Màn hình ngày càng phổ biến trong các thiết bị điện tử đặc biệt là laptop và dtdd, nó là thành phần khá quan trong, sao ta không cùng tìm hiểu chút về chúng.
Công nghệ màn hình hiện tại và tương lai
LCD được dự đoán sẽ thống lĩnh cả thị trường TV và PC trong năm 2008. Plasma cũng mất dần ưu thế trước sản phẩm tinh thể lỏng, trong khi giấy điện tử vẫn chỉ được ứng dụng hạn chế. Các phương pháp sản xuất màn hình phổ biến nhất hiện nay là CRT, LCD, plasma, LED và e-paper.
23 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cùng tìm hiểu về công nghệ màn hình nào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Màn hình ngày càng phổ biến trong các thiết bị điện tử đặc biệt là laptop và dtdd, nó là
thành phần khá quan trong, sao ta không cùng tìm hiểu chút về chúng.
Công nghệ màn hình hiện tại và tương lai
LCD được dự đoán sẽ thống lĩnh cả thị trường TV và PC trong năm 2008. Plasma cũng
mất dần ưu thế trước sản phẩm tinh thể lỏng, trong khi giấy điện tử vẫn chỉ được ứng
dụng hạn chế. Các phương pháp sản xuất màn hình phổ biến nhất hiện nay là CRT, LCD,
plasma, LED và e-paper.
CRT - công nghệ bóng đèn hình
Ảnh: CS-Software.
CRT sử dụng màn huỳnh quang và ống phóng tia cathode tác động vào các điểm ảnh để tạo sự
phản xạ ánh sáng. CRT thể hiện màu trung thực, sắc nét, tốc độ phản ứng cao, phù hợp với
game thủ và các chuyên gia thiết kế, xử lý đồ hoạ. Tuy vậy, nó cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích
và tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác.
CRT được ưa chuộng tại những khu vực như Trung Quốc, châu Á - Thái Bình Dương, Trung Âu
và châu Phi vì giá rẻ hơn những công nghệ khác.
LCD - tinh thể lỏng
Ảnh: HouseDigital.
Màn hình tinh thể lỏng được đánh giá cao hơn CRT nhờ kiểu dáng thanh mảnh và khả năng tiết
kiệm điện. LCD được cấu tạo từ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân
cực và cường độ của ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Mỗi pixel được
chia làm ba ô màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Những ô đó có thể được điều chỉnh một cách độc
lập để sản sinh hàng nghìn, thậm chí hàng triệu màu.
Ưu điểm của loại màn hình này là mỏng, nhẹ, phẳng, không chiếm diện tích trên bàn làm việc,
tiết kiệm điện năng và được cho là ít ảnh hưởng đến sức khỏe như công nghệ bóng đèn hình.
Tuy nhiên, LCD có độ tương phản thấp hơn CRT, thời gian phản ứng chậm hơn plasma, hạn chế
về góc nhìn và hay gặp lỗi chết điểm ảnh. Màn hình tinh thể lỏng đời mới đang được khắc phục
những nhược điểm trên và giới phân tích hy vọng công nghệ này sẽ có mặt trong khoảng 50%
màn hình được xuất xưởng năm 2008.
Một biến thể phổ biến của tinh thể lỏng là TFT, sử dụng công nghệ transistor màng mỏng (thin
film transistor) để cải thiện chất lượng hình ảnh. TFT được dùng nhiều trong màn hình TV, máy
chiếu và điện thoại di động.
PDP - plasma
Ảnh: Guide-to-plasma-tv.
Tấm nền plasma được sản xuất chủ yếu cho màn hình cỡ lớn (trên 37 inch). Giữa hai tấm kính là
những tế bào nhỏ chứa hỗn hợp khí xeon và neon. Khi tiếp xúc với nguồn điện, lớp khí gas này
sẽ chuyển thành thể plasma (khí ion hóa có số hạt mang điện âm - dương tương đương nhau)
và sản sinh ánh sáng.
