Trong những năm qua, huyện Lục Ngạn – một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều
thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, một số xã giàu lên nhờ phát triển các mô hình kinh
tế vườn rừng, vườn đồi, đặc biệt là trồng cây vải thiểu – một sản phẩm trở thành thương hiệu cả
nước biết tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tìm hiểu của chúng tôi, hiện đang tồn tại một nghịch
cảnh là, bên cạnh các xã trung du vươn lên giàu có nhờ phát triển kinh tế hàng hóa, lại tồn tại một
vệt 13 xã vùng cao vẫn trong tình trạng kinh tế phát triển chậm, tỉ lệ hộ nghèo cao (gọi chung là
vệt xã nghèo). Nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay là tìm giải pháp giảm nghèo nhanh,
bền vững cho các xã vùng cao của huyện. Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi cho rằng cần thiết
tập trung làm rõ vào các vấn đề dưới đây.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công cuộc giảm nghèo ở huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm nghèo bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Thân Thị Huyền*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong những năm qua, huyện Lục Ngạn – một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều
thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, một số xã giàu lên nhờ phát triển các mô hình kinh
tế vườn rừng, vườn đồi, đặc biệt là trồng cây vải thiểu – một sản phẩm trở thành thương hiệu cả
nước biết tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tìm hiểu của chúng tôi, hiện đang tồn tại một nghịch
cảnh là, bên cạnh các xã trung du vươn lên giàu có nhờ phát triển kinh tế hàng hóa, lại tồn tại một
vệt 13 xã vùng cao vẫn trong tình trạng kinh tế phát triển chậm, tỉ lệ hộ nghèo cao (gọi chung là
vệt xã nghèo). Nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay là tìm giải pháp giảm nghèo nhanh,
bền vững cho các xã vùng cao của huyện. Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi cho rằng cần thiết
tập trung làm rõ vào các vấn đề dưới đây.
Từ khoá: giảm nghèo, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.
THỰC TRẠNG NGHÈO TRÊN DỊA BÀN
HUYỆN LỤC NGẠN BẮC GIANG
Đối chiếu với chuẩn nghèo mới do Thủ tướng
Chính Phủ ban hành theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015,
huyện Lục Ngạn có vệt xã nghèo với tỉ lệ hộ
nghèo trên 50%. Đó là 13 xã: Xa Lý, Phong
Minh, Phong Vân, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ
Đáp, Sơn Hải, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo
Gia, Tân Mộc, Đồng Cốc và Biên Sơn. Đây là
các xã vùng cao, nằm kéo dài trên vòng cung
từ phía Tây, qua phía Đông sang phía Nam
của huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên là
60.555,3 ha (chiếm 58,9% tổng diện tích toàn
huyện); diện tích đất canh tác nông nghiệp ít,
chủ yếu là đất lâm nghiệp, đồi, núi có độ dốc
lớn. Dân số 63.518 người (dân tộc thiểu số
chiếm trên 76%) sống ở 135 thôn bản; trong
đó dân số nam là 31.711 người và dân số nữ
là 31.807 người; 31.955 người trong độ tuổi
lao động (chiếm tỉ lệ 50,3% dân số). Chất
lượng nguồn lao động thấp, chủ yếu là lao
động chưa qua đào tạo.
Tel:
Nguồn thu nhập của nhân dân vệt xã nghèo
chủ yếu từ nông – lâm nghiệp nhưng diện tích
đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp,
sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên
nhiên là chính, năng suất các loại cây trồng
thấp, thiếu ổn định, tư duy sản xuất hàng hoá
còn hạn chế, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật
vào sản xuất chưa nhiều, việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi diễn ra chậm, có rất ít
sản phẩm hàng hoá, tập quán canh tác, sản
xuất mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu.
Bình quân lương thực có hạt sản xuẩt đầu
người năm 2008 là 219,6 kg, nhưng bình
quân sản xuất thóc chỉ đạt 154,8 kg/người. 13
xã với tổng số 12.552 hộ và 63.518 khẩu
(bình quân 5,06 khẩu/hộ). Trong đó, có 7.800
hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 62,1%. Qua khảo sát
thống kê hộ nghèo thuộc diện đối tượng cần
được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định
167/2998/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính
Phủ thì vệt xã nghèo có 2.339 hộ nghèo khó
khăn về nhà ở (chiếm 60,8% số hộ nghèo khó
khăn về nhà ở toàn huyện).
