Thế giới mà chúng ta đang sống đang phát triển như vũ bão. Vậy mà trên trái đất của chúng ta vẫn còn biết bao trẻ thơ đang sống lang thang trên khắp các nẻo đường, hè phố, đó là những trẻ không nơi nương tựa.
Trên trái đất của chúng ta có bao nhiêu trẻ thơ đang được sống trong những gia đình giàu sang quyền quý, cha mẹ chúng có nhiều quyền lực trong xã hội?
Nhưng trên trái đất của chúng ta vẫn còn biết bao trẻ thơ đang bơ vơ, không cha mẹ, gia đình? Tại sao vậy?
Có người mẹ nào khi sinh con ra lại không mơ ước cho con mình có cuộc sống đầy đủ, trở thành con người sống có ích, có ý nghĩa, có vị trí, vị thế, được công bằng như những trẻ thơ khác trong xã hội.
Bất cứ trẻ em nào khi cất tiếng khóc chào đời, bước vào xã hội đều thông qua các mối quan hệ xã hội, trong đó mối quan hệ thiêng liêng nhất đó chính là quan hệ mẫu tử? Bất cứ đứa trẻ nào đều mơ ước trở thành đứa con ngoan trong gia đình, được sống với cha, mẹ ấm cúng và hạnh phúc, lớn lên sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Nhưng thực tế xã hội đang diễn ra không phải như vậy?
Trải qua những năm tháng của cuộc đời trẻ thơ đã diễn ra biết bao sự bất công, sự phân biệt đối xử, sự phân hoá giàu nghèo. Nhiều trẻ đã bị xô đẩy vào những cuộc sống đầy bất hạnh, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần, mất mát nhiều quyền lợi của chính mình, khuyết thiếu nhiều chức năng chức xã hội
Hãy nhìn vào cuộc đời của những trẻ thơ đã rời bỏ gia đình yêu thương để vào cuộc sống “bụi đời”. Các em là ai vậy?
- Các em là những trẻ sống trong gia đình nghèo khổ, bố mẹ lao động không đủ kiếm sống, bố mẹ không có khả năng lao động, buộc các em phải ra đi kiếm sống nơi thành thị.
- Các em là những trẻ thơ sống trong các gia đình bố mẹ bị khủng hoảng về tình cảm, bố mẹ ly hôn, để lại cho các con sống bơ vơ, không nơi nương tựa.
Mục lục:
I. Thực trạng cuộc sống của các em trong các gia đình sau li hôn:
II. Cộng đồng tổ chức xã hội và người lớn đối với các em trong các gia đình sau ly hôn.
Kết luận.
Nghiên cứu này gồm 14 trang
14 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đời của những trẻ không nơi nương tựa. Người lớn nghĩ gì về chúng (Nghiên cứu trường hợp trẻ em trong các gia đình sau ly hôn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc đời của những trẻ không nơi nương tựa.
Người lớn nghĩ gì về chúng
(Nghiên cứu trường hợp trẻ em trong các gia đình sau ly hôn)
Thế giới mà chúng ta đang sống đang phát triển như vũ bão. Vậy mà trên trái đất của chúng ta vẫn còn biết bao trẻ thơ đang sống lang thang trên khắp các nẻo đường, hè phố, đó là những trẻ không nơi nương tựa.
Trên trái đất của chúng ta có bao nhiêu trẻ thơ đang được sống trong những gia đình giàu sang quyền quý, cha mẹ chúng có nhiều quyền lực trong xã hội?
Nhưng trên trái đất của chúng ta vẫn còn biết bao trẻ thơ đang bơ vơ, không cha mẹ, gia đình? Tại sao vậy?
Có người mẹ nào khi sinh con ra lại không mơ ước cho con mình có cuộc sống đầy đủ, trở thành con người sống có ích, có ý nghĩa, có vị trí, vị thế, được công bằng như những trẻ thơ khác trong xã hội.
Bất cứ trẻ em nào khi cất tiếng khóc chào đời, bước vào xã hội đều thông qua các mối quan hệ xã hội, trong đó mối quan hệ thiêng liêng nhất đó chính là quan hệ mẫu tử? Bất cứ đứa trẻ nào đều mơ ước trở thành đứa con ngoan trong gia đình, được sống với cha, mẹ ấm cúng và hạnh phúc, lớn lên sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Nhưng thực tế xã hội đang diễn ra không phải như vậy?
