The rhetorical Metaphor is a special mean of building the artistic image to enhance the
effectiveness of language expression and this is a common method of the rhetoric that we usually
find in the poems of Xuan Quynh. The morphology – the structure, the rhetorical metarphor do not
unify in the levels and are different from the nature of intrinsic structure. There are two groups of
the metaphor in the morphology – the structure of Xuan Quynh’s the poems: The rhetorical
metarphor has the morphology, the structure are words and the rhetorical metarphor has the
morphology, the structure are the forms of the subject and predicate or speaking- sentence.
Carefully studying the morphologic features- the structures of the rhetorical metarphor from Xuan
Quynh’s the poems will help us to reach more deeply on the artistic style of the female author in
the mordern Vietnamese poetry in the view of linguistics.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái - cấu trúc của ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Như Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 29 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 29
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
Lê Thị Như Nguyệt*
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ẩn dụ tu từ là một phương tiện đặc biệt trong xây dựng hình tượng nghệ thuật nhằm nâng cao hiệu
lực biểu đạt của ngôn ngữ, và đây cũng chính là phương thức tu từ thường gặp trong thơ Xuân
Quỳnh. Về mặt hình thái - cấu trúc, các ẩn dụ tu từ thường không đồng nhất về cấp độ và khác
nhau về tính chất trong kết cấu nội tại. Xét về mặt hình thái - cấu trúc, trong thơ Xuân Quỳnh có 2
nhóm ẩn dụ: Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là từ ngữ, ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là kết
cấu chủ - vị hay phát ngôn - câu. Việc đi sâu nghiên cứu đặc điểm hình thái - cấu trúc của ẩn dụ tu
từ trong thơ Xuân Quỳnh sẽ giúp chúng ta tiếp cận một cách sâu hơn về phong cách nghệ thuật của
tác giả nữ này trong nền thơ Việt Nam hiện đại dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
Từ khóa: Ẩn dụ, ẩn dụ tu từ, hình thái - cấu trúc, thơ Xuân Quỳnh
1. Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu
của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ của
chị đã đi vào lòng người đọc, khiến nhiều thế
hệ độc giả say mê, vì đã thể hiện được nhiều
cung bậc tình cảm, thể hiện sự ngọt bùi và
cay đắng ở đời, là tiếng nói của tình yêu và
tình mẫu tử, hồn hậu dung dị mà yêu thương
da diết, đồng thời cũng in dấu nếp nghĩ nếp
cảm của tâm hồn người Việt.
Mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học
đã có những đánh giá, phân tích về nhiều mặt
như: nội dung, tư tưởng, hình thức, đề tài, chủ
đề... trong thơ Xuân Quỳnh, nhưng cho đến
nay chưa có công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu kĩ lưỡng, thấu đáo về ngôn ngữ
nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh.
Như đã biết, nghiên cứu ngôn ngữ văn
chương là phải chỉ ra được đặc điểm ngôn từ
nghệ thuật, trong đó có các biện pháp tu từ.
Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để
nghiên cứu với mục đích: góp thêm tiếng nói
khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh
trong kho tàng thơ ca Việt Nam hiện đại.
Trong hệ thống các phương tiện nhằm nâng
cao hiệu lực biểu đạt của ngôn ngữ, ẩn dụ là
cách thức đem lại hiệu quả đặc biệt trong xây
dựng hình tượng nghệ thuật, và đây cũng
chính là phương thức tu từ thường gặp trong
ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh. Chính phương
thức này đã góp phần tạo nên phong cách
Tel: 0973216622; Email: lenguyet.dhtn@gmai.com
riêng của tác giả trong nền văn học Việt Nam
hiện đại. Ở bài viết này, chúng tôi xin bàn về
đặc điểm hình thái – cấu trúc của ẩn dụ tu từ
trong thơ Xuân Quỳnh.
2. Ẩn dụ là một trong những biểu hiện độc
đáo trong ngôn ngữ của một cộng đồng. Đây
là phương thức chuyển nghĩa dựa vào nét
tương đồng giữa hai đối tượng trên cơ sở của
sự liên tưởng. Đây được xem là cách tạo
nghĩa mới của từ, tùy theo khả năng sáng tạo
của người nói, và điều quan trọng hơn, nghĩa
mới ấy phải phù hợp với thẩm mĩ từng cộng
đồng nhất định.
