VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong tổng số trùn chỉ quan sát về đặc
điểm hình thái thì có 46,7% con trưởng thành.
Chiều dài cơ thể dao động từ 14-40 mm, trung
bình 21,34±5,76 mm/con. Cơ thể phân đốt rõ
ràng với số lượng đốt dao động từ 47-85, trung
bình 60 ± 10 đốt/con.
Giun ít tơ phân bố ở hầu hết các ao ngoại
trừ ao nuôi cá trê phi sử dụng lòng thức ăn
là ruột gà công nghiệp. Tỷ lệ phần trăm loài
L.hoffmeisteri trên tổng số giun ít tơ có trong
ao cao, biến động từ 28,44 ± 4,25% đến 42,06
± 8,36%.
2. Kiến nghị
Nên nuôi ghép các loài cá ăn đáy với nhóm
cá ăn nổi ở trong ao nuôi bằng thức ăn chế
biến để tận dụng triệt để nguồn thức ăn tự
nhiên sẵn có trong ao, từ đó nâng cao được
hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.
Tiếp tục nghiên cứu khả năng phân bố của
trùn chỉ ở các dạng thủy vực nước ngọt khác.
Từ đó có khuyến cáo ban đầu về chất lượng
nước của thủy vực. Bởi vì, trùn chỉ làm một
trong những loài động vật không xương sống
làm sinh vật chỉ thị cho môi trường ô nhiễm
chất hữu cơ.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và phân bố của trùn chỉ (limnodrilus hoffmeisteri claparede, 1862) trong ao nuôi thủy sản nước ngọt - Nguyễn Đình Mão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 85
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA TRÙN CHỈ (Limnodrilus
hoffmeisteri Claparede, 1862) TRONG AO NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND DISTRIBUTION OF OLIGOCHAETE
(Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) IN FRESHWATER AQUACULTURE PONDS
Nguyễn Đình Mão1, Đinh Thế Nhân2, Trương Thị Bích Hồng1, Nguyễn Thị Thúy1
Ngày nhận bài: 13/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 25/5/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xác định đặc điểm hình thái và sinh khối của trùn chỉ, loài đóng vai trò là thức ăn tự
nhiên trong ao nuôi thủy sản, góp phần đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này. Nghiên cứu
được thực hiện ở các ao nuôi cá của trại thực nghiệm Ninh Phụng- Ninh Hòa. Chiều dài của các cá thể thu
được dao động từ 14-40mm, trung bình 21.34 ± 5,76mm, cơ thể phân đốt rõ ràng. Số lượng đốt của các cá thể
dao động từ 47-85 đốt, trung bình là 60±10 đốt/cá thể. Trùn chỉ phân bố ở hầu hết các ao nuôi ngoại trừ ao cá
trê phi. Mật độ loài L. hoffmeisteri trên tổng mật độ giun ít tơ thấp nhất (28,44 ± 4,25%) ở ao nuôi ghép, cao
nhất ở ao ương giống cá rô phi bằng thức ăn chế biến chiếm 42,06 ± 8,36%.
Từ khoá: ao nuôi thủy sản, giun ít tơ, trùn chỉ (L. hoffmeisteri)
ABSTRACT
This study determined morphological characteristics and biomass of L.hoffmeisteri that played the role
as a natural food in aquaculture pond, contributing to propose solution to effi cient use this source of food. The
study was carried out in the fi sh ponds of empirical farm at Ninh Phung -Ninh Hoa. The length of collected
individuals varied from 14 to 40 mm, being average at 21.34 ± 5.76 mm, with clearly segmented body. The
segment of individuals varied from 47 to 85, being average at 60±10 segments/individual. This species was
distributed in most of the ponds except catfi shes ones. Density of the species devided by oligochaete density
was lowest (28.44 ± 4,25%) in polyculture ponds, highest in tilapia nursing ponds by processed food, taking
42.06 ± 8,36%.
Keyword: aquaculture ponds, oligochaete, L. hoffmeisteri
1 Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2 Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trùn chỉ không chỉ là thức ăn tự nhiên và
yêu thích của hầu hết các loài cá ăn đáy mà
chúng còn đóng vai trò rất quan trong trong quá
trình chuyển hoá hợp chất hữu cơ dư thừa, cải
tạo nền đáy, tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho
đối tượng nuôi thuỷ sản sống ở nền đáy ao.