Trải qua những năm tháng của cuộc đời trẻ thơ đã diễn ra biết bao sự bất công, sự phân biệt đối xử, sự phân hoá giàu nghèo. Nhiều trẻ đã bị xô đẩy vào những cuộc sống đầy bất hạnh, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần, mất mát nhiều quyền lợi của chính mình, khuyết thiếu nhiều chức năng chức xã hội…
Hãy nhìn vào cuộc đời của những trẻ thơ đã rời bỏ gia đình yêu thương để vào cuộc sống “bụi đời”. Các em là ai vậy?
- Các em là những trẻ sống trong gia đình nghèo khổ, bố mẹ lao động không đủ kiếm sống, bố mẹ không có khả năng lao động, buộc các em phải ra đi kiếm sống nơi thành thị.
- Các em là những trẻ thơ sống trong các gia đình bố mẹ bị khủng hoảng về tình cảm, bố mẹ ly hôn, để lại cho các con sống bơ vơ, không nơi nương tựa.
I. Thực trạng cuộc sống của các em trong các gia đình sau li hôn:
a/ ở
Thực ra, khi cha mẹ ly hôn, các em đều mong muốn cha mẹ đoàn tụ để được sống chung với cha mẹ như trước, còn khi không thực hiện được mong ước đó, các em có quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ. Qua thực tiễn quan sát và nghiên cứu, cho thấy có nhiều loại hình về nơi ở của các em: ở với mẹ, với cha, với ông bà nội, ngoại, anh chị, người thân hoặc ở tại nhà tình thương, mái ấm.
Bảng 1: Các em ở với ai sau khi gia đình ly hôn
Trẻ em sống với ai
Tần suất
Tỉ lệ %
Bố
6
6.7
Mẹ
38
42.2
Mẹ kế hoặc bố dượng
7
7.8
Ông bà (nội, ngoại)
10
11.1
ở nơi cấp dưỡng tập trung
27
30
Sống lang thang
2
2.2
Tổng
90
100
(Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra)
Biểu đồ 1: Trẻ em sống với ai sau khi bố mẹ ly hôn
(Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra)
Qua kết quả nghiên cứu và xử lý tương quan (bảng 2), cho thấy các em rất thích ở với mẹ (gần 50%) còn ở với bố rất ít. Các em hầu như cảm thấy không thích khi ở với mẹ kế, bố dượng.
Bảng 2: Tương quan người mà các em hiện đang sống cùng
với cảm nhận của các em
Người trẻ em hiện sống cùng
Total
Bố
Mẹ
Mẹ kế hoặc bố dượng
Ông bà (nội, ngoại)
ở nơi cấp dưỡng tập trung
Sống lang thang
Rất thích
Tần suất
1
11
14
26
% theo dòng
3.80%
42.30%
53.80%
100.00%
% theo cột
16.70%
28.90%
51.90%
28.90%
Bình thường
Tần suất
4
16
4
4
11
39
% theo dòng
10.30%
41.00%
10.30%
10.30%
28.20%
100.00%
% theo cột
66.70%
42.10%
57.10%
40.00%
40.70%
43.30%
Không thích
Tần suất
1
2
3
5
11
% theo dòng
9.10%
18.20%
27.30%
45.50%
100.00%
% theo cột
16.70%
5.30%
42.90%
50.00%
12.20%
Rất buồn chán
Tần suất
9
1
1
2
14
% theo dòng
64.30%
7.10%
14.30%
14.30%
100.00%
% theo cột
23.70%
10.00%
7.40%
100.00%
15.60%
Tổng
Tần suất
6
38
7
10
27
2
90
% theo dòng
6.70%
42.20%
7.80%
11.10%
30.00%
2.20%
100.00%
% theo cột
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Từ kết quả khảo sát theo mẫu đến kết quả thống kê, có thể khẳng định rằng, sau khi bố mẹ ly hôn, các em ở với mẹ hay với bố vẫn có tâm trạng buồn chán, cảm thấy thiếu thốn tình cảm như cũ. Các em thích ở với mẹ vì đó là tình cảm thiêng liêng của các em, được mẹ nuôi dưỡng từ khi ra đời. Có nhiều gia đình nghèo túng nhưng con vẫn thích sống với mẹ và người mẹ cũng tần tảo ngày đêm để cho con có miếng ăn, tấm áo để mặc. Em Lê Văn Hưng 15 tuổi, là học sinh giỏi (lớp 8) xã Đa Tốn, em rất thương bố mẹ nhưng khi ly hôn em ở với mẹ. Em thông cảm với mẹ vì bố thường xuyên xung đột với mẹ làm cho gia đình không ổn định. Do thương mẹ nên em rất chịu khó lao động giúp mẹ và chăm chỉ học tập. Nhưng em cũng cảm thấy rằng, so với bạn bè đầy đủ bố mẹ, cũng cảm thấy tủi thân, không biết sau này sẽ ra sao?.
