Cơ sở pháp lý trong giáo dục và Quản lý giáo dục

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIẾT NAM IV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT V. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QLNN VỀ GD&ĐT III. BỘ MÁY QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG III: CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Giáo viên mầm non 2. Giáo viên tiểu học 3. Giáo viên trung học CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG THỜI LÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I. Khái niệm văn hoá II.Vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội III. Một số vấn đề cơ bản của văn hóa IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰNGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM V. NỘI DƯNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHƯƠNG V: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA KH, CN VÀ MT II. NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN, MT CHƯƠNG VI: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GD-ĐT TRONG THỜI KÌ CNH, HĐH I. Mục tiêu II. Những quan điểm chỉ đạo phát triển GD-ĐT CHƯƠNH VII: LUẬT GIÁO DỤC I. Luật Giáo dục là gì? II. Quá trình thể chế hoá quản lí giáo dục ở nước ta III. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục IV. LUẬT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHƯƠNG VIII: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CHƯƠNG IX: ĐIỀU LỆ NHÀ TRƯỜNG I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON II. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC III. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CHƯƠNG X: QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở ĐỊA PHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHƯƠNG XI: QUY CHẾ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CÁC BẬC HỌC ẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC I. THANH TRA MỘT NHÀ TRƯỜNG II. THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT GIÁO VIÊN CÁC CẤP (TỪ MẦM NON TRỞ LÊN ĐẾN TRUNG HỌC) CHƯƠNG XII: QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ HỌC SINH, SINH VIÊN I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG II. DANH HIỆU THI ĐUA III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI ĐUA V. KHEN THƯỞNG, GIẤY KHEN, BẰNG KHEN

pdf168 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở pháp lý trong giáo dục và Quản lý giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo biên chế bằn hơ 2,10 giáo viên (gồm tất cả các bộ môn, kể cả môn ngoại ngữ) để dạy các bộ môn của kế hoạch đào tạo và làm chủ nhiệm lớp đó. Số biên chế này được bố trí về các trường phổ thông trung học cơ sở từ đầu năm, trên cơ sở thực tế của từng trường. Việc sử dụng lực lượng này thuộc biên chế của trường nào thì do trường đó sử dụng. Giáo viên các cấp nghỉ vì ốm đau, nữ giáo viên Trung học cơ sở, nữ giáo viên trường trung học phổ thông nghỉ để sinh nở, chăm nom con ốm thì giải quyết bằng cách bố trí giáo viên dạy thay và trả thù lao dạy thêm giờ. - Tiêu chuẩn biên chế giáo viên cho một lớp học đã được quy định sẽ thực hiện từng bước, tuỳ thuộc vào chế độ đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các địa phương. Do đó, đối với những địa phương đã có đủ giáo viên thì được thực hiện các tiêu chuẩn biên chế quy định ngay từ đầu được quy định. Những địa phương còn thiếu giáo viên thì cần cân đối kế hoạch phát triển giáo dục và kế hoạch đào tạo giáo viên để từng bước nâng dần tỉ lệ bố trí giáo viên mỗi lớp. Trước mắt, có đến đâu bố trí đến đó (không hạ thấp định mức biên chế đã đạt được). Số còn thiếu thì giải quyết bằng cách huy động giáo viên dạy thêm giờ. - Biên chế giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá, biên chế giáo viên đi bồi dưỡng tập trung hàng năm từ 5 - 10% (theo quyết định số 291/CP của Chính phủ) cùng biên chế giáo viên giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng tập trung nói trên, được tính riêng và chưa có trong tiêu chuẩn biên chế đã được quy định tại quyết định 243/CP. Tiền lương của giáo viên đi bồi dưỡng tập trung nói trên được tính vào kinh phí đào tạo. - Do việc phân bố dân cư chưa đồng đều và để thực hiện chính sách giáo dục đối với vùng dân