Bởi vì, giun đốt nói chung, trùn chỉ nói riêng
có sức tiêu hóa lớn. Một tấn trùn có thể phân
hủy được 70-80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn
gia súc trong một quý [3]. Thêm vào đó, trong
quá trình ăn bùn đáy, trùn ăn và tiêu diệt luôn
cả các tác nhân gây bệnh có trong bùn. Phân
của chúng là môi trường tốt cho các loại vi
sinh vật hữu ích phát triển [2]. Ngoài ra, trùn
chỉ còn là sinh vật chỉ thị sinh học rất tốt.
86 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
Chúng thường phân bố ở khu vực nền đáy có
hàm lượng chất hữu cơ cao. Mật độ của trùn
chỉ tăng cao khi thuỷ vực trở lên ô nhiễm hữu
cơ. Do đó, thu mẫu xác định sinh khối của trùn
chỉ trong ao nuôi thuỷ sản có thể biết được
chất lượng nước ao nuôi. Từ đó có biện pháp
điều chỉnh lượng thức ăn hoặc thả nuôi ghép
các đối tượng khác nhau để vừa sử dụng hiệu
quả nguồn thức ăn đưa vào trong ao nuôi, vừa
khai thác được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn
trong ao, đồng thời quản lý được chất lượng
nước của thuỷ vực.
Mặc dù, trùn chỉ có vai trò rất lớn đối với ao
nuôi thuỷ sản nước ngọt nhưng có rất ít nghiên
cứu về khả năng phân bố của chúng trong các
dạng thuỷ vực này. Duy nhất, tác giả Thái Trần
Bái cho thấy, trùn chỉ phân bố tự nhiên và có thể
kết với nhau tạo thành búi màu hồng trong ao
nuôi trồng thủy sản nói chung [1]. Vì vậy, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái
và khả năng phân bố, mật độ của trùn chỉ ở các
ao nuôi thuỷ sản nhằm xác định nguồn lợi thức
ăn tự nhiên trong ao, từ đó đề xuất giải pháp tận
dụng nguồn thức ăn này để giảm lượng thức
ăn đưa vào ao nuôi, giảm chi phí sản xuất góp
phần nâng cao lợi nhuận trong nuôi trồng thủy
sản các đối tượng nước ngọt.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862
2. Địa điểm nghiên cứu
Đặc điểm hình thái và phân tích các yếu tố
môi trường sinh thái được tiến hành tại phòng
thí nghiệm sinh thái thuộc khu Công nghệ cao
trường Đại học Nha Trang.
Trùn chỉ được thu mẫu trong các ao nuôi
thủy sản ở trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy
sản – Viện nuôi trồng thủy sản tại Ninh Hòa -
Khánh Hòa.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thu mẫu
Mẫu nước ở tầng giữa của thủy vực được
thu bằng Batomet, sau đó dùng ống nhựa
hút nước vào chai nút mài 125ml và chai nhựa
500ml, cố định mẫu đưa về phòng thí nghiệm để
phân tích các thông số môi trường nước. Trên
mỗi chai mẫu đều được dán nhãn ghi rõ thông
tin loại mẫu, ngày, giờ và địa điểm thu mẫu.
Mẫu nền đáy được thu bằng gầu Petersen
có độ mở rộng của miệng 0,02 m2. Mỗi vị trí
khảo sát thu 5 gầu theo mặt cắt ngang của
thủy vực. Sau đó mẫu vật nền đáy được cho
vào các túi nilon có ghi nhãn để đưa về phòng
thí nghiệm xác định mật độ trùn chỉ và phân
tích nền đáy.
3.2. Phân tích mẫu
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân,
pH được đo bằng test pH tại điểm khảo sát thu
mẫu. Xác định nồng độ oxy hòa tan trong nước
theo phương pháp Winkler, nhu cầu oxy hòa
tan (BOD), oxy hóa học (COD) theo phương
pháp Permanganat, tổng lượng chất rắn lơ
lửng trong nước (TSS), chất đáy theo phương
pháp sa lắng cơ học, hàm lượng chất hữu cơ
trong đất (OM) theo tài liệu của Nguyễn Đình
Trung (2004) [5] trong phòng thí nghiệm.
