Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực hố Chuối, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra các kết luận sau đây: 1. Cấu trúc địa chất trong vùng nghiên cứu phức tạp, chủ yếu là các đá biến chất của hệ tầng Khâm Đức. 2. Xác định được 2 thân quặng là các vi mạch thạch anh sulful chứa vàng xuyên cắt trong lớp đá quaczit. Môi trường chứa quặng chủ yếu là các thành tạo đá biến chất kết tinh hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ2). 3. Trong khu vực nghiên cứu xuất hiện chủ yếu các khoáng vật magnetit, hematit, pyrotin, pyrit, chancopyrit,. vàng xuất hiện với hàm lượng thấp chỉ đạt từ 0.4-1.5 g T dưới dạng lấp đầy các khoảng trống hay lấp đầy các khe nứt, mọc ghép cùng với các khoáng vật pyrit, pyrotin,. trong các mạch thạch anh sulful chứa vàng xuyên cắt các lớp đá quaczit chứa magnetit. 4. Tổng tài nguyên Au trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu là: 333 + cấp 334a: Au = 237,5 kg. Trong đó: Tài nguyên cấp 333: Au = 119,3 kg. Khoáng sản sắt đi kèm thu hoạch được trong quá trình tuyển lấy quặng vàng như sau: Tổng tài nguyên cấp 333 + cấp 334a: 62.000 tấn quặng magnetit. Trong đó: Tài nguyên cấp 333: 32.000 tấn quặng magnetit.

pdf15 trang | Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực hố Chuối, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 157 ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TIỀM NĂNG QUẶNG VÀNG Ở KHU VỰC HỐ CHUỐI, XÃ SÔNG TRÀ, HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Hoa Thám 1*, Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Hướng2 1 Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế 2 Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ *Email: thamdc77@gmail.com TÓM TẮT Vàng là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm, có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Quảng Nam là một trong những tỉnh ở Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên, lớn về tiềm năng, phong phú về chủng loại, trong đó phải kể đến là vàng. Chính vì tầm quan trọng đó, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về loại hình nguyên liệu khoáng này. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả từ các công trình nghiên cứu trước đây, kết hợp với các đợt khảo sát thực tế của nhóm tác giả, bài báo trình bày những đặc điểm về địa chất, chất lượng lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở cho công tác điều tra, thăm dò cũng như đánh giá khả năng khai thác chúng. Từ khóa: chất lượng, quặng vàng, Quảng Nam, tiềm năng. 1. MỞ ĐẦU Vàng là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản qúy hiếm, có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Vàng không chỉ biết đến là một kim loại được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến là lĩnh vực trang sức. Quảng Nam là một trong những tỉnh ở Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên, lớn về tiềm năng, phong phú về chủng loại, trong đó phải kể đến là vàng. Trên toàn bộ diện tích khu vực Quảng Nam đã phát hiện khoảng 14 mỏ, điểm mỏ, điểm khoáng hóa vàng. Trong số đó, đáng chú ý nhất là mỏ Vàng Bồng Miêu đã được phát hiện và điều tra, khai thác từ rất lâu. Chính vì tầm quan trọng của nguồn tài nguyên khoáng sản này, trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về loại hình khoáng sản này nhằm góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung, của tỉnh Quảng Nam nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả từ các công trình nghiên cứu trước đây [1], [3], [5], [6], kết hợp với các đợt khảo sát thực tế của nhóm tác giả, bài báo trình bày những đặc điểm về địa chất, chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối 158 Đức, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở cho công tác điều tra, thăm dò cũng như đánh giá khả năng khai thác chúng. 