Công tác tổ chức của chi bộ, đảng bộ cơ sở (lớp bồi dưỡng cấp uỷ viên)

4- Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ: a- K/niệm: "Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng; (bảo vệ quan điểm của CN Mác-Lênin- Tư tưởng HCM). Bảo vệ cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng. Bảo vệ nguyên tắc tổ chức, bảo vệ cán bộ, Đảng viên". b- Vị trí, tầm quan trọng: (2 ND) - Bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận của công tác XD Đảng. Nó là một nhiệm vụ đi liền với quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. - Bảo vệ CTNB là một hoạt động có ý nghĩa sống còn của chế độ, là trách nhiệm của Đảng cộng sản cầm quyền. c- Tổ chức: - TW: Có Ban bảo vệ Chính trị nội bộ - Tỉnh: Có Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (trực thuộc Ban TC) - Huyện: Do Bí thư phụ trách, giúp việc có lãnh đạo + C.viên Ban tổ chức. d- Phương châm: - Tích cực, chủ động, phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện những vi phạm. - Xem xét giải quyết các vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ thận trọng, khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể. đ- Nguyên tắc: - CT bảo vệ chính trị nội bộ tuân thủ nguyên tắc tổ chức của Đảng. - CT bảo vệ chính trị nội bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy. - Thực hiện đúng thẩm quyền về chức năng nhiệm vụ được giao. h- Nhiệm vụ: - Thường xuyên giáo dục CB-ĐV nâng cao tinh thần cảnh giác CM, bảo vệ lập trường, quan điểm CN Mác-Lênin – tư tưởng HCM, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả CM. - Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ ĐV; kỷ luật phát ngôn, quan hệ với người nước ngoài. (Đặc biệt chú ý tới tiêu chuẩn và phẩm chất chính trị của người vào Đảng và khi thực hiện quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ). - Kịp thời ngăn ngừa, không để cán bộ Đảng viên thoái hoá, biến chất về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Không để các phần tử cơ hội, nội gián chui vào hàng ngũ của Đảng, cơ quan Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. g- Thẩm quyền xử lý các nội dung liên quan BVCT Nội bộ: - BVCT NB là trách nhiệm của mọi Đviên và cấp uỷ Đảng các cấp. - Khi phát hiện các vấn đề vi phạm liên quan tới BVCT NB (lịch sử Ctrị của Cbộ ĐV . các điểm nóng về chính trị, nội bộ Đảng mất đoàn kết trầm trọng. Đảng viên+ cấp uỷ cơ sở phải kịp thời báo cáo về cấp uỷ Huyện và tương đương. - Cấp uỷ Đảng từ cấp Huyện trở lên mới đủ thẩm quyền quyết định việc thẩm tra, xem xét, xử lý giải quyết những nội dung liên quan BVCT NB. * Hệ thống phần II cần tập trung: 1- Công tác xây dựng TCCS Đảng: - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt Đảng ở cơ sở tập trung. + Nguyên tắc XD và thực hiện quy chế hoạt động của các cấp uỷ và TC Đảng. + Nguyên tắc TT DC trong thực hiện chế độ TPB và phê bình. + Nguyên tắc TT DC trong XD và ban hành NQ của các TC Đảng. 2- Công tác ĐV: - CT giáo dục ĐV - CT quản lý ĐV - CT phân công công tác ĐV - CT sàng lọc và phát triển đảng viên. 3- Công tác cán bộ: - Lựa chọn CB. - Đánh giá nhận xét CB - Quản lý, giáo dục, rèn luyện CB. 4- CT BVCT Nội bộ: (một số nội dung cơ bản nhất)

doc16 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 12541 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác tổ chức của chi bộ, đảng bộ cơ sở (lớp bồi dưỡng cấp uỷ viên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM =============o0o============= ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SỐ: 4 CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ (Lớp bồi dưỡng Cấp uỷ viên) =========o0o========== Họ và tên: Lê văn Long Huyện uỷ Thạch Thành TRUNG TÂM BD CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Bài: 4 CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CỞ SỞ (Lớp bồi dưỡng Cấp uỷ viên) I-PHẦN I: 1-Giới thiệu: 2-Mục đích, yêu cầu: a- Giúp các đ/c Học viên nhận thức và nắm vững những ND chính sau đây: - Một số vấn đề chung về công tác Tổ chức ở cơ sở. Bao gồm: +Khái niệm về tổ chức và công tác tổ chức Đảng ở cơ sở. +Vị trí vai trò của công tác tổ chức Đảng ở cơ sở. - Một số nội dung về công tác Tổ chức Đảng ở Chi bộ, Đảng bộ cơ sở.Bao gồm: + Xây dựng củng cố TCCS Đảng. + Công tác đảng viên. + Công tác Cán bộ. + Công tác Bảo vệ Chính trị nội bộ. - Từ nhận thức đó, giúp các đ/c Cấp uỷ viên, Bí thư chi bộ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ , có biện pháp chỉ đạo nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCS Đảng, xây dựng đảng ở cơ sở vững mạnh toàn diện. 3-Phương pháp: - Giảng viên truyền đạt từng phần theo đề cương quy định. - Những nội dung trọng tâm, cần thiết- Nói chậm, nhấn mạnh để các đ/c ghi chép. - Những nội dung phân tích, mở rộng, liên hệ nói nhanh để các đ/c tham khảo. - Sau mỗi phần truyền đạt, giảng viên có thể ra câu hỏi kiểm tra học viên nhận thức, tiếp thu bài giảng. 