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội đặc trưng có thể chia vệt nghèo của huyện
chia thành 3 khu vực riêng biệt, đó là:
(1) Khu vực 4 xã vùng hồ Cấm Sơn (Sơn Hải,
Hộ Đáp, Tân Sơn, Cấm Sơn): cơ sở hạ tầng
kỹ thuật còn thiếu thốn nghiêm trọng, đường
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
liên thôn, liên xã đều là đường đất, nhiều đèo
dốc và xuống cấp nghiêm trọng, 23 thôn phải
sử dụng thuyền để đi lại với bên ngoài, 3 xã
chưa có chợ, 5 thôn chưa sử dụng điện lưới
quốc gia. Diện tích tự nhiên lớn nhưng chủ
yếu là diện tích hồ chứa nước Cấm Sơn, diện
tích đất rừng phòng hộ, diện tích canh tác lúa
nước ổn định rất ít (tổng số có 427 ha, bình
quân 236,5 m
2/khẩu).
(2) Khu vực các xã vùng cao Đông Bắc
(Phong Vân, Kim Sơn, Phong Minh, Xa Lý,
Biên Sơn): có diện tích tự nhiên lớn nhưng
chủ yếu là đất chuyên dùng, địa hình đồi núi
dốc, bị chia cắt, giao thông khó khăn, diện
tích đất nông nghiệp bình quân đầu người
thấp (bình quân 264,6 m2/khẩu).
(3) Khu vực các xã vùng Đông Nam (Phú
Nhuận, Đồng Cốc, Đèo Gia, Tân Mộc): có địa
hình bị chia cắt mạnh, giao thông khó khăn,
điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận
lợi, rất khó khăn trong tiếp cận thị trường.
NGUYÊN NHÂN
Kết quả điều tra thực trạng đói nghèo cho
thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
của các hộ như sau: (i) Thiếu kiến thức sản
xuất kinh doanh; (ii) Chưa được qua đào tạo
nghề; (iii) Thiếu đất sản xuất; (iv) Thiếu vốn
sản xuất; (v) Có người ốm đau dài ngày; (vi)
Thiếu lao động; (vii) Thiếu việc làm; (viii)
Tai nạn rủi ro; (ix) Đông người ăn theo.
Ngoài ra, một số hộ còn tư tưởng ỷ lại vào
Nhà nước, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo.
Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập
thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận
dịch vụ như giáo dục, văn hoá, y tế, giao
thông, thủy lợi, Về giao thông, trên địa bàn
13 xã có 113 km đường huyện (mới có 35 km
đang nâng cấp); 157 km đường xã (cứng hoá
02 km, cấp phối 37,2 km còn lại chất lượng
rất xấu); 392,6 km đường thôn, bản (cứng hoá
5,8 km và 26,6 km cấp phối đang xuống cấp
còn lại chất lượng rất xấu); nhiều điểm cần
xây dựng ngầm, cống hoặc cầu nhỏ nhưng
chưa được đầu tư. Hệ thống giao thông trong
những năm qua đã được chú trọng đầu tư, góp
phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, nhưng còn thấp kém so với các
khu vực khác, giao thông đi lại còn rất nhiều
khó khăn, đặc biệt các xã khu vực hồ Cấm
Sơn và các xã vùng Cao, địa hình bị chia cắt.
Các công trình thủy lợi: Trong những năm
vừa qua, bằng nguồn vốn đầu tư tập trung,
vốn Chương trình 135, vốn vay Ngân hàng
thế giới (WB), và nhân dân đóng góp, trên
địa bàn 13 xã đã được đầu tư xây dựng mới 5
trạm bơm điện, xây dựng mới, sửa chữa 23 hồ
đập nhỏ, một số đập tràn qua suối với năng
lực tưới của các công trình đạt 530 ha. Tuy
nhiên, phần lớn các công trình hồ, đập bằng
đất đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống
cống, kè tràn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá
nên tỉ lệ thất thoát nước nhiều, cần được sửa
chữa, nâng cấp.
