Vấn đề công bằng xã hội về kinh tế không chỉ là đơn thuần là vấn đề kinh tế mà là một
bộ phận trong sự công bằng của xã hội. Công bằng xã hội về kinh tế vừa là yêu cầu của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa là yêu cầu của nền kinh tế thị
trường hiện đại. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Theo đó, công bằng xã hội về kinh tế cũng là khâu đột phá của quá trình thực hiện công
bằng xã hội ở Việt Nam. Quần chúng nhân dân là chủ nhân của lịch sử. Vì thế, công
bằng xã hội về kinh tế cần phải xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân. Trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và thực
hiện công bằng xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và hỗ trợ
nhau cùng phát triển. Do đó, trong mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự gia
tăng đảm bảo công bằng xã hội xã hội mà trước hết là công bằng xã hội về kinh tế;
trong mỗi bước tiến bộ về thực hiện công bằng xã hội đều góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là một trong những
phương hướng mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công bằng xã hội về kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 104-111
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN HOÀ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
LÊ THỊ THU HÀ
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Tóm tắt: Công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Ở đó, hàm
chứa nhưng nội dung như: công bằng xã hội trong phân phối thu nhập; công
bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển; công bằng xã hội
về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho
quá trình đổi mới ở Việt Nam. Theo đó, công bằng xã hội về kinh tế cũng là
khâu đột phá của quá trình thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội về kinh tế có mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Từ khoá: Công bằng xã hội, công bằng xã hội về kinh tế, tăng trưởng kinh tế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội không chỉ là mục tiêu mà còn là
khát vọng của toàn thể nhân loại. Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương
diện, trong đó công bằng xã hội về kinh tế là phương diện cơ bản nhất. Công bằng xã
hội là một giá trị cơ bản định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan
hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Công bằng xã
hội về kinh tế có liên quan chặt chẽ với quá trình dân chủ hoá về kinh tế trong xã hội
hiện nay. Công bằng xã hội về kinh tế là giá trị cơ bản trong các quan hệ kinh tế, tức là
sự phù hợp tương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân, nhóm xã hội vào quá trình
sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất. Vì thế, công bằng xã hội về kinh
tế là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Hay nói
cách khác, công bằng xã hội về kinh tế là một phạm trù lịch sử. Nó được quyết định bởi
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội.
2. CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ
Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về công bằng xã hội về kinh tế. Khái
quát lại có thể hiểu, công bằng xã hội về kinh tế là sự công bằng trong phân phối thu
nhập, công bằng về điều kiện thực hiện cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển và công
bằng về hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội. Do vậy, công bằng xã hội về kinh tế hàm
chứa những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Thực tiễn cho thấy phân phối thu
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ... 105
nhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế -
xã hội. Bởi vì phân phối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo
cho sự tồn tại của xã hội. Công bằng trong phân phối thu nhập có nghĩa mỗi cá nhân được
đánh giá đúng mức với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ
tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, loại bỏ phân phối không dựa trên số lượng,
chất lượng và hiệu quả lao động. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa
bình quân trong phân phối - mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và
nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối đã làm cản trở sản
xuất, triệt tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu
là một nền kinh tế trì trệ. Như vậy, công bằng xã hội trong phân phối thu nhập là cơ sở để
khuyến khích làm giàu theo pháp luật đối với mọi chủ thể tham gia “sân chơi” thị trường;
thực hiện có hiệu quả giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo. Những cá nhân, cộng
đồng, tập thể, doanh nghiệp có đủ năng lực và nguồn lực hợp pháp được phép làm giàu
hợp pháp để tối ưu hóa lợi ích kinh tế, cụ thể là nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng
cuộc sống của mình. Đó chính là động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất
lao động xã hội. Đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân ngày càng nhiều hơn và đó cũng
chính là xu hướng tất yếu của công bằng xã hội về kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Lợi
ích chính đáng mà trước hết là lợi ích kinh tế có sức động viên, thu hút và tập hợp mạnh
mẽ nhất mọi tiền năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của mọi người trong phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi ích chính đáng trở thành một nội
dung cơ bản trong công bằng xã hội về phân phối thu nhập.