4-Tài liệu tham khảo: -Tài liệu bồi dưỡng Công tác đảng cho BTCB và Cấp UV cơ sở-2007. -Điều lệ Đảng CSVN khoá 10. -Tài liệu bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ công tác Tổ chức, cán bộ. PHẦN II: NỘI DUNG BÀI GIẢNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA C. BỘ, Đ. BỘ CƠ SỞ 1- Khái niệm về tổ chức và công tác tổ chức của đảng: a- Khái niệm về tổ chức: * K/niệm chung: "Tổ chức là sự liên kết con người với con người, theo những nguyên tắc, chế độ, quy định nhất định, nhằm thống nhất về hành động, đạt mục đích do tổ chức đó đề ra". * Trong khái niệm này cần phân biệt rõ: - Tổ chức: Có nhiều loại hình về tổ chức khác nhau: Các tổ chức Kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức Quân sự, tổ chức Chính trị.... - Các điểm chung về các loại hình tổ chức: +Tổ chức đều do con người lập ra, là sự liên kết giữa con người với con người, giữa bộ phận này với bộ phận kia, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của từng cá nhân và các bộ phận riêng lẻ. +Mọi thành viên và từng bộ phận trong tổ chức đều hoạt động thống nhất theo một nguyên tắc, chế độ, quy định nhất định.(Điều lệ) - Điểm khác nhau: + Mỗi tổ chức đều có tôn chỉ, mục đích hoạt động khác nhau. + Nguyên tắc, chế độ, hoạt động của các tổ chức cũng khác nhau. + Cấu tạo hệ thống của mỗi tổ chức cũng có nhiều điểm khác nhau. * K/niệm về tổ chức Đảng: - Là đội tiên phong của giai cấp công nhân bao gồm những Đảng viên là thành viên có chung mục đích, tôn chỉ và chung một lý tưởng. Sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc và quy định của Điều lệ Đảng. - Hệ thống tổ chức Đảng được thành lập thống nhất từ TW đến cơ sở; tương ứng với hệ thống hành chính nhà nước 4 cấp (TW, tỉnh thành, huyện quận, cơ sở) + Lưu ý: Tổ chức Đảng 4 cấp cơ sở: (TCCS Đảng, Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở) Được hiểu: + TCCS Đảng bao gồm Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, được thành lập tương ứng với cấp hành chính Nhà nước ở các cơ sở (xã phường, thị trấn) và ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, hoặc đơn vị cơ sở trong lực lượng công an và quân đội nhân dân. + Phân biệt giữa TCCS Đảng và chi bộ trực thuộc. b- K/niệm về công tác tổ chức của Đảng: * K/niệm: Công tác TC của đảng là: "Sự kiện toàn sắp xếp toàn bộ các mối quan hệ trong cơ cấu, hệ thống tổ chức. Tạo nên một chỉnh thể thống nhất có tính ổn định và bền vững trong cả quá trình hoạt động". (Giải thích K/niệm). Bao gồm: - Những quy định - Những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt. Bắt buộc tất cả các tổ chức Đảng và Đảng viên đều phải chấp hành * Mối quan hệ giữa Tổ chức và công tác tổ chức của Đảng: - Tổ chức Đảng đóng vai trò chủ thể chính. - Công tác tổ chức của Đảng có vai trò phụ trợ với việc kiện toàn, sắp xếp đảm bảo sự ổn định, thống nhất của tổ chức Đảng. c- Chức năng, nhiệm vụ, công tác tổ chức của Đảng: - Công tác tổ chức của Đảng thuộc trách nhiệm của cấp ủy Đảng các cấp (một số quan niệm hiểu sai là của ngành tổ chức, hay Ban tổ chức, dễ dẫn đến buông lỏng, khoán gọn cho CQ chuyên môn...) - Tham mưu cho cấp uỷ các cấp về công tác tổ chức: + Cấp huyện trở lên: Là các Ban Tổ chức - là các cơ quan chuyên môn của cấp uỷ. + Cấp cơ sở: Là Thường trực cấp uỷ, trong đó quy định đ/c Bí thư chịu trách nhiệm chính về công tác tổ chức trước BCH và Đảng bộ, chi bộ. - Nhiệm vụ cụ thể công tác tổ chức của TC Đảng cơ sở: Bao gồm 3 mảng nội dung chính: + Công tác xây dựng tổ chức Đảng. + Công tác Đảng viên + Công tác cán bộ (Truyền đạt cụ thể từng nhiệm vụ ở phần II) 2- Vị trí vai trò công tác tổ chức của TC Đảng cơ sở: "CT tổ chức bảo đảm cho sự thống nhất ý trí và hành động của toàn Đảng bộ, chi bộ và trong toàn Đảng". Vai trò trên được khẳng định vì: (vì 2 lý do sau đây) - Công tác tổ chức Đảng ở cơ sở có vai trò chủ yếu trong việc quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về lĩnh vực tổ chức đến tổ chức Đảng và Đảng viên ở cơ sở. (Đó là các quy định, hướng dẫn, chỉ thị, kế hoạch ... về công tác tổ chức của TW và cấp uỷ các cấp). - Công tác kiện toàn tổ chức, công tác Đảng viên, công tác bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ với trách nhiệm tham mưu của công tác tổ chức ở cơ sở đóng vai trò chủ yếu trong việc ổn định, thống nhất và nâng cao sức mạnh của các tổ chức Đảng cơ sở. (Chủ yếu: vì còn các ngành khác cũng có vai trò này: Chính trị, tư tưởng, kiểm tra Đảng, dân vận của Đảng...). 