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 14ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý sau (bảng 1). Bảng 1. Tọa độ các điểm khép góc Điểm góc Tọa độ VN-2000 (KTT: 107045’, múi 3 độ) X(m) Y(m) 1 527229 1717025 2 527366 1717326 3 526876 1717326 4 526876 1716941 2.2. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu 2.2.1. Địa tầng Trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu có mặt các thành tạo địa chất với các phân vị địa tầng từ cổ đến trẻ như sau: Giới Proterozoi (PR) Giới Proterozoi gồm các thành tạo biến chất của hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ) và thành tạo lục nguyên phun trào được xếp vào hệ tầng Núi Vú (PR3-1 nv), gồm các đá phiến amphibol, amphibolit, đá gneis biotit, đá phiến biotit có chứa granat, đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến silic, Giới Pa eozoi (P ), h Cam ri trung- h r ovic h H t ng A Vư ng (2-O1 av): gồm chủ yếu các đá phiến thạch anh-sericit-clorit, đá phiến sericit đá phiến thạch anh-biotit xen lớp mỏng quarzit, cát kết dạng quarzit, quarzit. Giới Mezozoi (MZ) Tại vùng nghiên cứu, giới Mezozoi bao gồm hệ tầng Nông Sơn (T3n-r ns), hệ tầng Bàn Cờ (J1 bc), hệ tầng Khe Rèn (J1 kr) và hệ tầng Hữu Chánh (J2 hc), Hệ tầng Nông Sơn (T3n-r ns): gồm các đá cuội dăm kết xen cát kết, cuội kết, sạn kết, bột kết, cát bột kết,... Hệ tầng Bàn Cờ ( 1 bc): gồm cuội kết thạch anh-silic, cát kết, sạn kết thạch anh, cát kết xen các lớp mỏng sạn kết thạch anh-silic, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 159 Hệ tầng Kh n ( 1 kr): gồm chủ yếu là bột kết chứa các hóa thạch thân mềm, cát kết hạt vừa, sét vôi, vôi sét, bột kết xen cát kết, Hệ tầng Hữu Chánh ( 2 hc): gồm các đá cát kết, bột kết, các lớp mỏng hoặc thấu kính sạn kết, cuội kết, cát bột kết, bột sét kết, Giới Kainozoi (KZ) Bao gồm hệ Neogen (N) và hệ Đệ Tứ (Q) bao gồm chủ yếu là cuội kết, sạn kết chứa cuội màu xám vàng, xám trắng, chuyển lên cát kết, bột kết của hệ tầng Ái Nghĩa (Nan) và các trầm tích Đệ Tứ phân bố khắp nơi trong các trũng đồng bằng, thung lũng sông, suối, khu vực ven biển Quảng Nam. 2.2.2. Các thành tạo magma xâm nhập Trên diện tích khu vực nghiên cứu, các thành tạo xâm nhập phát triển phong phú và đa dạng. Thành phần thay đổi từ mafic cho đến axit, có tuổi từ Proterozoi đến Paleogen gồm các phức hệ sau: Phức hệ Chu ai (G PR3 cl), Hiệp Đức ( P 1 hđ), Núi Ngọc (Gb P 1 nn), Điện Bông (G/PZ1 đb), Trà Bồng ( i–GDi/O–S tb), Đại ộc (Ga 1 đl), Bến Giằng–Quế Sơn ( i– GDi–G/PZ3 bg–qs), Cha Val (Gb/aT3 cv), Hải Vân (G a T3 hv), Đèo Cả (G K đc) và phức hệ Bà Nà (G K2–E bn). 