b. Ăn, mặc, sức khoẻ của các em ra sao?
Các em ở đâu, ở với ai không tách rời với ăn, uống, sức khoẻ của các em. Sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của trẻ em là mục đích của nhiều gia đình và của xã hội. Cha, mẹ và ông bà với bề dày kinh nghiệm với tình yêu thương đã mất nhiều công sức nuôi dạy, chăm sóc ăn, uống, sức khoẻ, bảo vệ trẻ trọn vẹn. Nhưng ly hôn giữa bố và mẹ tất nhiên ảnh hưởng nhiều đến những nhu cầu thiết yếu này.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, trẻ em nói chung được ăn uống đầy đủ, nhất là ở Hà Nội. Nhưng với các em trong các gia đình sau ly hôn, ăn uống và sức khoẻ có khó khăn hơn. Các em được ăn no thường xuyên có 67,8%, còn lại là không được no đủ, có khi phải nhịn đói do nhường nhịn nhau, do ở với gia đình bố dượng, mẹ kế đông con. Cá biệt, có em phải thường xuyên nhịn đói (5,6%).
Dù bất cứ tuổi nào các em cũng không lý thú trong các bữa ăn khi bố mẹ đã ly hôn. Bởi vì đời sống tinh thần bị khủng hoảng đã chi phối các em, kể cả thời gian bố mẹ ly hôn đã 3 năm, các em vẫn chưa nguôi.
Trong xã hội hiện nay, nhiều nơi, nhiều gia đình vẫn còn phân biệt “con chung”, “con riêng” nên có nhiều ảnh hưởng đến các cháu thuộc các gia đình sau ly hôn. Em Nguyễn Thị Hiền, xã Đa Tốn, sau khi bố mẹ ly hôn, em ở với mẹ. Lúc đầu, hai mẹ con yêu thương nhau, ăn uống no đủ thoải mái. Nhưng khi mẹ đi bước nữa - lấy chồng, em ăn uống thiếu thốn, người chồng này (bố dượng) phải nuôi hai đứa con riêng, sức khoẻ lại không tốt, đi làm hôm làm, hôm nghỉ. Mọi việc do mẹ em lo tất. Ngày vẫn đủ hai bữa ăn, nhưng không bữa nào em được ăn no, sức khoẻ của em sút đi nhiều. Mẹ em rất thương em nhưng phải đối phó với quá nhiều khó khăn của gia đình mới.
Khác với hoàn cảnh ở với mẹ của em Hiền, em Bùi Văn Hưng, cùng thôn, ở với bố mẹ ly hôn. Em Hưng có hai anh em, Hưng là anh, còn em gái ở với mẹ. Sống với bố nhưng vẫn nhớ và thương mẹ. Trong những năm đầu, muốn ăn gì, cần gì, bố đều chiều và đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Những tháng làm được nhiều tiền, bố cho tiền, cho may quần áo. Nhưng ít lâu sau, bố có bạn gái, bố bỏ đi suốt ngày, không quan tâm đến con nữa. Sau đó bố lấy vợ kế, thế là em ở cùng với bố và mẹ kế. Ăn uống lúc đầu thì chu đáo, đầy đủ, nhưng dần dần cũng không được như trước, bữa ăn, bữa không, thức ăn thiếu thốn. Mẹ kế đối xử bình thường, không có tình cảm gì, chỉ quan tâm đến bố thôi. Bố cũng không quan tâm đến con trai như trước.