Dựa trên các quan niệm: Ẩn dụ tu từ là cách
lâm thời lấy tên gọi của sự vật này để biểu thị
sự vật kia trên cơ sở mối liên hệ về nét tương
đồng giữa hai đối tượng, và: Về mặt hình thái
- cấu trúc, các ẩn dụ tu từ thường không đồng
nhất về cấp độ và khác nhau về tính chất
trong kết cấu nội tại, từ thực tế khảo sát 9 tập
thơ với 196 bài của Xuân Quỳnh, chúng ta có
kết quả như sau:
Xét về mặt hình thái - cấu trúc, trong thơ
Xuân Quỳnh có 2 nhóm ẩn dụ:
- Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là từ ngữ,
ví dụ:
Hạt mưa sa trên bùn lầy nước đọng
Một kiếp người nhắm mắt lệ còn rơi
[4, tr48]
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mang nhường nào
Lê Thị Như Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 29 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 30
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
[4, tr 80]
- Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là kết cấu
chủ - vị hay phát ngôn - câu, ví dụ:
Áo chàm xanh, bài ca cháy đỏ
Mảnh trăng ngàn nghiêng nhớ ánh đèn xa
[10, tr 35]
Đất nước thức vạn đêm
Chưa một ngày vui trọn
[7, tr 22]
Căn cứ vào tính chất đơn hay phức của hình
thái - cấu trúc, có thể phân biệt ẩn dụ là từ với
ẩn dụ là ngữ, ẩn dụ câu đơn với ẩn dụ câu
ghép trong thơ Xuân Quỳnh:
- Ẩn dụ đơn có hình thái - cấu trúc là những
từ đơn, ví dụ:
Nguồn nghe lời của gió
Kể chuyện về biển khơi
[8, tr 30]
Tàu hối hả ngược xuôi
Bao điều chưa kịp nói
[7, tr31]
- Ẩn dụ phức có hình thái - cấu trúc là một
ngữ, ví dụ:
Áo tứ thân, tóc đuôi gà
Tiếng yêu ông nói cùng bà ngày xưa
[9, tr 58]
Con vành khuyên của mẹ
Vành khuyên tập xuống hầm từ bé
[9, tr 124]
- Ẩn dụ đơn có hình thái - cấu trúc là một
phát ngôn - câu đơn, ví dụ:
Lụa tơ thành phố hàng Đào
Hàng Đường làm ngọt lời chào đón đưa
[10, tr 7]
Một ngày kia cây bạch đàn ra đi
Theo tay người đến cùng đồi đá
[6, tr 83]
- Ẩn dụ phức có hình thái - cấu trúc là
một phát ngôn - câu ghép, ví dụ:
Anh nằm trên bãi cát cửa sông
Dòng nước lợ mang máu anh về bể
Sóng ve vuốt bàn chân gió thì thầm rất khẽ
[6, tr 95]
Ngủ đi vầng trán yêu thương
Bức tranh đã ngủ mặt tường lặng im
[10, tr 79]
Có thể trình bày khái quát các hình thái -
cấu trúc thuộc các đơn vị ngôn ngữ được sử
dụng để ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh
theo sơ đồ sau:
Sau đây xin trình bày kĩ hơn về hai loại hình
thái - cấu trúc của ẩn dụ tu từ đã nói ở trên:
Ẩn dụ tu từ trên cơ sở từ ngữ
Qua khảo sát thống kê, chúng ta hình dung
được bức tranh hình thái - cấu trúc của ẩn dụ
là từ ngữ qua bảng thống kê tần số xuất hiện
của chúng trong thơ Xuân Quỳnh như sau:
Tấn số xuất hiện
Hình thái – cấu trúc Số lượng Tỉ lệ %
Từ 247 45,5
Ngữ 296 54,5
[3, tr 65]
Có thể nhận thấy: Một trong những đặc điểm
về hình thái - cấu trúc của ẩn dụ tu từ trong
thơ Xuân Quỳnh là tác giả ưa dùng các ngữ
để ẩn dụ hóa (54,5%).