2.2.3. Các đứt gãy Khu vực nghiên cứu nằm ở rìa Đông Bắc địa khối Kontum thuộc cấu trúc miền uốn nếp Hecxinit Trường Sơn, thuộc đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn nằm trong phạm vi của 2 hệ thống đứt gãy lớn: - Đứt gãy sông Cu Đê nằm trong đới hút chìm Bạch Mã-Hướng Hóa ở phía Bắc và đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi khuôn theo mặt đáy địa di Trà Bồng - Tà Vi ở phía Nam. - Các hệ thống đứt gãy trẻ hơn theo phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến; đông bắc - tây nam và đông nam - tây bắc. 2.3. Đặc điểm địa chất khu mỏ Tổng hợp từ các nguồn tài liệu đã được công bố [2], [4], [6], trên diện tích khu vực nghiên cứu chủ yếu xuất hiện các thành tạo thuộc hệ tầng Khâm Đức có tuổi Proterozoi (PR2-3 kđ). Phân hệ tầng dưới (P 2-3 kđ1): bao gồm các đá phiến thạch anh biotit, đá phiến felspat thạch anh biotit, đá phiến thạch anh biotit có silimanit granat xen các đá gneis biotit, đá plagiogneis biotit, đá phiến felspat thạch anh biotit horblend, lớp mỏng đá phiến thạch anh mica, và các thấu kính nhỏ đá amphibolit. Đá bị vò nhàu và nứt nẻ mạnh, các đá bị migmatit hoá trên diện rộng và phur đều trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu. Trong các thành tạo địa chất này thường liên quan chủ yếu là vàng gốc, các gân mạch thạch anh sulfur chứa vàng, các điểm khoáng hoá dạng mạch thạch anh nhiễm ít sulfur,... Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối 160 Phân hệ tầng giữa (P 2-3 kđ2 ): bao gồm các đá phiến thạch anh fenspat biotit, gneis biotit, đá phiến thạch anh biotit (hình 1), đá phiến thạch anh biotit horblend, đá phiến thạch anh hai mica, xen đá gneis biotit horblend, plagiogneis biotit, đôi nơi xen lớp mỏng đá amphibolit. a. b. Hình 1. Ảnh đá biến chất hệ tầng Khâm Đức tại khu vực nghiên cứu. a. Vết lộ đá phiến thạch anh-biotit; b. át mỏng chụp dưới hai nicol vuông gốc (+), độ phóng đại 100 lần. Các đá phiến thạch anh biotit phân bố xen với đá gneis biotit, đá có dạng hạt mịn, màu xám tối, cấu trúc phân phiến mỏng. Phần trên xen kẽ giữa đá phiến thạch anh felspat hai mica, đá phiến thạch anh silimanit chứa granat (hình 2). Nhìn chung các đá thuộc hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ) bị vò nhàu uốn nếp tạo thành một nếp uốn không cân đối dạng tuyến kéo dài theo phương gần đông- tây hơi uốn cong quay bề lõm về đông nam, được bổ sung bởi hàng loạt nếp uốn nhỏ cùng phương và phức tạp hoá bởi các đứt gãy phương tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam các đá phổ biến hiện tượng migmatit hoá và granit hoá. Đồng thời ở phía tây tây nam chúng bị thể magma xâm nhập granitoit phức hệ Bà Nà xuyên cắt gây biến chất tiếp xúc. - Trong vùng nghiên cứu còn có các lớp đá quarzit nằm xen kẹp trong đá phiến thạch anh biotit là loại đá cát kết thạch anh tái kết tinh tạo thành. Đá có màu xám trắng, xám đen, xám nâu do nhiểm sắt, kết cấu dạng khối, rắn chắc (hình 3). Đây chính là đối tượng liên quan đến các lớp đá chứa quặng sắt magnetit trong diện tích mỏ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 161 Hình 2. Ảnh lát mỏng đá phiến thạch anh- silimanit-granat, chụp dưới 2 nicol vuông gốc. Hình 3. Vết lộ các lớp đá quarzit xen kẹp các đá phiến thạch anh- biotit-clorit. 3. ĐẶC ĐIỂM CÁC THÂN QUẶNG Trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu, quặng vàng thường xuất hiện trong các vi mạch thạch anh sulful với hàm lượng không đồng đều. Các vi mạch thạch anh sulful xuyên cắt các lớp đá quarzit và nằm chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ2). Từ các kết quả khảo sát thực địa, kết hợp với các tài liệu đã được công bố [3, 5] cho thấy: Phần lớn điểm quặng được phân bố trong các đá trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Khâm Đức, phân hệ tầng giữa (PR2-3 kđ2 ) bao gồm: đá gneis biotit, đá phiến thạch anh biotit horblend, đá phiến thạch anh biotit, đá gneis biotit hornblend, đá phiến thạch anh felspat hai mica, đá phiến thạch anh hai