3- Tham khảo một số nội dung về công tác tổ chức của Đảng bộ Huyện: * Về tổ chức Đảng: Thạch Thành có 61 tổ chức cơ sở Đảng, 361 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở với 5600 Đảng viên sinh hoạt tại 61đơn vị cơ sở gồm: + 28 Đảng bộ xã, thị trấn. + 7 Đảng bộ cơ quan Nông lâm trường, Doanh nghiệp và lực lượng vũ trang. + 26 chi bộ cơ sở thuộc khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ... - Đánh giá chất lượng hàng năm: + TCCS Đảng đạt trong sạch vững mạnh (2006 đạt 41/59= 69,4%, 2007 đạt 43/61=70,3%) + TCCS Đảng hoàn thành nhiệm vụ (2006 đạt 18/59= 30,06%. 2007 đạt 18/61= 28%) - Hệ thống TCCS đảng trong huyện ổn định đảm bảo thường xuyên được kiện toàn và củng cố, vai trò lãnh đạo không ngừng được tăng lên. * Đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở hiện có: 461 đ/c (khối xã 331đ/c). Trong đó: Nữ 68đ/c (14,7%), dân tộc Mường 174đ/c (37,7%). + Tuổi đời bình quân 40,2 + Trình độ THPT 399đ/c (86,5%) + Trình độ chuyên môn Trung cấp trở lên 215 đ/c (46,6%). (Đại học 94đ/c, trên Đại học 4đ/c) + Trình độ chính trị cơ cấp trở lên 374đ/c (81%) (Cao cấp cử nhân 14đ/c). * Đội ngũ Đảng viên hiện có 5.675đ/c. + Tuổi đời bình quân 39, số lượng bổ sung kết nạp hàng năm bình quân trên 300 đảng viên, bị khai trừ đưa ra, chết khoảng 100 đảng viên. Như vậy số đảng viên trong huyện liên tục được tăng lên. - Hầu hết đảng viên ở cấp cơ sở đều phát huy được vai trò tiền phong gương mẫu, đi đầu trong các lĩnh vực phát triển KT-XH, xây dựng chính quyền đoàn thể và làm tốt công tác xây dựng đảng ở cơ sở. Đánh giá chất lượng Đảng viên hàng năm: Năm 2006: - Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 67,1% (2007: 71,8%). (Trong đó ĐV xuất sắc được biểu dương khen thưởng 11,9% (2007:10,8%). - Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ: 32,2% (2007: 27,5%). - Đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ: (0,67%, 2007: 0,7%). * Một số tồn tại cần lưu ý: - Công tác quản lý,giáo dục, rèn luyện Đảng viên ở một số đơn vị cần được quan tâm chặt chẽ hơn. Chú ý các đối tượng: + Đảng viên đi làm ăn xa + Đảng viên sinh hoạt 76 ở các đơn vị cơ quan, đơn vị sự nghiệp + Việc phân công, thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên - Chú ý nội dung và phương pháp lãnh đạo của các chi bộ Đảng (Cụ thể KT ...) - Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đảng viên là cán bộ, lãnh đạo cơ sở (cán bộ đạt chuẩn theo yêu cầu còn rất thấp – 36%, thậm chí một số nơi thiếu cán bộ trầm trọng - Thạch Quảng – vùng cao) * Tóm tại: Mục I cần nắm vững. 1- K/niệm về TC Đảng và công tác tổ chức của Đảng: - TCĐ: - Là đội tiên phong của giai cấp công nhân bao gồm những Đảng viên là thành viên có chung mục đích, tôn chỉ và chung một lý tưởng. Sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc và quy định của Điều lệ Đảng. - Công tác tổ chức của Đảng: Công tác TC của đảng là: "Sự kiện toàn sắp xếp toàn bộ các mối quan hệ trong cơ cấu, hệ thống tổ chức. Tạo nên một chỉnh thể thống nhất có tính ổn định và bền vững trong cả quá trình hoạt động". - Mối quan hệ: + Tổ chức Đảng đóng vai trò chủ thể chính. + Công tác tổ chức của Đảng có vai trò phụ trợ với việc kiện toàn, sắp xếp đảm bảo sự ổn định, thống nhất của tổ chức Đảng. 2- Vị trí, vai trò của công tác tổ chức Đảng ở cơ sở:"CT tổ chức bảo đảm cho sự thống nhất ý trí và hành động của toàn Đảng bộ, chi bộ và trong toàn Đảng". II- MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC Ở CHI BỘ, ĐẢNG BỘ CƠ SỞ: Công tác tổ chức XD Đảng bao gồm 3 mảng nội dung lớn thể hiện sơ đồ sau: Công tác Tổ chức XD Đảng Công tác Đảng viên Công tác Cán bộ Công tác XD, Củng cố TCCS Đảng Công tác BVCT Nội bộ 1- Công tác XD, củng cố TCCS Đảng: (6 nội dung) - Công tác kiện toàn TCCS Đảng. + Các quy định về thành lập tổ chức Đảng. + Hệ thống tổ chức Đảng. + Kiện toàn, Đại hội tổ chức Đảng + Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức và loại hình TCCS Đảng. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. + Quy chế làm việc của tổ chức Đảng. + Chế độ phê bình và tự phê bình trong Đảng + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ra Nghị quyết. - Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ Đảng. - Công tác thi đua – Khen thưởng trong Đảng. - Công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng. - Công tác Đánh giá chất lượng TCCS Đảng. Đối với công tác tổ chức đảng ở cơ sở cần tập trung vào các nội dung chính sau: a- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng: - Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu và cơ bản nhất trong tổ chức và sinh hoạt Đảng đảm bảo cho sự thống nhất ý trí và hành động, tạo nên sức