Đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

1. Đặc điểm về thành phần loài, dạng sống thực vật trong các trạng thái nghiên cứu là khá phong phú và đa dạng. Đã thống kê đƣợc 216 loài thuộc 170 chi, 75 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Mộc tặc, Thông đất, Dƣơng xỉ, Mộc lan). Trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống (Ph, Ch, Cr, He, Th). 2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các trạng thái TTV: Số loài cây tái sinh biến động từ 12-19 loài (rừng thứ sinh), trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành có từ 9-10 loài (thảm cây bụi). Mật độ cây tái sinh dao động từ 3256 - 3959 cây/ha. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao II (51-100cm), biến động từ 1011-1110 cây/ha. Mật độ cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở rừng thứ sinh có kiểu phân bố ngẫu nhiên, ở thảm cây bụi là phân bố cụm. Nguồn gốc cây tái sinh từ hạt dao động từ 75,80% (thảm rừng thứ sinh) đến 80,03% (thảm cây bụi), từ chồi lần lƣợt là 24,20% và 19,97%. Cây tái sinh có chất lƣợng tốt đạt 59,33%, trung bình 23,92%, xấu 16,75% (ở rừng thứ sinh), ở thảm cây bụi tƣơng tự là 62,26%, 24,93% và 12,81%. 3. Bƣớc đầu đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng, đáp ứng nhu cầu kinh tế cải thiện đời sống và môi trƣờng trong khu vực.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Tường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 47 - 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN TRONG MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT TẠI XÃ KÝ PHÚ, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Văn Tường1, Lê Ngọc Công2, Bùi Thị Dậu2, Nguyễn Thị Thu Hà2 1Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, 2Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ký Phú là xã miền núi nằm ở phía nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 15 km, có diện tích tự nhiên là 16.021 ha. Trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu đã thống kê đƣợc 216 loài, 170 chi thuộc 75 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, thành phần dạng sống trong các trạng thái có 5 dạng (Ph, He, Cr, Th, Ch). Các đặc điểm tổ thành loài, mật độ, phân bố và chất lƣợng cây tái sinh cho thấy năng lực tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có chiều hƣớng tăng, cần thúc đẩy quá trình diễn thế đó bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể cho từng trạng thái thảm thực vật để đạt hiệu quả cao hơn. Từ khoá: Xã Ký Phú, thảm thực vật, rừng thứ sinh, trảng cỏ, trảng cây bụi. MỞ ĐẦU* Ký Phú là xã miền núi nằm ở phía nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 15 km, có diện tích tự nhiên là 16.021 ha; phía bắc giáp xã Lục Ba, phía nam giáp xã Cát Nê, phía đông giáp xã Vạn Thọ, phía tây giáp xã Văn Yên. Xã Ký Phú mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa, nhiệt độ trung bình mùa khô là 18,50 C với số giờ nắng trung bình 4 giờ/ngày và nhiệt độ trung bình mùa mƣa là 27,50C, số giờ nắng trung bình 7,5 giờ/ ngày. Lƣợng mƣa bình quân mỗi tháng mùa mƣa là 205,25mm, trong vùng có hồ Gò Miếu với diện tích 320ha và nhiều khe, suối là nguồn dự trữ nƣớc quan trọng cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Xã Ký Phú có dân số 7.161 ngƣời với 2.063 hộ, chủ yếu là dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số nhƣ Tày, Nùng. Mức sống hiện nay của các hộ gia đình trong xã ở mức trung bình so với bình quân chung của huyện, thu nhập chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc giao đất giao rừng đã đƣợc triển khai và có những hiệu quả tích cực. Với điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Ký Phú nhƣ vậy là điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh, khoanh nuôi phục hồi rừng. * Tel: 0915.462404 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Là hệ thực vật các trạng thái thảm thực vật thứ sinh chủ yếu tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm: Thảm cỏ (thời gian phục hồi 2 năm); Thảm cây bụi (thời gian phục hồi 7 - 9 năm) và Rừng thứ sinh (thời gian phục hồi 17 - 19 năm) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC) - Tuyến điều tra: trƣớc hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các TĐT. TĐT đầu tiên có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4- 6 OTC , mỗi ô có diện tích 400m2 (20x 20 m) đối với rừng thứ sinh, 16m2 đối với thảm cây bụi và 4m2 (2x2m) đối với thảm cỏ. - Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC với các kích thƣớc nêu trên. Ô dạng bản (ODB) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC 400m2. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Trên TĐT và OTC xác định thành phần, dạng sống, đo chiều Nguyễn Văn Tường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 47 - 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 cao, mật độ các loài cây gỗ tái sinh. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Phương pháp phân tích mẫu thực vật Xác định tên loài cây: Theo Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) [2]; Tên cây rừng Việt Nam của Bộ nông nghiệp và PTNT (2000)[3] Xác định dạng sống theo thang 5 bậc của Raunkiaer (1934) và Hoàng Chung (2008) [1]: Cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes)-Ph; Cây chồi sát đất (Chamerophytes)-Ch; Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) –He; Cây chồi ẩn (Cryptophytes)-Cr; Cây chồi 1 năm (Theophytes)- Th. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập đƣợc xử lý trên phần mềm Excel. Thời gian tiến hành Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trong hai năm 2010 -2011 và tiến hành 4 đợt đi thực địa thu mẫu. Đợt 1: ngày 21/08/2010; Đợt 2: ngày 05/12/2010; Đợt 3: ngày 12/03/2011; Đợt 4: ngày 15/05/2011. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái thảm thực vật Các trạng thái đặc trưng của thảm thực vật Qua nghiên cứu ngoài thực địa chúng tôi đã xác định tại xã Ký Phú có các trạng thái thảm thực vật là: thảm cỏ, thảm cây bụi, thảm cây trồng nông nghiệp, rừng trồng, rừng tái sinh tự nhiên. Chúng tôi đã lựa chọn 3 trạng thái: Thảm cỏ, thảm cây bụi và rừng thứ sinh làm đối tƣợng nghiên cứu. Đặc điểm cấu trúc tổ thành của các trạng thái thảm thực vật Trong các trạng thái nghiên cứu đã thu đƣợc 216 loài , 170 chi thuộc 75 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Thông đất (Licopodiophyta), ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc Lan (Magnoliophyta). Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 1. Số liệu ở bảng 1 cho thấy, ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có số họ, chi và loài thấp nhất (1 họ, chiếm 1,33%; 1 chi chiếm 0,59%; 1 loài chiếm 0,46%). Tiếp sau đó là ngành Thông đất (Licopodiophyta) có 2 họ (chiếm 2,66%), 2 chi (chiếm 1,18%) và 2 loài (chiếm 0,92%). Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 4 họ (5,33%), 5 chi (2,94%), 6 loài (2,77%). Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài chiếm ƣu thế với 68 họ (chiếm 90,68%), 162 chi (95,29%) và 207 loài (95,85%). Mặt khác, tại mỗi trạng thái thảm thực vật nghiên cứu chúng tôi đã thống kê đƣợc số họ, số chi, số loài. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 2. Bảng 1. Số lƣợng và sự phân bố các taxon thực vật ở KVNC TT Tên ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1,33 1 0,59 1 0,46 2 Thông đất (Licopodiophyta) 2 2,66 2 1,18 2 0,92 3 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 4 5,33 5 2,94 6 2,77 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 68 90,68 162 95,29 207 95,85 4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 59 86,76 148 91,35 192 88,89 4.2. Lớp Hành (Liliopsida) 9 13,24 14 8,65 15 11,11 Nguyễn Văn Tường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 47 - 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Tổng 75 100 170 100 216 100 Bảng 2. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật TT Các trạng thái TTV Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rừng thứ sinh 74 98,66 150 88,23 183 84,72 2 Thảm cây bụi 49 65,33 99 58,23 120 55,55 3 Thảm cỏ 25 33,33 41 24,11 45 20,83 Cộng: 75 100 170 100 216 100 Qua nghiên cứu thành phần loài ở 3 trạng thái của thảm thực vật thứ sinh, chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau: Cả 3 trạng thái đều có cùng điều kiện lập địa, nguồn gốc trƣớc kia là rừng tự nhiên. Sau khi bị khai thác những cây gỗ lớn và chặt trắng làm nƣơng rãy rồi đất bị bỏ hoang. Số loài thực vật tăng theo thời gian: Ở trạng thái thảm cỏ có 45 loài, trạng thái thảm cây bụi là 120 loài và đến trạng thái rừng thứ sinh là 183 loài. Số loài cây gỗ tăng dần theo tuổi phục hồi và đặc biệt những cây gỗ có giá trị kinh tế cao thay thế dần những loài cây ƣa sáng, thời gian sinh trƣởng ngắn. Nhƣ vậy, trong cùng điều kiện lập địa, 3 trạng thái thực vật rất điển hình mà chúng tôi nghiên cứu đã phản ánh sự khác nhau về thành phần loài, sự phát triển của các loài ƣu thế và sự thay thế đào thải của các loài kém thích nghi. Sự khác nhau đó còn phản ánh quy luật của quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng. Về thành phần dạng sống, chúng tôi áp dụng cách phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo Raunkiaer (1934) và sau này Nguyễn Nghĩa Thìn (2008)[4], Hoàng Chung (2008)[1]. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 3. Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4. Nhƣ vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện đƣợc tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới- Ph) chiếm ƣu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc- Ch, He, Cr, Th). Từ kết quả bảng 4 ta có công thức phổ dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tại xã Ký Phú, huyên Đại Từ theo Raunkiaer (1934) nhƣ sau: SB = 69,92 Ph + 5,55 Ch + 14,35 He + 3,24 Cr + 6,94 Th Bảng 3. Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Dạng sống Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th Số lƣợng 151 12 31 7 15 Tỷ lệ (%) 69,92% 5,55% 14,35% 3,24% 6,94% Bảng 4. Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Dạng sống Các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ Ph Số loài 129 70 7 Tỷ lệ (%) 70,49 58,33 15,9 Ch Số loài 8 11 3 Tỷ lệ (%) 4,37 9,16 6,81 He Số loài 31 20 17 Tỷ lệ (%) 16,93 16,66 38,83 Cr Số loài 5 6 1 Tỷ lệ (%) 2,73 5,0 2,27 Nguyễn Văn Tường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 47 - 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Th Số loài 10 13 16 Tỷ lệ (%) 5,48 10,85 36,19 Tổng 183 120 45 Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thảm thực vật Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh Kết quả nghiên cứu về cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh tại khu vực xã Ký Phú, chúng tôi chỉ nghiên cứu ở hai trạng thái Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh, do thảm cỏ mật độ cây tái sinh còn quá thấp nên chúng tôi chƣa đề cập đến ở bài báo này. Số liệu đƣợc thống kê ở bảng 5. Từ kết quả bảng 5 cho thấy: Ở trạng thái thảm cây bụi phục hồi sau nƣơng rãy có tổng số 20 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 3256 cây/ha và có 9 loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Ở trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau nƣơng rãy có 25 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ 3959 cây/ha, trong đó có 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở bảng 6. Từ kết quả trên có thể thấy là - Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt biến động từ 75,80% (Rừng thứ sinh) đến 80,03%(Thảm cây bụi). Điều đó chứng tỏ các loài cây gỗ chủ yếu là tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tƣơng lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi. - Phẩm chất cây tái sinh: Tỷ lệ cây tốt biến động