Về bản chất, sử dụng ngữ để ẩn dụ hóa tức là
đã sử dụng các đơn vị định danh bậc hai, có
thể xem đó chính là sự mở rộng các đơn vị
định danh bậc một mà có. Ví dụ:
Ẩn dụ
tu từ
Ẩn dụ tu
từ là
phát
ngôn
Ẩn dụ là
phát
ngôn -
câu đơn
Ẩn dụ tu
từ là từ
ngữ
Ẩn dụ
là ngữ
Ẩn dụ
là từ
Ẩn dụ
là
phát
ngôn -
câu
ghép
Lê Thị Như Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 29 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 31
Ôi lò nung như tim đập bồi hồi
Lửa của yêu thương, lửa niềm tin, căm giận
...
Dẫu có chết quyết không dời chỗ đứng
Phải giữ lò, giữ lấy lửa đời ta
...
Thành phố Cảng hôm nay đỏ mắt nhìn lên
Niềm xúc động như sóng ngầm lẳng lặng
Soi mặt nhau biết lửa vẫn còn
[5, tr 57]
Ánh lửa rừng thức suốt đêm khuya
Quây quần lại tiếng hát người du kích
[7, tr 15]
Lửa ở đây là từ được lấy làm từ cơ sở để tạo
ra những biến thể, tổ hợp mới: lửa của yêu
thương, lửa niềm tin, căm giận, lửa của đời
ta, ánh lửa rừng...
Hay như tàu so với tiếng con tàu, con tàu lạ...
trong các câu thơ sau:
Có khi tàu ngẩn ngơ
Trước một màu hoa súng
...
Nghe niềm vui rạo rực dưới chân
Nghe trong máu tiếng con tàu réo gọi
[9, tr 78, 80]
Ngủ đi, người của em yêu
Này, con tàu lạ vừa neo bến chờ
[10, tr 79]
Hoặc như hoa so với hoa nếp, hoa diếp vàng,
hoa nghệ dại, hoa sim tím...:
Hoa trìu mến mảnh mai như chấm nắng
Như thơ ca như kỉ niệm của người
Như tình yêu dưới bom đạn ngút trời
[7, tr 40]
Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi
Hoa diếp vàng cô độc giữa âm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
[10, tr 63]
Như đã trình bày ở trên, những đơn vị định
danh gốc đã được tác giả dùng để cấu tạo các
đơn vị định danh bậc hai trong thơ. Quá trình
một từ đơn có tư cách như một đơn vị định
danh gốc được dùng làm cơ sở để tạo nên các
đơn vị định danh bậc hai có thể được hình
dung qua hai con đường:
Thứ nhất là con đường chuyển nghĩa (kể cả
nghĩa chuyển ấy có tính chất ổn định, được
cộng đồng bản ngữ chấp nhận và có thể đưa
vào từ điển, hoặc chỉ có tính chất lâm thời
trong một ngữ cảnh cụ thể).
Ví dụ: Hình tượng "sóng" trong bài thơ cùng
tên Sóng của Xuân Quỳnh không còn mang
nghĩa gốc (chỉ "hiện tượng mặt nước dao
động nâng lên hạ xuống trông tựa như đang di
chuyển, chủ yếu do gió gây nên"), mà được
dùng với nghĩa phái sinh có tính lâm thời chỉ
người con gái đang yêu với một khát vọng
tình yêu chân thành, hồn nhiên:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
...
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
[11, tr 11]
Hay trong bài Con tàu, tác giả đã viết:
Tàu hãy mang giùm nhau
Tình yêu và nỗi nhớ
Đến một nơi rất xa
Người yêu ta ở đó
[9, tr48]
Tàu trong câu thơ trên cũng không được sử
dụng với nghĩa gốc (chỉ "phương tiện vận tải
lớn và hoạt động bằng máy móc phức tạp"),
mà đã được chuyển nghĩa chỉ người mang lại
hạnh phúc, tình yêu thương, niềm vui đến cho
mọi người.