Mật độ loài được tính theo công thức
N=10ΣXi. Trong đó: N mật độ (cá thể.m
-2); Xi
số lượng cá thể.
Định loại các loài giun ít tơ có trong mẫu
theo tài liệu phân loại học của Đặng Ngọc
Thanh và ctv, (1980)(4). Xác định đặc điểm hình
thái, đếm số lượng đốt và đo chiều dài 30 cá thể
trùn chỉ (L.hoffmeisteri). Trùn chỉ thu về được cố
định và bảo quản trong dung dịch cồn 70%, sau
đó lấy mẫu để đo.chiều dài cơ thể bằng thước
nhựa có chia vạch tới mm. Đặc điểm hình thái,
số đốt được quan sát và đếm dưới kính hiển
vi quang học hai mắt hiệu Olympus BX41, sản
xuất taị Nhật Bản, gắn máy chụp ảnh Olympus
C-7070, sản xuất tại Nhật Bản.
Số liệu đã thu thập được xử lý sơ bộ với
chương trình Excel và xử lý thống kê bằng phần
mềm SPSS 18, so sánh sự khác biệt giữa các
nghiệm thức (ANOVA) sau đó sử dụng phép
thử Duncan để kiểm chứng. Toàn bộ số liệu
trong các bảng được trình bày dưới dạng giá trị
trung bình (Mean)± độ lệch chuẩn (SD).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 87
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm hình thái
Trùn chỉ (L. hoffmeisteri) phân bố ao nuôi
thủy sản có chiều dài dao động từ 14-40 mm,
trung bình là 21,34±5,76 mm/con. Cơ thể trùn
chỉ phân đốt rõ ràng với số lượng đốt dao giao
động từ 47-85, trung bình 60 ± 10 đốt/con. Kết
quả nghiên cứu ít có sự sai khác với quần thể
trùn chỉ ở sông Chao Phraya Thái Lan. Chiều
dài trung bình (25,52 ±3,29 mm), số đốt trung
bình/cá thể (64,8±13,34) [6]. Số đốt của trùn
chỉ dao động lớn vì trong quá trình phát triển
ở hậu môn còn giữ vùng sinh trưởng và vùng
này tạo dần các đốt từ trước ra sau, trước tiên
là tách các đôi túi thể xoang về phía trước rồi
phân đốt phía ngoài. Các đốt cứ tiếp tục nhân
lên cho đến khi đạt số đốt trưởng thành [1].
Phần trước miệng ở đầu bị tiêu giảm, tấm
trước miệng vắn kết với tua quanh miệng tạo
thành hình tam giác, tiết diện cắt ngang đuôi
là hình tròn. Tơ lưng và tơ bụng đều có cùng
một kiểu tơ hình chữ S. Răng đỉnh thanh hơn
và hơn ngắn hơn so với răng gốc. Mỗi một
chùm tơ trước đốt sinh đốt sinh dục thường có
từ 4-8 lông cứng. Sau đốt sinh dục số lượng
lông cứng của các chùm tơ giảm xuống, các
đốt cuối cơ thể chỉ còn 2-3 tơ cứng/1 chùm tơ
(Hình 1).
Hình 1. Chùm tơ cứng trước đốt sinh dục và cuối cơ thể:
chùm tơ cứng trước đốt sinh dục (a); chùm tơ cứng cuối cơ thể (b)
Trong số các mẫu vật quan sát được có
46,7% con trưởng thành, cho phép nhìn thấy
được ống kitin phía trong cơ thể. Đường kính
của ống không đều mà hơi thon nhỏ ở vị trí
1/3 tính từ mép ngoài. Mép ngoài của ống kitin
cong dạng hình loa kèn. Túi nhận tinh hình túi,
bầu của túi nhận tinh hình trứng. Một số mẫu
vật còn quan sát được bó tinh trùng hình chùy
trong túi nhận tinh (Hình 2). Số trùn chỉ chưa
trưởng thành chiếm 53,3%, trong đó 33,3%
mẫu vật ở giai đoạn tiền trưởng thành, đốt sinh
dục bắt đầu phát triển, đốt sinh dục đã lớn hơn
các đốt khác nhưng chưa thấy màu trắng của
túi tinh, ống kitin ở phân đốt sinh dục (đốt XI).
