Phải xác định rõ vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của CVHT, để khẳng
định trách nhiệm của mình, thực hiện đúng các nhiệm vụ cụ thể như:
- Cố vấn về các hoạt động học tập cho người học gổm: chọn ngành học sao cho phù
hợp với năng lực và sở thích, xây dựng kế hoạch học tập cho mình khi bắt đầu nhập học và
các giai đoạn chuyên ngành sâu, phương pháp học, các hình thức hoc tập. Chương trình học
tham gia các hoạt động ngoại khóa (thực hiện dẫn SV tham quan trường học, cơ sở vật chất
của trường, hướng dẫn cách sử dụng thiết bị học tập, nơi sẽ tổ chức các hoạt động ngoại
khóa cho SV).
- Cố vấn hướng nghiệp, giúp SV tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp trong quá trình lựa
chọn cơ sở thực tập, thực hành, nơi làm việc sau khi ra trường và việc học tập tiếp theo, để
có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đối với ngành nghề.
- Người cố vấn phải thể hiện cái tâm, yêu thích công việc CVHT, luôn tìm tòi và có
những sáng tạo mới để hoàn thành nhiệm cụ của mình trước khoa, trường về công việc do
mình đảm trách
8 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác cố vấn học tập: mắt xích quan trọng giúp đem lại hiệu quả cao trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP: MẮT XÍCH QUAN TRỌNG
GIÚP ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PGS.TS. Phạm Xuân Hậu
Khoa Du lịch - Trường Đại học Văn Hiến
1. Đặt vấn đề
Đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học (ĐH) là xu thế tất yếu trong
thời kỳ hội nhập quốc tế sâu, rộng. Trong thời gian vừa qua, việc áp dụng đào tạo theo hệ
thống tín chỉ (HTTC) ở nước ta đã mang lại những kết quả nhất định góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả đào tạo của các trường. Việc thực hiện đồng loạt các nội dung như:
Xây dựng hoàn thiện mục tiêu; đổi mới cập nhật nội dung, phương pháp dạy và học; xây
dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện dạy học, phát triển đội ngũ cố vấn học tập (CVHT),
những người có vai trò và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình và kết quả học tập của sinh
viên (SV) đã tạo được nền tảng tương đối vững chắc cho tiến trình thực hiện đào tạo theo
học chế tín chỉ. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xây dựng đội ngũ CVHT gần như chưa mấy
trường thực hiện được đúng với mong muốn và yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và hiệu
quả hoạt động. Vì vậy, cần phải xác định rõ các nội dung cụ thể như: Khi mới vào trường
ĐH, sinh viên cần gì? Ai là người cung cấp cho sinh viên những điều cần đó? Người cố vấn
cần phải đảm bảo những tiêu chí nào và những việc phải làm là gì? những giải pháp cho
hoạt động CVHT thành công cùng lợi ích đem lại cho người học, đặc biệt là sinh viên năm
thứ nhất mới vào trường, các em còn rất bỡ ngỡ với cách học mới, môi trường học tập mới.
2. Vai trò, yêu cầu với cố vấn học tập và sinh viên
2.1. Vai trò của cố vấn học tập
Cần phải khẳng định rằng, CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu
trong đào tạo theo học chế tín chỉ, vì: CVHT là một mắt xích then chốt duy trì thực hiện có
hiệu quả trong xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường – SV– thị trường sử dụng lao động;
đồng hành cùng SV thực hiện các nhiệm vụ cố vấn trong suốt quá trình học tập (tư vấn, định
hướng quá trình học tập của sinh viên trong thời gian học tại trường; giám sát quá trình học
tập của sinh viên; tham gia công tác quản nhiệm lớp; đóng góp ý kiến đề xuất với nhà trường
về các vấn đề tổ chức, quản lý đào tạo và quản lý SV. Thông qua đó, sinh viên có nền tảng
vững chắc, tự tin trong quá trình học tập tại trường, đem lại kết quả cao).
2.2. Những điều sinh viên cần biết về học chế tín chỉ khi mới vào trường
Xuất phát từ mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức và phương pháp
dạy và học nhằm đảm bảo, tạo ra được sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội,
đặc biệt là các đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, ngay từ khi mới vào trường, người học cần
phải được cung cấp những thông tin để:
- Hiểu đầy đủ về các quy chế của Bộ, quy định của trường và xác định trách nhiệm
thực hiện các qui chế, qui định của học chế tín chỉ (quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên).