Thứ hai là con đường sử dụng các từ ngữ với
vai trò là gốc (tạm gọi là "từ ngữ gốc") làm
chất liệu, cơ sở để tạo ra những đơn vị định
danh bậc hai bằng cách kết hợp với các đơn vị
khác tạo thành một đơn vị có hình thái - cấu
trúc là một từ phức hay một ngữ.
Ví dụ: Thạch Sanh trong một bài thơ của
Xuân Quỳnh không còn chỉ nhân vật cổ tích
ngày nào, mà được dùng với nghĩa chuyển có
tính chất lâm thời chỉ những chú bộ đội đánh
giặc; Hay đại bàng không còn là "một loài
chim ăn thịt cỡ lớn, cánh dài và rộng, chân có
Lê Thị Như Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 29 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 32
lông đến tận ngón, sống ở núi cao" trong
truyện cổ tích nữa, mà đã là hình ảnh ẩn dụ
chỉ máy bay hung hãn của giặc Mĩ trên bầu
trời Tổ quốc:
Con ngủ ngày trong tiếng bà vẫn kể
Mơ thấy ban đêm, con vạc con cò
Chú bê con đòi mẹ lái ô tô
Chú Thạch Sanh bắn đại bàng bằng tên lửa
[6, tr 61]
...
Căn cứ vào đặc điểm của các từ ngữ gốc được
dùng làm ẩn dụ hóa, ta có thể phân loại các ẩn
dụ tu từ phức có hình thái - cấu trúc là các ngữ
này thành các tiểu loại khác nhau như sau:
- Ẩn dụ tu từ phức có hình thái - cấu trúc là
một danh ngữ. Kiểu ẩn dụ này được Xuân
Quỳnh sử dụng nhiều nhất (264/543 lượt,
chiếm 48,6%), ví dụ:
Đất nước ngày sum họp
Nơi đây, cầu nối nhịp, tay cầm tay
[7, tr 68]
Qua bao ngày lửa đạn
Đất về với mùa xuân
Như em về với anh
Qua những ngày sóng gió
[7, tr 91]
- Ẩn dụ tu từ phức có hình thái - cấu trúc là
một động ngữ. Kiểu này được sử dụng không
nhiều (25/543 lượt, chiếm 4,6%), ví dụ:
Tiếng đàn anh luyến luyến
Nghe đầm ấm ngọt ngào
[4, tr 52]
Thương cây trẻ, đá rộng lòng cởi mở
Hiểu đồi già, cây bén rễ sâu
[6, tr 83]
- Ẩn dụ tu từ phức có hình thái - cấu trúc là một
tính ngữ. Đây là kiểu ẩn dụ được nhà thơ sử
dụng ít nhất (7/543 lượt, chiếm 1,3%), ví dụ:
Con chào mào ngọt giọng hót vang
Vị thơm lự rơi rơi theo từng hạt
[5, tr 44]
Với cái gió làm chín lừ da mặt
Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi
Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi
Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa
[6, tr 26]
Một số nhận xét
- Ẩn dụ tu từ trên cơ sở đơn vị định danh gốc
là từ ngữ chiếm một số lượng khá lớn trong
tác phẩm thơ Xuân Quỳnh (79%). Đặc biệt,
nhà thơ ưa dùng ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu
trúc là ngữ (42,9%).
- Việc dùng ngữ để ẩn dụ hóa là do sự mở
rộng định danh bậc một. Từ một từ đơn, với
tư cách là đơn vị định danh gốc được nhà thơ
chọn làm cơ sở, trung tâm để tạo ra các ngữ
(đơn vị định danh bậc hai). Quá trình này có
thể diễn ra theo hai con đường: Con đường
chuyển nghĩa và con đường sử dụng các đơn
vị gốc làm cơ sở để tạo ra những đơn vị định
danh bậc hai bằng cách kết hợp với các đơn vị
tạo thành một đơn vị có hình thái - cấu trúc là
một từ phức hay một ngữ.