Hệ thống lưới điện quốc gia: Đến nay, có
91,5% số hộ sử dụng điện phục vụ sinh hoạt;
13 thôn, bản chưa có điện lưới, mạng lưới
điện nông thôn còn kém, thiếu an toàn, chi
phí vận hành và giá bán điện đến người tiêu
dùng còn cao. Nguyên nhân là do đầu tư chưa
đồng bộ, chắp vá, đường dây hư hỏng, xuống
cấp nhanh, không được sửa chữa kịp thời, cần
được đầu tư cải tạo trong những năm tới.
Cơ sở giáo dục, y tế: Trong khu vực có 13
trường Mầm non (11 trường công lập, 02
trường bán công), 14 trường Tiểu học; 11
trường Trung học cơ sở và 01 trường cấp 2+3
Tân Sơn. Nhìn chung, cơ sở vật chất trường
học trong những năm qua được tập trung cao,
lớp học phần lớn được kiên cố hoá. đáp ứng
nhu cầu học tập của con em nhân dân trong
khu vực. Số học sinh trong độ tuổi đến trường
của các bậc học đạt tỉ lệ khá. Tuy nhiên, việc
đến lớp của học sinh ở nhiều thôn, bản các xã
vùng hồ Cấm Sơn, các thôn bản vùng xa
trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, nhất là học
sinh bậc trung học cơ sở. Hiện nay, 13/13 xã
có trạm y tế xã và 01 phòng khám đa khoa
khu vực Tân Sơn, 4/13 trạm y tế xã đạt chuẩn
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
quốc gia, dịch vụ y tế cơ sở đã từng bước đáp
ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Tuy
nhiên, số lượng y, bác sỹ và cơ cấu chuyên
môn của một số trạm y tế vẫn chưa đảm bảo
theo qui định.
Mạng lưới thương mại, dịch vụ trong khu vực
phát triển chậm, có 6/13 xã có chợ xã hoặc
chợ liên xã, một số xã xa trung tâm như Xa
Lý, Đèo Gia, các xã vùng hồ Cấm Sơn
thương mại kém phát triển, giao lưu hàng hoá
rất khó khăn.
GIẢI PHÁP XÓA NGHÈO BỀN VỮNG
Vấn đề giảm nghèo trên cả nước nói chung và
đối với các xã đặc biệt khó khăn của huyện
Lục Ngạn nói riêng được đặt ra trước giai
đoạn phát triển mới mà ở đó mục tiêu giảm
nghèo bền vững trên cơ sở Đề án chiến giảm
nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Theo đó, hướng giảm nghèo tập trung vào đối
tượng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực
miền núi cao, vùng sâu, công tác giảm nghèo
trong thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn vì
đây là khu vực dân cư chịu tác động mạnh mẽ
của phong tục tập quán bản địa, việc thiết kế
các chính sách xoá đói giảm nghèo cho nhóm
đối tượng này thời gian qua còn mang nặng
tính bao cấp tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ
vào Nhà nước. Có thể nói, tình trạng nghèo
sâu, nghèo kinh niên tập trung vào đối tượng
là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù là đối
tượng của rất nhiều chương trình dự án giảm
nghèo nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống và sản xuất. 13 xã có tỉ lệ hộ
nghèo trên 50% được coi là “lõi nghèo” của
huyện Lục Ngạn.
Vấn đề giảm nghèo và thực hiện công bằng
xã hội. Khoảng cách về thu nhập giữa các
nhóm dân cư ngày càng rộng trong bối cảnh
hiện nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng
cao, đương nhiên đưa tới hệ luỵ là giảm cơ
hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của
người nghèo. Đây là thách thức đặt ra đối với
chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện
chính sách giảm nghèo thời gian tới trong
huyện. Phát sinh hình thức nghèo mới do
nông dân không có đất sản xuất và một bộ
phận chuyển ra thành thị tìm việc làm.
Vấn đề tái nghèo và cận nghèo. Việc áp dụng
chuẩn nghèo mới và tình hình giá cả hàng hoá
gia tăng, tình trạng tái nghèo sẽ diễn ra đối
với không ít các hộ mới thoát nghèo dễ dàng
rơi vào tình trạng nghèo khi gặp những biến
động, rủi ro trong cuộc sống như thiên tai,
dịch bệnh, ốm đau, ...