Trong một thời gian dài, màu sắc ưu việt, tốc độ phản ứng nhanh, góc nhìn rộng hơn khi so sánh
với LCD đã khiến plasma trở thành màn hình lý tưởng cho truyền hình độ phân giải cao HDTV.
Người sử dụng cũng ngầm coi LCD chỉ phù hợp với màn hình nhỏ và không thể cạnh tranh với
plasma trên thị trường sản phẩm cỡ lớn (trên 40 inch hay 100 cm).
Những tiến bộ trong công nghệ tinh thể lỏng cộng với thế mạnh sẵn có về trọng lượng, giá cả,
tiết kiệm điện và độ phân giải phong phú cho HDTV khiến LCD trở thành đối thủ đáng gờm của
PDP. Cuối 2006, TV LCD đã thâm nhập được vào thị trường trên 40 inch mà plasma từng thống
lĩnh.
LED - màn hình diode phát quang
Ảnh: EnGadget.
Mỗi điểm LED (light emitting diode) là một diode nhỏ, phát sáng nhờ sự vận động của electron
trong môi trường bán dẫn. Để chiếu sáng toàn bộ màn hình, các đèn nền LED phải được đặt
tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu. Việc sắp xếp như vậy giúp điều chỉnh độ sáng chính
xác đến từng điểm ảnh, tạo sự tương phản tốt hơn và loại bỏ hiện tượng lệch màu tại các góc
mà màn hình LCD chiếu sáng nền bằng đèn huỳnh quang thường gặp phải.
Đèn LED tốn ít điện hơn những thiết bị phát sáng khác, nhưng màn hình càng lớn càng cần trang
bị nhiều LED nên chi phí sản xuất cũng tăng lên. Giá cả chính là một trong những nguyên nhân
khiến công nghệ này vẫn chưa phổ biến bởi người dùng phải bỏ ra số tiền gấp 2-3 lần để sắm
TV LED so với TV thông thường.
E-paper - màn hình giấy điện tử
Ảnh: TrustedReview.
Giấy điện tử được làm từ chất dẻo chứa các hạt tích điện nhỏ xíu, có khả năng chuyển động và
thay đổi hình ảnh hiển thị trên giấy. E-paper không phát sáng mà hấp thụ và phản xạ ánh sáng tự
nhiên nên người đọc cảm thấy dễ chịu hơn so với nhìn vào màn hình máy tính. "Giấy" này nhẹ,
có thể uốn cong, tiết kiệm năng lượng và trong tương lai chi phí sản xuất cũng sẽ rẻ hơn các
công nghệ khác.
Điểm yếu của giấy điện tử là tốc độ đổi màu chậm và độ tương phản thấp. Nhưng cũng như
LCD, những vấn đề đó sẽ dần được khắc phục. Sony là hãng đầu tiên giới thiệu sản phẩm giấy
điện tử ra thị trường vào tháng 4/2004. Hiện nay, một số báo Mỹ và Pháp đang thử nghiệm việc
phát hành nội dung trên e-paper.
OLED - công nghệ diode phát sáng hữu cơ
Màn hình OLED của Sony. Ảnh: TrustedReviews.
OLED, còn được gọi là LEP (Light Emitting Polymer) hoặc OEL (Organic Electro-Luminescence),
sử dụng hợp chất hữu cơ để sản sinh ánh sáng khi tương tác với dòng điện. Hợp chất này được
in theo hàng ngang và dọc lên một lớp polymer, hình thành ma trận pixel với những màu sắc
khác nhau.
OLED tự tỏa sáng nên không cần đèn nền như LCD, giúp tiết kiệm tới 40% điện năng, mỏng và
có độ phân giải màu cao so với công nghệ tinh thể lỏng. OLED có thể được "in" trên bất cứ chất
nền phù hợp nào bằng công nghệ in ấn màn hình, nhờ đó đòi hỏi chi phí thấp hơn và có thể
được dùng để sản xuất màn hình uốn dẻo hoặc tích hợp trong quần áo. OLED còn có góc nhìn
rộng và thời gian phản ứng nhanh (0,01 phần triệu giây so với 8-12 phần triệu giây của LCD).