Như đã nêu ở trên, công bằng trong phân phối thu nhập là một hình thức biểu hiện cụ thể
của công bằng xã hội về khía cạnh kinh tế. Công bằng trong phân phối thu nhập là sự
phân phối một cách hợp lý, phản ánh đúng tương quan giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa
trách nhiệm và lợi ích. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Công bằng trong phân phối thu nhập là cả
một quá trình và trong từng bước đi của nó phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
mỗi nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện công
bằng trong phân phối thì phải: “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thông qua phúc lợi xã hội” [1, tr. 78]. Cống hiến như thế nào thì sẽ được thụ hưởng tương
xứng như thế, hay nói cách khác công hiến lao động ngang nhau thì thụ hưởng ngang
nhau. Nguyên tắc phân phối này vừa khắc phục được nguyên tắc phân phối bình quân,
vừa khắc phục được sự bất công xã hội. Nguyên tắc phân phối này đã trở thành động lực
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ hai, công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển. Các nguồn lực
phát triển bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. Công bằng
trong cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển là một trong những nội dung cơ bản của công
bằng xã hội. Nó yêu cầu đảm bảo cho tất cả mọi người đều được tiếp cận một cách bình
đẳng các nguồn lực phát triển, Nhà nước phải tạo cơ hội cho mọi công dân được tiếp
cận các nguồn lực phát triển.''Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
106 NGUYỄN VĂN HÒA – LÊ THỊ THU HÀ
tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và
phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản
xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù
hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng
các công cụ, chính sách và nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh
tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội trong từng bước, từng chính sách phát triển” [3, tr. 103]. Mọi công dân đều có
quyền và cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển và không được phân biệt đối xử. Nếu
không có công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển thì không có
công bằng trong kinh tế. Bởi vì, có công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực
phát triển thì mới có công bằng về điều kiện trong quá trình thực hiện công bằng xã hội
về kinh tế. Do đó, công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát triển là
thuộc tính vốn có của công bằng xã hội về kinh tế. Ở đây, cũng cần phải nói thêm rằng,
hiện nay, quan hệ phân phối không chỉ phân phối kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra, mà
còn bao gồm phân phối các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất, các cơ hội đầu tư,
phát triển sản xuất kinh doanh.
Hội nhập đã biến Việt Nam thành một mắt xích trong hệ thống kinh tế quốc tế và đẩy
mạnh cạnh tranh, hợp tác quốc tế cả chiều rộng, chiều sâu với các nước trên thế giới.
Hội nhập đòi hỏi phải xoá bỏ những rào cản để tăng cường trao đổi, chấp nhận cạnh
tranh công bằng trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế; các giá trị và chuẩn mực có
tính phổ quát. Công bằng xã hội trong tiếp cận các nguồn lực phát triển chính là một
trong những giá trị và chuẩn mực có tính phổ quát trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Như vậy, có thể nói, công bằng trong cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển sẽ tạo tiền đề,
nền tảng cần thiết và quan trọng để mọi thành viên trong xã hội có thể tiếp cận bình
đẳng các cơ hội cống hiến và hưởng thụ một cách công bằng. Đó chính là giá trị thực tế
và sức sống của dân chủ trong kinh tế.
Thứ ba, công bằng xã hội về hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội. An sinh và phúc lợi xã
hội là một thuộc tính cố hữu của công bằng xã hội về kinh tế. Thông qua an sinh và
phúc lợi xã hội, sẽ giúp xã hội điều tiết hợp lý thu nhập trong các tầng lớp dân cư; trợ
giúp những người yếu thế, dễ bị tổn thương; cưu mang những người thiệt hại do thiên
tai, địch hoạ hoặc rủi ro trong cuộc sống; thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với
những người có công và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với tất cả mọi người dân. Có
thể nói, bản chất sâu xa của an sinh và phúc lợi xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và
đời sống cho các công dân trong xã hội, bảo vệ cho họ không bị rơi vào tình cảnh quá
nghèo khổ, bần cùng hóa, với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công
cộng, các cơ chế, chính sách. Vì vậy, có thể nói, an sinh và phúc lợi xã hội góp phần
đảm bảo được quyền sống của con người, đảm bảo công bằng xã hội về kinh tế. Trên
bình diện xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội là một công cụ để cải thiện các điều kiện
sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm
dân cư “yếu thế” trong xã hội; là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình.