mạnh của Đảng. - Nguyên tắc này còn được áp dụng trong toàn bộ hệ thống chính trị của Đảng (TC Đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị). - Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại điều 9 Điều lệ Đảng (T39). - Tập trung dân chủ trong Đảng được biểu hiện chủ yếu ở 2 hình thức: + Dân chủ trực tiếp: Mọi ĐV trong tổ chức Đảng đều được bàn bạc, thảo luận thống nhất (bỏ phiếu, biểu quyết các nội dụng: ra NQ, kết nạp, kỷ luật ĐV, bầu cử trong Đại hội ĐV). + Dân chủ đại diện: ý trí của TC Đảng hoặc Đảng viên được thể hiện thông qua các cá nhân hoặc tập thể đại diện (thông qua bầu cử...) (Đại biểu ĐH Đảng, cấp uỷ viên các cấp, hội nghị CB chủ chốt...) - Dân chủ và tập trung trong Đảng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. + Dân chủ phải được tập trung thành chủ trương, ý chí của TC Đảng. + Tập trung phải gắn với mở rộng dân chủ, tập trung trên cơ sở dân chủ. + Thiếu một trong 2 nội dung nguyên tắc sẽ bị lợi dụng: (hình thức, gò ép, cá nhân, vô tổ chức, kỷ luật...) - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở cần tập trung vào một số quy định sau: a1- Thực hiện quy chế làm việc của tổ chức Đảng: (Quy chế - quy định về chế độ hoạt động của cấp uỷ và tổ chức Đảng). Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở: Yêu cầu đầu tiên đối với các cấp ủy Đảng là phải xây dựng được quy chế hoạt động của cấp uỷ và tổ chức Đảng. - Quy chế hoạt động của cấp uỷ và tổ chức Đảng phải đảm bảo nguyên tắc: + Tuân thủ các quy định, không được trái với điều lệ Đảng và quy chế của cấp uỷ cấp trên. + Quy định phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện: - Thủ tục ban hành quy chế hoạt động: + Quy chế hoạt động của cấp uỷ, tổ chức Đảng nào do cấp uỷ cấp đó ra quyết định ban hành. + Cấu tạo của quy chế được quy định thành chương, điều theo hướng dẫn của BTC TW (liên hệ thực tế KT ...) - Nội dung quy chế phải đảm bảo được 4 phần chủ yếu sau: + Chương 1: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp uỷ, của tổ chức đảng ( Bí thư, phó bí thư, Đảng uỷ viên) + Chương 2: Chế độ hoạt động và chế độ hội nghị (chế độ sinh hoạt, ra NQ, chế độ thông tin báo cáo, chế độ kiểm tra...) + Chương 3: Mối quan hệ công tác (Chú ý) (Với cấp trên, cấp dưới, với chính quyền, với đoàn thể). + Chương 4: Tổ chức thực hiện. a2- Chế độ tự phê bình và phê bình: - Chế độ tự phê bình và phê bình là nguyên tắc được thể hiện thường xuyên trong sinh hoạt Đảng. Bác Hồ chỉ rõ: "Ngọc càng mài càng sáng; Cán bộ càng rèn luyện càng mau tiến bộ, cán bộ phải dám nhìn thẳng vào sự thật mới sửa chữa được sai lầm, khuyết điểm". * Gồm 2 vế: - Tự phê bình: ĐV hoặc tổ chức Đảng tự nhận xét, đánh giá về bản thân và tổ chức của mình. (yêu cầu: Cụ thể, rõ ràng, trung thực, thành khẩn, cầu tiến bộ) - Phê bình: Tham gia đóng góp, phân tích, bổ sung của TC Đảng và Đảng viên giúp cho ĐV + TC Đảng thấy rõ mặt mạnh, yếu, phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. (yêu cầu: chân thành, cởi mở, đúng mực, xây dựng). - Chế độ tự phê bình và phê bình đảm bảo cho TC Đảng và ĐV vững mạnh, không ngừng nâng cao tính chiến đấu và chất lượng của TC Đảng và ĐV (Liên hệ Điển hình: Kết quả 5 năm thực hiện NQ TW 6 lần 2, không phát hiện được 1 vụ tham nhũng nào). - Các hình thức tổ chức tự phê bình và phê bình trong Đảng: + Đảng viên: Kiểm điểm, tự đánh giá tháng, quý, năm, khi tổ chức có yêu cầu. Nội dung: Kiểm điểm, đánh giá về thực hiện nhiệm vụ ĐV, chức trách nhiệm được phân công. Rèn luyện về đạo đức, phẩm chất. + Cấp uỷ viên: Kiểm điểm, đánh giá hàng năm, cuối nhiệm kỳ, khi TC có yêu cầu. Nội dung: Kiểm điểm về trách nhiệm được giao, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành các nguyên tắc; Chống quan liêu, tham nhũng, trách nhiệm cá nhân với vai trò lãnh đạo của cấp uỷ .... + Tập thể cấp uỷ: Kiểm điểm hàng năm, cuối nhiệm kỳ, khi cấp uỷ cấp trên yêu cầu: Nội dung: Kiểm điểm về chấp hành NQ, chủ trương cấp trên, kết quả thực hiện NQ cấp mình, thực hiện quy chế làm việc, về đoàn kết nội bộ, quản lý tài chính, ngân sách, đất đai.... a3- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ra Nghị quyết: Nghị quyết của các cấp uỷ và tổ chức Đảng chỉ được ban hành và có liệu lực thi hành khi có đủ 2/3 thành viên chính thức trở lên tham gia hội nghị và phải đảm bảo các điều kiện: - Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ, kết quả bầu cử trong Đảng. Phải được quá ½ thành viên chính thức tán thành (ví dụ ....) - NQ về kết nạp ĐV, công nhận chính thức ĐV, khai trừ ĐV, xoá tên ĐV phải được 2/3 thành viên chính thức trở lên tán thành; Cấp uỷ quyết định quá ½ tán thành (ví dụ ...) - Giải tán tổ chức Đảng: 2/3 cấp uỷ cấp