Điểm yếu của OLED là chất hữu cơ sẽ bị thoái hóa trong quá trình sử dụng nên tuổi thọ sản
phẩm không dài, chỉ khoảng 14.000 giờ trong khi thời gian tồn tại của LCD, LED và PDP có khả
năng lên đến 60.000 giờ. Sony đã trình diễn màn hình OLED 11 inch đầu năm 2007 và ngành
công nghiệp sẽ cần thêm thời gian để xây dựng những tấm nền lớn tương đương LCD.
SED - kỹ thuật phát xạ điện tử dẫn bề mặt
TV SED được Toshiba và Canon giới thiệu năm 2006 và hứa hẹn sản xuất đại trà sau Olympics Bắc Kinh 2008.
Tuy nhiên, Toshiba đã từ bỏ tham vọng này. Ảnh: Gizmodo.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ SED (Surface-conduction Electron-emitter Display) giống
màn hình CRT. Nhưng thay vì dùng ống cathode cồng kềnh ở phía sau để phóng tia điện tử tới
các pixel, SED sử dụng những bộ truyền electron nhỏ được gắn ngay sau mỗi điểm ảnh. Nhờ đó
SED mỏng hơn LCD và plasma trong khi thừa hưởng góc nhìn rộng, độ tương phản, phân giải
màu và thời gian phản ứng của CRT (0,2 phần triệu giây).
Hãng Canon khẳng định SED còn tiêu thụ ít điện năng hơn màn hình tinh thể lỏng. Tuy vậy,
tương lai của công nghệ này khá mờ nhạt do Canon hiện là công ty duy nhất sản xuất màn hình
SED.
LCoS - tinh thể lỏng silicon
Mẫu TV LCoS của JVC. Ảnh: EnGadget.
LCoS (Liquid crystal on silicon) đang được ứng dụng trong màn hình máy chiếu. Trong khi LCD
projector dùng chip truyền ánh sáng qua tinh thể lỏng thì với công nghệ LCoS, tinh thể lỏng được
đưa trực tiếp lên bề mặt chip.
Kỹ thuật này mang đến hình ảnh sắc nét hơn LCD và plasma cũng như có tiềm năng lớn trong
việc sản xuất TV độ phân giải cao với chất lượng đáng nể và chi phí sản xuất không đắt đỏ.
Tuy nhiên, công nghệ này không dễ triển khai nên nhiều hãng, trong đó có Intel, đã quay lưng lại
với LCoS. Hiện nay có khoảng bốn công ty theo đuổi công nghệ này, trong đó có Sony và JVC.
Một số hãng khác như Sony ứng dụng kỹ thuật này vào các dòng máy chiếu còn JVC cũng dự
định cho ra mắt TV LCoS với giá 3.300-4.496 USD.
TV laser - màn hình chiếu sáng bằng laser
Mô hình TV laser của Mitsubishi. Ảnh: CNet.
TV laser là giải pháp cải tiến cho LCD, DLP (máy chiếu) và LCoS. Ba công nghệ này đòi hỏi
nguồn sáng riêng và sử dụng bóng đèn để phát ánh sáng trắng, sau đó mới tách thành chùm
sáng đỏ, xanh lục và xanh lam. TV laser thay thế bóng đèn bằng tia laser, cho phép hệ thống
hiện thị gần như tất cả các màu mà mắt thường nhìn thấy được. Nó cũng sử dụng điện năng chỉ
bằng 2/3 TV máy chiếu trước (rear projection) trong khi giá cả, trọng lượng và độ mỏng giảm một
nửa so với plasma và LCD.
Tuy nhiên, TV laser được cho là có hại cho mắt và cần được trang bị các bộ lọc khuếch tán ánh
sáng để giảm nguy cơ. Dù được nhắc đến từ 1966, phương pháp này vẫn chưa đạt được chất
lượng như mong đợi. Ngày 7/1, tại triển lãm điện tử gia dụng CES 2008 ở Las Vegas (Mỹ),
Mitsubishi Digital Electronics America đã cho ra mắt TV laser đầu tiên của họ với màn hình 65
inch, hỗ trợ HD.