mica, đá phiến thạch anh silimanit chứa granat, lớp mỏng đá plagiogneis biotit. Các đá này chính là môi trường liên quan đến các thành tạo chứa quặng vàng. ựa vào các đặc điểm đặc trưng về địa chất, đặc điểm phân bố thì trên diện tích ngiên cứu xuất hiện các thân quặng sau: 3.1. Thân quặng TQ1 Thân quặng xuất lộ dưới kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam, với chiều rộng của thân quặng quan sát được từ 1,0 đến 6,0m, chiều dài của thân khoáng khoảng 400m. Thân quặng bao gồm lớp đá quarzit nằm trùng khớp với thế nằm của đá vây quanh. Trong lớp đá có các vi mạch thạch anh-sulfur-vàng xuyên cắt lên các đá vây quanh theo các phương vị khác nhau. Các vi mạch thạch anh-sulfua-vàng phân bố với mật độ không đều, đôi chổ chúng tạo thành ổ, đám khá giàu sulfur. Các lớp đá quaczit giòn hơn các lớp đá của hệ tầng Khâm Đức nên chúng dể dàng bị dập vỡ, nứt nẻ, hình thành các hệ thống khe nứt và đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự tập trung các thân quặng sulfua chứa vàng (hình 4). Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối 162 Hình 4. Ảnh vết lộ thân quặng TQ1 bị dập vỡ mạnh [3]. Thân quặng có màu xám đen, xám nâu, xám xanh, đôi chổ có màu nâu đỏ khá cứng chắc, bị nứt nẻ mạnh. Trong thân quặng đôi chổ hàm lượng sulfur khá giàu và chúng thường bị phong hóa mạnh. Quá trình phong hóa đã hình thành nên các ổ thạch anh tập trung ở các khe nứt, tại những nơi các mạch thạch anh dể bị vở nát do vận động kiến tạo tạo nên. Kết quả phân tích mẫu khoáng tướng có thành phần khoáng vật chủ yếu là magnetit: 40%; pyrotin: 25-68%; Pyrit: 1-3% Hematit: 1% nền đá biến đổi có thành phần chủ yếu là thạch anh và amphibol [3] (hình 5). Quặng có kiến trúc hạt tha hình đến nửa tự hình, cấu tạo khối. Trong mẫu còn xuất hiện các vi mạch xuyên cắt, chúng được lấp đầy bằng các vi hạt thạch anh và một ít khoáng vật màu khác. Kết quả phân tích nung luyện vàng cho kết quả hàm lượng vàng từ 0,4 - 1,5g/T [3, 5]. Đây là thân quặng có triển vọng nhất trong khu vực nghiên cứu. Vàng trong mẫu có màu vàng đậm, thường có dạng hạt tha hình, một số đẳng thước, vảy nhỏ. Vàng được hình thành chủ yếu lấp đầy, hay phân bố dọc theo các khe nứt, hay xen kẹp trong pyrit, một số nằm trong pyrotin, còn lại là dạng xuyên lấp trong các khe nứt của phi quặng, hoặc lấp đầy các lỗ hổng của thạch anh (hình 5). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 163 Hình 5. Vàng hạt méo mó (vàng) trong pyrotin (xám sáng), Độ phóng đại 100 lần. 3.2. Thân quặng TQ2 Thân quặng 2 xuất lộ dưới dạng mạch, vĩa, thấu kính, với chiều dài khoảng 300m, bề dày thân quặng khoảng từ 1,0-1,2m, chúng kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Thân quặng bao gồm lớp đá quarzit nằm xen kẹp với các đá biến chất hệ tầng Khâm Đức. Trong đó xuất hiện các vi mạch thạch anh-sulfur chứa vàng xuyên cắt lên các đá vây quanh. Các mạch thạch anh-sulfur này bị nén ép, vò nhàu tạo nên các vi uốn nếp với các phương vị khác nhau. Thân quặng TQ2, có thành phần khoáng vật chủ yếu là pyrotin, pyrit, chalcopyrit, gơtit. Thân quặng có màu xám đen, xám nâu, khá cứng chắc nhưng bị nứt nẻ mạnh, trong mạch có sự phân tập khá rõ ràng, tại nơi tiếp xúc với các vi mạch thạch anh chúng dể bị tách ra và vỡ nát do sự phong hóa khá mạnh của sulfur. Kết quả phân tích mẫu khoáng tướng có thành phần khoáng vật chủ yếu là magnetit: 30%; pyrotin: 25-60%; Pyrit: 1-3% Hematit: 1% nền đá biến đổi có thành phần chủ yếu là thạch anh và