưởng và mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm của giống cam sành trồng tại Hàm Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản
1
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC ĐỢT LỘC TRONG
NĂM CỦA GIỐNG CAM SÀNH TRỒNG TẠI HÀM YÊN
Nguyễn Duy Lam (Trường CĐ Kinh tế Kĩ thuật – ĐH Thái Nguyên),
Lương Thị Kim Oanh - Phạm Văn Hải (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Cam sành là giống lai giữa cam và quýt (Citrus Sinensis x Citrus Reticulata) [8]. Trên
mỗi giống cam quýt đều xuất hiện các hiện tượng sinh học điển hình như: quá trình phát lộc,
phân hóa cành, mối liên hệ giữa sự hình thành các đợt lộc và khả năng cho năng suất của năm
sau, hiện tượng tạo quả không hạt, khả năng cho năng suất, phẩm chất quả khi được tự thụ và
giao phấn. Hiện tượng hạt đa phôi và khả năng tạo quần thể vườn cây sản xuất, hiện tượng ra
quả cách năm và những đường hướng khắc phục hiện tượng này, Các hiện tượng sinh học trên
của cam quýt được nghiên cứu khá tỉ mỉ trên một số giống cam quýt nổi tiếng ở các vùng trồng
cam quýt trên thế giới. Việc nghiên cứu, giải thích được quy luật của các hiện tượng trên, đã góp
phần vào việc xây dựng các biện pháp kĩ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ở
nhiều nước trồng cam quýt [4].
2. Nội dung và phương pháp theo dõi
2.1. Nội dung theo dõi
- Đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc của giống cam sành trồng tại Hàm Yên.
- Mối liên hệ giữa các đợt lộc của giống cam sành trồng tại Hàm Yên.
2.2. Phương pháp theo dõi
Dựa theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây ăn quả của đại học Kyushu Nhật Bản [7].
Trên vườn cây thí nghiệm 5 năm tuổi, chọn điển hình 10 cây làm thí nghiệm, trên mỗi cây chọn
3 - 4 cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 0,8 - 1,0cm, đảm bảo số cành
theo dõi n 30. Tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc,
sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc xuất hiện, tiến hành
đánh dấu lộc, ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành được theo dõi liên tục trong suốt
thời gian thí nghiệm 2 năm liên tiếp.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Số đợt lộc vụ xuân, hè, thu và đông.
- Thời gian sinh trưởng từ khi nhú lộc đến khi cành thuần thục trong vụ xuân, hè, thu,
đông và so sánh.
- Theo dõi động thái tăng trưởng của lộc vụ xuân, hè, thu, đông và so sánh. Trên cành thí
nghiệm chọn ngẫu nhiên 2 lộc của 1 đợt lộc, 5 ngày 1 lần đo chiều dài của lộc, đo đến khi chiều
dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối. Lộc được gọi là cành thành thục khi không còn tăng
về chiều dài và các lá non màu nõn chuối đã chuyển sang màu xanh đậm.
- Xác định số mắt lá và số lá trên cành thành thục ở vụ: xuân, hè, thu, đông và so sánh
(tiến hành trên những lộc theo dõi tăng trưởng chiều dài).
- Xác định chiều dài cành thành thục và đường kính cành thành thục vụ: xuân, hè, thu,
đông và so sánh.
- Xác định tỉ lệ cành vụ: xuân, hè, thu, đông, mối liên hệ sinh trưởng giữa các đợt lộc
trong năm.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản
2
3. Kết quả theo dõi
3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc
Sự xuất hiện lộc là biểu hiện sự bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng mới. Khả năng ra lộc ở
cam quýt phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kĩ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành tạo tán.
Đợt lộc xuân thường là đợt lộc chủ yếu trong năm cả về số lượng và chất lượng [1], [2], [3]. Tác
giả Wendell, M và cộng sự nhận xét: ở cam quýt, lộc xuân ra rất mạnh, cành tập trung nhiều dinh
dưỡng để phân hóa hoa, qua biên độ lạnh mùa đông sang xuân thời tiết ấm áp, ẩm độ phù hợp đã
thúc đẩy qúa trình phát lộc vụ xuân [5].