Những công nghệ màn hình đang được thử nghiệm
Ống nano carbon
Ứng dụng ống nano carbon vào màn hình tinh thể lỏng là một trong những giải pháp hứa hẹn sẽ
giảm chi phí sản xuất, tăng độ phân giải và chất lượng hình ảnh cho thiết bị. Công nghệ này cũng
giống mô hình CRT, nhưng sử dụng tập hợp ống nano thay thế cho các dạng nguồn sáng truyền
thống như bóng đèn hoặc diode phát quang để phản chiếu hình ảnh lên màn hình.
Nguồn sáng trong màn hình hiện nay khá tốn kém, như đèn nền trong TV LCD 37 inch chiếm
38% chi phí sản xuất sản phẩm và tăng lên 50% trong màn hình 40 inch. Ống nano rẻ hơn, dẫn
điện tốt hơn kim loại, có thể phát sáng và giảm mức điện năng tiêu thụ. Samsung từng xây dựng
thử nghiệm màn hình ống nano 15 inch trong năm 2006.
Màn hình tinh thể nano
Một công nghệ màn hình khác cũng đang được nghiên cứu phát triển là Nanocrystal Display, sử
dụng cơ robot để điều khiển các lăng kính nhỏ khi có ánh sáng trắng chiếu xuyên qua chúng.
Sau đó, những tia sáng này sẽ được phân tách và sản sinh màu trên màn hình.
Người ta có thể thu được tần số ánh sáng cụ thể bằng cách xoay hình lăng trụ. Tinh thể nano rất
linh hoạt, uốn cong theo ý muốn và chi phí sản xuất có thể sẽ thấp hơn màn hình tinh thể lỏng.
Bảng thống kê các công nghệ hiển thị hình ảnh
MGR (theo VnExpress)
Tìm hiểu về công nghệ OLED và AMOLED
Tương lai dành cho màn hình OLED đang rộng mở. Ngày mà OLED thay thế LCD
không còn xa, bất chấp việc màn hình tinh thể lỏng LCD đang phát triển mạnh mẽ,
tuy nhiên xu hướng của thời đại mới chắc chắn sẽ nghiêng về OLED, trở thành
dòng sản phẩm thay thế cho thế hệ màn hình CRT xuất hiện trên những chiếc Tivi
đầu tiên của thế kỉ trước, tinhte.vn xin mời bạn đọc tìm hiểu về công nghệ OLED
trong bài viết sau đây.
Airblade14
Tìm hiểu về công nghệ LED, OLED, AMOLED
1.LED:
LED(viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là các điốt có khả
năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu
tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.
LED hoạt động giống như các loại điốt bán dẫn loại p-n. Đó là sự chuyển động qua lại
lẫn nhau của các lỗ trống (tích điện +) và các điện tử tự do (tích điện -) nhằm cân bằng
điện tích giữa 2 khối bán dẫn: khối p và khối n. Quá trình này diễn ra liên tục và tạo ra 2
trạng thái xen kẽ ở mỗi lớp: tích điện + (thừa lỗ trống, thiếu điện tử), tích điện - (thiếu lỗ
trống, thừa điện tử), tất nhiên sự cân bằng điện tích có xảy ra nhưng chỉ trong 1 th.gian
cực ngắn.
Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại
gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá
trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy (đỏ, vàng, lục,
lam,...) hoặc các bức xạ điện từ (hồng ngoại, tử ngoại) có bước sóng gần đó, tùy theo
mức năng lượng giải phóng mà ánh sáng có màu sắc khác nhau.
Ứng dụng của LED hiện nay khá rộng rãi trong các thiết bị điện, điện tử như TV LED,
đèn trang trí, đèn giao thông, dùng trong remote ở các đồ điện tử thông dụng (LED hồng
ngoại)
Công nghệ LED được sử dụng trong TV.