- Hiểu và tiếp thu được những yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học ở bậc ĐH;
phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, thu thập và xử lý thông tin và những tài
liệu học tập gắn với cá chương trình học.
- Nắm được mục tiêu, chương trình đào tạo của ngành, chuyên nghành; kế hoạch học
tập toàn khóa và cách lựa chọn, đăng ký học môn trước, sau theo danh mục tiên quyết của
từng học phần, môn học trước, môn học sau.
- Nắm được quy trình, thủ tục đăng ký học phần, hủy đăng ký học phần, chủ động
xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ; những yêu cầu của quá trình học tập
về việc thực hành, thực tập và việc lựa chọn thời gian, nơi thực tập; lựa chọn đề tài khóa
luận, tiểu luận và đề tài nghiên cứu khoa học, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và
định hướng nghề nghiệp của mình.
- Thấy được sự cần thiết về việc thể hiện tính chủ động, trung thực, công bằng khi
thực hiện hoạt động ngoài giờ nhằm rèn luyện tác phong đạo đức của người lao động mẫu
mực trong tương lai.
- Được tham gia các hoạt động thuộc các tổ chức Đảng, đoàn thể, văn nghệ, thể dục
thể thao, rèn luyện nâng cao sức khỏe, đảm bảo theo hướng đào tạo toàn diện.
2.3. Những yêu cầu cần có ở người cố vấn học tập
Để có thể thực hiện những công việc đáp ứng với yêu cầu của SV về những nội dung
trình bày ở trên, người làm CVHT phải:
- Là người có tâm huyết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, luôn chủ động trong thực
hiện kế hoạch ở khoa, trường.
- Nắm vững mục tiêu, chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo, quy chế đào tạo,
các quy trình liên quan đến công tác đào tạo và quản lý SV.
- Nắm vững chương kế hoạch đào tạo của toàn khóa, của ngành, từng chuyên nghành
về các nội dung của các khối kiến thức; mô tả nội dung và vị trí của từng môn học; kế hoạch
các học phần giảng dạy trong từng học kỳ.
- Nắm vững về các học phần bắt buộc, học phần tự chọn, học phần học tiên quyết,
điều kiện được học các học phần tiếp theo; cách đăng ký học phần, cách đăng ký học và bổ
sung học phần, trả nợ các học phần chưa đạt, cải thiện điểm các học phần kết quả chưa đạt
cao như mong muốn.
- Hiểu rõ các nhiệm vụ trong quá trình tổ chức đào tạo về lên lớp học lý thuyết, thực
hành, thảo luận; về số lượng tín chỉ tối đa và tối thiểu phải tích lũy xong trong từng học kỳ,
năm học.
- Nắm vững cách đánh giá và qui trình đánh giá kết quả học tập giữa kỳ, cuối kỳ của
từng học phần theo các hệ số qui định cứng và mềm.
- Có lộ trình cụ thể, công khai kế hoạch cố vấn, lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa
điểm; định kỳ sinh hoạt ban cán sự lớp, toàn lớp lớp vào đầu mỗi học kỳ; cung cấp cho sinh
viên những thông tin cần thiết để liên hệ trao đổi (số điện thoại, email và các phương tiện
liên lạc khác) trong trường hợp cần thiết.
- Biết hướng dẫn, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia
hoạt động học thuật, rèn luyện kỹ năng mềm, tư vấn tâm lý, tham gia các hoạt động văn thể
mỹ, hoạt động xã hội vì công đồng...
Sơ đồ 1: Nhiệm vụ của CVHT giúp cho quá trình học tập của SV
3. Những khó khăn khi triển khai thực hiện cố vấn
- Đa phần lãnh đạo các trường, đơn vị quản lý đào tạo và thực hiện đào tao chưa có
nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác CVHT trong khi phải tổ chức thực
hiện đào tạo tín chỉ, nên quá trình chỉ đạo còn nhiều lúng túng, hiệu quả đem lại chưa cao.