trên trực tiếp tán thành, quá ½ cấp quyết định tán thành (ví dụ...) - Cách tính tổng số: + Đại hội đại biểu = tổng số đại biểu chính thức đủ tư cách. + Đại hội ĐV, hội nghị ĐV = tổng số ĐV chính thức – ĐV giới thiệu SHĐảng tạm thời + ĐV MSH vắng mặt + ĐV bị đình chỉ, khởi tố, truy tố, tạm giam (giải thích). + Các cấp uỷ, BTV cấp uỷ, UBKT các cấp = tổng số UV đương nhiệm – thành viên bị đình chỉ SH , khởi tố, truy tố, tạm giam. 2- Công tác Đảng viên: (3 nội dung) - Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên. + Công tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng Đảng viên. + Công tác phân công công tác cho Đảng viên. + Công tác khen thưởng và sàng lọc đội ngũ Đảng viên. + Thực hiện các quy định về nhiệm vụ Đảng viên (ra nước ngoài, chế độ học tập, những điều ĐV không được làm, học tập về tư tưởng đạo đức HCM). + Công tác đánh giá chất lượng Đảng viên. - Công tác quản lý Đảng viên. + Quản lý về chính trị, tư tưởng + Quản lý về trình độ, năng lực công tác. + Quản lý về sinh hoạt, quan hệ XH + Quản lý về đội ngũ ĐV. (Quản lý về thẻ Đảng, HS Đảng viên, Chuyển SH Đảng, MSH Đảng...Quản lý ĐV làm ăn xa, quản lý ĐV 76, ĐV ra nước ngoài ...) - Công tác phát triển Đảng viên: + Phương châm, phương hướng, tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp ĐV. + Quy trình thủ tục kết nạp ĐV. + Kết nạp lại ĐV. + Chuyển chính thức cho ĐV dự bị. Đối với công tác tổ chức đảng ở cơ sở cần tập trung vào các nội dung chính sau: a- Công tác giáo dục ĐV: (Hiện toàn Đảng đang thực hiện cuộc vận động : "hàntapj và làm theo tấm gương đạo đức HCM) a1- Giáo dục về chính trị, tư tưởng : - Mục đích: (có 3 mục đích chính). + Uốn nắn những nhận thức lệnh lạc, quan điểm mơ hồ, biểu hiện dao động, suy giảm niềm tin ... đối với sự lãnh đạo của Đảng. + Tạo sự nhận thức đúng đắn, kiên định về CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM trong giai đoạn CM hiện nay. + Thống nhất ý chí, hành động, thực hiện đúng cương lĩnh, điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Hình thức: (3 nội dung). + Phổ biến thông tin, thời sự, triển khai học tập chỉ thị, NQ, các quy định của Đảng trong sinh hoạt tư tưởng. + Đảng viên tự học tập, nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng, lý luận về CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM. + Thực hiện nghiêm quy định về chế độ học tập của ĐV (QĐ-54/BCT) tăng cường bồi dưỡng về lý luận chính trị đối với đội ngũ ĐV, nhât là ĐV đang giữ các chức danh lãnh đạo ở cơ sở. (Thực hiện kế thừa kinh nghiệm cha ông: Thứ nhất tu tại gia, tu chợ .... tu chùa) a2- Giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng của ĐV: - Mục đích: 3 mục đích. + Đề cao tinh thần đoàn kết, chống CN cá nhân, có lối sống cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. + Gương mẫu trong mọi lĩnh vực, có tinh thần trách nhiệm cao. + Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tích cực, kiên quyết phòng chống quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực khác .... - Phương pháp: (có 3 nội dung) + Phát triển toàn Đảng thực hiện có kết quả cuộc vận động: "học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM" (CT06-BCT). + Tổ chức cho ĐV học tập và thực hiện tốt các quy định của Đảng và Nhà nuớc (Pháp lệnh cán bộ, công chức, Luật phòng chống tham nhũng, luật khiếu nại, tố cáo, quy định 19 điều ĐV không được làm, quy chế dân chủng ...) + Thường xuyên kiểm tra, thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng và đánh giá chất lượng ĐV. a3- Giáo dục nâng cao về trình độ lý luận và chuyên môn: - Mục đích: + Nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý luận (quan điểm, đường lối, nguyên tắc và các quy định của Đảng....) trình độ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ (kiến thức về khoa học, kỹ thuật, nghề nghiệp...) + Tạo điều kiện cho Cbộ, ĐV hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức của hệ thống chính trị (vì ĐV hầu hết đều đảm đương các vị trí lãnh đạo chủ chốt của TC Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể xã hội ...) - Phương pháp : + Cbộ, ĐV phải thực hiện tốt chế độ tự học tập, nghiên cứu (Các NQ, quy định của Đảng, các loại kiến thức về CM, nghiệp vụ) cả trong các loại hình: phương tiện nghe nhìn, tài liệu, thực tiễn công tác. + Tăng cường gửi cán bộ, ĐV đi bồi dưỡng, đào tạo (Cquy+tại chức) tại các trung tâm, trường lớp của Đảng và Nhà nước. b- Công tác quản lý Đảng viên: Bao gồm 4 lĩnh vực sau đây (SGK) - Quản lý về chính trị, tư tưởng. - Quản lý về trình độ, năng lực công tác. - Quản lý sinh hoạt và quan hệ xã hội - Quản lý về đội ngũ ĐV. Ỏ các cấp uỷ cơ sở hiện nay, yêu cầu phải thực hiện tốt một số