tộc, nên hiện nay có một số trường phổ thông được thành lập nhưng có quy mô quá nhỏ (vùng cao, hải đảo, vùng kênh rạch, vùng đi lại khó khăn), nhằm tạo điều kiện để học sinh đi học được thuận lợi. 144 Trường hợp này, khi bố trí giáo viên cho các trường học, phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng trường, chứ không thể tính bình quân theo số lớp và số bình quân học sinh của lớp, đã được quy định để quy ra số biên chế (có nghĩa là những trường hợp có quy mô quá nhỏ sẽ có biên chế giáo viên cho lớp cao hơn tiêu chuẩn quy định một cách thích hợp). Việc bố trí đó nhằm mục đích có đủ số lượng và loại hình giáo viên để thực hiện việc giảng dạy hết các bộ môn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho mỗi lớp và cho toàn trường; đồng thời mỗi giáo viên được giảng dạy đúng bộ môn được đào tạo ở trường sư phạm. - Trong các trường Phổ thông, dù đã bố trí đủ số giáo viên hay chưa đủ số giáo viên theo tiêu chuẩn biên chế quy định vẫn phải huy động thầy cô dạy thêm giờ, thêm buổi cho giáo viên phải nghỉ giảng dạy vì lí do sinh đẻ, ốm đau, đi hội họp, đi bồi dưỡng nghiệp vụ, đi hanh tra chuyên môn. Vì vậy, đầu năm học các trường cần dự trữ kinh phí để trả thù lao cho giáo viên được huy động dạy thêm giờ trong các trường hợp nói trên 4. Vấn đề bố trí và sử dụng cán bộ nhân viên hành chính và phục vụ giảng dạy Công tác hành chính và phục vụ giảng dạy ở trường phổ thông được Chính phủ quy định đủ số lượng và loại hình nhằm tạo điều kiện cho các trường học tiến hành công tác giáo dục đạt kết quả theo chương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các ngành chuyên môn, đồng thời phải được xét tuyển vào biên chế Nhà nước theo đúng thủ tục đã được quy định tại Nghị định số 24/CP. - Việc tuyển dụng này được thực hiện từng bước, đào tạo đến đâu bố trí đến đó, nhất thiết không tuyển dụng ồ ạt. Số cán bộ, nhân viên đã tuyển dụng cho các công việc này cần được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Những giáo viên tiểu học và trung học cơ sở hiện đang giảng dạy nhưng khả năng chuyên môn sư phạm bị hạn chế, nếu xét thấy không thể tiếp tục bồi dưỡng để giảng dạy được thì tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để bố trí vào công việc thích hợp. Quyết định số 243/CP của Chính phủ được áp dụng cho tất cả các loại trường phổ thông. 145 D. QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁC BẬC HỌC PHỔ THÔNG I. QUY CHẾ GIẢNG DẠY, CHỦ NHIỆM LỚP - ĐÁNH GIÁ HỌC SINH 1. Quy định về giảng dạy a. Mục đích, ý nghĩa Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của trường phổ thông, quy định chế độ công tác cho giáo viên là xác định nhiệm vụ, khối lượng công tác của người thầy giáo, trong quá trình giáo dục học sinh và thời gian quy định cho từng nhiệm vụ, khối lượng công tác đó, nhằm giúp cho: - Người thầy giáo thấy dược nhiệm vụ cụ thể của mình, để có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác ấy một cách chủ động và sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo học sinh một cách toàn diện. - Các cơ quan quản lí giáo dục và trường học có căn cứ để bố trí và sử dụng hợp lí lực lượng giáo viên, tăng cường công tác quán lí lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với thầy cô giáo. - Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội, cha mẹ học sinh cần biết để phối hợp và tạo điều kiện cho giáo viên làm tròn trách nhiệm của người cán bộ giáo dục. b. Nhiệm vụ công tác của người thầy giáo Người thầy giáo có những nhiệm vụ công tác cụ thể sau: * Công tác giáo dục và giảng dạy - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của người thầy giáo. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc giảng dạy bộ môn, công tác chủ nhiệm lớp, cộng tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, để giúp đỡ học sinh và cùng học sinh tiến hành các sinh hoạt tập thể và sinh hoạt xã hội. - Giảng dạy, giảng lí thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh. - Giáo dục lao động cho học sinh và cùng học sinh tham gia lao động sản xuất. - Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng giảng dạy, chuẩn bị thí nghiệm, tổ chức ngoại khoá, phụ đạo và bồi dương học sinh. 146 - Coi thi, chấm thi: thi học kỳ, thi lên lớp, thi tuyển vào lớp đầu cấp, thi hết cấp, thi tốt nghiệp trường phổ thông. - Đánh giá xếp loại học sinh, làm sổ điểm, phê học bạ, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cuối học kỳ và toàn năm học. -Sinh hoạt chuyên môn: Họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên môn, dự giờ, đúc rút kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy học sinh. * Công tác học tập và bồi dưỡng Để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (học chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, bồi dưỡng để đạt trình độ sư phạm theo tiêu chuẩn, bồi dưỡng sau đại học và trên đại học . ) bao gồm các hình thức: - Tham dự các lớp bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chức trong hè và trong năm học, theo chương trình và kế hoạch thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cá nhân có kế hoạch tự học tập trung và bồi dưỡng. * Công tác tuyên tập quân sự Thực hiện cho những người trong độ tuổi quy định của Nhà nước. * Tham gia công tác xã hội - Công tác xã hội, công tác đoàn thể ở trong và ngoài nhà rường. - Tham gia các hoạt động của địa phương theo đúng chức năng của nhà trường. - Tham gia công tác bổ túc văn hoá. - Tham gia xây dựng đời sống tập thể của cán bộ giáo viên trong Nhà trường. c. Thời gian lao động trong một năm của giáo viên Một năm công tác có 52 tuần lễ, trừ 4 tuần cho giáo viên nghỉ hè (giáo viên miền xuôi lên công tác vùng cao nghỉ 6 tuần), 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ Tết âm lịch và tiến hành các đại hội đoàn thể của giáo viên và học sinh trong năm, còn lại 46 tuần lễ phân phối cho các nhiệm vụ công tác: + Công tác giáo dục giảng dạy 35 tuần lễ. + Công tác học tập và bồi dưỡng 9 tuần lễ. Để tiến hành bồi dưỡng tập trung trong hè, việc cá nhân tự học tập và bồi dưỡng do giáo viên tự thu xếp vào thời gian thích hợp. + Công tác luyện tập quân sự 2 tuần lễ lấy trong giờ hành chính và thêm một số thời gian ngoài giờ chính quyền, theo quy định chung của Nhà nước. - Mội năm học được tiến hành từ 5/9 năm này đến 31/5 năm sau, gồm có 39 tuần lễ (trong đó có 35 tuần lễ làm công tác giáo dục và giảng dạy, 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ Tết âm lịch, tiến hành các đại hội đoàn thể trong năm, 2 tuần luyện tập quân 147 sự). Thời gian còn lại từ 1/6 đến cuối tháng 8 giáo viên nghỉ hè, tham gia học tập, bồi dưỡng tập trung và chuẩn bị cho năm học mới. d. Những quy đinh về chế độ công tác của giáo viên Định mức lao động trong một tuần lễ của giáo viên trường phổ thông không có học sinh nội trú. + Giáo viên tiểu học dạy dù số tiết quy định của kế hoạch đào tạo (trừ số tiết của bộ môn Hoạ, Nhạc) của một lớp và làm chủ nhiệm lớp đó. + Giáo viên Hoạ, Nhạc của trường phổ thông tiểu học dạy trên 20 tiết/tuần. + Giáo viên trung học cơ sở dạy trên 20 tiết/ tuần. + Giáo viên trường trung học phổ thông dạy trên 18 tiết/tuần. - Định mức lao động trong một tuần lễ của giáo viên trường phổ thông nội trú, bổ túc văn hoá. + Giáo viên tiểu học trường bổ túc văn hoá, dạy trên lớp 20 tiết/tuần. + Giáo viên trung học cơ sở dạy trên lớp 18 tiết/tuần cho tất của giáo viên. + Giáo viên trung học dạy trên lớp 16 tiết/tuần cho tất của loại giáo viên. - Chế độ huy động giáo viên dạy thêm giờ ngoài tiêu chuẩn quy định. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải dạy đủ số tiết tiêu chuẩn quy định cho một tuần lễ và cho cả năm học. Trường hợp thiếu giáo viên, cơ quan quản lí giáo dục (Sở giáo dục, Hiệu trưởng) được quyền huy động giáo viên dạy từ 1/4 - 1/2 số giờ tiêu chuẩn (đối với cả trung học và trung học cơ sở) và không quá một lớp (đối với tiểu học). Việc huy động này được thực hiện đối với mọi cô giáo, thầy giáo. Số giờ huy động dạy thêm này được trả thù lao theo chế độ dạy thêm giờ. - Một số quy định về quy đổi các loại giờ lao động khác ra giờ tiêu chuẩn. + Mỗi giáo viên có nghĩa vụ trực tiếp hướng dẫn học sinh lao động và cùng tham gia lao động sản xuất với học sinh (hoặc chỉ đạo học sinh tham gia hoạt động xã hội) mỗi tuần một buổi được tính là 2 tiết tiêu chuẩn. Nếu trong buổi lao động đó, giáo viên phải soạn giáo án để hướng dẫn học sinh về lí thuyết lao động thì thời gian hướng dẫn lí thuyết này và thời gian cùng học sinh tham gia lao động, được tính là 3 tiết tiêu chuẩn. Nếu được huy động thêm các buổi khác, thì cứ một buổi trực, tiếp hướng dẫn tính là 2 tiết tiêu chuẩn (cho trung học và trung học cơ sở) và một buổi tiêu chuẩn (cho tiểu học). 