Trùn chỉ chưa trưởng thành chiếm 20%, đốt
sinh dục chưa phình to, màu sắc toàn bộ cơ
thể đồng nhất. Kết quả này tương tự như mẫu
thu từ sông Chao Phraya Thái Lan trùn chưa
trưởng thành chiếm ưu thế trong quần thể trùn
chỉ [8].
Hình 2. Ống dẫn tinh, túi nhận tinh và bó tinh: ống dẫn tinh bằng kitin (a), bó tinh hình chùy trong túi nhận tinh (b)
88 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
2. Sinh thái phân bố
2.1. Yếu tố môi trường
Thông số môi trường tự nhiên, giá trị
trung bình cộng với độ lệch chuẩn của ao
nuôi thủy sản đều nằm trong khoảng thích
hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật:
nhiệt độ biến động từ 27,7ºC đến 34,5ºC,
pH dao động từ 6,5 đến 8,0 Oxy 4,16 -
5,28 mg/L, COD dao động 5,66 đến 10,35
(mgO2/L), BOD5 dao động từ 1,51 đến
6,43 (mgO2/L), TSS dao động từ 0,11 đến
0,47 mg/L (Bảng 1).
Bảng 1. Các yếu tố môi trường ở dạng thủy vực nước tĩnh có mực nước cao
Thủy vực dạng
ao Nhiệt độ (ºC) pH DO (mg/L) COD (mgO2/L)
BOD5
(mgO2/L)
TSS (mg/L)
Tự nhiên 32,33±0,58 6,8-7,8 4,16±0,55 9,45±0,66 3,21±1,67 0,17±0,88a
Cá trê 33,50±0,76 6,8-7,0 4,59±0,40 10,35±0,69 2.79±0,86 0,23±0,07ab
Nuôi ghép 31,83±0,76 6,9-7,5 4,87±0,4 8,23±0,69 2,79±0,86 0,11±0,09ab
Cá tra dầu 33,00±0,5 6,9-7,5 5,28±0,67 5,66±0,47 1,51±0,36 0,47±0,08ab
rô phi giống 27,50±0,05 6,5-7,3 4,68±0,45 8,97±0,96 6,43±0,33 0,29±0,01b
Cá rô đồng 34,50±0,05 7,0-8,0 5,72±0,11 7,41±0,33 1,29±0,10 0,26±0,17c
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung
bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng một cột có
các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý
nghĩa thống kê (P<0,05)
Thủy vực tự nhiên và hầu hết các ao nuôi
cá có màu nước trong xanh, phù hợp với sự
phát triển của thủy sinh vật. Duy nhất, ao nuôi
cá trê phi, thức ăn sử dụng trong quá trình
nuôi cá là nội tạng gia cầm nên nước bị ô
nhiễm, có màu xanh lam. Nền đáy của toàn
bộ ao thu mẫu là cát bùn hoặc bùn cát đều
thích hợp cho sự phát triển của các loài động
vật không xương sống ở nền đáy. Hàm lượng
chất hữu cơ của các ao có sự khác biệt rõ rệt.
Ao tự nhiên, không có sự tác động của con
người có hàm lượng chất hữu cơ thấp nhất
4,52 ± 0,96 %. Ao nuôi cá trê, sử dụng thức
ăn sống và thường bị dư (khi thu mẫu có thức
ăn thừa nổi trên bề mặt nước) có hàm lượng
chất hữu cơ cao nhất 17,83 ±1,01%. Các ao
nuôi cá còn lại được cung cấp thức ăn công
nghiệp (ao nuôi cá tra dầu, cá rô đồng), thức
ăn chế biến (ao nuôi ghép, ao ương cá rô phi)
có hàm lượng chất hữu cơ trung bình từ 7,2
đến 10,47%, sự sai khác này có ý nghĩa thống
kê (P<0,05).
Bảng 2. Tính chất và hàm lượng chất hữu cơ nền đáy ở dạng thủy vực nước chảy
Thủy vực Đặc điểm của thủy vực Tính chất nền đáy Hàm lượng chất hữu cơ (OM%)
Ao tự nhiên Nước trong, lục bình phát
triển che phủ 1/3 diện tích
mặt nước.