amphibol. Kiến trúc hạt nửa tự hình, hạt tha hình cấu tạo khối, vi mạch lấp đầy khe nứt. Kết quả phân tích nung luyện vàng cho kết quả hàm lượng vàng từ 0,7-1,5g/T. 3.3. Đặc điểm chất ượng, tính chất công ngh quặng 3.3.1. Đặc điểm chất lượng quặng * Đặc điểm hình thái các thân quặng Các thân quặng trong vùng nghiên cứu xuất lộ dưới dạng vĩa, dạng mạch, ít hơn là dạng thấu kính, với chiều dài từ 300m đến 400m dày 1,0m đến 6,0m. Phương kéo dài chung của các thân khoáng chủ yếu là phương đông bắc – tây nam. Hình thái các thân quặng thuộc dạng các vi Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối 164 mạch thạch anh sulfur chứa vàng xuyên cắt trong lớp đá quaczit có thế nằm phổ biến là 120- 140 030-400. (hình 6). o đặc điểm các lớp đá quaczit giòn hơn các lớp đá khác của hệ tầng Khâm Đức nên dể dàng bị dập vỡ, nứt nẻ do các hoạt động kiến tạo giai đoạn sau hình thành các hệ thống khe nứt. Chính các hệ thống khe nứt này là điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhiệt dịch của vật chất lấp đầy chúng tạo nên các vi mạch thạch anh sulful chứa vàng đan xen, xuyên cắt trong lớp đá quaczit, sự phân bố và mật độ không đều, đôi chổ chúng tạo thành ổ, đám khá giàu sulfur, các vi mạch thạch anh sulfur chứa vàng có chiều dày từ 0,05-0,1m. Thân quặng có màu xám đen, xám nâu khá cứng chắc, trong đó có các vi mạch thạch anh xuyên cắt làm cho chúng dể bị vở nơi tiếp xúc với vi mạch, tại nơi các vi mạch thạch anh xuyên cắt quan sát thấy có pyrit, chalcopyrit (hình 7), Các thân quặng phân bố tại đây có dạng lớp, vỉa với bề dày từ 1,0 - 6,0m, ổn định nằm chỉnh hợp và bị biến dạng uốn nếp khớp đều với đá vây quanh. Nhìn chung, đá vây quanh các thân quặng bị biến chất không đều, đặc biệt các thân quặng cùng đặc điểm biến dạng với đá vây quanh vò nhàu, uốn nếp đa dạng, ép phiến. Hình 6. Vàng dạng gân mạch lấp đầy các khe nứt trong thạch anh Hình 7. Vàng dạng đẳng thước (vàng) trong pyrit (xám sáng) * Đặc điểm thành phần khoáng vật ựa vào các kết quả phân tích [3], cho thấy thành phần các khoáng vật trong các đá tại mỏ bao gồm các khoáng vật sau: - Magnetit: có hàm lượng chiếm khoảng 4% - 40%, tồn tại chủ yếu ở dạng hạt tha hình, kích thước nhỏ dao động từ 0,03-0,2mm xâm tán trong đá, có chỗ phân bố thành dạng mạch nhỏ. Quan sát dưới ánh sáng phản xạ có màu xám, sắc nâu, đẳng hướng quang học. - Hematit: có hàm lượng khoảng 1% - 7%, hematite tồn tại ở hai dạng: dạng hạt nửa tự hình tới tha hình kích thước dao động từ 0,03-0,8mm và dạng hạt có kích thước rất nhỏ xâm nhiễm trên nền đá biến đổi có khi gặm mòn thay thế cho pyrotin. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 165 - Pyrotin: trong mẫu phân tích có hàm lượng chiếm khoảng 25% - 68%, tồn tại chủ yếu ở dạng hạt tha hình xâm tán cùng magnetit. Có chỗ phân bố tạo thành các vi mạch nhỏ xen kẽ giữa các mạch khoáng vật tạo đá tạo thành nhịp. - Pyrit: có hàm lượng khoảng 3% - 8%, tồn tại chủ yếu ở dạng hạt tha hình xâm tán cùng pyrotin, phần lớn là tạo thành mạch lớn ~1cm xuyên cắt nền mẫu, kích thước 0,1->1mm. Đôi khi gặp xâm tán tản mạn trong đá, hoặc trong thạch anh, đôi chỗ lấp đầy khe nứt tạo thành các vi mạch ngắn. - Gơthit: có hàm lượng khoảng 1% dạng hạt tha hình có khi gặm mòn thay thế cho pyrit. - Chancopyrit: có hàm lượng không đáng kể chỉ gặp ít hạt nhỏ xâm tán trong đá. Chancopyrit là khoáng vật ít phổ biến trong quặng, thường có dạng hạt tha hình, kích thước 0,05-0,3mm tạo thành đám, ổ nhỏ, lấp nhét trong các