“Con đường kháng chiến”- Con đường tự chủ và sáng tạo của đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Đoàn Thị Yến
KẾT LUẬN
Đặt cách mạng Việt Nam những năm đầu
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào bối
cảnh quốc tế lúc đó mới thấy được những khó
khăn mà chúng ta phải trải qua: khó khăn xuất
phát từ nội tình đất nước (
Giơneve đến trước năm 1960 được coi là thời
kỳ đen tối của cách mạng Việt Nam), khó
khăn do phải chống lại một kẻ thù lớn mạnh
về quân sự lẫn kinh tế, hơn nữa lại gặp phải
sự bất đồng trong mối quan hệ giữa các nước
xã hội chủ nghĩa anh - em. Vượt lên trên tất
cả những khó khăn, bất lợi đó, Đảng ta đã đề
ra được đường lối cách mạng độc lập, tự chủ,
độc đáo và sáng tạo chưa từng có trong tiền lệ
lịch sử. Đó là điều kiện tiên quyết để dân tộc
ta đánh Mỹ và thắng Mỹ
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Con đường kháng chiến”- Con đường tự chủ và sáng tạo của đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Đoàn Thị Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 55
“CON ĐƯỜNG KHÁNG CHIẾN”- CON ĐƯỜNG TỰ CHỦ VÀ SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG
TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Đoàn Thị Yến*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một cuộc kháng chiến mang tầm vóc
thời. Có được chiến thắng vĩ đại đó là do nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của
các lực lượng tiến bộ trên thế giới, (đặc biệt là sự giúp đỡ của hai đồng minh chiến lược Xô –
Trung), trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng ta. Từ bối cảnh phức tạp trong quan hệ
quốc tế những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã đề ra được đường lối
cách mạng kịp thời, đúng đắn. Đó là đường lối kết hợp đồng thời hai nhiệm vụ: cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nơi gặp nhau của hai
cuộc cách mạng này đã tạo thành con đường kháng chiến. Đó là con đường đưa cuộc kháng chiến
chống Mỹ của nhân dân ta đến thắng lợi cuối cùng, thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ và sáng tạo
trong đường lối đối ngoại của Đảng.
Từ khóa: cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kháng chiến chống Mỹ
MỞ ĐẦU
“Nhiều hoạn nạn là nền dựng nước. Lắm lo
toan là kế trị vì. Biến cố nhiều thì suy nghĩ
sâu. Mọi việc lo trước sẽ thành công
lớn”(Phú Chí Linh - Nguyễn Trãi). Đặc thù
của một dân tộc nhỏ bé có hơn nửa đời mình
phải ứng phó với chiến tranh xâm lược đã
giúp cha ông chúng ta rút ra được những
chiêm nghiệm quý báu như thế.
Thế kỷ XX, dân tộc ta đã phải đương đầu với
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ -
đế quốc hùng mạnh nhất thời đại. Do đó, cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc
Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tầm vóc
thời đại. Bởi vì đương đầu với đế quốc Mỹ,
nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu cho
khát vọng hòa bình, độc lập tự do, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của mình mà còn đảm
nhận sứ mệnh quan trọng là đấu tranh vì hòa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Chính vì vậy mà cuộc kháng chiến của dân
tộc ta đã nhận được sự ủng hộ rất lớn về chính
trị, tinh thần, vật chất của các lược lượng yêu
chuộng hòa bình trên thế giới, của các nước
XHCN, đặc biệt là từ hai đồng minh chiến
lược Xô - Trung. Tuy nhiên, không phải bao
giờ, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận
được sự hậu thuẫn đó, nhất là trong bối cảnh
quốc tế cuối năm 1959, đầu năm 1960 đầy
phức tạp, khó khăn - thời điểm mà mâu thuẫn
Tel: 0916 050 720; Email: doanyen.dhkh@gmail.com
Xô – Trung bắt đầu diễn ra gay gắt. Trong bối
cảnh đó, Đảng ta đã kịp thời đề ra được con
đường cách mạng độc lập, tự chủ và đầy sáng
tạo, để từng bước đưa cách mạng nước ta đến
thắng lợi cuối cùng.
NỘI DUNG
Từ mâu thuẫn Xô - Trung
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
nhân dân ta diễn ra trong một bối cảnh mà
quan hệ giữa các nước lớn trong phe xã hội
chủ nghĩa có những bất đồng sâu sắc, gây bất
lợi cho cách mạng nước ta.
