Công tác nghiên cứu dân tộc học tại bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam

Tóm lại, trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, trải qua những chuyển biến, đổi mới hoạt động của mình, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tạo lập được một chỗ đứng, khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Công tác nghiên cứu khoa học được Bảo tàng coi trọng, mặc dù còn rất khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; hàng trăm công trình nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân tộc được công bố, trong đó nhiều công trình đã được in ấn, xuất bản, nhiều tác phẩm đoạt được giải thưởng. Những kết quả đó một phần nâng cao vị thế của một bảo tàng quốc gia trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, mặt khác đã đem lại tiếng nói nhất định trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, đóng góp vào kho tàng tri thức của dân tộc

pdf15 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác nghiên cứu dân tộc học tại bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Dân tộc học năm 2012 49 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DÂN TỘC HỌC TẠI BẢO TÀNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM MA NGỌC DUNG Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam 1. Đặc điểm, tình hình công tác nghiên cứu của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng từ năm 1960 tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ban đầu, Bảo tàng có tên gọi “Bảo tàng Việt Bắc”, có chức năng là một bảo tàng khảo cứu địa phương thuộc Khu tự trị Việt Bắc. Sau ngày giải thể cấp hành chính Khu tự trị, năm 1976, Bảo tàng được chuyển giao về Bộ Văn hóa quản lý. Từ năm 1980, theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bảo tàng đã dần chuyển hướng hoạt động để xây dựng một bảo tàng chuyên ngành văn hóa dân tộc. Đến năm 1990, Bảo tàng chính thức mang tên “Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Từ đó đến nay, các hoạt động của Bảo tàng chuyên sâu về lĩnh vực Dân tộc học và văn hoá dân tộc. Trong đó, công tác nghiên cứu chuyên môn và nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc được hết sức coi trọng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu mới chuyển hướng (1980 - 1990), do lực lượng cán bộ nghiên cứu còn mỏng, trình độ còn hạn chế nên công tác nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về Dân tộc học và văn hoá dân tộc hầu như chưa được quan tâm mà chủ yếu đầu tư cho công tác nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật, công tác kiểm kê khoa học và trưng bày, phục vụ nhân dân. Từ năm 1990, do yêu cầu hoạt động của một bảo tàng chuyên ngành văn hoá dân tộc, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã đặt nhiệm vụ nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc lên một bước. Tuy nhiên, đối với một cơ quan bảo tàng thì chức năng, nhiệm vụ chính là thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn bảo tàng học; còn lĩnh vực khác (như nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học) vẫn chỉ đứng ở vị trí sau đó mà thôi. Hiện nay, lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, cả về số lượng và năng lực nghiên cứu. Về số lượng, hiện Bảo tàng chỉ có 2 cán bộ có trình độ Tiến sĩ Nhân học, 4 Thạc sĩ văn hóa học và hơn 10 cán bộ chuyên ngành dân tộc học, văn hóa học và bảo tàng học. 2. Mục đích của bài viết Mục đích của bài viết này nhằm bày tỏ những khó khăn, hạn chế và những thành tích khiêm nhường đã đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc của Bảo tàng; đồng thời chia sẻ một số bài học kinh nghiệm và định hướng trong công tác nghiên cứu dân tộc, văn hoá dân tộc của mình. Ma Ngọc Dung 50 Thông qua những chia sẻ này, chúng tôi cũng mong muốn có được sự hợp tác trong tương lai với các cơ quan, trường học, các viện nghiên cứu và các bảo tàng trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực dân tộc, văn hoá dân tộc. 3. Công tác nghiên cứu về dân tộc, văn hoá dân tộc của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam 3.1. Cơ sở trình bày Thực tế, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới chỉ làm công tác nghiên cứu dân tộc học và văn hóa dân tộc theo đúng nghĩa bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX (trong khoảng 20 năm). Công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về dân tộc học tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xác định vào năm 1993, là đề tài cấp Bộ “Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam” của tập thể tác giả: Diệp Trung Bình (Chủ nhiệm), Ma Ngọc Dung, PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng, PGS. TS. Lê Ngọc Thắng. Từ năm 1993 đến nay, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới có tổng cộng 103 công trình nghiên cứu khoa học có quy mô cấp Viện, cấp Bộ hoặc tương đương, trong đó có 89 công trình nghiên cứu về dân tộc học và văn hóa dân tộc, với 35 đề tài cấp Bộ, 34 đề tài cấp Viện, 1 đề tài cấp tỉnh, 11 luận án, luận văn, 6 công trình phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam hoặc với Quỹ Ford và Ủy ban Dân tộc Miền núi. Còn lại 13 công trình thuộc lĩnh vực chuyên ngành Bảo tàng học; ngoài ra, còn nhiều công trình thuộc dự án chuyên môn của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong 20 năm. Đặc biệt là có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương; hàng trăm bài tham luận hội thảo khoa học đăng trên các kỷ yếu hội nghị, kỷ yếu nội bộ và đăng trên Thông báo khoa học hàng năm của Bảo tàng. Ngoại trừ những công trình, dự án chuyên môn, các khoa học ngoài dân tộc học, và các bài nghiên cứu chuyên đề, với 89 công trình nói trên là kết quả và cơ sở để trình bày những vấn đề trong công tác nghiên cứu ở Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. 3.2. Kết quả công tác nghiên cứu dân tộc học, văn hoá dân tộc của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam Trong tổng số các công trình nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học như trên đã đề cập, có những công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn, được các hội đồng nghiệm thu hoặc các hội đồng xét giải thưởng hàng năm đánh giá cao. Nhiều công trình được in ấn, xuất bản, phục vụ thiết thực cho công chúng trong và ngoài Bảo tàng. Những công trình đó được phân loại như sau: 3.2.1. Phân theo nhóm ngôn ngữ - Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có 9 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người Kinh, Mường, Thổ, Chứt). Các công trình nghiên cứu về nhóm ngôn ngữ Việt - Mường được phân bổ đều cho 4 tộc người trong nhóm. Hầu hết những công trình đó đều được nghiên Thông báo Dân tộc học năm 2012 51 cứu dưới dạng truyền thống (mô tả, nhận xét, đánh giá trên cơ sở các dữ liệu thu thập được). Trong số 9 công trình trên, có 3 công trình nghiên cứu về trang phục, trong đó có 1 công trình nghiên cứu ứng dụng trong Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Việt - Mường; Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Việt - Mường và Tày - Thái; Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam); 1 công trình nghiên cứu trên cơ sở tổng kết quá trình nghiên cứu sưu tầm hiện vật (Văn hóa phi vật thể dân tộc Kinh vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang); 4 công trình nghiên cứu văn hóa vật thể và phi vật thể (Văn hóa vật chất của người Thổ ở tỉnh Nghệ An; Nhận diện di sản văn hóa dân tộc Chứt ở Quảng Bình; Văn hóa phi vật chất của người Thổ vùng Thanh - Nghệ; Tục kết chạ của người Việt ở vùng Kinh Bắc); 1 công trình nghiên cứu nghề thủ công (Gốm Luy Lâu). - Nhóm Tày - Thái có 36 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người: Tày, Nùng, Sán Chay, Thái, Bố Y). Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái là đối tượng được Bảo tàng nghiên cứu nhiều nhất, lĩnh vực nghiên cứu cũng đa dạng hơn, mở rộng hơn, với 36 công trình, mở đầu là đề tài cấp Bộ “Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam” (1993 - 1994). Công trình này khảo cứu, miêu thuật và đánh giá nhận xét trang phục của các tộc người cư trú ở vùng Đông Bắc, trong đó có các tộc người nhóm Tày - Thái. Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về nhóm Tày - Thái bao gồm: văn hóa vật thể (trang phục, ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống, nghề dệt, đan lát, công cụ sản xuất...); văn hóa phi vật thể (các nghi lễ dân gian, cưới xin, tang ma, lễ hội, trò chơi dân gian, dân ca, giá trị tinh thần của tranh dân gian, tranh thờ); ngoài ra, còn đi chuyên sâu về lĩnh vực ngôn ngữ như cuốn giáo trình giảng dạy tiếng Tày (Slon phuối Tày) dành cho các đối tượng sinh viên Đại học Thái Nguyên và công chức, viên chức trong tỉnh Thái Nguyên. Các công trình này tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các tộc người: Tày (14 công trình), Nùng (13 công trình), Sán Chay (bao gồm cả Cao Lan và Sán Chỉ có 11 công trình), Thái (6 công trình), Bố Y (1 công trình). Như vậy, việc nghiên cứu nhóm ngôn ngữ Tày - Thái chưa được quan tâm đồng đều, một số tộc người tập trung nghiên cứu nhiều, các tộc người khác chưa nghiên cứu đến như: Lào, Lự, Giáy. Sở dĩ các tác giả tập trung nghiên cứu các tộc người Tày, Nùng, Thái, Sán Chay bởi đây là những tộc người tương đối đông, địa vực cư trú rộng. Hơn nữa, các tác giả là những người dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Sán Chay, Thái) nên việc nghiên cứu đồng tộc có nhiều thuận lợi hơn, do hiểu biết chính mình nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ. - Nhóm Hmông - Dao có 16 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người Hmông, Dao, Pà Thẻn). Trong nghiên cứu các tộc người nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã thực hiện cả 3 tộc người. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng còn thiên lệch về số lượng tộc người, trong đó nghiên cứu về người Dao chiếm đa số (9 công trình), Hmông (7 công trình), trong khi Pà Thẻn chỉ có 3 công trình, trong đó có 2 công trình nghiên cứu chung cả 3 tộc người. Về lĩnh vực nghiên cứu, tập trung là văn hóa vật thể gồm 7 công trình (nghiên cứu trang phục và đồ dệt - 4 công trình, công cụ lao động và nghề thủ công truyền thống - 3 công trình); văn hóa phi vật thể có 4 công trình (trong đó Ma Ngọc Dung 52 tổng hợp văn hóa phi vật thể - 2 công trình, âm nhạc - 1 công trình và nghiên cứu chu kỳ đời người - 1 công trình); nghiên cứu văn hóa tổng hợp - 2 công trình. - Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me có 7 công trình (gồm nghiên cứu các tộc người: Khơ-me, Tà-ôi, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Brâu, Bru-Vân Kiều, Rơ-măm, Mảng). Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ở Việt Nam có 21 tộc người, song việc nghiên cứu về nhóm này của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam còn quá ít. Trong số 7 công trình mới nghiên cứu 9 tộc người là: Khơ-me, Tà-ôi, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Brâu, Bru- Vân Kiều, Rơ-măm, Mảng. Còn lại 12 tộc người chưa được nghiên cứu, là các tộc người thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên hoặc Nam Trung Bộ như Ba-na, Xơ-đăng, Cơ-tu, Cơ-ho, Mnông, Xtiêng, Ơ-đu, Mạ, Khơ-mú, Chơ-ro, Kháng, Xinh-mun; có 3 công trình nghiên cứu ghép 2, 3 hoặc nhiều tộc người (như: Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tà-ôi, Co, Hrê, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam; Nghiên cứu dân tộc Giẻ- Triêng, Brâu, phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me). Có 4 công trình nghiên cứu từng tộc người (Bru-Vân Kiều, Khơ-me, Rơ-măm, Mảng). Những công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu tổng thể văn hóa các tộc người dưới dạng miêu thuật. Những công trình này thuộc nghiên cứu ứng dụng, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam; chỉ có 1 công trình nghiên cứu cơ bản trang phục của cả nhóm ngôn ngữ. - Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 2 công trình: 1 công trình nghiên cứu về trang phục truyền thống các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, thuộc loại nghiên cứu ứng dụng tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam; 1 công trình chuyên khảo về tục dựng cột trâu của người Chăm H’roi dưới quy mô đề tài cấp Viện. - Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến có 4 công trình, trong đó có 2 công trình nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Si La; một công trình nghiên cứu riêng về trang phục các tộc người Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Cống, Si La và một công trình nghiên cứu chung về văn hóa dân tộc Phù Lá. - Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 công trình, trong đó có 1 công trình nghiên cứu lễ hội dân tộc Hoa, 1 nghiên cứu phong tục, nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người dân tộc Sán Dìu và 1 nghiên cứu ẩm thực dân tộc Sán Dìu. - Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác có 4 công trình, trong đó 1 công trình nghiên cứu trang phục các tộc người trong nhóm ngôn ngữ; 1 nghiên cứu về trang phục dân tộc Cơ Lao; 2 công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc Pu Péo. - Ngoài ra, có 5 công trình nghiên cứu văn hóa chung, không cụ thể dân tộc nào, gắn với việc ứng dụng trong hoạt động của Bảo tàng. Những công trình này nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa như: văn hóa sông nước, nghề thủ công, trò chơi dân gian, nhạc cụ truyền thống gắn với hoạt động của Bảo tàng, thông qua chức năng giáo dục trong Bảo tàng. Thông báo Dân tộc học năm 2012 53 3.2.2. Phân theo vùng Việc nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc theo vùng do Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam thực hiện cũng có sự thiên lệch rất lớn. Chẳng hạn, hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu các tộc người thuộc vùng núi phía Bắc (với 67 công trình), vùng đồng bằng sông Hồng - 2 công trình, đồng bằng sông Cửu Long - 2 công trình, ít nhất là vùng ven biển miền Trung chỉ có 1 công trình. Cụ thể phân bố như sau: - Vùng đồng bằng sông Hồng có 2 công trình, nghiên cứu về người Kinh (Việt), gồm: Tục kết chạ của người Việt ở vùng Kinh Bắc; Gốm Luy Lâu. - Vùng miền núi phía Bắc có 67 công trình, là địa bàn được tập trung nghiên cứu nhiều nhất, lĩnh vực nghiên cứu cũng đa dạng nhất. Tuy nhiên, các đề tài cũng tập trung nghiên cứu các tộc người tương đối đông hoặc thuận tiện cho việc nghiên cứu (như những tộc người cư trú nhiều nơi hoặc tác giả là người dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực đó như đã nêu ở trên). Vì thế, trong toàn bộ khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu tập trung nghiên cứu ở vùng Đông Bắc, với các tộc người: Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Dao, Hmông. Còn lại có một vài công trình nghiên cứu một số tộc người phía Tây Bắc như: nghiên cứu trang phục nhóm Tạng - Miến; Văn hóa Si La. - Vùng ven biển miền Trung chỉ có 1 công trình duy nhất là nghiên cứu trang phục người Chăm, là một bộ phận của công trình “Nghiên cứu trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ các hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam”. - Vùng