Kết quả theo dõi về đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc ở cây cam sành trồng tại Hàm
Yên (bảng 3.1) cho thấy:
- Hàng năm cam sành có 4 đợt lộc: Lộc xuân xuất hiện vào cuới tháng 2 đầu tháng 3, kết
thúc vào tháng 4. Tuổi trung bình của lộc từ khi mọc đến thành thục là 34,7 ngày. Phần lớn lộc
xuân là những cành mang quả, số lượng của lộc xuân nhiều hơn các đợt lộc khác. Lộc xuân mọc
ra từ các cành của năm trước.
- Lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, xuất hiện rộ vào cuối tháng 6, kết thúc
vào cuối tháng 7. Đường kính và chiều dài lộc hè lớn nhất, số lá ít, đốt lá dài hơn và lá to hơn so
với các đợt lộc khác.
- Lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, thời gian rộ vào giữa tháng 9 và kết thúc vào cuối
tháng 9 - 10. Thời gian để cho lộc thu phát triển đến thành thục gần như lộc hè. Lộc thu chủ yếu
được sinh ra từ cành hè và một số được sinh ra từ cành xuân cùng năm.
- Lộc đông xuất hiện vào trung tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 12. Số lượng lộc
đông ít nhất so với các đợt lộc khác trong năm.
Như vậy, đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc ở cam sành trồng tại Hàm Yên cũng có sự
tương đồng như một số giống khác trong họ cam quýt của một số tác giả đã nghiên cứu. Theo
Wakana (Nhật Bản), tỉ lệ cành ở quýt mật ôn Châu phân theo mùa vụ xuân - hè - thu vào khoảng
70% - 10% - 20% [6]. Theo tác giả Đào Thanh Vân [7] trích dẫn báo cáo của Trung tâm Cây ăn
quả Phủ Quỳ (Nghệ An) thì tỉ lệ cành Xuân – Hè - Thu một số giống cam trồng ở Phủ Quỳ,
Nghệ An là:
Cam Vân du: 71,9% 10,3% 17,7%
Cam Valencia: 79,3% 6,5% 14,1%
Cam Sông con: 77,3% 5,4% 17,0%
Kết quả theo dõi được về số lượng và tỉ lệ các đợt lộc của giống cam sành trồng ở Hàm
Yên có khác với một số giống có số liệu như trên, tuy nhiên vẫn cùng chung một quy luật trong
họ cam quýt là: tỉ lệ lộc xuân lớn nhất, sau đó đến lộc thu, lộc hè và cuối cùng là lộc đông. Đây
chính là đặc điểm riêng của giống và đặc điểm sinh thái của nơi trồng của giống này.
3.2. Mối liên hệ giữa các đợt lộc
Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc đối với cây ăn quả, đặc
biệt có ý nghĩa cho việc đề ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc hợp lý nhằm tăng năng suất.