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ... 107
Trên bình diện kinh tế, an sinh xã hội là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các
thành viên trong cộng đồng, được thực hiện theo hai chiều ngang và dọc. Phân phối bảo
đảm sự công bằng nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng.
Như vậy, việc phân phối thông qua an sinh và phúc lợi xã hội đã không chỉ là chính
sách cứu trợ xã hội đơn thuần, mà nó trở thành động lực cho sự vươn lên của mỗi người.
Việc thực hiện tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn là nội dung và tiêu chí quan
trọng để đánh giá việc thực thi công bằng xã hội về kinh tế trong điều kiện hiện nay. Để
thực hiện vấn đề này thì trước hết, Nhà nước cần phải có những chính sách và các giải
pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo một cách thái quá, giảm chênh lệch
mức sống giữa nông thôn và thành thị; đấu tranh không khoan nhượng với lợi ích nhóm,
với tham nhũng và với làm ăn phi pháp. ''Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu
quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu
quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người rủi ro trong cuộc sống. Phát
triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội” [3, tr. 137].
Từ những phân tích trên cho thấy, công bằng xã hội về kinh tế bao gồm: “Công bằng
trong phân phối các yếu tố của sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát
triển. Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống
an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” [2, tr.206]. Giữa các mặt đó có quan hệ chặt chẽ với
nhau, mỗi một mặt là một thuộc tính của khái niệm “công bằng xã hội về kinh tế ”.
Công bằng xã hội có nhiều nội dung nhưng trong đó công bằng về kinh tế là nội dung
cốt lõi, là cơ sở để thực hiện các nội dung khác.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN CÔNG
BẰNG XÃ HỘI
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định, tức là sự tăng lên của GDP. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất để
tăng cường nguồn lực cho xã hội; tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ và là nền tảng để
giải quyết các vấn đề khác trong đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực
hiện công bằng xã hội và công bằng xã hội, đặc biệt là công bằng xã hội về kinh tế là
điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế. Vì vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội là hai mặt của một quá trình phát triển biện chứng khách quan, cái nọ làm
tiền đề cho cái kia, cùng vận động phát triển theo chiều hướng tiến bộ không ngừng. Cụ
thể là:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan
trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xa ̃hôị. Tăng trưởng kinh
tế, trên cơ sở tạo việc làm cho người dân, cải thiện điều kiện lao động, tăng năng suất,
tăng hiệu quả kinh tế, tăng số lượng và chất lượng hàng hóa làm ra. Tăng trưởng kinh tế
tạo khả năng tăng thu ngân sách nhà nước và tăng thu nhập dân cư. Trong những năm
qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng kinh tế nước ta vẫn
108 NGUYỄN VĂN HÒA – LÊ THỊ THU HÀ
tăng trưởng liên tục. Theo đó, GDP và thu nhập bình đầu đầu người tiếp tục tăng. “Tốc
độ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt trên 5,5%/ năm. Quy mô và
tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năn 2015 đạt 193,4 tỷ USD , bình đầu
người khoảng 2.109 USD” [3, tr. 225]. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, Nhà nước và nhân
dân mới có tích lũy để tăng chi đầu tư phát triển trên các lĩnh vực chủ yếu như hạ tầng
giao thông, giáo dục, y tế, giải trí, v.v. nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát
triển và giúp người dân từng bước nâng cao cuộc sống của mình. Nếu không có tăng
trưởng kinh tế thì không thể có công bằng xã hội lâu dài và vì vậy không thể phát triển
bền vững được. Tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng không phải vì thế mà
chấp nhận quan điểm tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá bất chấp công bằng xã hội. Tăng
trưởng kinh tế mà không gắn với thực hiện công bằng xã hội thì tăng trưởng đó sẽ
không bền vững.