núi Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có 10 công trình, trong đó nghiên cứu các tộc người thuộc nhóm Môn - Khơ-me (Tà-ôi, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Brâu), nhóm Nam Đảo (Raglai, Ê-đê); một số tộc người khác như Mường, Thổ, Chứt ở Bắc Trung Bộ. - Vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 2 công trình, trong đó 1 công trình nghiên cứu chung về tộc người Khơ-me và 1 công trình nghiên cứu về trang phục của nhóm Chăm Islam, là một hợp phần của công trình “Nghiên cứu trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ các hoạt động tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam”. - Nghiên cứu đa vùng có 8 công trình. Loại này không nghiên cứu về một tộc người hay một vùng cụ thể nào mà nghiên cứu những vấn đề văn hóa (như âm nhạc, trò chơi hay văn hóa chung). Cũng có công trình nghiên cứu các tộc người trong cùng nhóm ngôn ngữ nhưng do các tộc người này cư trú rải rác ở nhiều vùng miền nên chúng tôi cũng xếp vào loại đa vùng. Những công trình này chủ yếu ứng dụng trong hoạt động của Bảo tàng. 3.2.3. Nghiên cứu theo vấn đề (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng) Là một đơn vị sự nghiệp bảo tàng học, nên các hoạt động chính của Bảo tàng nhằm phục vụ khách tham quan, hưởng thụ văn hóa; một số công tác nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực bảo tàng học, việc bảo quản hiện vật, khoa học về công tác kiểm kê hiện vật Do đó, việc nghiên cứu khoa học của Bảo tàng chỉ tập trung nhiều vào khoa học ứng dụng Ma Ngọc Dung 54 chuyên ngành Bảo tàng học. Còn việc nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học mang tính chất nghiên cứu cơ bản ở đây rất hạn chế. Cụ thể, chúng tôi đưa ra một số ví dụ sau: - Về nghiên cứu khoa học cơ bản có 72 công trình trong tổng số các công trình nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân tộc. Tiêu biểu có những công trình sau: Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 1993; Chủ nhiệm: Diệp Trung Bình); Một số nét cơ bản về âm nhạc các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (Đề tài cấp Viện, năm 1996; Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hương Tâm); Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 1997; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Thị Hòa); Giá trị văn hoá trong nghề thủ công đan lát các dân tộc Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 1997; Chủ nhiệm: Hà Thị Nự); Tục cấp sắc của Dao Quần Chẹt (Đề tài cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Trần Văn Ái); Trang phục của người Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Đỗ Thị Hòa); Trang phục Dao Đỏ ở Chợ Đồn, Bắc Kạn (Đề tài cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Trang phục người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1997; Chủ nhiệm: Lý Thị Điệp); Trang phục cổ truyền người Sán Chỉ ở Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1998; Chủ nhiệm: Trần Văn Ái); Trang phục cổ truyền người Dao Tiền ở Đông Bắc Việt Nam (Đề tài cấp Viện, năm 1998; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Hoa văn trên vải dân tộc Hmông (Đề tài cấp Bộ, năm 1998; Chủ nhiệm: Diệp Trung Bình); Trang phục truyền thống dân tộc Dao Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 1999; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Hoa (Hán) (Đề tài cấp Bộ, năm 2000; Chủ nhiệm: Diệp Trung Bình); Văn hóa Si La (Đề tài cấp Bộ, năm 2000; Chủ nhiệm: Ths. Ma Ngọc Dung); Tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người của các tộc người nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (Đề tài cấp Bộ, năm 2001; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi); Trang phục truyền thống của người Mông ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2004; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2004; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Ngân); Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An (Đề tài cấp Viện, năm 2005; Chủ nhiệm: Ths. Vi Văn Biên); Văn hoá dân tộc Phù Lá ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi); Văn hóa Pu Péo ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Nghề thủ công truyền thống của người Nùng ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Thúy); Văn hóa dân tộc Giáy ở Việt Nam (Đề tài cấp Bộ, năm 2007; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi) Có thể thấy, các công trình nghiên cứu cơ bản ở đây hầu như chỉ là miêu tả chi tiết, sau đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá hoặc một vài giả thiết mang tính mở. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp trên cơ sở các tư liệu tham khảo và đặc biệt là tư liệu điền dã. Những công trình như vậy có giá trị lớn trong việc cung cấp thông tin xác thực và phong phú, có độ tin cậy cao, làm tư liệu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Thông báo Dân tộc học năm 2012 55 - Về nghiên cứu ứng dụng có 17 công trình: Sưu tập trang phục H’mông tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2005; Chủ nhiệm: Vũ Thị Minh Điệp); Sưu tập công cụ đánh bắt thủy sản của các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Ma Ngọc Dung); Bảo tồn và phát huy dân ca của người Sán Chỉ ở Đồng Tâm, Tức Tranh, Phú Lương (Năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Khôi phục, bảo tồn Thơ lẩu của người Tày ở Pác Nặm (Năm 2007; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tà-ôi, Co, H’rê, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2008; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Thúy, Ths. Đỗ Đức Lợi, CN. Diệp Trung Bình); Nghiên cứu dân tộc Giẻ - Triêng, Brâu, phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2009; Chủ nhiệm: Ths. Tô Thị Thu Trang, Ths. Nguyễn Thị Ngân); Nghiên cứu trang phục truyền thống các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2009; Chủ nhiệm: TS. Ma Ngọc Dung); Nghiên cứu văn hoá Bru-Vân Kiều, phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2010; Chủ nhiệm: Ths. Vi Văn Biên); Văn hóa truyền thống dân tộc Khơ-me trong hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2011; Chủ nhiệm: Ths. Nông Quốc Tuấn); Nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc Bố Y, phục vụ công tác trưng bày, bảo quản tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2011; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Nghiên cứu văn hóa dân tộc Rơ-măm ở Việt Nam, phục vụ công tác tư liệu bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2011; Chủ nhiệm: Ths. Tô Thị Thu Trang); “Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mảng, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Thúy); Nghiên cứu, nhận diện giá trị di sản văn hóa và xây dựng các chương trình giáo dục của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Ngân); Nghiên cứu văn hoá sông nước, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Nghiêm Thị Minh Hằng); Một số nghề thủ công truyền thống gắn với hoạt động trải nghiệm cho lứa tuổi THCS tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Lê Mai Oanh); Một số trò chơi dân gian truyền thống các dân tộc ứng dụng trong hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Đinh Thị Thanh Ngà); Nghiên cứu một số nhạc cụ dân tộc gắn với việc giáo dục tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Năm 2012; Chủ nhiệm: Lương Việt Anh) Ngoài 17 công trình nghiên cứu về dân tộc và văn hóa dân tộc, còn có hàng loạt dự án liên quan đến công tác chuyên môn của Bảo tàng như: chỉnh lý trưng bày, xây dựng phần mềm quản lý hiện vật; phần mềm màn hình cảm ứng trưng bày; phần mềm thư viện; dự án nghiên cứu sưu tầm hàng năm; đặc biệt là các công trình thuộc Dự án Trưng bày ngoài trời kéo dài từ năm 2005 đến năm 2010 Các công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng này hầu hết xuất phát từ nhu cầu về các công tác của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm 2007). Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học đã được đơn vị gắn những yêu cầu đối với các nhà khoa học của Bảo tàng. Chính vì thế, từ năm 2007, các công trình nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc đều có thêm nhiệm vụ là phục vụ các hoạt động hoặc phục vụ trưng Ma Ngọc Dung 56 bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy, các công trình sau khi hoàn thành nghiệm thu đa số được hội đồng nghiệm thu cấp Viện và cấp Bộ đánh giá cao về tính hiệu quả ứng dụng và tính khả thi của chúng. Ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng của Hội đồng khoa học, các cán bộ của Bảo tàng còn có nhiều môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học khác, đó là hoạt động của các hội (Hội Văn nghệ dân gian, Hội Di sản văn hóa, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số); hoạt động báo, tạp chí; hoạt động liên kết với các tổ chức, đơn vị ngoài Bảo tàng, công tác liên kết giảng dạy với các trường cao đẳng, đại học trong địa phương với những công trình tiêu biểu như: Xây dựng và phát triển bền vững bản Đồng Xiền (Công trình liên kết với Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc miền núi, năm 2005; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái); Bảo tồn và phát huy dân ca người Sán Chí ở Đồng Tâm, Tức Tranh, Phú Lương (Công trình liên kết theo dự án Quỹ Ford tài trợ năm 2006; Chủ nhiệm: Ths. Đỗ Đức Lợi); Slon phuối Tày (giáo trình giảng dạy tiếng Tày, công trình liên kết với UBND tỉnh Thái Nguyên trong Dự án xây dựng giáo trình giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số của Chính phủ, năm 2007; Tác giả: Lương Bèn, TS. Ma Ngọc Dung); Khôi phục thơ lẩu của người Tày ở Pác Nặm, Bắc Kạn (Công trình liên kết theo dự án Quỹ Ford tài trợ, năm 2007; Chủ nhiệm: Ths. Trần Văn Ái) 3.3. Nhận xét, đánh giá Công tác nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong những năm qua cũng có thế mạnh nhất định. Đó là lực lượng cán bộ chuyên môn hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và dân tộc học, thông qua các khâu công tác chuyên môn như sưu tầm, tài liệu hóa khoa học hiện vật, trưng bày