từ 59,33% đến 62,26%, cây trung bình từ 23,92% đến 24,93% và cây xấu từ 12,81% đến 16,75%. Nhƣ vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lƣợng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên, hoặc có thể kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế (vì mật độ cây tái sinh còn thấp), nuôi dƣỡng cây tái sinh mục đích (Vàng anh, Trám trắng, Dẻ gai, ...) nhằm nâng cao chất lƣợng rừng, phù hợp mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phòng hộ kết hợp kinh tế. Đặc điểm phân bố cây tái sinh Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Kết quả đƣợc tổng hợp ở bảng 7 Bảng 5. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ở hai trạng thỏi TTV TT Thảm cây bụi Rừng thứ sinh Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) 1 Sau sau 520 15,97 Chẹo Ấn độ 560 14,14 2 Xoan 473 14,52 Vàng anh 420 10,60 3 Ba soi 350 10,74 Trám trắng 383 9,67 4 Màng tang 253 7,77 Vạng trứng 361 9,11 5 Vạng trứng 217 6,66 Xoan nhừ 321 8,10 6 Đom đóm 212 6,51 Xoan 301 7,60 7 Lấu 207 6,35 Ba soi 247 6,23 8 Thàu táu 177 5,43 Màng tang 223 5,63 9 Thừng mực mỡ 164 5,03 Dẻ gai Ấn độ 203 5,12 10 Lim vang 197 4,97 11 loài khác 675 21,03 15 loài khác 743 18,83 Tổng 20 3256 100 25 3959 100 Nguyễn Văn Tường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 47 - 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 6. Chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh Trạng thái TTV N/ha Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Thảm cây bụi 3256 59,33 23,92 16,75 2606 80,03 650 19,97 Rừng thứ sinh 3959 62,26 24,93 12,81 3001 75,80 958 24,20 Bảng 7. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai trạng thái TTV Cấp chiều cao (cm) Thảm cây bụi Rừng thứ sinh N ( c/ha) Tỷ lệ ( %) N ( c/ha) Tỷ lệ (%) I ( <50) 775 23,80 705 17,80 II ( 51- 100) 1011 31,05 1110 28,03 III ( 101-150) 668 20,51 990 25,00 IV ( 151-200) 405 12,43 716 18,08 V ( >200) 397 12,21 438 11,09 Tổng 3256 100 3959 100 Qua kết quả bảng 7 cho thấy mật độ cây tái sinh ở thảm cây bụi là 3256 cây/ha, rừng thứ sinh là 3959 cây/ha. Tuy nhiên sự biến động này là không rõ ràng, mật độ cây tái sinh ở trạng thái thảm cây bụi và rừng thứ sinh tập trung nhiều ở cấp chiều cao II (51-100cm), mật độ biến động từ 1011 cây/ha đến 1110 cây/ha (chiếm tỷ lệ từ 28,03% - 31,05 %); Ở cấp chiều cao I (<50cm), biến động từ 705- 775 cây/ha, (chiếm 17,80%- 23,80%); Ở cấp chiều cao III (101-150cm), biến động từ 668- 990 cây/ha, (chiếm 20,51% - 25,00%); Ở cấp chiều cao IV (151-200cm), biến động từ 405- 716 cây/ha, (chiếm 12,34%-18,08%). Mật độ cây tái sinh thấp nhất ở cấp chiều cao V (> 200cm) biến động từ 397 cây/ha-438cây/ha, (11,09%-12,21%). Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang Kết quả nghiên cứu đƣợc thông kê ở bảng 8 Kết quả trên cho thấy phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang ở trạng thái thảm cây bụi có dạng phân bố cụm, còn ở rừng thứ sinh có dạng phân bố ngẫu nhiên. Đề xuất một số biện pháp lâm sinh phục hồi thảm thực vật Từ kết quả nghiên cứu nói trên, để đẩy nhanh quá trình diễn thế phục hồi rừng cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tuỳ theo từng đối tƣợng cụ thể. - Trạng thái thảm cây bụi: Do thời gian phục hồi từ 7 - 9 năm tuổi, độ che phủ 60-70%, mật độ cây tái sinh 3256 cây/ha với 59,33% cây tái sinh có chất lƣợng tốt thì căn cứ vào chức năng của rừng nếu là rừng phòng hộ thì áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp luỗng phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng. Nếu là rừng sản xuất thì có thể áp dụng các giải pháp sau: Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao (lim, dẻ, trám...), trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng nhƣ các loài cây tái sinh. Ngoài ra cần ngăn cản sự phá hoại của con ngƣời, gia súc và phòng ngừa cháy rừng nhằm bảo vệ thảm thực vật tái sinh tự nhiên. - Đối với rừng thứ sinh thời gian phục hồi 17 - 19 năm: Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hƣớng tăng sản lƣợng gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thƣa và khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Bồ đề, Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi, ...) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của ngƣời dân. Song quá trình khai thác Nguyễn Văn Tường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 47 - 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 phải bảo đảm đúng quy trình, khai thác bảo đảm tái sinh rừng và vệ sinh rừng. Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trƣởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dƣỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tƣơi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dƣỡng để sinh trƣởng. Song việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị đạt trên 1000 cây/ha. Bảng 8. Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang ở hai trạng thái TTV Các trạng thái TTV N/ha Số k/c đo  r U Kiểu phân bố Thảm cây bụi 3256 36 0,3256 0,556 - 4,19 Cụm Rừng thứ sinh 3959 36 0,3959 0,850 0,83 Ngẫu nhiên KẾT LUẬN 1. Đặc điểm về thành phần loài, dạng sống thực vật trong các trạng thái nghiên cứu là khá phong phú và đa dạng. Đã thống kê đƣợc 216 loài thuộc 170 chi, 75 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Mộc tặc, Thông đất, Dƣơng xỉ, Mộc lan). Trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống (Ph, Ch, Cr, He, Th). 2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các trạng thái TTV: Số loài cây tái sinh biến động từ 12-19 loài (rừng thứ sinh), trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành có từ 9-10 loài (thảm cây bụi). Mật độ cây tái sinh dao động từ 3256 - 3959 cây/ha. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao II (51-100cm), biến động từ 1011-1110 cây/ha. Mật độ cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở rừng thứ sinh có kiểu phân bố ngẫu nhiên, ở thảm cây bụi là phân bố cụm. Nguồn gốc cây tái sinh từ hạt dao động từ 75,80% (thảm rừng thứ sinh) đến 80,03% (thảm cây bụi), từ chồi lần lƣợt là 24,20% và 19,97%. Cây tái sinh có chất lƣợng tốt đạt 59,33%, trung bình 23,92%, xấu 16,75% (ở rừng thứ sinh), ở thảm cây bụi tƣơng tự là 62,26%, 24,93% và 12,81%. 3. Bƣớc đầu đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng, đáp ứng nhu cầu kinh tế cải thiện đời sống và môi trƣờng trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục. [3]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam , Montreal. [4]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. SUMMARY CHARACTERISTICS OF STRUCTURE AND NATURAL REGENERATION OF SOME FLORAL SOCIETIES IN KY PHU COMMUNE, DAI TU DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Van Tuong1, Le Ngoc Cong2* 1Tuyen Quang Department of Education and Training 2College of Education - TNU Ky Phu Commune quite diverse in the types of vegetation. There are four types of existing carpet and development here is: Ferest on soily mountain, secondary forest, savana, secondary surb. The flora of the Ky Phu Commune (Dai Tu district , Thai Nguyen province) is quite rich in species composition. Have listed 216 species, 170 genera, 75 families of 4 vascula plant phyla: Equisetophyta, Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Magnoliophyta. The characteristics of the species, density, distribution and quality of regenerated plants showed that the natural regeneration capacity in the study area tends to increase, should facilitate the process so that by means of technical specific silvicultural vegetation status to achieve higher efficiency. Key words: Ky Phu Commune, vegetational cover, secondary forest, savana, secondary surb. * Tel: 0915.462404

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32596_36387_158201214112dacdiemcautrucvataisinh_2851_2052762.pdf
Tài liệu liên quan