Liên Xô từ sau Đại hội Đảng Cộng sản lần
thứ XX (1952), N.Khơrútxốp chính thức lên
nắm chính quyền, đưa ra kế hoạch nhanh
chóng xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa
cộng sản trong vòng 20 năm. Để thực hiện
mục tiêu đó, N.Khơrútxốp chủ động đề nghị
với Mỹ giảm bớt chạy đua vũ trang, giữ
nguyên hiện trạng của châu Âu; chấp nhận
sự tồn tại của hai nhà nước Tây Đức và
Đông Đức; đồng thời N.Khơrútxốp đưa ra
khẩu hiệu: “chung sống hòa bình” để tập
trung lực lượng xây dựng kinh tế. Đối với
phong trào cách mạng thế giới, Liên Xô chủ
trương đấu tranh giành chính quyền bằng
phương pháp hòa bình.
Để hiện thực hóa đường lối “chung sống hòa
bình”, N.Khơrútxốp chủ trương đẩy mạnh các
hoạt động ngoại giao nhằm thiết lập mối quan
hệ gần gũi với các nước phương Tây: kí hòa
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 56
ước Tây Đức; đón phó tổng thống Mỹ
R.Níchxơn (7.1959); thăm Mỹ (9.1959). Mặt
khác, N.Khơrútxốp còn tìm cách thuyết phục
các Đảng Cộng sản ở các nước khác đi theo
chiều hướng đó. Những việc làm đó của Liên
Xô đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía
Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến mâu thuẫn Xô - Trung trong giai đoạn này.
Việt Nam trong những năm cuối thập niên 50
của thế kỷ XX không phải là khu vực được
Liên Xô ưu tiên quan tâm. Nếu như một số
nước châu Á (Ấn Độ, Inđônêxia), châu Phi
(Ai Cập), châu Mỹ (Cuba) nhận được sự
viện trợ của Liên Xô - vì Liên Xô coi những
nước này là những đồng minh chiến lược
quan trọng - thì với Việt Nam, Liên Xô tự đặt
ví trí cho mình chỉ là một quan sát viên vì vai
trò này giúp Liên Xô phục vụ cho chiến lược
“chung sống hòa bình”, tránh đụng đầu với
Mỹ. Hơn nữa, với tư cách là Chủ tịch Hội
nghị Giơnevơ năm 1954 về vấn đề Đông
Dương nhưng Liên Xô hầu như không có
phản ứng gì trước sự phá hoại nghiêm trọng
của Mỹ - Diệm với các điều khoản chính trị
của Hội nghị. Đặc biệt với vị trí là thành viên
thường trực Hội đồng bảo an, Liên Xô đề
nghị kết nạp cả hai miền của Việt Nam vào
Liên hiệp quốc.
Đối với Trung Quốc: Việt Nam ngay từ đầu
đã được xác định là một mắt xích trọng yếu
để thực thi chiến lược của Bắc Kinh. Mặc dù
Trung Quốc tự nhận mình là thủ lĩnh của
“Thế giới thứ ba” nhưng Trung Quốc thực sự
ở thế yếu trước cường quốc Xô – Mỹ.
Để khẳng định vị thế “thủ lĩnh” của mình,
một mặt Trung Quốc tích cực tham gia vào
các diễn đàn chính trị quốc tế: giải quyết vấn
đề Triều Tiên (1953), vấn đề chiến tranh
Đông Dương (1954); mặt khác tập trung vào
vấn đề xây dựng kinh tế với tham vọng sẽ
đuổi kịp và vượt Liên Xô và Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân Việt Nam, Trung Quốc đã lên tiếng ủng
hộ, và giúp đỡ. Việc giúp đỡ Việt Nam của
Trung Quốc có thể xem như một đòn phản
công vào người anh em Xô Viết khi đó đang
chủ trương hòa hoãn với Mỹ và thân với
phương Tây. Hơn thế nữa, giúp đỡ Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thực chất
là Trung Quốc muốn tạo ra khu đệm an toàn ở
biên giới phía Nam và đẩy chiến tranh ra xa
vùng biên của mình.
Việc Trung Quốc công kích Liên Xô đã đặt
Việt Nam vào tình thế vô cùng khó xử trong
mối quan hệ với Liên Xô. Hơn lúc nào hết,
nhân dân Việt Nam cần đến sự ủng hộ, giúp
đỡ rộng rãi của phe xã hội chủ nghĩa mà trong
đó Liên Xô đóng vai trò trụ cột.