tuyên truyền - giáo dục công chúng về di sản văn hóa dân tộc. Vì vậy, các công trình nghiên cứu đó được nghiên cứu theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là ghi chép, miêu tả chi tiết, nhận xét, đánh giá. Điểm mạnh ở các công trình đó là cung cấp nhiều tư liệu mới, phong phú, chính xác, trung thực, rất hữu ích và đáng trân trọng cho các công trình khoa học liên quan tiếp theo. Về lĩnh vực nghiên cứu, các công trình khoa học này tập trung vào 2 lĩnh vực: văn hóa vật thể (trang phục, công cụ lao động sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, ăn uống, nghề truyền thống) và văn hóa phi vật thể (lễ thức tín ngưỡng dân gian, các lễ nghi trong đời sống, lễ hội, cưới xin, tang ma). Về nhược điểm, cơ bản nhất ở các công trình nghiên cứu khoa học của Bảo tàng là chưa có phương pháp tiếp cận mới (nhân học hiện đại), chưa đi sâu vào từng vấn đề mà chủ yếu là nghiên cứu truyền thống, chung chung theo lối miêu thuật là chính. Thứ hai, việc nghiên cứu của Bảo tàng chưa đặt ra chiến lược cụ thể, mục tiêu cụ thể mà tùy hứng là chính, tức là do các tác giả thích nghiên cứu lĩnh vực nào, dân tộc nào, vùng nào thì nghiên cứu (vì công tác nghiên cứu dân tộc học được coi là công việc ngoài kế hoạch). Thứ ba, cũng vì lý do nghiên cứu tùy hứng nên các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực mà Bảo tàng có thế mạnh, gắn liền với hoạt động chuyên môn là Thông báo Dân tộc học năm 2012 57 nghiên cứu hiện vật bảo tàng (như trang phục, ăn uống, công cụ lao động) và một số sinh hoạt cộng đồng (lễ nghi, lễ hội); việc phân vùng nghiên cứu cũng chưa được quan tâm (chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Đông Bắc, một số vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Bắc còn ít được nghiên cứu); nhóm tộc người được quan tâm nghiên cứu cũng rất thiên lệch (chỉ tập trung vào các tộc người thuộc các nhóm Tày - Thái, Hmông - Dao, sau đó là nhóm Môn - Khơ-me). 4. Những vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu dân tộc và văn hóa dân tộc tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam Là một cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học về dân tộc và văn hóa dân tộc, ứng dụng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cần coi trọng cả công tác nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, ưu tiên trước hết những lĩnh vực mà Bảo tàng có thế mạnh như phát hiện và công bố các di sản văn hóa dân tộc; đưa các sản phẩm văn hóa vào việc giáo dục công chúng đến với Bảo tàng, đồng thời nghiên cứu cơ bản về tộc người và văn hóa tộc người. Cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể, phân theo vùng, theo lĩnh vực trong điều kiện có thể, nhằm phần nào làm cân bằng các yếu tố thiên lệch trong nghiên cứu khoa học Mở rộng mối quan hệ liên kết với các ngành khoa học, các cơ quan hữu quan (Văn hóa học, Khảo cổ học, Dân tộc học/Nhân học các cơ quan chuyên trách, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước) nhằm mở rộng sự hợp tác và học hỏi tri thức, học tập kinh nghiệp tốt từ các chuyên gia, các viện Đó là yêu cầu cấp thiết của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trong những năm trước mắt. Việc mở rộng các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan nói chung và với các viện nghiên cứu khoa học nói riêng sẽ giúp cho Bảo tàng tiếp cận một cách khoa học và kịp thời các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học mới, từ đó, giúp cho các hoạt động của Bảo tàng được đa phương, đa dạng và hiệu quả cao hơn trong việc phục vụ công chúng. Tóm lại, trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, trải qua những chuyển biến, đổi mới hoạt động của mình, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tạo lập được một chỗ đứng, khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Công tác nghiên cứu khoa học được Bảo tàng coi trọng, mặc dù còn rất khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; hàng trăm công trình nghiên cứu dân tộc học, văn hóa dân tộc được công bố, trong đó nhiều công trình đã được in ấn, xuất bản, nhiều tác phẩm đoạt được giải thưởng. Những kết quả đó một phần nâng cao vị thế của một bảo tàng quốc gia trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, mặt khác đã đem lại tiếng nói nhất định trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, đóng góp vào kho tàng tri thức của dân tộc. (Tham khảo thêm Phụ lục 1) Ma Ngọc Dung 58 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÂN TỘC HỌC, VĂN HÓA HỌC CỦA BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ 1993 ĐẾN NAY TT Tên công trình Năm Cấp 1 Hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam (Diệp Trung Bình (Chủ nhiệm); Ma Ngọc Dung, PGS-TS Nguyễn Khắc Tụng, PGS-TS Lê Ngọc Thắng. In sách – NXB VHDT, 1997) 1993 1994 Bộ 2 Trang phục cổ truyền của người Sán Chỉ ở Việt Nam (Diệp Trung Bình) 1996 Viện 3 Tập tục cấp sắc của người Dao quần chẹt ở Thái Nguyên (Trần Văn Ái) 1997 Viện 4 Tục cấp sắc của người Dao Quần Chẹt ở Thái Nguyên (Trần Văn Ái) 1997 Luận văn 5 Người