- Ở ẩn dụ tu từ phức có hình thái - cấu trúc là
một ngữ có tiểu loại nhỏ: Ẩn dụ tu từ phức có
hình thái - cấu trúc là một danh ngữ, động
ngữ và tính ngữ. Trong đó, tác giả thường
xuyên sử dụng ẩn dụ tu từ phức có hình thái -
cấu trúc là một danh ngữ (37%), tiếp đến là
ẩn dụ tu từ phức có hình thái - cấu trúc là một
động ngữ (4,6%), ẩn dụ tu từ phức có hình
thái - cấu trúc là một tính ngữ (1,3%).
Ẩn dụ tu từ trên cơ sở phát ngôn - câu
Phát ngôn - câu cũng được Xuân Quỳnh chọn
làm phương tiện để sáng tạo những ẩn dụ tu từ.
Dựa vào tính chất đơn hay phức của khung vị
ngữ, có thể phân loại các ẩn dụ tu từ có hình
thái - cấu trúc là phát ngôn - câu trong thơ
Xuân Quỳnh thành 2 tiểu loại:
Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là phát
ngôn - câu đơn
Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là phát
ngôn - câu đơn được cấu tạo trên cơ sở một
khung vị ngữ, trong đó có một vị từ (động từ,
tính từ) làm trung tâm vị ngữ. Đây là kiểu kết
cấu được nhà thơ sử dụng nhiều nhất, ví dụ:
Nhìn đâu cũng thấy nụ cười
Hàng phi lao // hát những lời mát xanh
C V
[11, tr 28]
Câu thơ trên có chủ ngữ là hàng phi lao, vị
ngữ hát những lời mát xanh, vị từ hát là động
từ làm trung tâm vị ngữ.
Lê Thị Như Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 29 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 33
Dế con // cũng biết đào hầm
C V
Con cua chả ngủ canh phòng đạn bom
[6, tr 77]
Cờ // đuổi hàng rào dây thép gai
C V
Cờ ngự trên thành phố đổ
[6, tr 41]
Ở câu này, có thể thấy: chủ ngữ: dế con, cờ; vị
ngữ: cũng biết đào hầm, đuổi hàng rào dây
thép gai; vị từ trung tâm của vị ngữ: biết, đuổi.
Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là phát
ngôn - câu ghép
Ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu trúc là phát
ngôn - câu ghép được cấu tạo trên cơ sở từ hai
khung vị ngữ trở lên, có số lượng vị từ tương
ứng làm trung tâm vị ngữ. Các khung vị ngữ
không bao hàm lẫn nhau, liên hệ với nhau
bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định. Kiểu
kết cấu này chiếm một số lượng rất nhỏ, trong
các bài thơ của Xuân Quỳnh chỉ thấy xuất
hiện 3/543 lượt, ví dụ:
Trời đã hết những loài quỉ dữ
Chim // liền bầy, cành // hết phải xa cây
C1 V1 C2 V2
[7, tr 63]
Anh nằm trên bãi cát cửa sông
Dòng nước lợ mang máu anh về bể
Sóng//ve vuốt bàn chân gió//thì thầm rất khẽ
C1 V1 C2 V2
[6, tr 95]
Ngủ đi vầng trán yêu thương
Bức tranh // đã ngủ mặt tường // lặng im
C1 V1 C2 V2
[10, tr 79]
...
Như vậy, các ẩn dụ tu từ có hình thái - cấu
trúc là phát ngôn - câu ghép được nhà thơ xây
dựng trên cơ sở hai khung vị ngữ.
3. Trong quá trình sáng tạo ngôn từ nghệ
thuật ẩn dụ có thể được xem là phương tiện
biểu cảm đặc biệt. Phép tu từ này xuất hiện
trong thơ Xuân Quỳnh với nhiều kiểu loại đa
dạng, góp phần thể hiện cá tính sáng tạo riêng
của nhà thơ về mặt ngữ nghĩa.
Đặc điểm hình thái - cấu trúc của ẩn dụ tu từ
trong thơ Xuân Quỳnh được chia làm hai
nhóm lớn: ẩn dụ trên cơ sở từ ngữ và ẩn dụ
trên cơ sở phát ngôn - câu. Ẩn dụ tu từ trên cơ
sở từ ngữ có một số lượng khá lớn trong thơ
Xuân Quỳnh. Trong đó, ẩn dụ tu có hình thái
- cấu trúc là ngữ được nhà thơ sử dụng nhiều
hơn cả. Nhà thơ thường sử dụng ẩn dụ tu từ
phức có hình thái - cấu trúc là một danh ngữ,
tiếp đến là động ngữ và tính ngữ.