Cát bùn 4,52 ± 0,96a
Ao nuôi cá Trê Phi Nước keo có màu xanh
lam, cung cấp nội tạng gia
cầm làm thức ăn cho cá.
Bùn cát 17,83 ±1,01b
Ao nuôi ghép
(Mè, Trôi, trắm, chép)
Nước trong, xung quanh
bờ ao có rau muống bò
lan, không cho ăn.
Bùn cát 9,68 ±0,65c
Ao nuôi cá tra dầu
(cá được 1 tuổi)
Nước trong, sử dụng thức
ăn công nghiệp
Bùn cát 9.20 ± 0.03c
Ao nuôi cá rô phi giống Nước trong xanh, sử dụng
thức ăn chế biến.
Bùn cát 10,47 ±1,40c
Ao nuôi cá rô đồng Nước trong, sử dụng thức
ăn công nghiệp
Cát bùn 7.20 ±0,10d
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 89
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung
bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng một cột có
các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý
nghĩa thống kê (P<0,05)
2.2. Cấu trúc thành phần loài trùn chỉ trong
nuôi thủy sản
Kết quả nghiên cứu, trong sáu ao thu mẫu
có duy nhất các ao nuôi cá ăn đáy (cá trê phi)
không tìm thấy sự phân bố của lớp giun ít tơ.
Đối với các ao còn lại thì ao nuôi cá rô đồng
bằng thức ăn công nghiệp có mật độ giun ít
tơ cao nhất (367±76 con/m2). Ao nuôi ghép
các loài cá ăn tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy
bằng thức ăn tự nhiên có mật độ giun ít tơ thấp
nhất (117 ± 29 con/m2).
Tỷ lệ loài L.hoffmeisteri xuất hiệt khá cao ở
tất cả các ao có giun ít tơ phân bố. Phần trăm
loài L.hoffmeisteri/tổng số cá thể giun ít tơ có trong
thủy vực ở các ao biến động từ 28,44 ± 4,25%
đến 42,06 ± 8,36%. Ao nuôi cá có sử dụng thức
ăn chế biến (ao nuôi cá rô phi giống) có tỷ lệ
L. hoffmeisteri cao nhất 42,06 ± 8,36%, tiếp đến
là các ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp (ao
nuôi cá tra dầu, ao nuôi rô đồng 34,72 ± 2,41% và
321,75 ± 2,75% tương ứng). Tỷ lệ L.hoffmeisteri
thấp nhất ở ao nuôi ghép 28,44 ± 4,25% (Hình 3).
Hình 3. Biến động mật độ và tỷ lệ phần trăm loài L.hoffmeisteri/tổng giun ít tơ trong ao
Sự có mặt của L.hoffmeisteri trong ao tự
nhiêu và các ao nuôi cá khẳng định khả năng
phân bố của trùn chỉ trong các thủy vực nước tĩnh
dạng ao. Khả năng phân bố của L.hoffmeisteri
trong thủy vực không chỉ phụ thuộc vào loại
thức ăn nuôi cá mà còn phụ thuộc vào tập tính
ăn của các loài cá được nuôi. Ao nuôi cá bằng
thức ăn chế biến độ bền trong nước kém nên
thức ăn dư thừa nhiều tạo điều kiện cho trùn
chỉ phát triển tốt nhất. Thức ăn công nghiệp
có độ bền trong nước cao hơn, mức dư thừa
thức ăn thấp, trùn chỉ phát triển kém hơn. Ao
nuôi ghép và ao tự nhiên việc tận dụng thức
ăn của các nhóm cá tầng mặt, tầng giữa và
tầng đáy tốt, sản phẩm dư thừa lắng đọng nền
đáy thấp nên trùn chỉ kém phát triển hơn cả.
Đặc biệt ở ao nuôi toàn cá ăn đáy (trê phi),
không có thức ăn thừa lắng xuống nền đáy,
thức ăn thừa thường nổi trên mặt nước, thêm
vào đó cá nuôi có tập tính sục bùn tìm kiếm
thức ăn dưới nền đáy nên không thấy sự phân
bố của giun ít tơ nói chung cũng như trùn chỉ
nói riêng.