Si La ở Việt Nam-Những đặc trưng văn hóa vật chất và xã hội (Ma Ngọc Dung) 1997 Viện 6 Hoa văn trên sản phẩm dệt của người Tày ở Cao Bằng, Bắc Kạn (Ma Ngọc Dung) 1997 Luận văn 7 Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đỗ Thị Hòa) 1997 Viện 8 Trang phục Mường và việc trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đỗ Thị Hòa) 1997 Luận văn 9 Trang phục cổ truyền của nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền ở huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn (Nông Quốc Tuấn) 1997 Viện 10 Trang phục cổ truyền của nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền ở huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn (Nông Quốc Tuấn) 1997 Luận văn 11 Âm nhạc trong đời sống của người H’mông ở Việt Nam (Nguyễn THị Hương Tâm) 1997 Viện 12 Hoa văn trên vải dân tộc H’mông (Diệp Trung Bình. In sách – NXB VHDT, 2000) 1999 Bộ 13 Trang phục cổ truyền của người Nùng vùng Đông Bắc Việt Nam (Ths Nông Quốc Tuấn, Lý Thị Điệp) 1999 Viện 14 Giá trị văn hóa trong nghề thủ công đan lát của các tộc người ở Việt Nam (Hà Thị Nự. In sách – NXB VHDT, 2002) 2000 2001 Bộ Thông báo Dân tộc học năm 2012 59 15 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Việt Mường (Ths Đỗ Thị Hòa) 2000 Viện 16 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Việt Mường và Tày Thái (Ths Đỗ Thị Hòa. In sách – NXB VHDT, 2002) 2000 2001 Bộ 17 Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam (Ths Nông Quốc Tuấn. In sách – NXB VHDT, 2002) 2000 2001 Bộ 18 Văn hóa Si La (Ths Ma Ngọc Dung. In sách – NXB VHDT, 2002) 2000 2001 Bộ 19 Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao (Nguyễn Thị Ngân) 2000 Viện 20 Tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người nhóm ngôn ngữ Mông- Dao ở một số tỉnh miền núi phía Băc Việt Nam (Ths Đỗ Đức Lợi. In sách – NXB VHDT, 2003) 2001 2002 Bộ 21 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Tạng – Miến (Ths Đỗ Thị Hòa. In sách – NXB VHDT, 2003) 2001 2002 Bộ 22 Văn hóa truyền thống người Pà Thẻn (Ths Nông Quốc Tuấn. In sách – NXB VHDT, 2004) 2002 2003 Bộ 23 Lễ hội truyền thống các dân tộc Hoa, Sán dìu ở Việt Nam (Diệp Trung Bình. In sách – NXB VHDT, 2004) 2002 2003 Bộ 24 Lễ hội lồng tồng của người Tày – Nùng vùng Đông Băc Việt Nam (Ma Thị Chung) 2002 Viện 25 Tục kết chạ của người Việt ở vùng Kinh Bắc (Ngô Văn Hòe). 2002 Viện 26 Nghề dệt truyền thống của người Nùng ở Đông Băc Việt Nam (Lục Văn Tư). 2002 Viện 27 Một số phong tục và lễ hội truyền thống của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An (Vi Văn Biên). 2002 2003 Bộ 28 Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Cao Lan, Tuyên Quang (Lê Mai Oanh) 2002 Viện 29 Văn hóa ẩm thực của người Tày (Ths Ma Ngọc Dung. In sách - NXB KHXH, 2006) 2002 2003 Bộ 30 Nghi lễ tang ma của người Nùng ở Bạch Thông, Bắc Kạn (Nguyễn Thị Ngân). 2002 Luận văn Ma Ngọc Dung 60 31 Trang phục người Cờ Lao ở Hà Giang (Nguyễn Thị Thúy) 2002 Viện 32 Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Sán Chỉ ở Thái Nguyên (Trần Văn Ái) 2002 Viện 33 Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Sán Chỉ ở Thái Nguyên (Trần Văn Ái) 2002 Luận văn 34 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm Tày Thái - Ka Đai (Ths Đỗ Thị Hòa) 2003 2004 Bộ 35 Nghề dệt vải thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng (Tô Thị Trang) 2003 Viện 36 Trang phục cổ truyền người Dao Tiền ở Ngân Sơn, Bắc Kạn (Nguyễn Thị Thúy) 2003 Luận văn 37 Bước đầu xây dựng sưu tập tranh thờ nhóm ngôn ngữ Tày - Thái tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Ninh Thị Tuyết) 2004 Viện 38 Nhà sàn truyền thống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam (Ths Ma Ngọc Dung. In sách - NXB KHXH, 2005) 2004 Hội VNDG 39 Trang phục cổ truyền của người H’mông ở Việt nam (Ths Nông Quốc Tuấn) 2004 2005 Bộ 40 Văn hóa người Sán Chay ở Việt nam (Ths Trần Văn Á (Chủ nhiệm)i, Ths Đỗ Đức Lợi, Ths Nông Quốc Tuấn. In sách - NXB VHDT, 2006) 2004 2005 Bộ 41 Tranh thờ của người Sán Chỉ ở tỉnh Thái Nguyên (Ths Trần Văn Ái) 2004 2005 Hội VNDG 42 Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam (Ths Nguyễn Thị Ngân) 2004 2005 Bộ 43 Nghi lễ tang ma của người Cao Lan ở tỉnh Bắc Giang (Lê Mai Oanh) 2005 Viện 44 Giá trị văn hóa nghề thủ công truyền thống của người Tày ở Việt Nam (Ths Nông Quốc Tuấn). 2005 2006 Bộ 45 Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam (Diệp Trung Bình. In sách - NXB VHDT, 2006) 2005 2006 Bộ 46 Xây dựng sưu tập trang phục dân tộc H’mông tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Vũ Thị Điệp). 2005 Viện 47 Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An 2005 Bộ Thông báo Dân tộc học năm 2012 61 (Vi Văn Biên) 2006 48 Lễ cầu tự của người Nùng ở tỉnh Thái Nguyên (Lương Việt Anh). 2005 Viện 49 Văn hóa dân gian người Pu Péo (Ths Trần Văn Ái (Chủ nhiệm), Hoàng Hoa Toàn, Nguyễn Cảnh Phương) 2005 VNDG 50 Xây dựng và phát triển bền vững bản Đồng Xiền (Hợp phần văn hóa) (Ths Trần Văn Ái). 