Rõ ràng, dù ở với bố hay với mẹ, đứa trẻ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời trẻ em.
Gia đình
- Cha, mẹ
- Các thành viên
- Chăm sóc thai sản
- Dinh dưỡng
- Bồi bổ thể lực
- Phòng chống bệnh dịch
- Điều trị bệnh tật
Sức khoẻ
trẻ em
Cộng đồng
Đối chiếu với gia đình ly hôn
Gia đình
mẹ kế
- Dinh dưỡng
- Phòng chống bệnh dịch
- Điều trị bệnh tật
- Bồi bổ thể lực
Gia đình
bố dượng
Gia đình
người thân
Cộng đồng
Sức khoẻ
trẻ em
c. Học hành của các em vừa là nhu cầu và là quyền lợi của các em.
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã xác định rằng: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành” (Điều 38) và Luật Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em cũng đã nêu ra: Trẻ em có quyền được học tập và bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập Khoản 1, Điều 10, Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
, “Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập”. Gia đình và cha mẹ đều mong muốn cho con em được học hành đến nơi đến chốn. Dù nghèo khó đến đâu cũng chắt chiu, thắt lưng buộc bụng để cho con đi học. Hà Nội lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho các em đi học. Do đó, số trẻ trong các gia đình sau ly hôn đa số vẫn được tiếp tục đi học (85,6%). Qua toạ đàm nhóm các ông bố, bà mẹ ly hôn và cán bộ xã ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc học tập của con cháu.
Bảng 3: Việc học tập của các em trong các gia đình sau ly hôn
STT
Thực trạng
Tần suất
Tỷ lệ %
1
Đang đi học
77
85.6
2
Chưa bao giờ được đi học
1
1.1
3
Đã bỏ học
8
8.9
4
Chưa đến tuổi đi học
4
4.4
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Biểu đồ 2: Học tập của các em trong gia đình sau ly hôn
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Bảng 4: Đánh giá kết quả học tập của các em
trong các gia đình sau ly hôn
Phân loại kết quả học tập
Tần suất
Tỉ lệ %
Tỉ lệ % thực
% tích luỹ
Loại giỏi
7
7.7
9.1
9.1
Loại khá
27
30.0
35.1
44.2
Loại trung bình
41
45.6
53.2
97.4
Loại yếu kém
2
2.2
2.6
100
Tổng thực
77
85.6
100
Không trả lời
13
14.4
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
d. Nhìn lại những người bạn cũ.
Trong đời sống tinh thần của các em, quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội thân thương là yếu tố rất quan trọng trong cuộc đời của các em. Khi các em cất tiếng khóc chào đời, mở đầu quan hệ thiêng liêng nhất của con người, quan hệ mẫu - tử. Từ đó đến khi lớn lên, biết bao quan hệ thân thương, bạn bè đến với các em. Nhưng quan hệ này dần dần thêu dệt nên cuộc đời của các em.
Nay bố mẹ chia tay nhau, các em cảm thấy bơ vơ khi nhìn lại các quan hệ bạn bè của mình. Một câu hỏi đặt trong tâm trí của các em: Bạn bè nghĩ gì về ta? Có khinh ta không? Có thương và thông cảm với ta không? Ta đến với bạn bè thế nào? Tự trọng ? tự ti? xấu hổ? ngượng ngùng?…
Bảng 5: Các em đến với bạn bè ra sao?