Sử dụng công nghệ LED khiến TV đạt được độ hiển thị màu tốt với kích thước rất mỏng
Điểm mạnh của LED là gọn nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên LED đã xuất hiện
1 số điểm yếu như dễ bị hỏng do điện thế ngược (do tích chất định hướng-điốt của nó),
ưu điểm tiết kiệm năng lượng (ít phát nhiệt) dẫn đến điểm yếu của đèn giao thông sử
dụng LED: ở những vùng có tuyết, do ít phát nhiệt nên các đèn giao thông ko đủ đốt
nóng chảy tuyết bám trên đèn, làm tài xế ko thấy được đèn giao thông, gây bất tiện, có
thể khiến tắc nghẽn giao thông.
2.OLED:
OLED (Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ) là công nghệ tân tiến
hơn LED với hiệu suất chiếu sáng cao hơn, tuổi thọ dài hơn.
Hình ảnh minh họa công nghệ OLED
Các tấm OLED đạt được độ mỏng ấn tượng (~1.7mm) và hầu như không tỏa nhiệt khi
phát sáng nên OLED hiện là công nghệ đang thu hút nhiều nhà thiết kế thiết bị phát sáng,
kiến trúc sư. Màn hình OLED tạo ra ánh sáng khuyếch tán đồng bộ và hoạt động được
trên những tấm vật liệu siêu mỏng.
Ứng dụng: OLED hiện đang được sử dụng làm màn hình điện thoại di động, 1 số ít
model TV gần đây của Samsung, Sharp, Panasonic... và gần đây là Zune HD của
Microsoft.
Những tấm vật liệu mỏng và dẻo sử dụng công nghệ OLED
Gần đây nhất, ngày 31/12/2009, các kỹ sư Anh thuộc công ty LOMOX Ltd. đã nhận sự
tài trợ từ tổ chức chống biến đổi khí hậu Carbon Trust để nghiên cứu nhằm tạo ra tấm dán
tường OLED, tạo nên các bức tường phát quang nhằm thay thế bóng đèn-một trong
những nguồn thải khí Cacbonic vô cùng phổ biến.
3.AMOLED
AMOLED (Active Matrix Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ ma
trận động) là công nghệ màn hình tiên tiến nhất hiện nay.
Có thể hiểu, công nghệ AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán
dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác
động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel.
Về ưu điểm, có thể kể sơ lược các ưu điểm nổi bật của AMOLED so với các loại khác:
Hình ảnh có độ tương phản cao, gia tăng độ chi tiết & độ sâu của hình ảnh.
Thời gian đáp ứng nhanh, góc nhìn rộng.
Ít chịu ảnh hưởng từ môi trường ngoài, vẫn hiển thị hình ảnh tốt dưới ánh sáng
trực tiếp.
Chịu tác dụng lực cơ học tốt hơn các loại công nghệ màn hình khác, tạo nên độ
bền cao.
Tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 50% đến 70%.
Bảng so sánh AMOLED và TFT
Ứng dụng: Samsung là công ty đầu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi công
nghệ AMOLED cho sản phẩm của mình.
Các sản phẩm của Samsung sử dụng công nghệ AMOLED đã hiển thị hình ảnh rất tốt
như Omnia, Omnia II, Omnia HD. Trong khi đó các nhà sản xuất điện thoại di động lớn
khác cũng đang thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ AMOLED cho sản phẩm của mình
như Nokia, Apple iPhone, v.v...
Kết luận: Các công nghệ tiên tiến như OLED, AMOLED rất hữu dụng trong lĩnh vực, với
khả năng uốn cong nhờ tính chất dẻo của vật liệu, độ bền cao, tiết kiệm điện gấp 2-3 lần
sản phẩm TFT, LCD, ko phát nhiệt, ko thải khí carbonic, các công nghệ này sẽ góp phần
đáng kể vào việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, không gây ô nhiễm môi
trường.
Cutimat1mi
Super AMOLED là gì?