- Đội ngũ GV được phân công làm công tác cố vấn hầu hết là GV, họ vừa phải tham
gia giảng dạy chuyên môn vừa làm công tác CVHT, thời gian phải đầu tư nhiều cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,
dẫn đến tình trạng thiếu thời gian đầu tư cho công tác CVHT. Mặt khác, do đặc điểm của
Hiểu, nắm
chắc được
mục tiêu,
chuẩn đầu ra,
chương trình,
nội dung
ngành, chuyên
ngành học
Lựa chọn, định
hướng, chuyên
ngành, đăng ký các
học phần phù hợp
với năng lực bản
thân và nhu cầu của
thị trường lao động
Lựa chọn hình
thức học tập, tài
liệu học tập,
hướng chọn
chuyên đề, đề
tài tiểu luận,
khóa luận, nơi
thực tập
Xây dựng kế
hoạch học tập,
tự học, tham gia
các hoạt động
đoàn, hội, rèn
luyện thể chất
của từng cá
nhân
Đăng ký học
bổ túc kiến
thức kỹ năng
mềm, các
loại chứng
chỉ, đăng ký
thi lại và cải
thiện điểm
tích lũy.
Nhiệm vụ của CVHT
phải giúp cho SV
các lớp đào tạo tín chỉ thường bị chia nhỏ thành nhiều lớp, nên đội ngũ CVHT phải kiêm
nhiệm 2-3 lớp, không thể bao quát thường xuyên thực hiện cố vấn đầy đủ được.
- Các cố vấn hầu hết chưa được bồi dưỡng về cách thức, nội dung và trách nhiệm,
theo những yêu cầu của người CVHT, nên quá trình thực hiện còn mang nặng hình thức
theo kinh nghiện cá nhân (như GV chủ nhiệm trước đây), hiệu quả đem lại thấp.
- Về cơ sở vật chất phục vụ còn thiếu thốn: thiếu phòng để chia nhỏ thảo luận, thiếu
địa điểm tiếp sinh viên để giải đáp thắc mắc, thiếu giờ sinh hoạt lớp cố định, nhiều khi sắp
xếp số lượng SV quá đông, không theo để tư vấn cho mọi người, mọi lớp đầy đủ.
- Nhà trường chưa có cơ chế, chính sách, quy định về trách nhiệm, nhưng coi nhẹ về
quyền lợi đối với đội ngũ CVHT, cả về vật chất và tinh thần.
- Chưa xây dựng được qui chế phối hợp hiệu quả trong GV làm CVHT với GV của
khoa/bộ môn; giữa các bộ phận, phòng ban quản lý và đơn vị thực hiện đào tạo và các tổ
chức đoàn hội; thiếu hệ thống cung cấp thông tin hiệu quả, các hình thức công khai hóa
công tác CVHT mang nặng tính hành chính.
- Về phương diện chủ quan, khó khăn lớn nhất làm hạn chế khả năng thực hiện công
tác CVHT, nhất là đội ngũ CVHT là GV kiêm nhiệm hiện nay là:
o Thiếu kiến thức, hiểu biết tổng thể về chương trình đào tạo; đa phần chưa nắm chắc
được cấu trúc chương trình, danh mục và nội dung các môn học (môn tiên quyết,
cơ sở, chuyên ngành, bắt buộc, tự chọn, môn chung, môn đại cương,), chỉ nắm
sơ lược về một vài môn học, chủ yếu là môn mình phụ trách giảng dạy.
o Chưa có tư liệu cập nhật các yêu cầu về năng lực của nhà tuyển dụng đặt ra, nên
rất khó thực hiện việc tư vấn về thực tập thực tế, tìm hiểu nơi thực tập theo mong
muốn.
o Chưa nắm chắc và đầy đủ các quy định, quy trình về thi cử, làm luận văn, đăng ký
môn học, các phương pháp nghiên cứu và học tập hiệu quả, hình thức tổ chức dạy
(tự học, tự nghiên cứu), về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (thi, tiểu luận/luận
văn,)
o Thiếu thông tin về các tài liệu học tập của các lĩnh vực, thông tin thư viện, các tạp
chí chuyên ngành, các khóa học ngắn hạn bổ túc kiến thức ngoại ngữ, tin học, kỹ
năng mềm.
o Thiếu và chưa nắm chắc các thông tin về các lãnh vực liên quan từ các phòng ban,
trung tâm, đơn vị khác trong trường; các tổ chức ngoài trường mà SV có thể liên
hệ liên quan đến học tập và về thủ tục hành chánh khác; các chính sách học bổng,
các cơ sở giới thiệu việc làm (bán thời gian/làm thêm), cơ sở có nhu cầu tuyển
dụng, để tư vấn.