khe nứt của đá hoặc dạng hạt tha hình, xen lẫn trong đám pyrotin. - Nền đá biến đổi có thành phần chủ yếu là thạch anh và amphibol. * Đặc điểm thành phần hóa học Kết quả phân tích mẫu nung luyện vàng cho thấy hàm lượng vàng tại khu vực đánh giá khá thấp chỉ từ 0,4 - 1,5g/T được thể hiện ở bảng 2 dưới đây: Bảng 2. Kết quả phân tích nung luyện vàng [3] Số TT Số hiệu mẫu Hàm lượng Au (g t) Số TT Số hiệu mẫu Hàm lượng Au (g t) 1 HC-R1/1 <0,4 10 HC-LK7/2 1,5 2 HC-R1/2 1,1 11 HC-LK7/3 0,8 3 HC-R2/1 <0,4 12 HC-LK6/1 0,4 4 HC-R2/2 <0,4 13 HC-LK6/2 0,6 5 HC-R2/3 <0,4 14 HC-LK6/3 0,6 6 HC-R3 <0,4 15 HC-LK6/4 1,2 7 HC-R4 <0,4 16 HC-LK2/1 0,4 8 HC-R5 0,9 17 HC-LK2/2 0,5 9 HC-LK7/1 0,4 18 HC-LK2/3 1,0 So sánh kết quả phân tích vàng ở khu vực Hiệp Đức so với vàng ở ku vực A Vao, tỉnh Quảng Trị được thể hiện ở bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Hàm lượng vàng, bạc ở khu vực A Vao, Quảng Trị STT Số hiệu thân quặng Hàm lượng Au (g t) Hàm lượng Ag trung bình (g/t) Min Max TB 1 TQ.1 0,80 67,73 6,53 13,57 2 TQ.1A 0,80 79,70 13,93 23,75 3 TQ.2 0,90 6,40 2,21 16,67 4 TQ.2A 0,80 62,80 9,98 26,80 5 TQ.2B 0,80 89,46 7,38 15,71 6 TQ.6A 0,80 2,00 1,38 12,14 Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối 166 7 TQ.6B 0,70 6,80 1,46 15,00 8 TQ.6C 0,70 51,40 3,80 14,06 9 TQ.6D 0,80 19,20 2,38 19,75 10 TQ.6D/1 0,80 8,00 2,01 7,50 11 TQ.5 0,80 8,53 1,98 14,78 12 TQ.9 0,90 12,00 2,48 18,28 Min 0,70 2,00 1,38 7,50 Max 0,90 89,46 13,93 26,80 Trung bình 0,80 34,50 4,63 16,50 Toàn mỏ 0,70 89,46 4,63 16,50 Như vậy, dựa vào kết quả phân tích từ bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy hàm lượng vàng ở khu vực Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng vàng ở khu vực A Vao, tỉnh Quảng Trị. 3.3.2. Tính chất công nghệ quặng Trong diện tích nghiên cứu, khoáng sản chính là các vi mạch thạch anh sulfur chứa vàng xuyên cắt trong các lớp đá quaczit có từ tính mạnh, chúng nằm chỉnh hợp với thế nằm đá của hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ2). Vì vậy muốn lấy được quặng vàng phải xay nghiền lớp đá quaczit để tuyển vàng. Hàm lượng vàng trong quặng nguyên khai tại mỏ theo kết quả phân tích nung luyện vàng chỉ đạt từ 0,4 - 1,5 g tấn (bảng 2) [3]. Tuy nhiên, sau khi tuyển từ để tách lấy quặng sắt magnetit thì hàm lượng vàng trong quặng nguyên khai sẽ được nâng lên đáng kể. Các khoáng vật trong thân quặng gồm chủ yếu magnetit, hematit, pyrotin thứ yếu có gơthit, chalcopyrit, pyrit... Khoáng vật magnetit có độ hạt khá mịn, xâm tán không đều trong thân quặng. Khoáng vật phi quặng chủ yếu thạch anh dạng hạt nhỏ chiếm tỉ lệ khá cao từ 24-87%, các khoáng vật gơthit, chalocpyrit, pyrit chiếm tỉ lệ nhỏ và phân bố không đều, chúng chủ yếu tập trung trong các vi mạch thạch anh xuyên cắt trong thân quặng, đôi chổ chúng tập trung thành ổ khá giàu, dưới kính lúp không nhìn thấy khoáng vật vàng. Nghiên cứu mẫu công nghệ nhằm xác định thành phần vật chất quặng, xác định tính chất vật lý, tính chất cơ lý của quặng, nghiên cứu cấp độ hạt chứa quặng để sử dụng dây chuyền tuyển quặng hợp lý. Sử dụng công nghệ tuyển từ để lấy quặng sắt, tuyển trọng lực, tuyển nổi và tuyển thủy luyện để lấy quặng vàng, từ đó nhằm lựa chọn công nghệ tuyển hợp lý để tách và thu hồi các khoáng vật khác nhau trong mỏ một cách hiệu quả nhất. 4. TIỀM NĂNG QUẶNG VÀNG Ở KHU VỰC HỐ CHUỐI, XÃ SÔNG TRÀ, HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM. 4.1. Chỉ tiêu tính tài nguyên Căn cứ theo quyết định số 13 2008 QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2008 quy định hàm lượng tối thiểu trong quặng vàng gốc là: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 167 - Hàm lượng vàng thấp nhất ≥ 1 g t. - Chiều dày ≥ 0.6 m. Như vậy, trên diện tích vùng nghiên cứu các thân khoáng phát triển dưới dạng các vi mạch thạch anh sulful xuyên cắt trong các đá quarzit chứa magnetit. Hàm lượng vàng khá thấp, nhưng khi khai thác vàng kết hợp với khai thác sắt thì có hiệu quả hơn rất nhiều. 