các khâu đang nổi cộm sau đây: b1- Quản lý về chế dộ SH Đảng và nội dung sinh hoạt Đảng: Thực hiện quy định CT-10(Bộ chính trị) về nâng cao chất lượng SH chi bộ Đảng. + Hình thức SH (định kỳ, chuyên đề, hội diễn, hội thi, SH chính trị ...) + Nội dung sinh hoạt: Tập trung vào 4 nhiệm vụ: - Lãnh đạo về chính trị, tư tưởng. - Lãnh đạo về thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm (CM). - Lãnh đạo củng cố hoạt động CQ+đoàn thể - Thực hiện công tác xây dựng Đảng. + Thực tế qua kiểm tra (65Cbộ trường học, 63 Cbộ trực thuộc CQ+Dnghiệp) - Nhiều đơn vị thực hiện chế độ SH định kỳ chưa nghiêm (QĐ1 tháng/lần) - Nội dung sinh hoạt thiếu, thậm chí ..... chỉ tập trung nhiệm vụ CM. b2- Quản lý về ĐV đi làm ăn xa hoặc công tác lưu động: Đảng viên được quyền lưu động, hoặc đi làm ăn; thời gian không hạn chế nhưng phải đảm bảo quy định: - Nếu ĐV đi công tác (dưới 1 năm) đi học (dứoi 2 năm) đến nơi có tổ chức Đảng thì ĐV đó phải CSH tạm thời đến TC Đảng nơi công tác hoặc học tập để SH đảng. - Nếu ĐV đi làm ăn (MNam) (đi việc tư) phải có giấy xin phép chi uỷ, Đảng uỷ; đóng Đảng phí đều đặn, hàng năm đi về phải có giấy xác nhận về chấp hành pháp luật của chính quyền nơi đến – đi tiếp phải có báo cáo bổ sung. - ĐV đi làm ăn xa, cấp uỷ cơ sở được quyền xét, đưa cào diện tạm MSH. (khi có đủ thủ tục – không phải tính Đảng số trong Đại hội, biểu quyết ...) - Trong thực tế: Việc quản lý Đảng viên làm ăn xa nhiều đơn vị còn rất lỏng lẻo, chưa đảm bảo quy định (ví dụ ...). b3- Quản lý ĐV theo quy định 76-QĐ/TW của Bộ chính trị: - Theo Hướng dẫn 02-HD/TC của BTC Tỉnh uỷ cụ thể về việc thực hiện QĐ-76/BCT. Ngoài thủ tục giới thiệu ĐV về nơi cư trú và nhận xét định kỳ hàng năm. - Cấp uỷ nơi ĐV công tác tối thiểu 1năm/1lần trực tiếp gặp gỡ, làm việc với cấp uỷ nơi cư trú. - Cấp uỷ, chi bộ nơi cư trú tối thiểu 1năm/2lần tổ chức gặp mặt, sinh hoạt với ĐV được giới thiệu về địa phương. - Qua thực tế kiểm tra cơ sở: Cần lưu ý: (đang chủ yếu là hình thức) + Việc lập sổ theo dõi của các cấp ủy (đi-đến) chưa đảm bảo quy định. + Đấu mối gặp gỡ giữa 2 cấp uỷ và Đảng viên nơi cư trú chưa thực hiện được. + Nhận xét hàng năm còn nặng nề về hình thức (nể nhau ...) c- Phân công công tác cho Đảng viên: c1- Đối tượng: - Tất cả ĐV (trừ ĐV được MSH+CT) đều phải được phân công nhiệm vụ. C2- Phương pháp: - Hàng năm (dịp đầu năm) chi bộ rà soát, điều chỉnh; ra NQ phân công công tác cho ĐV, phân công chi uỷ theo dõi, kiểm tra ĐV thực hiện nhiệm vụ. - Cuối năm, ĐV tự đánh giá kết quả; chi bộ xem xét, đánh giá chất lượng ĐV hàng năm (căn cứ vào nhiệm vụ được phân công). c3- Nội dung phân công nhiệm vụ ĐV: - Đối với ĐV khối CQ, DN, đơn vị sự nghiệp (kể cả CBCQ xã, thị trấn, trạm xá, trường học) gồm: + Thực hiện nhiệm vụ ĐV (Đ2 Điều lệ Đảng) + Thực hiện chức trách nhiệm vụ, chuyên môn do chính quyền, CQ đơn vị giao. + Thực hiện nhiệm vụ do tổ chức Đảng, đoàn thể giao. + Thực hiện nhiệm vụ công dân nơi cư trú (QĐ76) - Đối với ĐV: Thuộc các chi bộ nông thôn, khu phố gồm: + Thực hiện nhiệm vụ ĐV (Đ2 Điều lệ Đảng) + Thực hiện các chuyên đề như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển KT hộ gia đình; XD thôn bản, văn minh, gia đình văn hoắ, phòng chống tệ nạn xã hội, đoàn kết khu dân cư, xoá đói giảm nghèo ... + Theo dõi, giúp đỡ quần chúng vào Đảng, giúp đỡ các TC quần chúng hoạt động, giáo dục đoàn viên, học viên. d- Sàng lọc đội ngũ Đảng viên: Đây là một công tác thường xuyên đối với các TCCS Đảng. - Quan điểm của Đảng: Lấy giáo dục, bồi dưỡng giúp đỡ kết hợp với tự phê bình và phê bình nghiêm túc, kiên quyết xử lý kỷ luật thích đáng và đưa ra khỏi Đảng những ĐV không còn đủ tư cách. - Phương châm: Đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời. - Phương hướng: + Đối với những ĐV vi phạm nguyên tắc kỷ luật của Đảng; vi phạm pháp luật phải có biện pháp xử lý kỷ luật, sai lầm đến đâu xử lý đến đó. (tránh trên nhẹ,dưới nặng) + ĐV vi phạm kỷ luật xin ra ra khỏi Đảng phải xử lý kỷ luật trước khi đưa ra khỏi Đảng. - Phương pháp tiến hành: + ĐV bỏ sinh hoạt, bỏ công tác, không đóng Đảng phí 3tháng/năm, giảm sút ý chí, không hoàn thành nhiệm vụ (đã được giúp đỡ, giáo dục mà không tiên bộ thì CB vận động ra khỏi Đảng hoặc xoá tên ĐV). Cbộ xét cho ra khỏi Đảng có quá ½ tán thành. CBộ xét xoá tên có từ 2/3 trở lên tán thành. (Trường hợp đủ đk xoá tên, nhưng qua 3 lần xét, CB không đủ 2/3 biểu quyết thì làm văn bản báo cáo cấp uỷ trên xoá tên). + ĐV vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước phải xử lý kỷ luật, đến mức không còn đủ tư cách thì khai trừ khỏi Đảng. CB xét khai trừ phải đủ 2/3 trở lên tán thành. đ- Công tác phát triển Đảng viên: Phát triển