o Thiếu kinh nghiệm tư vấn và kỹ năng giao tiếp, khả năng phán đoán, phân tích nắm
bắt vấn đề nhanh, khả năng giải quyết vấn đề, hiểu biết tâm lý trong giao tiếp ứng
xử, thiếu công cụ để sử dụng, không được bồi dưỡng đầy đủ về nội dung và nănglực
cần thiết và phát triển năng lực tư vấn
4. Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn
4.1. Về nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp
- Với lãnh đạo nhà trường, cần nhìn nhận toàn diện về các nhiệm vụ cần được đặc
biệt chú ý, khi nó có vai trò quan trọng như một “mắt xích trong dây chuyền” của hệ thống
đào tạo (từ khi bắt đầu đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng), để cho ra được: Những quyết
định khả thi nhất, phù hợp với điều kiện của nhà trường mà không làm chậm trễ việc thực
hiện văn bản, quyết định của cấp quản lý ngành (Bộ GD&ĐT); Xây dựng lộ trình hợp lý,
không đốt cháy giai đoạn, không thực hiện rộng rãi các nhiệm vụ khi chưa có đủ lực lượng
đảm bảo thành công; Có chính sách hỗ trợ tối đa, hợp lý cả tinh thần và vật chất cho đội ngũ
cố vấn để họ có thêm động lực thực hiện nhiệm vụ; Thường xuyên theo dõi, kiểm soát chặt
chẽ các tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm làm công tác cố vấn, tư vấn; đồng thời phải
định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm để sửa chữa, bổ sung kịp thời những nội dung chưa làm tốt.
- Đối với các phòng ban chức năng có liên quan, được giao nhiệm vụ (QLĐT,
KT&ĐBCL, CTSV, CSVC), cần phải: Xây dựng được mối quan hệ khăng khít, cộng
đồng trách nhiệm chung, tạo mọi điều kiện để những người làm công tác cố vấn có những
thông tin đầy đủ, chính xác về các công việc thuộc lĩnh vực mình quản lý (chương trình
chung, phương tiện dạy học, ký túc xá, thư viện tổ chức thi - đánh giá kết quả học tập);
Thường xuyên cùng lãnh đạo các khoa trao đổi, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các cố
vấn, nếu có những sai sót phải cùng có kế hoạch khắc phục; Tổ chức thực hiện bồi dưỡng
thường xuyên cho đội ngũ cố vấn về các lĩnh vực họ cần phải nắm được để cố vấn trực tiếp
cho SV như chương trình, nhu cầu nghề nghiệp, đăng ký học cải thiện điểm, thi trả nợ, cơ
sở và điều kiện học tập và các điều kiện hỗ trợ khác.
- Với lãnh đạo các khoa, cần nêu cao trách nhiệm thường xuyên: Kiểm tra, nhắc nhở
các CVHT thực hiện các nội dung cố vấn theo đúng yêu cầu nhiệm vụ phân công; Cùng các
CVHT của khoa sửa chữa, điều chỉnh, những nội dung và cách tư vấn chưa hiệu quả; bổ
sung những nội dung phát sinh mới khi thấy cần thiết; Báo cáo thường xuyên kết quả và
những khó khăn của công tác cố vấn và người làm cố vấn trực tiếp cho các phòng chức năng
trực tiếp thuộc các lĩnh vực quản lý của họ và đề nghị những điều chỉnh bổ sung cần thiết
cho phù hợp với thực tế của khoa; Xem xét kỹ giữa kế hoạch giảng dạy của khoa, phân công
nhiệm vụ giảng dạy từng GV, để giao nhiệm vụ cố vấn cho GV hợp lý, khả thi.
4.2. Đối với những giảng viên được giao nhiệm vụ làm cố vấn
Phải xác định rõ vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của CVHT, để khẳng
định trách nhiệm của mình, thực hiện đúng các nhiệm vụ cụ thể như:
- Cố vấn về các hoạt động học tập cho người học gổm: chọn ngành học sao cho phù
hợp với năng lực và sở thích, xây dựng kế hoạch học tập cho mình khi bắt đầu nhập học và
các giai đoạn chuyên ngành sâu, phương pháp học, các hình thức hoc tập. Chương trình học
tham gia các hoạt động ngoại khóa (thực hiện dẫn SV tham quan trường học, cơ sở vật chất
của trường, hướng dẫn cách sử dụng thiết bị học tập, nơi sẽ tổ chức các hoạt động ngoại
khóa cho SV).
- Cố vấn hướng nghiệp, giúp SV tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp trong quá trình lựa
chọn cơ sở thực tập, thực hành, nơi làm việc sau khi ra trường và việc học tập tiếp theo, để
có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đối với ngành nghề.