Xác định đúng đối tượng nghèo là thách thức
đòi hỏi việc xây dựng và sử dụng chuẩn
nghèo phải khoa học, khách quan, linh hoạt
theo hướng tính toán, cập nhật đầy đủ nhu cầu
chi tiêu tối thiểu của người dân và xem xét
thoả đáng các vấn đề y tế, môi trường, bình
đẳng về cơ hội cùng các yếu tố phi thu nhập
như nhân lực, tài sản, khả năng tiếp cận các
dịch vụ hỗ trợ, ... để tìm giải pháp giảm nghèo
trong giai đoạn mới.
Một số giải pháp cụ thể
Thứ nhất, phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
* Giải pháp chung: Phát huy tối đa lợi thế về
đất đai, tiềm năng chăn nuôi gia súc, gia cầm;
khai thác mọi tiềm năng về lao động và các
nguồn lực khác của từng khu vực để đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo
hướng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp
với khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế
trang trại.
* Giải pháp và chính sách cụ thể
+ Trồng trọt: tập trung nghiên cứu đưa những
giống cây hàng năm mới vào sản xuất nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
nông sản, sử dụng những giống lúa hoặc cây
màu lương thực ngắn ngày và có sức chịu hạn
cao để canh tác ven hồ vào vụ xuân để nhanh
thu hoạch, tránh ngập nước do lũ đầu mùa.
Đối với cây ăn quả (vải thiều) chỉ nên phát
triển thu hẹp ở các khu vực có khả năng thâm
canh; những vùng đất khác nên qui hoạch lại
và hướng dẫn nhân dân đầu tư trồng rừng.
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
Khôi phục lại diện tích cây công nghiệp, cây
thực phẩm như đậu xanh ở Phong Vân, Kim
Sơn, Phong Minh; đậu tương ở Kim Sơn;
bông ở Phong Minh, Xa Lý.
+ Chăn nuôi: Tiếp tục tập trung phát triển
đàn trâu, bò kết hợp trồng cỏ ở những khu
vực không bị ngăn cách do nước hồ. Phát
triển chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, gà
đồi để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ
như rau xanh, ngô, khoai, sắn, cá. Các xã
trong khu vực tập trung phát triển chăn nuôi
và quản lý khai thác cá trong hồ Cấm Sơn vừa
đảm bảo cho nhân dân có nguồn thu nhập vừa
bảo vệ được nguồn lợi thủy sản bền vững khi
Nhà nước cấp giống, vốn.
+ Lâm nghiệp: Đối với các khu vực trồng
rừng kinh tế, phải hoàn thành việc giao đất đến
hộ gia đình, hỗ trợ giống cây con và hướng dẫn
các hộ trồng rừng thâm canh với những loại
cây trồng là nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến. Đối với diện tích rừng phòng hộ, giao
khoán bảo vệ rừng tập trung, hướng dẫn tỉa
thưa để tăng thu nhập cho người nhận khoán.
+ Công tác khuyến nông, khuyến lâm: Tăng
cường tổ chức tập huấn cho các hộ dân về kỹ
thuật trồng trọt, chăn nuôi, trồng và thâm
canh rừng. Mỗi thôn, bản xây dựng 1 mô hình
sản xuất trình diễn để nhân dân học tập, thực
hiện các biện pháp khuyến khích các hộ có
điều kiện đầu tư cho sản xuất như hỗ trợ lãi
xuất vốn vay.
Thứ hai, tập trung đầu tư, phát triển các lĩnh
vực văn hoá – xã hội
* Về giáo dục – đào tạo: Hàng năm, huy động
học sinh ra học các lớp đầu cấp phổ thông và
mẫu giáo đạt từ 98 đến 100% trẻ em trong độ
tuổi; huy động từ 80 – 85% học sinh trong độ
tuổi vào học THPT và học nghề tại các cơ sở
đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn và Trung học
chuyên nghiệp. Tiếp tục huy động các nguồn
vốn của các chương trình, dự án đầu tư cho
giáo dục vùng cao để thực hiện chương trình
kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng cơ sở
vật chất trường học, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đạt
chuẩn và biên chế đủ giáo viên mầm non cho
các trường thuộc vệt xã đặc biệt khó khăn.
Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ áo
phao an toàn, thuyền gỗ cho học sinh và giáo
viên vùng hồ Cấm Sơn đi lại bằng thuyền.