Super AMOLED là công nghệ hiển thị được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần
đây. Tuy nhiên có thể các bạn chỉ quan tâm đến những trải nghiệm thực tế mà
không biết hết các đặc tính quan trọng tạo nên sức mạnh hiển thị tuyệt đối của loại
màn hình này. Vậy thì đâu là những điều cần biết về Super AMOLED?
Super AMOLED là từ viết tắt của cụm từ Super Active-Matrix Organic Light-
Emitting Diode, đây là một công nghệ được phát triển từ AMOLED. Xin lưu ý để
bạn đọc phân biệt, Super AMOLED và AMOLED cùng một công nghệ hiển thị, nó
chỉ khác nhau về công nghệ cảm ứng. Cụ thể là trong khi màn hình cảm ứng
AMOLED được tạo thành bởi một lớp kính cảm ứng bên ngoài lớp hiển thị thì
Super AMOLED đã loại bỏ đi được một trong 2 thành phần đó, tức là nó tích hợp
sẵn các phần tử cảm ứng ngay trên màn hình hiển thị. Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng
Super AMOLED đã trở thành công nghệ hiển thị trên di động được đánh giá tốt
nhất hiện nay.
Từ những con số...
Thay đổi cấu trúc chưa phải là tất cả, Samsung đã cố gắng tối ưu hóa hiệu năng
hoạt động của Super AMOLED. Vì thế cho dù AMOLED đã có rấ nhiều ưu điểm
nhưng Super AMOLED còn mạnh hơn thế nữa. Dưới đây là những con số sẽ khiến
bạn yên tâm hơn khi sử dụng một thiết bị có màn hình Super AMOLED (so sánh
với AMOLED):
- Giảm 20% điện năng tiêu thụ
- Phản xạ ít hơn 80% lượng ánh sáng mặt trời
- Góc nhìn 180 độ
- Sáng hơn 20%
- Độ tương phản 100,000:1
Thật ấn tượng. Trong khi thời lượng sử dụng đang là vấn đề được quan tâm hàng
đầu đối với smartphone, Super AMOLED đã khắc phục gần như hoàn toàn. Còn về
góc nhìn và độ tương phản, Super AMOLED thậm chí còn vượt qua nhiều mẫu HD
TV cao cấp trên thị trường. Hẳn bạn còn nhớ các thử nghiệm của GSMarena với
Samsung Wave và Galaxy S? Rất nhiều bạn đã mua được Wave cho mình, chắc
chắn các bạn sẽ tin tưởng vào kết quả thử nghiệm mà chúng tôi cung cấp.
... đến các ứng dụng thực tế.
Do loại bỏ bớt đi một lớp kính cảm ứng, điều đầu tiên chúng ta nhận thấy đó là độ
mỏng của màn hình Super AMOLED. Có thể thấy là các điện thoại cảm ứng dùng
Super AMOLED gần đây của Samsung có độ mỏng đến khó tin, thậm chí Galaxy S
đã trở thành điện thoại Android mỏng nhất thế giới khi sử dụng lại màn hình này.
Có thể với ưu thế về độ mỏng, Samsung sẽ sớm ra mắt điện thoại cảm ứng mỏng
nhất hiện nay, vượt qua cả iPhone 4 của Ap.ple.
Super AMOLED có thể nói là màn hình hiển thị tốt nhất hiện nay dưới ánh sáng
trực tiếp của mặt trời. Điều này có thể hiểu như sau: Các màn hình thông thường do
có một lớp kính bảo vệ, dù có là rất mỏng thì nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện
tượng chiết xuất. Ánh sáng chiếu vào, các tia màu sắc khác nhau sẽ tạo ra một góc
chiết quang khác nhau gây khó khăn cho việc quan sát màn hình. Hơn nữa, ở một
góc nhìn nào đó, ánh sáng sẽ bị phản xã hoàn toàn làm cho góc nhìn nhỏ hơn rất
nhiều. Thực tế các thử nghiệm cho thấy rất rõ điều này. Super AMOLED do được
tích hợp các phần tử cảm ứng lên màn hình hiển thị và đã không gặp phải bất cứ
khó khăn nào trong hầu hết các điều kiện.