Theo dõi đợt lộc xuân giống cam sành trồng tại Hàm Yên hai năm liên tục, chúng tôi có
được kết quả như sau (bảng 3.2; sơ đồ 3.1 và 3.2):
Bảng 3.1: Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc cam sành
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản
3
Năm Vụ
Số lượng lộc Từ mọc đến
thành thục
(ngày)
Đường kính
lộc thành
thục (cm)
Chiều dài
lộc thành
thục (cm)
Sô lá/lộc
thành thục
(lá) Số lượng Tỉ lệ (%)
Thứ
nhất
Xuân 315,2 3,94 47,43 34,7 2,11 0,59 0,09 18,16 1,12 14,30 0,54
Hè 1171,4 2,68 17,62 36,2 1,96 0,61 0,11 21,27 0,97 9,5 0,37
Thu 203,2 3,73 30,57 35,9 2,04 0,52 0,05 20,21 1,41 12,87 1,13
Đông 29,7 1,57 4,54 39,8 3,12 0,53 0,07 24,34 1,34 15,11 0,89
Thứ
hai
Xuân 748,5 2,14 52,34 35,2 1,94 0,56 0,07 17,94 1,02 13,62 0,91
Hè 246,4 3,21 17,22 37,4 1,25 0,59 0,04 19,86 0,73 9,33 0,48
Thu 374,4 4,11 26,17 36,7 0,96 0,52 0,05 20,03 0,61 13,14 1,31
Đông 61,6 1,64 4,88 41,3 1,25 0,54 0,02 25,16 1,12 14,74 1,21
Bảng 3.2. Tỉ lệ các loại cành xuân cam sành
Các loại cành
Năm thứ nhất Năm thứ hai
Số lộc Tỉ lệ (%) Số lộc Tỉ lệ (%)
Cành quả hữu hiệu 21 6,67 75 10,03
Cành quả vô hiệu 81 25,71 174 23,26
Cành dinh dưỡng 148 46,98 321 42,92
Cành chết 65 20,64 178 23,79
Tổng số 315 100,00 748 100,00
Sơ đồ 3.1. Tỉ lệ các loại cành của lộc xuân năm thứ nhất
Sơ đồ 3.2. Tỉ lệ các loại cành của lộc xuân năm thứ hai
Trên 315 lộc xuân theo dõi năm thứ nhất có: 21 lộc trở thành cành quả hữu hiệu (đạt
6,67%); 148 lộc thành cành dinh dưỡng (46,98%); 81 lộc vô hiệu (25,71%) và số lộc tự chết là
65 (20,64%). Số liệu theo dõi năm thứ hai cho thấy, tỉ lệ lộc trở thành cành hữu hiệu và số cành
tự chết có sai khác và cao hơn năm thứ nhất, nhưng tỉ lệ lộc trở thành cành dinh dưỡng và cành
vô hiệu thấp hơn năm đầu.
Mối liên hệ và nguồn gốc phát sinh giữa các đợt lộc trên cam sành (bảng 3.3 và sơ đồ
3.3) cho thấy: Tổng số lộc xuân năm thứ 2 là 748 lộc, trong đó nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ
cành hè và thu năm thứ nhất (685 lộc chiếm 91,58%), số còn lại có nguồn gốc từ cành khác
Cành xuân
năm thứ nhất
Cành dinh dưỡng
(148 lộc)
Cành quả hữu
hiệu (21 lộc)
Cành quả vô hiệu
(81 lộc)
Cành chết
(65 lộc)
Cành xuân
năm thứ hai
Cành dinh dưỡng
(321 lộc)
Cành quả hữu
hiệu (75 lộc)
Cành quả vô hiệu
(174 lộc)
Cành chết
(178 lộc)
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản
4
(cành đông và cành trên một năm tuổi). Cành hè chủ yếu phát sinh từ cành xuân cùng năm, trong
246 cành thì có 182 cành phát sinh từ cành dinh dưỡng, số còn lại từ cành quả vô hiệu. Nguồn
gốc phát sinh của cành thu chủ yếu từ cành hè (59,1%) số còn lại xuất phát từ cành xuân. Cành
đông có nguồn gốc từ cành quả vô hiệu cùng năm là 39/61 cành chiếm 63,9%, số còn lại có
nguồn gốc từ cành hè cùng năm.