Điều đó đã đặt Việt Nam vào tình thế phải
chịu sức ép rất lớn trong hoàn cảnh vừa thiếu
về thực lực, lại vừa có nhu cầu nhận được
viện trợ, giúp đỡ toàn diện của cả Liên Xô và
Trung Quốc. Nhất là khi mối quan hệ này
thường xuyên bị tác động, chi phối với đế
quốc Mỹ. Mâu thuẫn đó được Mỹ tận dụng
triệt để để khai thác nhằm phá vỡ phong trào
cộng sản quốc tế, đồng thời trên cơ sở đó sẽ
hạn chế được sự giúp đỡ của những nước
này đối với Việt Nam – một nước đang đối
đầu với Mỹ.
Việt Nam đương nhiên trở thành điểm nóng
của thế giới. Là nơi tập trung những mâu thuẫn
của hai hệ thống xã hội
Đến con đường kháng chiến
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, cách mạng Việt Nam đã kế tục được
những thành quả quan trọng: Nửa đất nước là
miền Bắc được giải phóng, xây dựng trở
thành hậu phương lớn; Chính quyền dân chủ
nhân dân ngày càng được củng cố vững
chắc hơn; Nhân dân miền Nam đã tích lũy
được những kinh nghiệm trong chiến tranh
chống Pháp.
Khó khăn lớn nhất của chúng ta là kẻ thù rất
hùng mạnh. Mặt khác, các cường quốc xã hội
chủ nghĩa Liên Xô và Trung Quốc đang có
những bất đồng về lợi ích quốc gia nên xảy ra
mâu thuẫn ngày một gay gắt, gây bất lợi cho
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
Trong điều kiện đó, Đảng ta đã tiến hành
đường lối cách mạng độc lập, tự chủ. Đường
lối đó bắt đầu được đề ra trong bản Đề cương
cách mạng miền Nam (8 - 1958) của Lê Duẩn,
được phát triển, bổ sung trong Hội nghị
Trung ương lần thứ 15 của Ban chấp hành
Trung ương (1959) và Đại hội lần thứ III
(1960) của Đảng Lao động Việt Nam với
những nội dung cơ bản:
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 57
Thứ nhất: Cách mạng Việt Nam có hai nhiệm
vụ chiến lược song song là cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai cuộc cách
mạng này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thứ hai: Đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm, giải
phóng miền Nam Việt Nam là nhiệm vụ
chung vì lợi ích và yêu cầu chung của nhân
dân cả nước.
Thứ ba: Con đường phát triển cơ bản của
cách mạng ở Miền Nam là khở nghĩa bạo lực
giành chính quyền về tay nhân dân.
Thứ tư: Miền Nam cần có Mặt trận dân tộc
thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất,
nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chống Mỹ và
tay sai.
Điều đáng chú ý là trong chuyến sang thăm
Liên Xô và Trung Quốc của Việt Nam vào
đầu năm 1960 của đồng chí Lê Duẩn, “Đảng
Cộng sản Liên Xô đã không đồng tình với
chủ trương của Đảng ta về con đường cách
mạng miền Nam nêu trong Nghị quyết 15” [5;
Tr.587]. Phía Liên Xô cho rằng chúng ta phải
xây dựng miền Bắc vững mạnh để thống nhất
đất nước bằng con đường hòa bình. Điều này
thể hiện tâm lý ngại Mỹ trong quan hệ đối
ngoại của Liên Xô.
Khi phái đoàn của ta sang Trung Quốc, Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu
Bình cho biết Trung Quốc đồng ý phương
hướng chung của Đảng về cách mạng miền
Nam đề ra trong Nghị quyết 15 nhưng phía
Trung Quốc đề nghị ta hạn chế hoạt động vũ
trang mà chỉ nên phát triển đến quy mô đại
đội”[5; Tr.587]. Tại thời điểm này, mâu thuẫn
Xô – Trung đã bộc lộ những gay gắt. Từ đó
cho phép ta đặt ra giả thiết liệu rằng việc
đồng ý với phương hướng đó của Trung
Quốc bắt nguồn từ thiện chí của Trung Quốc
hay là Trung Quốc muốn tạo thế đối trọng
với Liên Xô?).
Đường lối đó tiếp tục được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III (9- 1960) thông qua.
Đại hội III của Đảng trên cơ sở phân tích kỹ
vấn đề thời đại, tình hình thế giới, tính chất
xã hội của mỗi miền đã quyết định: “Cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có
hai nhiệm vụ chiến lược: Một là tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai
là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị
của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và
dân chủ trong cả nước” [1;Tr.916]. Hai cuộc
cách mạng đó diễn ra đồng thời có mối quan
hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau để
nhằm thực hiện mục tiêu: "Thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp
phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo
vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế
giới".[1;Tr.512]. “Nghị quyết Hội nghị Trung
ương lần thứ 15 và Nghị quyết của Đại hội
toàn quốc lần thứ III Đảng lao động Việt Nam
đã hoàn chỉnh đường lối chống Mỹ cứu của
cách mạng Việt Nam” [2;Tr.118].