4.2. Phư ng pháp tính tài nguyên 4.2.1. Cơ sở chọn phương pháp tính tài nguyên - Trường hợp thân quặng có gốc cắm > 600, được tính theo phương pháp mặt cắt dọc. - Trường hợp thân quặng có gốc cắm ≤ 600, sử dụng phương pháp hình chiếu trên bình đồ nằm ngang. Như vậy, mỏ vàng gốc ở khu vực Hố Chuối có địa hình tương đối thoải, độ chênh cao không lớn, thân quặng có gốc cắm khoảng từ 30-400 nên trữ lượng được tính theo phương pháp lập trình chia khối trữ lượng trên bình đồ. 4.2.2. Công thức tính tài nguyên Trên cơ sở các tài liệu đã được công bố, kết hợp với tài liệu thực tế, cho thấy khu vực nghiên cứu có gốc dóc <600, nên tài nguyên được tính theo phương pháp khối địa chất, cụ thể như sau: Q = St x mtb x dtb x Ctb ựa vào các số liệu thu thập được trong các đợt khảo sát thực địa kết hợp với các số liệu tính toán theo ranh giới dự kiến, áp dụng phương pháp lập bình đồ thân quặng và chia khối trữ lượng trên bình đồ đã dự tính và dự báo tài nguyên các thân quặng vàng gốc tại khu vực Hố Chuối, thôn 2, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 4 như sau: Bảng 4. Bảng tính tài nguyên quặng vàng gốc tại khu vực Hố Chuối, thôn 2, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam [3]. T T Số hiệu TQ Số hiệu khối tính trữ lượng, tài nguyên Chiều dày trung bình TQ (m) Hàm lượng trung bình TQ (g/t) iện tích đo trên bình đồ (m2) Sđ Góc dốc trung bình TQ  (0) Giá trị góc dốc iện tích thật (m2) St Thể trọng (T/m3) Tài nguyên cấp 333 Tài nguyên cấp 334a Quặng nguyên khai (tấn) Au kim loại (kg) Quặng nguyên khai (tấn) Au kim loại (kg) 1 TQ.1 1-2-333 3,06 1,00 4.496 40 0,766 5.869 3,54 63.663 63,7 1-1-333 1,50 1,16 3.946 40 0,766 5.151 3,54 27.354 31,7 1-3-333 1,00 1,50 3.442 40 0,766 4.493 3,54 15.907 23,9 1-4-334a 2,60 1,24 6.950 40 0,766 9.073 3,54 83.509 103,6 2 TQ.2 2-1-334a 1,00 0,90 3.349 40 0,766 4.372 3,74 16.352 14,7 Tài nguyên cấp 333: Au = 119,3 kg Tổng tài nguyên cấp 333 + 334a = 237,5 kg Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng vàng ở khu vực Hố Chuối 168 Như vây, từ các kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực Hố Chuối ngoài vàng còn có chứa một lượng sắt magnetit đáng kể có thể khai thác tận thu cùng với vàng. Tài nguyên quặng sắt magnetit này được tính theo hàm suất thu được sau khi xay nghiền và tuyển từ ướt từ quặng nguyên khai ban đầu là 15-43%, để tính tài nguyên quặng sắt đi kèm chúng tôi lấy hàm suất thu được trung bình là 30%. Kết quả tính toán như sau: Tài nguyên cấp 333 + 334a: 62.000 tấn quặng magnetit Trong đó: Cấp 333: 32.000 tấn quặng magnetit Vậy tài nguyên dự tính và dự báo cho khoáng sản vàng tại khu vực Hố Chuối, thôn 2, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam như sau: Cấp 333 + 334a: Au = 237,5 kg, Trong đó: Cấp 333: Au = 119,3 kg KẾT LUẬN Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra các kết luận sau đây: 1. Cấu trúc địa chất trong vùng nghiên cứu phức tạp, chủ yếu là các đá biến chất của hệ tầng Khâm Đức. 2. Xác định được 2 thân quặng là các vi mạch thạch anh sulful chứa vàng xuyên cắt trong lớp đá quaczit. Môi trường chứa quặng chủ yếu là các thành tạo đá biến chất kết tinh hệ tầng Khâm Đức (PR2-3 kđ2). 