Thứ hai, thực hiện công bằng xã hôị mà trước hết là công bằng xã hội về kinh tế là nhân
tố, động lực quan trọng thúc đẩy và bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Công
bằng xã hội về kinh tế cũng là tiêu chí quan trọng đánh giá sự tăng trưởng kinh tế, bởi nó
là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động. Vì vậy, nó kích thích tính
năng động, sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài
lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Có công bằng xã hội về kinh tế, người
lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không ngừng nâng cao năng
suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Có công bằng xã hội
về kinh tế, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tư cho sản xuất.
Có thể nói, thực hiện công bằng xã hội về kinh tế vẫn là yêu cầu hàng đầu, vì đó chính là
một trong những động lực mạnh mẽ nhất của sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời là một
trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự ổn định xã hội.
Công bằng xã hội được hiểu không chỉ giới hạn ở công bằng về kinh tế (mặc dù đây vẫn
là yếu tố nền tảng) mà còn là công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hoá,
xã hội, v.v.. Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối
quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên
tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho sự phát triển xã hội thì được
hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với
khả năng hiện thực của đất nước. Công bằng xã hội là yêu cầu khách quan của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội
nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Dân chủ và công bằng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, thực hiện dân
chủ cũng chính là thực hiện công bằng xã hội. Dân chủ có sức động viên, thu hút và tập
hợp mạnh mẽ nhất mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của mọi người vào tăng
trưởng kinh tế.
“Toàn cầu hoá làm cho cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế ngày càng
gay gắt, càng làm nổi bật hơn vị trí hàng đầu của các yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian,
tăng giá trị thặng dư để có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao; càng làm tăng thêm
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ... 109
giá trị của nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có nguồn nhân
lực chất lượng cao nhưng họ không được sống và hoạt động trong một môi trường dân
chủ mà trước hết là dân chủ về kinh tế thì nguồn nhân lực đó không thể phát huy được
tiền năng, thế mạnh và lợi thế vốn có của yếu tố quyết định nhất trong lực lượng sản
xuất” [4, tr. 191]. Vì thế, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội là động lực quan trọng
để tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, thực hiện công bằng xã hội mà trước hết là công bằng về kinh tế sẽ có tác
dụng cuốn hút mọi người hăng hái góp công, góp của vào sự nghiệp phát triển của đất
nước nói chung, vào sự sản xuất kinh doanh nói riêng và nhờ đó dẫn đến tăng trưởng
kinh tế. Song, cần lưu ý, sự phân hóa giàu nghèo không phải là biểu hiện của sự vi
phạm công bằng xã hội về kinh tế, mà lại chính là biểu hiện của công bằng xã hội về
kinh tế được lập lại. Bởi nó loại trừ những kẻ giàu lên nhanh chóng bằng những thủ
đoạn bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo... Cả người giàu và người nghèo
đều tạo ra thu nhập trước hết và chủ yếu bằng sức lao động và năng lực của chính mình,
trong đó ai làm tốt, làm giỏi, làm nhiều, đóng góp vốn liếng nhiều thì người ấy sẽ giàu hơn
hoặc giàu nhanh hơn và ngược lại.
Ngoài ra, trong thực tế vì hoàn cảnh cụ thể của mỗi người khác nhau, cho nên việc tạo
điều kiện cho mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận
công bằng các cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển; các dịch vụ xã hội cơ bản về
giáo dục, y tế, việc làm, thông tin, v.v mang tính an sinh xã hội luôn giữ một vai trò rất
quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội về kinh tế ở nước ta hiện nay. Tính công
bằng ở đây chính là điều kiện tối thiểu để những cá nhân trong nhóm nghèo có thể trở
thành những lao động có ích cho xã hội mà không bị ngoại cảnh bức bách để họ có thể
bị tổn thương.
Cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề công bằng xã hội như trên, đã khuyến khích mọi
người đóng góp nhiều hơn cho xã hội, tức là tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế. Thực hiện tốt công bằng xã hội sẽ thúc đẩy những tiến bộ về các mặt văn hóa,
chính trị, xã hội, thỏa mãn những nhu cầu trí tuệ, tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con
người, kể cả những nhu cầu giao tiếp xã hội, thông tin rộng rãi giữa cá nhân và cộng
đồng, thông qua việc mở rộng sinh hoạt dân chủ, tự do, tăng cường các phúc lợi công
cộng y tế, văn hóa, giáo dục, giao thông, truyền thông. Những nhu cầu đó được thỏa
mãn ngày càng cao thì càng tạo cho con người năng lực và nhiệt tình lao động để tăng
trưởng kinh tế, tạo nên những của cải vật chất ngày càng nhiều.
Như vậy, trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội thì
công bằng xã hội chính là động lực của tăng trưởng kinh tế; còn tăng trưởng kinh tế
chính là nền tảng để thực hiện công bằng xã hội. Càng thực hiện công bằng xã hội bao
nhiêu thì càng gia tăng sự tăng trưởng kinh tế bấy nhiêu. Tăng trưởng kinh tế đến đâu
phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy. Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt
đến trình độ phát triển cao mới thực hiện công bằng xã hội, càng không hy sinh công
bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì lợi ích của một thiểu số. Tăng
trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng
110 NGUYỄN VĂN HÒA – LÊ THỊ THU HÀ
chính sách phát triển. Mỗi bước, mỗi chính sách phát triển kinh tế phải tạo thêm nguồn
lực và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công bằng xã hội; ngược lại, mỗi bước,
mỗi chính sách thực hiện công bằng xã hội phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và
bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
4. KẾT LUẬN
Vấn đề công bằng xã hội về kinh tế không chỉ là đơn thuần là vấn đề kinh tế mà là một
bộ phận trong sự công bằng của xã hội. Công bằng xã hội về kinh tế vừa là yêu cầu của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa là yêu cầu của nền kinh tế thị
trường hiện đại. Đổi mới kinh tế là khâu đột phá cho quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Theo đó, công bằng xã hội về kinh tế cũng là khâu đột phá của quá trình thực hiện công
bằng xã hội ở Việt Nam. Quần chúng nhân dân là chủ nhân của lịch sử. Vì thế, công
bằng xã hội về kinh tế cần phải xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân. Trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và thực
hiện công bằng xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề và hỗ trợ
nhau cùng phát triển. Do đó, trong mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự gia
tăng đảm bảo công bằng xã hội xã hội mà trước hết là công bằng xã hội về kinh tế;
trong mỗi bước tiến bộ về thực hiện công bằng xã hội đều góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là một trong những
phương hướng mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Hoà (2016). Dân chủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Hội thảo Quốc tế: Công bằng xã hội về kinh tế và dân chủ hoá kinh
tế ở Việt Nam hiện nay, tr. 187-196 (International conference “ECONOMIC
JUSTICE AND ECONOMIC DEMOCRACY IN VIET NAM TODAY”)
Title: SOCIAL JUSTICE IN ECONOMICS AND THE RELATIONSHIP BETWEEN
ECONOMIC GROWTH AND THE REALIZATION OF SOCIAL JUSTICE IN VIETNAM
Abstract: Social justice in economics is a historical category. It includes sub-categories such as
social justice in income distribution; social justice in opportunities for approaching development
resources; social justice in social security and social welfare system. Economic reform is a
breakthrough for the innovation process in Vietnam. Accordingly, social justice in economics is
also a breakthrough in the implementation process of social justice in Vietnam. Between
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỀ KINH TẾ... 111
economic growth and realization of social justice in economics, there is a reciprocal
relationship, which is prerequisite and supportive to each other in development.
Keywords: social justice, social justice in economics, economic growth
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HOÀ
Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
LÊ THỊ THU HÀ
Học viên Cao học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
(Ngày nhận bài: 06/9/2016; Hoàn thành phản biện: 14/9/2016; Ngày nhận đăng: 30/9/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34_534_nguyenvanhoa_lethithuha_15_nguyen_van_hoa_7673_2020342.pdf