Sự sáng tạo của Đảng trong giai đoạn 1959 -
1960 là đã đề ra đường lối thực hiện đồng
thời 2 cuộc cách mạng ở 2 miền Nam - Bắc:
Miền Bắc tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân.
Xét về mặt lý luận (học thuyết Mác - Lênin) đã
chỉ ra cho chúng ta thấy: các cuộc cách mạng là
sự kế tiếp lẫn nhau. Sau khi hoàn thành căn bản
cuộc cách mạng này sẽ tiến lên thực hiện cuộc
cách mạng kế tiếp sau nó. Cuộc cách mạng
trước đó sẽ tạo ra những mầm mống ở giai đoạn
cuối cho cuộc cách mạng sau đó, cuộc cách
mạng sau đó sẽ hoàn thành nhiệm vụ của cuộc
cách mạng trước.
Tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi Đảng
ra đời đến 1954, về cơ bản, đại thể là được soi
sáng bởi nền tảng, lý luận nêu trên. Nhưng
đến năm 1954, một thực tế lịch sử hoàn toàn
mới được ra đời với cách mạng Việt Nam cả
về lý luận lẫn thực tiễn: nửa nước ta là miền
Bắc đã căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, nửa nước ta là miền Nam
chưa hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Lý luận về cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin là phải thực hiện hai nhiệm vụ ở hai
giai đoạn, hai thời gian khác nhau. Nhưng
Việt Nam trong giai đoạn này lại thực hiện
song song, đồng thời hai cuộc cách mạng đó.
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 58
Nét độc đáo của cách mạng Việt Nam là: xét
về mặt toán học hai đường thẳng song song
không bao giờ gặp nhau. Tuy nhiên, cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
thời kỳ 1954 - 1975 đã gặp nhau tại những
điểm chung. Những điểm giao nhau của hai
cuộc cách mạng đó đã tạo thành con đường
kháng chiến. Chính sự gặp gỡ đó đã tạo
nên sức mạnh to lớn không phải cấp số
cộng mà là cấp số nhân để dân tộc ta đánh
Mỹ và thắng Mỹ.
Nét sáng tạo độc đáo trong đường lối
kháng chiến chống Mỹ của Đảng
Theo quy luật của chiến tranh, ai mạnh hơn
người đó sẽ chiến thắng. Nhưng chiến tranh
còn có một quy luật khác: ai thắng người đó
mạnh hơn. Khi dân tộc ta bước vào cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, so sánh lực
lượng, tiềm lực nhất là tiềm lực về kinh tế,
quân sự, kỹ thuật, ta non kém hơn nhiều so
với đế quốc Mỹ. Nhưng kết quả là ta đã thắng
Mỹ. Sức mạnh to lớn mà chúng ta có được để
thắng Mỹ trước hết xuất phát từ đường nét
sáng tạo và độc đáo của cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn này. Nếu như trong cách
mạng tháng Tám 1945, chúng ta chỉ cần sử
dụng một hình thức bạo động của cách mạng
là khởi nghĩa quần chúng. Trong cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954) là chiến tranh
thì đến cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam chúng ta phải huy động sức
mạnh tổng hợp của cả hai hình thức bạo lực
cách mạng: khởi nghĩa và chiến tranh; sức
mạnh của cả hai cuộc cách mạng: cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đó
là chưa kể đến truyền thống dân tộc, tinh thần
dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Trong cùng thời điểm lúc bấy giờ, nhiều nước
có hoàn cảnh bị chia cắt như nước ta: Nước
Đức bị chia cắt làm hai miền Đông - Tây với
hai chế độ chính trị khác nhau (1949). Tây
Đức theo thể chế tư bản. Những nhà lãnh đạo
của Đông Đức nhận được sự hậu thuẫn của
các nhà lãnh đạo Liên Xô, không chủ trương
thống nhất Đức mà chủ trương chia cắt để đấu
tranh đòi phương Tây công nhận sự tồn tại
của Cộng hoà dân chủ Đức. Các nhà lãnh đạo
đã không thấy được sự thống nhất là đòi hỏi
khách quan của lịch sử. Phải đợi đến năm
1989, khi bức tường Béc - lin sụp đổ Đông
Đức sáp nhập vào Tây Đức. Kết quả thống
nhất thuộc về Tây Đức.