ĐV là 1 biện pháp bổ sung, phát triển, tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của TC Đảng cơ sở. đ1- Phương châm: (3 nội dung) - Coi trọng chất lượng, chống khuynh hướng chạy theo số lượng đơn thuần đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc, không định kiến hẹp hòi. - Kết nạp ĐV gắn với củng cố TC Đảng, làm trong sạch đội ngũ ĐV. - Cảnh giác, đề phòng những phần tử cơ hội, phản động chui vào Đảng. đ2- Phương hướng: - Quan tâm, coi trọng kết nạp những quần chúng ưu tú là TN trẻ, là Cnhân trực tiếp sản xuất. - Chú ý kết nạp ĐV trong ND, trí thức, Cbộ KHKT, công nhân viên, sinh viên, LL vũ trang, phụ nữ, dân tộc ít người. - Quan tâm phát triển ĐV ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm, nơi còn ít hoặc chưa có ĐV. đ3- Tiêu chuẩn kết nạp ĐV: (Đảm bảo 2 nội dung) - Đối tượng là quần chúng ưu tú. - Đối tượng có đủ tiêu chuẩn Đảng viên (Đ1, điều lệ Đảng) đ4- Điều kiện kết nạp vào Đảng: (4 đk sau) - Có đủ 18 tuổi trở lên, thừa nhận, tự nguyện thực hiện cương lĩnh, điều lệ Đảng. - Có đủ tiêu chuẩn ĐV (Đ1, Điều 1) - Có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ (4 nhiệm vụ Đ2, ĐLĐ) - Không vi phạm lịch sử chính trị (quy định Đ2 QĐ 57 BCT-BVCT Nội bộ) đ5- Quy trình công tác kết nạp Đảng: Tập trung làm tốt quy trình 3 bước. - Tạo nguồn đối tượng kết nạp Đảng ...Gồm: - Bồi dưỡng nguồn đối tượng kết nạp, Gồm: + Phân công ĐV chính thức giúp đỡ. + Xét chọn gửi học bồi dưỡng đối tượng. - Thực hiện nguyên tắc, thủ tục kết nạp (theo quy định). + Thủ tục viết đơn, khai lý lịch, xác minh lý lịch. + Chỉ đạo TC quần chúng giới thiệu ĐV ưu tú. + ĐV chính thức viết giấy giới thiệu đảm bảo. + Lấy ý kiến cấp uỷ nơi cư trú ... + Chi bộ xét kết nạp ĐV (đủ 2/3 trở lên tán thành) ra NQ. + Chuyển hồ sơ lên cấp uỷ cấp trên xem xét ... + Sau khi có QĐ kết nạp (cấp uỷ huyện) chi bộ tổ chức lễ kết nạp ĐV, giao nhiệm vụ và tiếp tục phân công ĐV giúp đỡ ĐV dự bị... 3- Công tác cán bộ: (7 nội dung) - Lựa chọn, bố trí, phân công, điều động luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ. - Đánh giá, nhận xét cán bộ. - Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. - Khen thưởng, kỷ luật cán bộ - Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ. Đối với công tác tổ chức đảng ở cơ sở cần tập trung vào các nội dung chính sau: a- Lựa chọn cán bộ: Lựa chọn cán bộ là khâu đầu tiên của công tác cán bộ, trách nhiệm thuộc về cấp uỷ Đảng. a1- Mục đích: Nhằm: - Lựa chọn cán bộ để quy hoạch vào nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, giao nhiệm vụ thử thách và rèn luyện cán bộ. - Lựa chọn cán bộ để bố trí vào bộ máy quản lý ở cơ sở. a2- Yêu cầu của công tác lựa chọn cán bộ: - Đối với cán bộ lựa chọn đưa vào quy hoạch là những đảng viên có đủ phẩm chất năng lực, có triển vọng phát triển, có tuổi đời đủ điều kiện công tác lâu dài. - Đối với cán bộ lựa chọn để bố trí ngay vào các vị trí lãnh đạo quản lý ở cơ sở: Là những đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực; Có đủ tiêu chuẩn cán bộ quản lý theo tinh thần NQ TW 3 khoá 8, quy định về chuẩn hoá các chức danh lãnh đạo quản lý của Bộ chính trị, Ban bí thư và Bộ Nội vụ Chính phủ (các quy định về tuổi đời, trình độ học vấn, trình độ LL, chuyên môn, sức khoẻ ... ví dụ ...) a3- Phương pháp lựa chọn: - Thông qua kết quả hoạt động của các phong trào quần chúng để phát hiện. - Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên. - Nắm chắc các điều kiện tiêu chuẩn và triển vọng của cán bộ, đảng viên (sức khoẻ, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, uy tín ...) => Từ đó lựa chọn, phát hiện những cán bộ, đảng viên có triển vọng đưa vào quy hoạch và giao nhiệm vụ. b- Đánh giá, nhận xét cán bộ: Đánh giá cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, đã được quy định thành quy chế của các cấp uỷ Đảng. (Quy định 50, 51 của Bộ chính trị, Quy chế 02 của BTV Tỉnh uỷ, các quy chế, quy định cụ thể hoá về đánh giá cán bộ của các cấp, các ngành. b1- Mục đích: (2 ND) - Đánh giá cán bộ nhằm phát huy những ưu điểm, mặt mạnh; khắc phục những tồn tại, yếu kém của cán bộ. - Đánh giá cán bộ nhằm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý. b2- Hình thức đánh giá, nhận xét cán bộ: - Đánh giá, nhận xét cán bộ định kỳ hàng năm. - Đánh giá, nhận xét cán bộ trước khi hết nhiệm kỳ. - Đánh giá, nhận xét cán bộ trước khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử để bầu vào các chức danh lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở cơ sở. b3- Nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ: (3ND) - Kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao (khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc, từng