Các bạn cũng thấy, rất nhiều điện thoại khi sử dụng tỏa nhiều nhiệt, không phải từ
pin mà là từ màn hình cảm ứng. Nguyên nhân này là do đâu?
Cũng như các thiết bị điện tử khác, các màn hình khi hoạt động cũng tỏa ra nhiệt
độ. Với một lớp gương dầy bên ngoài, nhiệt độ sinh ra tại màn hình thường không
được giải phóng, bị giữ lại và ít nhiều cũng làm giảm tuổi thọ của nó, và cả các linh
kiện bên trong máy. Các bạn sử dụng điện thoại như Omnia HD hay iPhone sẽ cảm
nhận rõ điều này, nhất là khi chơi game hay các chương trình yêu cầu cao về đồ
họa. Như vậy với Super AMOLED, bạn hoàn toàn yên tâm khi không có hiện tưởng
trên xảy ra, giúp tăng tuổi thọ màn hình điện thoại của bạn.
Các thông tin khác
Hiện trên thế giới mới chỉ có 3 mẫu điện thoại sử dụng màn hình Super AMOLED
đó là: Galaxy S, Wave S8500 và Beam I8520. Cũng đã có các tin đồn về các sản
phẩm khác cũng sẽ được trang bị loại màn hình này đó là Galaxy S Pro, Galaxy
Tab... Như vậy, nếu những thông tin trên là chính xác thì ngoài các kích thước 3,3-
inch, 3,7-inch và 4,0-inch, Samsung cũng sẽ mở rộng thêm các loại 7-inch, 8-inch và
cả 10-inch để đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng. Wave S8500 mới được bán tại Việt
Nam cách đây vài ngày và đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người tiêu
dùng. Nhưng chiếc điện thoại được Samsung kỳ vọng hơn chính là Galaxy S, tuy
nhiên thì phải đến tháng sau thì nó mới xuất hiện tại Việt Nam, cho dù là trước đó
Samsung đã ra mắt sản phẩm này tại nhiều quốc gia trên thế giới, và mới đây nhất
là Hàn Quốc.
Samsung hiện là nhà sản xuất màn hình AMOLED lớn nhất thế giới. Hãng đang có
kế hoạch đầu tư 2,11 tỷ USD cho một dây chuyền sản xuất màn hình AMOLED với
khả năng đáp ứng 30 triệu đơn vị mỗi tháng. AMOLED hiện là công nghệ hình ảnh
rất được ưa chuộng hiện nay, vì thế mà nó thường được sử dụng trên các
smartphone cao cấp. Trong khi các thương hiệu khác hiện mới chỉ bắt đầu nâng cấp
sản phẩm của mình với AMOLED thì Samsung đã phổ biến Super AMOLED đến
người tiêu dùng. Samsung cũng khẳng định là sau 18 tháng nữa, họ mới chịu chia sẻ
"miếng ngon" cho các nhà sản xuất khác. Dù trước hay sau, chắc chắn Samsung sẽ
kiếm được một khoản không hề nhỏ từ Super AMOLED. (Hadusa)
(Sưu tập)
Màn hình Super LCD là gì?
Sau khi đọc bài viết HTC thay màn hình AMOLED của Samsung bằng loạt màn
hình SLCD của Sony, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc xem liệu SLCD là cái gì. Thực ra
thì SLCD không phải là cái gì quá cao siêu mà nó rất quen thuộc với chúng ta, chỉ là
được viết và quảng cáo dưới một cách tên khác để tiếp thị mà thôi.
Trong thông cáo báo chí chính thức, HTC đã cho biết SLCD là thế hệ mới nhất của màn
hình LCD, nó chính là viết tắt của Super LCD (dịch là siêu LCD cho giống siêu nhân),
cho chất lượng ngang ngửa với những màn hình AMOLED hiện nay trên các thiết bị của
HTC đồng thời có thêm 1 số đặc điểm ưu việt hơn, chẳng hạn như có hiệu năng sử dụng
pin tốt hơn. Cũng theo lời HTC, SLCD có khả năng quản lý điện năng tốt hơn gấp 5 lần
so với thế hệ LCD trước đó, cho góc nhìn rộng hơn.