Tần suất
Tỉ lệ %
% thực
% tích luỹ
Bình thường
20
22.2
22.2
22.2
Không thoải mái
42
46.7
46.7
68.9
Thường xuyên trốn tránh bạn bè
28
31.1
31.1
100
Tổng số
90
100
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Phân tích đã chứng tỏ trong quan hệ bạn bè, các em còn nhiều mặc cảm, và bản thân không thoải mái khi đến với bạn bè (46,7%) không những thế, nhiều em còn thường xuyên trốn tránh bạn bè 31,1%. Như vậy, có tới 77,8% các em còn ngại ngùng, xấu hổ, không muốn gần gũi thân mật với bạn bè như trước. Nhiều em, thời gian bố mẹ ly hôn đã 2, 3 năm mà vẫn còn xa lánh bạn bè. Tình hình này, càng kéo dài càng làm cho tâm trạng buồn bã, cô đơn, lẻ loi của các em kéo dài thêm, hạn chế các em trong sự phát triển. Trong bối cảnh ấy, nếu các em được bạn bè quan tâm, thông cảm với các em thì đời sống tinh thần của các em phong phú hơn, giảm dần “bầu không khí căng thẳng” trong cuộc sống hàng ngày của các em.
e. Vui chơi giải trí của các em từ ngày bố mẹ ly hôn: Vui chơi, giải trí, một trong những nhu cầu cơ bản và cũng là quyền lợi của các em. Vui chơi, giải trí vừa làm cho các em năng động, giảm bớt những lo âu sầu cảm. Trong vui chơi, giải trí, các em được rèn luyện lối sống và hành vi có văn hoá. Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Học gắn liền với vui chơi, vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thiếu nhi… Trong vui chơi cũng có giáo dục” Chủ tịch Hồ Chí Minh - thư gửi Hội nghị Cán bộ phụ nữ nhi đồng tháng 11/1949
Đối với các em thuộc các gia đình sau ly hôn, vui chơi giải trí có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các em.
Bảng 6: Thực trạng vui chơi văn nghệ của các em trong gia đình sau ly hôn
Tần suất
Tỷ lệ %
Thường xuyên
4
4,6
Thỉnh thoảng
17
19,5
Không bao giờ
66
75,9
Không trả lời
3
3,3
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Bảng 7: Các em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hoá
Tần suất
Tỷ lệ %
Thường xuyên
2
2,3
Thỉnh thoảng
9
10,3
Không bao giờ
76
87,4
Không trả lời
3
3,3
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Bảng 8: Các em đi xem phim, ca nhạc trong gia đình sau ly hôn
Tần suất
Tỷ lệ %
Thường xuyên
4
4,6
Thỉnh thoảng
34
39,1
Không bao giờ
49
56,3
Không trả lời
3
3,3
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Cuộc sống thực tế của các em trong các gia đình sau ly hôn đang làm cho các em phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Vậy các em suy nghĩ gì trong bối cảnh này?
Bảng 9: Nguyện vọng của trẻ em trong các gia đình ly hôn
TT
Nguyện vọng
Tần suất
Tỷ lệ %
1
Được học tập
57
63,3
2
Được ở cùng với cả bố và mẹ
68
75,6
3
Được mọi người giúp đỡ
50
55,6
4
Được mọi người trong gia đình yêu thương
63
70,0
5
Được ăn no
24
26,7
6
Được mặc đầy đủ
17
18,9
7
Được bảo vệ an toàn
18
20,0
8
Được vui chơi giải trí
43
47,8
9
Được tham gia ý kiến với người lớn
6
6,7
10
Được người lớn tôn trọng
3
3,3
11
Mong muốn khác
10
11,1
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Làm thế nào để hiểu được “Thế giới bên trong của các em? Mỗi em một cảnh ngộ, mỗi tuổi một tâm tư. Các em suy nghĩ nhiều nhưng khó nói ra. Qua nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu là phỏng vấn sâu và trao đổi nhóm kết hợp nghiên cứu, quan sát môi trường mà các em đang sống. Nhiều tâm tư, nguyện vọng, khó mà nêu ra được hết. Bảng kết quả trên đây chỉ đề cập đến một số nét cơ bản thuộc nguyện vọng, suy nghĩ của các em. Nguyện vọng sâu xa hơn cả là mong muốn bố mẹ được đoàn tụ (75,6%) để được cùng với