3. Trong khu vực nghiên cứu xuất hiện chủ yếu các khoáng vật magnetit, hematit, pyrotin, pyrit, chancopyrit,... vàng xuất hiện với hàm lượng thấp chỉ đạt từ 0.4-1.5 g T dưới dạng lấp đầy các khoảng trống hay lấp đầy các khe nứt, mọc ghép cùng với các khoáng vật pyrit, pyrotin,... trong các mạch thạch anh sulful chứa vàng xuyên cắt các lớp đá quaczit chứa magnetit. 4. Tổng tài nguyên Au trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu là: 333 + cấp 334a: Au = 237,5 kg. Trong đó: Tài nguyên cấp 333: Au = 119,3 kg. Khoáng sản sắt đi kèm thu hoạch được trong quá trình tuyển lấy quặng vàng như sau: Tổng tài nguyên cấp 333 + cấp 334a: 62.000 tấn quặng magnetit. Trong đó: Tài nguyên cấp 333: 32.000 tấn quặng magnetit. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) 169 TÀI LIỆU THAM KHẢ [1]. ê Văn Đường (chủ biên) (2001). Báo cáo đề án "Đánh giá khoáng sản vàng và các khoáng sản khác đi cùng vùng Trà Nú - Trà Thuỷ, tỉnh Quang Nam - Quảng Ngãi", iên đoàn địa chất Trung Trung Bộ, Bình Định. [2]. Cát Nguyên Hùng và nnk (1991). Báo cáo tổng kết đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản Nhóm tờ Tam Kỳ- Hiệp Đức, Cục địa chất Việt Nam xuất bản, Hà Nội. [3]. Nguyễn Hướng (chủ biên) (2013). Báo cáo đánh giá triển vọng quặng vàng gốc khu vực Hố Chuối, thôn 2, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, iên đoàn địa chất Trung Trung Bộ, Bình Định. [4]. Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (chủ biên) (1989). Địa chất Việt Nam, Tập I. Địa tầng, Cục địa chất Việt Nam xuất bản, Hà Nội. [5]. Phạm Văn Thông và nnk (2001). Báo cáo kết quả đánh giá khoáng sản vàng và khoáng sản khác vùng Phước Thành - Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, iên đoàn địa chất Trung Trung Bộ, Bình Định. [6]. Nguyễn Văn Trang (chủ biên) (1989). Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam, tỷ lệ 2 . , oạt tờ Huế - Quảng Ngãi, kèm theo thuyết minh, Cục địa chất Việt Nam, Hà Nội. CHARACTERISTICS AND QUALITY OF GOLD ORE POTENTIAL IN THE HO CHUOI AREA, SONG TRA COMMUNE, HIEP DUC DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE Hoang Hoa Tham 1* , Nguyen Thi Thuy 1 , Nguyen Huong 2 1 Department of Geography and Geology, Hue University of Sciences 2 Geology Division Mid - Central *Email: thamdc77@gmail.com ABSTRACT Gold is one of the most rare and precious mineral resources, which has strategic importance in the economic development of the country. Quang Nam is one of provinces in Vietnam owning many natural resources which are huge potential and rich in variety, including the gold. Because of this importance, so far it has been a lot of studies on this type of mineral materials. On the basis of summing up the results of previous studies, combined with the actual survey of the authors, the paper presents the geological characteristics, quality and quantity of potential of the gold ore in Ho Chuoi area, Song Tra commune, Hiep Duc district, Quang Nam province as a basis for the investigation, exploration and evaluation as well as the ability to exploit them. Keywords: Gold ore, potential, quality, Quang Nam province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_5_dia_hoang_hoa_tham_8669_2030219.pdf
Tài liệu liên quan