Bảng 3.3. Nguồn gốc phát sinh lộc cam sành
Nguồn
gốc
Loại
cành
Từ cành hè,
thu năm thứ
nhất
Từ cành
đông năm
thứ nhất
Từ cành xuân năm thứ 2
Từ cành
hè năm
thứ 2
Tổng số
Số
lộc
Số
lộc
chết
Số
lộc
Số
lộc
chết
Cành dinh
dưỡng
Cành quả
Số
lộc
Số
lộc
chết
Hữu hiệu Vô hiệu
Số
lộc
Số
lộc
chết
Số
lộc
Số
lộc
chết
Số
lộc
Số
lộc
chết
Số
lộc
Tỉ lệ
(%)
Xuân 685 77 63 12 - - - - - - - - 748 52,34
Hè - - - - 182 33 - - 64 04 - - 246 17,22
Thu - - - - 99 14 - - 54 09 221 13 374 26,17
Đông - - - - - - - - 39 07 22 04 61 4,27
Sơ đồ 3.3. Mối liên hệ các đợt cành của cam sành 2 năm liên tục
Kết quả theo dõi về mối liên hệ giữa các đợt lộc trên cây cam sành trồng tại Hàm Yên
cho thấy: cành hè và cành thu là hai loại cành chủ yếu trở thành cành mẹ của cành mang hoa, quả
năm sau, kết quả trên cũng phù hợp với các công trình đã nghiên cứu của tác giả Phạm Trần Côn
và một số tác giả khác ở nước ngoài trên cam quýt [7].
4. Kết luận
- Trong một năm giống cam sành trồng tại Hàm Yên ra 4 đợt lộc theo mùa vụ là: xuân,
hè, thu và đông. Các đợt lộc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đợt lộc trước là nguồn cành mẹ
của đợt lộc sau. Số lượng lộc nhiều nhất là ở vụ xuân, sau đó tuần tự giảm dần ở vụ thu, vụ hè và
cuối cùng là vụ đông.
- Các loại cành xuân, hè, thu năm trước đều có thể là nguồn cành mẹ của cành vụ xuân
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản
5
năm sau. Trong đó cành xuân, hè, thu đều là cành mẹ quan trọng của cành quả năm sau, đặc biệt
là cành hè và cành thu.
- Biện pháp kĩ thuật về cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, điều chỉnh số cành, điều chỉnh tỉ lệ cành
mang quả và giữ bộ lá hợp lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm
Summary
Each Citrus species has also significant biological phenomena, for example: budding
process, spliting branches, connections between the entire year’s buds periods and next year’s
yiels. Studying the cycle of the biological phenomena will help establish Intergrated
methodologies to increase productiveness and quality.Ham Yen “Cam sanh” has the main
following features:
- There are four budding periods (in the spring, summer, fall and winter) per one year.
These processes are closely nexus, the first budding process is the branch source of the next.
- Branches which are budded in the spring, summer and fall of former year will be able to
the main branches of the year later, they are very important because fruits will appear on these
branches.
- Technical methodologies: cutting, disbranching, branches forming, adjusting the amouts
of branches, adjusting the rate of branches that fruit play an important role in increasing
productiveness and quality of “Cam sanh”.
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Việt Chi, Cù Xuân Du (1986), “Kết quả các giống cam, quýt, chanh, buởi của CuBa ở
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và kĩ thuật nông nghiệp, số 7, NXBNN.
[2]. Bùi Huy Đáp (1960), Cây ăn quả nhiệt đới, tập 1, NXB Nông thôn.
[3]. Bùi Huy Đáp (1967), Cây ăn quả Việt Nam, tập 2, NXB KHKT.
[4]. Vũ Mạnh Hải, Trần Thế Tục (1988), “Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến năng suất cam
vùng Phủ Quý”, Tạp chí KHKTNN- 10, NXBNN.
[5]. Vũ Công Hậu (1984), Trồng cây ăn quả trong vườn, NXBNN.
[6]. Trần Thế Tục (1992), Sổ tay người trồng vườn, NXBNN.
[7]. Đào Thanh Vân (2001), Giáo trình cây ăn quả, Dành cho học viên cao học, NXBNN.
[9]. Trần Như Ý (1995), “Cây ăn quả vùng Đông Bắc”, Tập san nghiên cứu khoa học, Đại học
Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_sinh_truong_va_moi_lien_he_giua_cac_dot_loc_trong_n.pdf