bố mẹ như trước đây. Em Nguyễn Trọng Đạt con anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Lục (Đội 16, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) vừa buồn vừa trình bày tâm trọng của mình: “Cháu mơ ước bố mẹ cháu về ở với nhau”. Hầu như tất cả các em thuộc các gia đình ly hôn ở xã Đa Tốn đều có nguyện vọng như vậy. Không riêng xã Đa Tốn mà hầu hết các em thuộc gia đình ly hôn ở Hà Nội đều mong muốn như vậy (gần 93%). Trong những lúc toạ đàm với bà mẹ, ông bố ly hôn, cũng đều nhắc đến tâm trạng đó của con cái. Anh Nguyễn Văn Tặng - Đội 7 và chị Chu Thị Lớn - xã Kiêu Kị do nghi ngờ nhau về bạn trai của mẹ và bạn gái của bố dẫn đến ly hôn, nhưng điều băn khoăn suy nghĩ về mong ước của con cái: muốn bố mẹ đoàn tụ! Mong ước của con cái về sự đoàn tụ của bố mẹ đã có ý nghĩa ít nhiều trong quá trình hoà giải đối với những gia đình tan vỡ như gia đình anh Lê Ngọc Hùng và chị Vũ Thị Loan ở xã Đa Tốn. Bố mẹ đoàn tụ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho các em. Cùng với mong ước được bố mẹ đoàn tụ, các em lúc nào cũng muốn mọi người trong gia đình yêu thương mình (gần 70%). Mong ước này thể hiện sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Vắng cha, vắng mẹ, vắng người thân thương, các em vừa bơ vơ, vừa cảm thấy không nơi nương tựa, nhưng với lòng tự trọng, các em ngại nói ra, để ấp ủ trong lòng, không biết bộc bạch cùng ai! Lúc này là lúc các em cảm nhận về chính bản thân mình và tự phán xét về mình. Chắc chắn là, nhiều em có lòng tự tin và cũng tự thấy mình đáng yêu và cũng chỉ có một nhu cầu cơ bản là cần “tồn tại” để xây dựng cuộc đời cho mình và cho người khác. Chính vì thế, giờ phút thân thương, xa cách cha mẹ các em càng thấy giá trị của tình yêu thương của cha mẹ, càng nhớ nhung và mong chóng được đoàn tụ. Và cũng chính vì thế, lúc này hơn lúc nào hết, các em tự nghĩ rằng, học tập là nguyện vọng cơ bản không thể thiếu được trong cuộc hành trình của tuổi trẻ. Điều rất vui mừng cho các bậc cha mẹ, cho gia đình và xã hội là đa số các em đều mong muốn được học hành đến nơi đến chốn, coi đó là lẽ sống của mình.
II. Cộng đồng tổ chức xã hội và người lớn đối với các em trong các gia đình sau ly hôn.
Trẻ em - gia đình - cộng đồng và tổ chức xã hội là một hệ thống, một cấu trúc gắn kết với nhau. Cấu trúc này đã in sâu trong truyền thống của xã hội Việt Nam. Trong cấu trúc này, gia đình dù là “một tế bào xã hội”, “một thiết chế xã hội”, “một nhóm xã hội”… thì bao giờ gia đình cũng là cơ sở cơ bản nhất của con người và có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về tâm sinh lý của trẻ em, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc đời xứng đáng với vai trò và vị trí xã hội của mình.
Nhưng nay, bố mẹ chia tay nhau, gia đình “ấm cúng, yêu thương và hạnh phúc” của các em không còn nữa, các em phải sống trong mô hình mới - mẹ kế, bố dượng… trung tâm nuôi dưỡng - một mô hình mà đa số các em không mong muốn. Các em bắt đầu nếm những “cay đắng” của cuộc đời trẻ thơ, đối mặt với nhiều cách thức của môi trường xã hội. Những mơ ước, nhu cầu và quyền lợi cơ bản của các em dần dần bị bỏ quên. Trước bối cảnh mới của cuộc sống, các em đã bộc lộ mong muốn được mọi người giúp đỡ (56,6%) và được bảo vệ an toàn (20%). Trước đây các em ít nghĩ đến cộng đồng và các tổ chức xã hội, nhưng nay các thiết chế này lại có vai trò rất thân thiết đối với các em, trở thành chỗ dựa của các em. Nhiều tổ chức và cộng đồng đã quan tâm, chăm sóc các em, nhất là xã, phường.