Trùn chỉ phân bố trong các ao nuôi thủy sản
cũng như ao tự nhiên đã được ghi nhận bởi
nhiều tác giả khác nhau. Loài L.hoffmeisteri và
Branchiura sowerbyi thường sống xen kẽ với
nhau ở đáy các ao nuôi cá. Loài L.hoffmeisteri
có thể kết với nhau tạo thành búi màu hồng
trong ao nuôi trồng thủy sản [1]. Nghiên cứu sự
phân bố và mật độ của giun ít tơ trong thủy vực
dạng ao ở huyện Thiruvananthapuram miền
nam Ấn Độ ghi nhận có 10 loài thuộc lớp giun
ít tơ, trong đó có hai loài thuộc họ trùn ống là
90 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
L.hoffmeisteri và Tubifex tubifex phân bố trong
ao. Mật độ của T.tubifex cao nhất vào cuối mùa
mưa (120 con/m3) và thấp nhất (40con/m3) vào
mùa đầu mùa mưa. Mật độ của L.hoffmeisteri
thu được cao nhất (160 con/m3) trong suốt
khoảng thời gian trước mùa khô, giảm xuống
thấp nhất (40con/m3) vào đầu mùa mưa [7].
Công trình nghiên cứu về vòng đời của một
số loài động vật không xương sống trong ao
có diện tích nhỏ trong thời gian 3 năm của
Johnstone O.Young kết luận nhóm loài phong
phú nhất trong ao nuôi là Phaenocora typhlops,
L.hoffmeisteri và Chaoborus crystallinus. Con
non của loài L.hoffmeisteri nở vào cuối mùa
xuân đầu mùa hè, mật độ tăng cao từ tháng tư
đến tháng bẩy hoặc tháng tám. Chúng trưởng
thành và thục sinh dục vào tháng 8, tạo kén
lần đầu tiên vào tháng hai hoặc tháng ba năm
sau [6].
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong tổng số trùn chỉ quan sát về đặc
điểm hình thái thì có 46,7% con trưởng thành.
Chiều dài cơ thể dao động từ 14-40 mm, trung
bình 21,34±5,76 mm/con. Cơ thể phân đốt rõ
ràng với số lượng đốt dao động từ 47-85, trung
bình 60 ± 10 đốt/con.
Giun ít tơ phân bố ở hầu hết các ao ngoại
trừ ao nuôi cá trê phi sử dụng lòng thức ăn
là ruột gà công nghiệp. Tỷ lệ phần trăm loài
L.hoffmeisteri trên tổng số giun ít tơ có trong
ao cao, biến động từ 28,44 ± 4,25% đến 42,06
± 8,36%.
2. Kiến nghị
Nên nuôi ghép các loài cá ăn đáy với nhóm
cá ăn nổi ở trong ao nuôi bằng thức ăn chế
biến để tận dụng triệt để nguồn thức ăn tự
nhiên sẵn có trong ao, từ đó nâng cao được
hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.
Tiếp tục nghiên cứu khả năng phân bố của
trùn chỉ ở các dạng thủy vực nước ngọt khác.
Từ đó có khuyến cáo ban đầu về chất lượng
nước của thủy vực. Bởi vì, trùn chỉ làm một
trong những loài động vật không xương sống
làm sinh vật chỉ thị cho môi trường ô nhiễm
chất hữu cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thái Trần Bái, 2005. Động vật học không xương sống. NXB Giáo dục
2. Nguyễn Lân Hùng, 2006. Một số đặc điểm của trùng đất. NXB Nông nghiệp
3. Trương Thị Bích Hồng, 2014. Vai trò của giun đốt (Annenida) trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm
nghiệp. Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản.
4. Đặng Ngọc Thanh, Trần Thái Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc
Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
5. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp.
Tiếng Anh
6. Johnstone O.Young, 1974. Lif e-cycles of some invertebrate taxa in a small pond together with changes in their
numbers over a period of three years. Hydrobiologia.
7. Ragi M.S., Lava D.S., 2014. Distribution and Diversity of Oligochaetes in Selected Ponds of Thiruvananthapuram
District, Kerala, South India, Ecology.
8. Warucha Kanchana - Aksorn, 2011. Study on Limnodrilus hoffmeisteri Population Response to Different
Organic Enrichment in Laboratory Condition.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_4_2016_nguyen_dinh_mao_dinh_the_nhan_truong_thi_bich_hong_7891_2024474.pdf