Ẩn dụ tu từ trên cơ sở là phát ngôn - câu trong
thơ Xuân Quỳnh thuộc về 2 tiểu loại: ẩn dụ có
hình thái - cấu trúc là phát ngôn - câu đơn
được nhà thơ sử dụng nhiều nhất, nhiều hơn
hẳn so với ẩn dụ có hình thái - cấu trúc là phát
ngôn - câu ghép.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái - cấu trúc của
ẩn dụ tu từ trong thơ Xuân Quỳnh giúp chúng
ta tiếp cận một cách chân thực phong cách
nghệ thuật của nhà thơ dưới góc nhìn ngôn
ngữ học. Để hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn nữa
về thơ Xuân Quỳnh, cần tiếp tục nghiên cứu ở
những bình diện khác nữa như: thể thơ, nhịp
thơ, các phương thức tu từ ngữ nghĩa theo
quan hệ tổ hợp, các lớp từ ngữ, cú pháp thơ,
đặc điểm ngữ nghĩa của ẩn dụ tu từ,... Về
phương diện Phong cách học, cần tìm hiểu
thêm về các phương thức tu từ khác, ngoài ẩn
dụ, là: so sánh, phóng đại, tượng trưng, nói
giảm, hoán dụ... Chúng tôi hi vọng sẽ có dịp
tiếp tục xem xét các khía cạnh trên, để có cơ
hội hiểu rõ hơn nữa về phong cách thơ của nữ
tác giả với những bài thơ và có cuộc đời còn
mãi được truyền tụng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt
hiện đại, Nxb Đại Học Quốc Gia, H.
[2]. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 phương tiện và
biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD, H.
[3]. Lê Thị Như Nguyệt (2009), So sánh và ẩn dụ
tu từ trong thơ Xuân Quỳnh, Luận văn Thạc sĩ,
ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
[4]. Xuân Quỳnh (1963), Tơ tằm - chồi biếc (in
chung Cẩm Lai), Nxb Văn học, H.
Lê Thị Như Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 29 - 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 34
[5]. Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào, Nxb
Văn học, H.
[6]. Xuân Quỳnh (1974), Gió Lào cát trắng, Nxb
Văn học, H.
[7]. Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất, Nxb
Văn học, H.
[8]. Xuân Quỳnh (1982), Bầu trời trong quả
trứng, Nxb Kim Đồng, H.
[9]. Xuân Quỳnh (1984), Sân ga chiều em đi, Nxb
Văn học, H.
[10]. Xuân Quỳnh (1984), Tự hát, Nxb Tác phẩm
mới, H.
[11]. Lưu Khánh Thơ, Đông Mai (2003), Xuân
Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm, Nxb Phụ nữ, H.
SUMMARY
MORPHOLOGIC FEATURES - STRUCTURES OF THE RHETORICAL
METAPHOR IN THE POEMS OF XUAN QUYNH
Le Thi Nhu Nguyet
TNU Publisher – Thai Nguyen University
The rhetorical Metaphor is a special mean of building the artistic image to enhance the
effectiveness of language expression and this is a common method of the rhetoric that we usually
find in the poems of Xuan Quynh. The morphology – the structure, the rhetorical metarphor do not
unify in the levels and are different from the nature of intrinsic structure. There are two groups of
the metaphor in the morphology – the structure of Xuan Quynh’s the poems: The rhetorical
metarphor has the morphology, the structure are words and the rhetorical metarphor has the
morphology, the structure are the forms of the subject and predicate or speaking- sentence.
Carefully studying the morphologic features- the structures of the rhetorical metarphor from Xuan
Quynh’s the poems will help us to reach more deeply on the artistic style of the female author in
the mordern Vietnamese poetry in the view of linguistics.
Key words: metaphor, rhetorical metaphor, morphology – structure, poem, poetry xuan quynh
Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 45 - 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32704_36534_2082012104092934_9467_2052714.pdf