Xã Đa Tốn, một làng ngoại thành, một trong những xã điển hình của Thủ đô Hà Nội, với một chính quyền vững mạnh, một cộng đồng tiêu biểu, nơi gửi gắm của nhiều gia đình, phụ nữ và trẻ em, nhất là những gia đình ly hôn, phụ nữ cô đơn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Với sự quan tâm của xã, các em trong các gia đình ly hôn đều được tiếp tục đi học và nhiều em học giỏi (40%), tiêu biểu như em Lê Văn Hưng (lớp 8) và em Nguyễn Trọng Đạt (lớp 3). Không những trong làng xã, mà trong cả trường học, nhiều thầy, cô giáo cũng thông cảm và chăm sóc các em có hoàn cảnh tương tự. Cô Quế, một giáo viên có nhiều kiến thức về công tác xã hội và là chủ nhiệm một lớp cấp II tại trường T.V. đã tâm huyết, quan tâm các em có hoàn cảnh gia đình bị khủng hoảng, phổ biến là gia đình ly hôn. Cô đã yêu thương các em và thông cảm với bố mẹ các em, chăm chút các em học hành, rèn luyện tốt. Lớp do cô chủ nhiệm gần như là nơi “đất mát cò đậu” là tổ ầm của đa số các em thuộc các gia đình ly hôn.
Hà Nội có điều kiện thuận lợi trong việc giúp đỡ và chăm sóc các em hơn các tỉnh. Do đó, đa số các em thuộc các gia đình ly hôn trong toàn thành phố đều được đi học và nhiều em được trợ cấp xã hội để học tập. Đối với những em cần tiêm chủng phòng bệnh thì đa số đều được tiêm chủng đầy đủ.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu toạ đàm, nhiều cơ sở cộng đồng, nhiều tổ chức xã hội vẫn còn bàng quan, thờ ơ trước sự mong đợi của các em, của các bà mẹ cô đơn nuôi con một mình. Ngay tổ chức gần gũi nhất với các bà mẹ, với các em, đó là Hội phụ nữ cũng chỉ có 14,4% thường xuyên quan tâm và 74,4% chưa bao giờ quan tâm. Cùng với Hội phụ nữ, Uỷ ban Dân số - Gia đình và trẻ em là một trong những cơ quan của nhà nước, có trách nhiệm trực tiếp quan tâm tới các gia đình, tới các thương mại thì việc quan tâm thường xuyên cũng chiếm 14,4% và tỷ lệ chưa bao giờ quan tâm cũng khá cao (52,2%).
Bảng 10: Sự quan tâm của Hội phụ nữ
Tần suất
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Thường xuyên quan tâm
13
14.4
14.6
Thỉnh thoảng quan tâm
9
10.0
10.1
Chưa bao giờ quan tâm
67
74.4
75.3
Tổng
89
98.9
100
Không trả lời
1
1.1
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Bảng 11: Sự quan tâm của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em
Tần suất
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Thường xuyên quan tâm
13
14.4
14.6
Thỉnh thoảng quan tâm
29
32.2
32.6
Chưa bao giờ quan tâm
47
52.2
52.8
Tổng
89
98.9
100
Không trả lời
1
1.1
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Còn các bộ máy chính quyền địa phương là những cơ quan quyền lực có đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất, cũng chỉ có 14,4% cơ sở quan tâm thường xuyên và 72,2% chưa bao giờ quan tâm. Bảng 41 sau đây đã nói rõ:
Bảng 12: Sự quan tâm của chính quyền địa phương
Tần suất
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Thường xuyên quan tâm
13
14.4
14.6
Thỉnh thoảng quan tâm
11
12.2
12.4
Chưa bao giờ quan tâm
65
72.2
73.0
Tổng
89
98.9
100
Không trả lời
1
1.1
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Trong hệ thống tổ chức, qua quan sát và nghiên cứu, nhà trường lại là cơ quan quan tâm nhiều hơn cả. Có tới 21,1% là quan tâm thường xuyên và 23,3% thỉnh thoảng có quan tâm.