* Về y tế: Tiếp tục tăng cường củng cố mạng
lưới y tế xã, thôn, bản đảm bảo đủ năng lực
khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
Đầu tư nâng cấp phòng khám đa khoa khu
vực Tân Sơn. Hỗ trợ xây dựng cơ sở y tế tại
các xã nghèo đạt chuẩn quốc gia về y tế, đầu
tư trang thiết bị y tế, nhân lực, tăng khả năng
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân tại các xã nghèo.
* Về nâng cao chất lượng dân số và nguồn
nhân lực: Định hướng qui mô dân số theo
hướng giảm tỉ suất sinh tự nhiên; nâng cao
chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho
đồng bào dân tộc. Từng bước nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; trình độ dân trí và
kiến thức về lao động của thanh niên dân
tộc ít người.
* Về lao động, việc làm và nhà ở cho người
nghèo: Tăng cường tập huấn, đào tạo nghề và
từng bước chuyển giao khoa học - kỹ thuật
cho người lao động, đặc biệt là đối với thanh
niên là người dân tộc thiểu số, góp phần nâng
cao năng suất lao động và tăng thu nhập của
mỗi người dân và cộng đồng.
Thứ ba, các chính sách trợ giúp người nghèo
cần có sự khác nhau đối với nhóm người
nghèo kinh niên và nhóm người nghèo tạm
thời (người có khả năng thoát nghèo). Đa
dạng hoá các phương thức cấp tiền cho người
nghèo như cấp cho không, cho vay, cấp tiền,
có điều kiện, ... (hạn chế áp dụng cơ chế bao
cấp, cho không, mà chỉ áp dụng cơ chế này
trong những trường hợp thực sự cần thiết).
Các chính sách giảm nghèo cụ thể cần hướng
đến khai thác năng lực và sự tham gia của
người dân, cộng đồng vào việc giảm nghèo.
Hoà nhập xã hội các nhóm yếu thế bằng hệ
thống an sinh xã hội.
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
Thứ tư, trước thực tế nhìn nhận hiện nay, “độ
trơ” của giảm nghèo đối với tăng trưởng kinh tế
thể hiện khá rõ, đặc biệt ở những xã có trên 70%
số dân là người dân tộc thiểu số. Do đó, cần tăng
cường sự tham gia và hưởng lợi từ quá trình
tăng trưởng, cũng như đề cao các giải pháp
nhằm hướng đến tăng cường nguồn lực cũng
như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của
nhóm đồng bào dân tộc thiểu số để có khả năng
tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ
tầng, việc làm ổn định có thu nhập; đồng thời có
các giải pháp giảm thiểu rào cản ngôn ngữ, cải
thiện chất lượng giáo dục và tránh những định
kiến về năng lực yếu kém của nhóm đồng bào
dân tộc thiểu số.
Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhà nước
và phân công đầu mối để quản lý có hiệu quả
các chương trình, dự án giảm nghèo; đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo hiệu quả
của việc thực hiện chương trình giảm nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Uỷ ban dân tộc (2007), Văn bản quản lý Chương
trình 135 giai đoạn II - tập 1, Nxb. Nông Nghiệp, Hà
Nội.
[2]. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm
nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo
của Chính Phủ.
[3]. Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010.
[4]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần
thứ XXII.
[5]. Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục
Ngạn giai đoạn 2007 – 2020.
SUMMARY
POVERTY REDUCTION IN LUC NGAN DISTRICT, BAC GIANG PROVINCE: STATUS, CAUSES
AND SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE POVERTY ELIMINATION
Than Thi Huyen
University of Education - TNU
Over the years, Luc Ngan district - a mountainous district of Bac Giang has made significant achievements in
poverty reduction, a number of social wealth from the development of economic models of forest parks, hill
gardens, especially planting lychee - a product into national brands. However, the researchers looked at our
existing one is adversity, in addition to the midland rising wealth by developing the commodity economy, the
existence of a highland trail 13 in economic situation slow development, high poverty rate. Now, an important
task is to find solutions in order to faster poverty reduction, sustainable upland communes of the district.
Key words: Poverty, status, causes, solution.
Tel:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32937_36768_278201293525congcuocgiamngheo_828_2052581.pdf