vị trí). - Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ (- T.tưởng, chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; - tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm, tinh thần tự phê; - Giữ gìn phẩm chất đạo đức, chống quan liêu tham nhũng; - Tinh thần đoàn kết, quan hệ công tác, thái độ phục vụ ...) - Chiều hướng và khả năng phát triển của cán bộ b4- Xếp loại: Cán bộ được đánh giá, nhận xét xếp thành 3 loại: - Cán bộ hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ - Cán bộ hoàn thành chức trách nhiệm vụ - Cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ => Cấp uỷ nào quản lý cán bộ (theo phân cấp) thì có thẩm quyền xếp loại cán bộ. c- Quản lý giáo dục, rèn luyện cán bộ: - Quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ là tổng hoà của các khâu trong công tác cán bộ: Từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, nhận xét, đánh giá, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ (gọi chung là quản lý cán bộ). Bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Giáo dục về chính trị tư tưởng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức CM cho cán bộ. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn cho cán bộ - Phân công giao nhiệm vụ hợp lý đối với cán bộ. - Làm tốt công tác đánh giá, nhận xét cán bộ định kỳ - Đề bạt, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn, thực hiện tốt công tác chính sách cán bộ. 4- Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ: a- K/niệm: "Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng; (bảo vệ quan điểm của CN Mác-Lênin- Tư tưởng HCM). Bảo vệ cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng. Bảo vệ nguyên tắc tổ chức, bảo vệ cán bộ, Đảng viên". b- Vị trí, tầm quan trọng: (2 ND) - Bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận của công tác XD Đảng. Nó là một nhiệm vụ đi liền với quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. - Bảo vệ CTNB là một hoạt động có ý nghĩa sống còn của chế độ, là trách nhiệm của Đảng cộng sản cầm quyền. c- Tổ chức: - TW: Có Ban bảo vệ Chính trị nội bộ - Tỉnh: Có Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (trực thuộc Ban TC) - Huyện: Do Bí thư phụ trách, giúp việc có lãnh đạo + C.viên Ban tổ chức. d- Phương châm: - Tích cực, chủ động, phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện những vi phạm. - Xem xét giải quyết các vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ thận trọng, khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể. đ- Nguyên tắc: - CT bảo vệ chính trị nội bộ tuân thủ nguyên tắc tổ chức của Đảng. - CT bảo vệ chính trị nội bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy. - Thực hiện đúng thẩm quyền về chức năng nhiệm vụ được giao. h- Nhiệm vụ: - Thường xuyên giáo dục CB-ĐV nâng cao tinh thần cảnh giác CM, bảo vệ lập trường, quan điểm CN Mác-Lênin – tư tưởng HCM, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả CM. - Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ ĐV; kỷ luật phát ngôn, quan hệ với người nước ngoài. (Đặc biệt chú ý tới tiêu chuẩn và phẩm chất chính trị của người vào Đảng và khi thực hiện quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ). - Kịp thời ngăn ngừa, không để cán bộ Đảng viên thoái hoá, biến chất về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Không để các phần tử cơ hội, nội gián chui vào hàng ngũ của Đảng, cơ quan Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. g- Thẩm quyền xử lý các nội dung liên quan BVCT Nội bộ: - BVCT NB là trách nhiệm của mọi Đviên và cấp uỷ Đảng các cấp. - Khi phát hiện các vấn đề vi phạm liên quan tới BVCT NB (lịch sử Ctrị của Cbộ ĐV ... các điểm nóng về chính trị, nội bộ Đảng mất đoàn kết trầm trọng... Đảng viên+ cấp uỷ cơ sở phải kịp thời báo cáo về cấp uỷ Huyện và tương đương. - Cấp uỷ Đảng từ cấp Huyện trở lên mới đủ thẩm quyền quyết định việc thẩm tra, xem xét, xử lý giải quyết những nội dung liên quan BVCT NB. * Hệ thống phần II cần tập trung: 1- Công tác xây dựng TCCS Đảng: - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt Đảng ở cơ sở tập trung. + Nguyên tắc XD và thực hiện quy chế hoạt động của các cấp uỷ và TC Đảng. + Nguyên tắc TT DC trong thực hiện chế độ TPB và phê bình. + Nguyên tắc TT DC trong XD và ban hành NQ của các TC Đảng. 2- Công tác ĐV: - CT giáo dục ĐV - CT quản lý ĐV - CT phân công công tác ĐV - CT sàng lọc và phát triển đảng viên. 3- Công tác cán bộ: - Lựa chọn CB. - Đánh giá nhận xét CB - Quản lý, giáo dục, rèn luyện CB. 4- CT BVCT Nội bộ: (một số nội dung cơ bản nhất)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_so_4_boi_duong_cap_uy_vien_7072.doc
Tài liệu liên quan