Ngoài ra, các tổ chức khác trong làng, xã, phường, quận, huyện của thành phố hầu như không quan tâm đến. Qua bảng 43 sau đây, ta thấy:
Bảng 13: Sự quan tâm của các tổ chức khác
Tần suất
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Thường xuyên quan tâm
1
1.1
1.1
Thỉnh thoảng quan tâm
1
1.1
1.1
Chưa bao giờ quan tâm
87
96.7
97.8
Tổng
89
98.9
100
Không trả lời
1
1.1
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Nhìn lại hệ thống tổ chức xã hội, từ tổ chức đoàn thể đến hệ thống chính quyền, qua tâm tư của các em, của các bà mẹ, qua ý kiến của cán bộ địa phương, càng thấy rõ các cơ quan quyền lực, các tổ chức xã hội còn bànờ ơ đối với các gia đình và trẻ em trong các gia đình ly hôn. Điều này, không những không đáp ứng được sự mong đợi của các em mà còn không tạo điều kiện cho các em thực hiện được những nhu cầu và quyền lợi cơ bản của mình.
Các em đã bi quan càng bi quan hơn, nhiều rủi ro dễ đến với các em. Một số em do có nhiều mặc cảm, do thiếu sự chăm sóc giáo dục của gia đình và cộng đồng, đã rơi vào tình trạng nghiện hút, chơi bời thiếu văn hoá, có em đã vi phạm pháp luật. Ngay giữa thủ đô Hà Nội, các em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật ngày càng tăng.
Qua bảng thống kê của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em có 565/DSGDTE ngày 26/12/2002) cho thấy:
Bảng 14: Trẻ em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật
Lứa tuổi làm trái pháp luật
2000
2001
2002
Dưới 9 tuổi
6
Từ 10-12 tuổi
1
6
4
Từ 12-14 tuổi
4
2
3
Từ 14-16 tuổi
6
10
3
Từ 16-18 tuổi
11
9
8
Tổng số
28
27
18
Nguồn: Báo cáo thống kê của Uỷ ban DSGĐTE 2002
Ngoài thành phố Hà Nội, một số tỉnh nông nghiệp như tỉnh Hà Nam hoặc tỉnh miền núi như tỉnh Sơn La, số trẻ em trong các gia đình ly hôn làm trái pháp luật tuy không lớn nhưng đang trở thành vấn đề xã hội cần được quan tâm.
Kết luận.
Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn là một trong những đối tượng cần được công tác xã hội quan tâm. Công tác xã hội làm thế nào tháo gỡ cho các em để các em có thể khôi phục lại những mất mát của tuổi thơ, khôi phục lại những quyền mà Công ước quyền trẻ em đã công bố? Làm thế nào để các em trở về với “gia đình”, với “học đường”, được vui chơi, học hành và bình đẳng như mọi trẻ em khác: Vấn đề không phải chỉ vận dụng phương pháp công tác xã hội với các em? cá nhân các em? nhóm? mà phải vận dụng:
- Phương pháp công tác xã hội với cá nhân các em.
- Phương pháp công tác xã hội với cha, mẹ đẻ, mẹ kế, cha dượng hoặc người đỡ đầu.
- Phương pháp công tác xã hội với cộng đồng, chính quyền địa phương.
Phương pháp công tác xã hội với trường học.
Nhân viên công tác xã hội có tình yêu thương các em, trở thành người tư vấn, môi giới, bắc cầu để các em được hưởng các dịch vụ xã hội, để chính quyền, cộng đồng quan tâm chăm sóc các em trưởng thành.
Nhân viên công tác xã hội thực hiện được các chức năng của mình, cần trang bị một số kiến thức và kỹ năng về sự phát triển, cụ thể là:
Kiến thức về tâm lý trẻ: các giai đoạn phát triển của trẻ.
Kiến thức về sức khoẻ tâm thần và chăm sóc sức khoẻ tâm thần vì hầu hết các em đều có biểu hiện trầm cảm, khủng hoảng tinh thần.
Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của các em.
Kiến thức về nguồn lực thích hợp, về các dịch vụ trong cộng đồng, đưa vào kế hoạch chăm sóc (case plan)./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cuộc đời của những trẻ không nơi nương tựaNgười lớn nghĩ gì về chúng (Nghiên cứu trường hợp trẻ em trong các gia đình sau ly hôn).doc