Về vấn đề Triều Tiên: Sau chiến tranh Triều
Tiên (1953), vĩ tuyến 38 được lấy làm ranh
giới chia đôi đất nước. Những nhà lãnh đạo
Bắc Triều Tiên chủ trương dùng chiến tranh
để giải phóng Nam Triều Tiên và được sự hậu
thuẫn của Liên Xô. Mỹ nhận được sự hậu
thuẫn của Liên hiệp quốc, cùng đồng minh
can thiệp trực tiếp vào Triều Tiên khi quân
Bắc Triều Tiên đánh sát biên giới phía Nam.
Được sự hậu thuẫn của Liên Xô, Bắc Triều
Tiên đánh trả. Kết quả của nó cuối cùng vẫn
là sự trở về mốc biên giới ban đầu, trong khi
đó sự hi sinh, mất mát cho cuộc chiến để sáp
nhập lãnh thổ hai miền là quá lớn. Sự thật thì
Nam Triều Tiên ngày càng giàu có, trở thành
thanh nam châm lôi hút miền Bắc - ngược lại
những gì mà miền Bắc mong muốn.
Vấn đề Trung Quốc: Đài Loan được tách ra
khỏi Trung Quốc do âm mưu của Tưởng Giới
Thạch. Trung Quốc đại lục muốn dùng không
quân, lục quân để giải phóng nhưng thất bại
do Đài Loan nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ.
Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận: một đất nước,
hai chế độ: cơ sở để Trung Quốc thu phục Đài
Loan, tuy nhiên sự thu phục Đài Loan khác
với Ma Cao và Hồng Kông nên kết quả đã
không như sự mong muốn của Đại lục.
Từ những dẫn chứng lịch sử cụ thể trên, ta kết
luận: Nếu như Triều Tiên, Trung Quốc dùng
một phương thức bạo lực cách mạng thì Việt
Nam sử dụng cả hai phương thức: khởi nghĩa
và chiến tranh, huy động sức mạnh của cả hai
cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó một lần nữa khẳng định bản lĩnh
chính trị vững vàng và sự sáng tạo của Đảng
ta trong sự nghiệp thống nhất nước nhà.
KẾT LUẬN
Đặt cách mạng Việt Nam những năm đầu
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào bối
cảnh quốc tế lúc đó mới thấy được những khó
khăn mà chúng ta phải trải qua: khó khăn xuất
phát từ nội tình đất nước (sau Hiệp định
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 59
Giơneve đến trước năm 1960 được coi là thời
kỳ đen tối của cách mạng Việt Nam), khó
khăn do phải chống lại một kẻ thù lớn mạnh
về quân sự lẫn kinh tế, hơn nữa lại gặp phải
sự bất đồng trong mối quan hệ giữa các nước
xã hội chủ nghĩa anh - em. Vượt lên trên tất
cả những khó khăn, bất lợi đó, Đảng ta đã đề
ra được đường lối cách mạng độc lập, tự chủ,
độc đáo và sáng tạo chưa từng có trong tiền lệ
lịch sử. Đó là điều kiện tiên quyết để dân tộc
ta đánh Mỹ và thắng Mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn
kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Đình Bin (Cb) (2002), Ngoại
giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[3]. Một chặng đường nghiên cứu Lịch sử
(2001 - 2006), Nxb Thế giới, Hà Nội.
[4].Vũ Dương Ninh (2007), Việt Nam - Thế
giới và hội nhập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5].Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất
nước, đổi mới và hội nhập (2005), Nxb Đại
học quốc gia, HN.
SUMMARY
“RESITANCE WAY”- THE INDEPENDEN, CREATIVE PATH OF VIETNAM
COMMUNIST PARTY ON THE STRUGGLE AGAINST THE US ARMY
Doan Thi Yen
College of Sciences - TNU
People’ Vietnamese resistance against US Army is stature agent. Vietnam has that great victory
because we received assistance and support of progressive forces in the world, (especially from the
help of two strategic allies – Soviet Union and China). But the most important is the leadership of the
Vietnam Communist Party (VCP). From the complex context of International Relations on the first
years of the struggle against the US Army, VCP has proposed the revolutionary way in time and
properly. That was the way the contract two revolutions together: the socialist revolution in the
North and the revolutionary people's democratic nation in the South. Where the two revolutions meet
to make resistance way. That way to take People’ Vietnamese resistance against US Army to the
final victory; showing consistent bravery politics of VCP.
Key words: the resistance against US Army, the socialist revolution, revolutionary people's
democratic nation
Đoàn Thị Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 55 - 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32771_36611_2282012141145559_0408_2052669.pdf