SLCD do Sony sản xuất và bạn đừng nên nhầm lẫn nó với liên doanh S-LCD của Sony
và Samsung. Liên doanh S-LCD là một liên doanh sản xuất màn hình giữa 2 hãng có tên
bắt đầu bằng chữ S chứ không hề liên quan gì đến công nghệ màn hình SLCD cả.
Vậy thật sự SLCD là gì? Nó chính là màn hình LCD sử dụng Panel IPS, loại panel màn
hình đã được dùng trên hàng loạt thiết bị di động cao cấp như Apple iPad, iPhone 4 và 1
vài dòng điện thoại Nhật Bản. Tuy nhiên, màn hình SLCD đã được Sony áp dụng công
nghệ VSPEC III cho phép mở rộng góc nhìn ra 160 độ ở cả 4 góc nhìn (trên, dưới, phải,
trái). Không rõ về loại Panel nào mà SLCD sử dụng nhưng theo một số tài liệu mà mình
tìm hiểu được, màn hình di động của Sony (loại dùng VSPEC III, không rõ có dùng panel
IPS hay không) đã đạt đến khả năng hiển thị 65% game màu NTSC và đạt độ tương phản
800:1. Độ tương phản chính là nhược điểm lớn nhất của SLCD so với AMOLED nhưng
mình thật sự không quan tâm lắm vì 800:1 là quá đủ. Nếu từng nhìn vào màn hình có độ
tương phản tương tự của iPhone 4, có lẽ bạn sẽ chẳng cần quan tâm đến thông số này
nữa.
Hình ảnh website thể hiện góc nhìn tốt của SLCD
Việc sử dụng SLCD sẽ giúp HTC giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung màn hình của
Samsung, đồng thời màn hình SLCD sẽ giúp nâng cao độ phân giải, điều mà AMOLED
chưa thể đạt được trong thời gian tới. Nâng cao độ phân giải là rất quan trọng vì nó giúp
các nhà sản xuất khác cạnh tranh với màn hình độ phân giải cao của iPhone 4. Hơn nữa,
màn hình SLCD sẽ dễ dàng nhìn thấy ngoài nắng hơn màn hình AMOLED. Liệu đọc
xong bài viết này, bạn còn nghĩ AMOLED xuống SLCD là một sự hạ cấp phần cứng nữa
hay không?
Thành thật mà nói, mình là người khá hoài cổ và rất tôn trọng những giá trị thương hiệu.
Hơn nữa, mình tin vào những gì bản thân cảm thấy chứ không phải những thông số kỹ
thuật mà nhà sản xuất công bố. Đó chính là lý do mình chưa bao giờ ủng hộ công nghệ
3D hay màn hình AMOLED, Super AMOLED cả. Mình vẫn ưu tiên màn hình IPS hơn
nếu chọn điện thoại, cho dù màn hình đó do Sony, LG, Samsung hay Hitachi sản xuất.
Bạn có thể đọc them bài viết này và này để biết thêm về màn hình IPS, Super AMOLED
hay AMOLED.
Cuối cùng, chưa biết về Super AMOLED nhưng hầu hết các màn hình AMOLED hiện
nay đều được chế tạo theo công nghệ Pen Tile rẻ tiền mà mình đã có dịp nhắc đến trong
bài viết này. Việc sử dụng công nghệ cao cấp như IPS sẽ là một thay đổi rất lớn. Nếu
nhìn video so sánh dưới dây, bạn sẽ thấy sự khác biệt đó. SLCD hơn AMOLED về góc
nhìn trên xuống nhưng lại thua về góc nhìn ngang, màu sắc SLCD cũng tuyệt vời hơn và
không gắt như AMOLED. Chúng ta hãy chờ xem. Chiếc Desire trong video là SLCD,
hãy nhớ nhé.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cùng tìm hiểu về công nghệ màn hình nào.pdf