2005 UBD TMN 51 Văn hóa dân tộc Phù Lá ở Việt Nam (Ths Đỗ Đức Lợi (Chủ nhiệm), PGS-TS Hoàng Nam, Hoàng Hoa Toàn. In sách - NXB VHDT, 2008) 2006 2007 Bộ 52 Văn hóa phi vật thể của dân tộc Dao vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Ths Đỗ Đức Lợi (Chủ nhiệm), Lục Văn Tư). 2006 Viện 53 Xây dựng sưu tập đánh bắt thủy sản của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (Ths Ma Ngọc Dung) 2006 Viện 54 Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông Bắc Việt nam (Ths Ma Ngọc Dung) 2006 Luận án TS 55 Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Môn - Khơmer (Ths Đỗ Thị Hòa (Chủ nhiệm), Ths Nguyễn Thị Ngân, Lê Mai Oanh, Nguyễn Cảnh Phương). 2006 2007 Bộ 56 Văn hóa phi vật thể dân tộc Tày vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Ths Nông Quốc Tuấn). 2006 D.A 57 Văn hóa phi vật thể dân tộc kinh vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Ngô Văn Hòe (Chủ nhiệm), Lục Văn Tư). 2006 D.A 58 Nghề thủ công truyền thống của dân tộc Nùng ở Việt Nam (Ths Nguyễn Thị Thúy (Chủ nhiệm), Ths Ma Ngọc Dung, Ths Nông Quốc Tuấn. In sách - NXB VHDT, 2008) 2006 2007 Bộ 59 Nghề dệt vải lanh của người H’mông ở Hà Giang (Tô Thị Trang). 2006 Viện 60 Tục lệ cưới xin của người Thái ở Thanh Hóa (Vi Văn Biên) 2006 Luận văn 61 Văn hóa phi vật thể dân tộc Mông vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (Ths Trần Văn Ái (Chủ nhiệm, Nguyễn Cảnh Phương) 2006 D.A 62 Văn hóa người Pu Péo ở Việt nam (Ths Trần Văn Ái (chủ nhiệm), Hoàng Hoa Toàn, Nguyễn Cảnh Phương. In sách – NXB VHDT, 2008) 2006 2007 Bộ 63 Bảo tồn và phát huy dân ca của người Sán Chỉ ở Đồng Tâm, Tức Tranh, Phú Lương (Ths Trần Văn Ái) 2006 Quỹ Ford Ma Ngọc Dung 62 64 Văn hóa ẩm thực Sán Dìu ở Việt Nam (Diệp Trung Bình. In sách - NXB VHDT, 2008) 2006 2007 Cấp Bộ 65 Văn hóa dân tộc Giáy (Ths Đỗ Đức Lợi. In sách - NXB VHDT, 2008) 2006 2007 Bộ 66 Nghề dệt và sản phẩm dệt của người Tày ở xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (Tô Thị Trang) 2007 Luận văn 67 Khôi phục, bảo tồn Thơ lẩu của người Tày ở Pác Nặm (Ths Trần Văn Ái) 2007 Quỹ Ford 68 Lễ Hội làng Pháng của người Sán Chỉ ơ huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Nịnh Thị Tuyết) 2007 Luận văn 69 Văn hóa vật chất của người Thổ ở tỉnh Nghệ An (Lê Mai Oanh) 2007 Viện 70 Slon phuối Tày (Ts Ma Ngọc Dung, Lương Bèn. In sách - NXB ĐHTN, 2010) 2007 2008 Cấp tỉnh 71 Hôn nhân và gia đình dân tộc Nùng ở Việt Nam (Ths Nguyễn Thị Ngân). 2007 2008 CấpBộ 72 Người Chăm H’roi và tục dựng cột trâu (Th.s Trần Văn Ái) 2008 Viện 73 Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tà Ôi, Co, H’rê, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s Nguyễn Thị Thúy (chủ nhiệm), Ths Đỗ Đức Lợi, CN Diệp Trung Bình.In sách - NXB VHDT, 2010, phần “văn hóa dân tộc Co”) 2008 2009 Cấp Bộ 74 Gốm Luy Lâu (Ngô Văn Hòe) 2008 Viện 75 Nghiên cứu dân tộc Giẻ - Triêng, Brâu, phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Ths Tô Thị Trang (Chủ nhiệm), Nguyễn Thị Ngân). 2009 2010 Cấp Bộ 76 Nghiên cứu trang phục truyền thống các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (TS Ma Ngọc Dung) 2009 2010 Cấp Bộ 77 Nhận diện di sản văn hóa dân tộc Chứt ở Quảng Bình (Ths.Nguyễn Thị Ngân (chủ nhiệm), Nguyễn Thị Thúy) 2009 2010 Cấp Bộ 78 Trò chơi dân gian của người Nùng gian truyền thống gắn với việc nuôi dạy con cái của tộc người Nùng (Lương Việt Anh) 2010 Viện 79 Văn hóa phi vật chất của người Thổ vùng Thanh-Nghệ (Lê Mai Oanh) 2010 Viện 80 Nghiên cứu văn hoá Bru-Vân Kiều, phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Vi Văn Biên ) 2010 2011 Bộ Thông báo Dân tộc học năm 2012 63 81 Văn hóa truyền thống dân tộc Khơmer trong hoạt động của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s Nông Quốc Tuấn) 2011 2012 Bộ 82 Nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc Bố Y, phục vụ công tác trưng bày, bảo quản tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s Trần Văn Ái) 2011 2012 Bộ 83 Nghiên cứu văn hóa dân tộc Rơ Măm ở Việt Nam, phục vụ công tác tư liệu bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Th.s Tô Thị Thu Trang) 2011 2012 Bộ 84 “Nghiên cứu văn hóa dân tộc Mảng, phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Th.S Nguyễn Thị Thúy) 2012 2013 Bộ 85 Nghiên cứu, nhận diện giá trị di sản văn hóa và xây dựng các chương trình giáo dục của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (T.S Nguyễn Thị Ngân) 2012 2013 Bộ 86 Nghiên cứu văn hoá sông nước, phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Nghiêm Thị Minh Hằng) 2012 Viện 87 Một số nghề thủ công truyền thống gắn với hoạt động trải nghiệm cho lứa tuổi THCS tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Lê Mai Oanh) 1012 Viện 88 Một số trò chơi dân gian truyền thống các dân tộc ứng dụng trong hoạt động Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đinh Thị Thanh Ngà) 2012 Viện 89 Nghiên cứu một số nhạc cụ dân tộc gắn với việc giáo dục tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Lương Việt Anh) 2012 Viện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfma_ngoc_dung_0261.pdf