- Người cố vấn phải thể hiện cái tâm, yêu thích công việc CVHT, luôn tìm tòi và có
những sáng tạo mới để hoàn thành nhiệm cụ của mình trước khoa, trường về công việc do
mình đảm trách.
- Thực hiện công việc tư vấn phải công tâm, đảm bảo công bằng, công khai và đặt
mục tiêu lợi ích của sinh viên lên hàng đầu. Các nội dung tư vấn phải được ghi chép trong
sổ công tác của CVHT theo các biểu mẫu quy định.
- Nội dung tư vấn phải trung thực, chính xác, không trái với qui định của nhà trường,
Bộ và pháp luật của Nhà nước.
- Người được giao nhiệm vụ làm CVHT phải thường xuyên chủ động tự trang bị bổ
sung, nắm chắc các nội dung có thay đổi cập nhật của nhà trường, cụ thể về: Chương trình
đào tạo của ngành đào tạo (có đầy đủ đề cương chi tiết các học phần, kế hoạch học kỳ, các
môn học tiên quyết..); Có sổ tay cố vấn, sổ tay công tác, sổ tay sinh viên; Danh sách SV có
tóm tắt thông tin cá nhân; Các biểu mẫu phục vụ công tác cố vấn gồm: mẫu đăng ký lý lịch
SV; kế hoạch hoạt động cá nhân của cố vấn; các biểu mẫu cho việc đăng ký học phần, hủy
đăng ký; mẫu biên bản về các cuộc họp với lớp SV, các biểu mẫu báo cáo công tác cố vấn
khi kết thúc học kỳ
- Nắm chắc và thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ làm việc của CVHT
(đảm nhận khối lượng SV, số lớp phụ trách). Chủ động lập kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp
lý làm cố vấn và thời gian làm chuyên môn theo quy định, không để diễn ra tình trạng coi
trọng hoặc coi nhẹ những công việc được giao.
- Cần chủ động tự bồi dưỡng năng lực hỗ trợ (giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống),
nếu có sự thay đổi, khi chuyển giao cho GV khác cần bàn giao đầy đủ, trung thực để duy trì
ổn định, nhất quán, tạo được đội ngũ chất lượng cao, góp phần thực hiện hoàn thiện, hiệu
quả cao qui trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
5. Kết luận
Việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ đã gặp phải không ít khó
khăn từ việc tổ chức, sắp xếp, đăng ký môn học.
Đối với SV, chuẩn bị và bố trí cơ sở, phương tiện học tập, tổ chức đánh giá kết quả
học tập với đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo và đơn vị trực tiếp thực hiện đào tạo. Những sự
thay đổi diễn ra trong quá trình đào tạo đã tạo áp lực rất lớn đối với đội ngũ CVHT. Trong
khi hầu hết CVHT phải đảm nhiệm, nhiều công việc cùng một lúc, vừa đứng lớp, vừa làm
nghiên cứu khoa học, vừa làm CVHT, nên việc hoàn thành nhiệm vụ rất khó khăn. Nếu
như không có sự đầu tư, kết hợp đồng bộ giữa lãnh đạo các cấp của trường về tinh thần và
vật chất thì không thể làm tốt. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn
bất cập nhưng công tác CVHT vẫn khẳng định tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu trong
quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong
những năm tháng ở trường sẽ không thể không nhắc đến những dấu ấn đáng trân trọng của
đội ngũ làm công tác CVHT. Việc xác định trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong trường,
và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác cố vấn sẽ góp phần quan
trọng nâng cao chất lượng đào tạo của trường, tạo được độ tin cậy của xã hội, củng cố được
uy tín, thương hiệu của Nhà trường cả hiện tại và tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ.
2. Bộ GD&ĐT (2001), Chiến lược phát triển giáo dục (200 –2010), NXB Giáo dục.
3. Trần Thị Minh Đức (2010), Nghiên cứu một số mô hình CVHT trên thế giới và đề
xuất mô hình hoạt động của CVHT trong đào tạo tín chỉ ở trường ĐH Việt Nam, theo
4. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), “Đẩy mạnh công tác CVHT và tư vấn sinh viên
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường ĐH theo học chế tín chỉ”, Tạp chí
Giáo dục, số 291, tr.32-35.
7. Nguyễn Thị Trang (2010), “Sử dụng kỹ năng tư vấn của CVHT”, CVHT trong các
trường ĐH, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_cong_tac_co_van_hoc_tap_mat_xich_quan_trong_giup_dem_lai_hieu_qua_cao_trong_dao_tao_theo_hoc_che.pdf