148 Giáo viên không tham gia hướng dẫn học sinh lao động sản xuất thì phải dạy trên lớp đủ số tiết tiêu chuẩn quy định trong tuần + Mỗi tháng giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông chấm số bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra từ 1 tiết trở lên không quá 40 bài cho mỗi loại. Nếu chấm số bài quá quy định trên thì cứ 45 bài kiểm tra 15 phút tính là 3 tiết tiêu chuẩn, 45 bài kiểm tra 1 tiết trở lên tính là 7 tiết tiêu chuẩn. Giáo viên dạy các bộ môn còn lại thuộc các cấp học, mỗi tuần phải chấm số bài kiểm tra không quá 135 bài cho mỗi loại Nếu quá số quy định đó, cứ 45 bài loại 15 phút, tính 2 tiết tiết chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, tính 4 tiết tiêu chuẩn. Thực hiện việc kiểm tra học sinh nói trên phải được thực hiện kế hoạch của Nhà trường. Công thức tính giờ tiêu chuẩn + Đối với giáo viên ngữ văn. Lấy số bài chấm trừ 90 bài = số bài dư. Số bài dư x 3 tiết Loại 15 phút 45 bài = Số tiết được tính thêm Số bài dư x 7 tiết Loại 1 tiết 45 bài = Số tiết được tính thêm + Đối với giáo viên khác: Số bài dư x 2 tiết Loại 15 phút 45 bài = Số tiết được tính thêm Số bài dư x 4 tiết Loại 1 tiết 45 bài = Số tiết được tính thêm - Hướng dẫn học sinh có thể thực hành các bộ môn có thực nghiệm đã được quy định trong chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, thì cứ 2 tiết hướng dẫn thực hành, tính 1 tiết tiêu chuẩn, báo cáo ngoại khoá cho học sinh (do Nhà trường tổ chức) thì số tiết báo cáo thực tế là số tiết tiêu chuẩn tương đương. - Giáo viên đang ở thời gian tập sự, nữ giáo viên có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, nữ giáo viên dạy môn thể dục có thai từ 6 tháng trở lên, mỗi tuần lễ được nghỉ 2 tiết (cho trung học và trung học cơ sở) và một buổi (cho tiểu học) trừ trường hợp y bác sĩ cho nghỉ sớm hơn. 149 Ở tiểu học có thể bố trí giáo viên khác dạy thay hoặc nếu thiếu giáo viên thì giáo viên này giảng dạy bình thường, buổi được giảm, trả thù lao dạy thêm giờ hoặc không huy động giáo viên tham gia các buổi lao động sản xuất với học sinh trong tuần. - Giáo viên được huy động tham gia công tác thanh tra chuyên môn giáo dục, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ bộ môn (do Phòng Giáo dục triệu tập, sau khi được Sở giáo dục đồng ý, nếu là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hoặc Sở triệu tập nếu là giáo viên trung học) thì thời gian thoát ly Nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được tính tiết tiêu chuẩn như khi giảng dạy ở trường, nghĩa là cộng số tiết tiêu chuẩn bình quân trong thời gian được huy động với số tiết thực dạy ở trường. Công thức tính như sau: 18 tiết/tuần Số ngày huy động x 5 ngày/ tuần + Số ngày đã dạy = Số tiết Ví dụ: 10 ngày được huy động, đã dạy 45 tiết ở trường, ta có: 18 tiết/tuần 10 ngày x 6 ngày/tuần + 45 = 75 tiết e. Chế độ công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Để tăng cường công tác quản lí chuyên môn trong Nhà trường, ngoài phần việc được phân công về công tác quản lí, tất cả các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đều phải trực tiếp tham gia giảng dạy trên lớp theo quy định dưới đây: - Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. - Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần hoặc 2 buổi/tuần. Việc phân công giảng dạy cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện theo hướng: - Dạy thay cho giáo viên ốm đau, sinh đẻ. Hoặc có thể dạy đủ số tiết quy định cho một lớp thuộc bộ môn của mình. Nếu do sự phân công này mà vượt quá số tiết tiêu chuẩn quy định nói trên thì trả thù lao cho số tiết vượt quá đó. f. Chế độ công tác của Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội Mỗi trường phổ thông được bố trí một giáo viên có năng lực về công tác Đoàn, công tác Đội để phụ trách Bí thư Đoàn (Đội với trường Tiểu học), các giáo viên này có chế độ giảng dạy: Trường dưới 18 lớp, dạy 1/2 số tiết tiêu chuẩn mỗi tuần. Trường dưới 28 lớp, dạy 1/3 số tiết tiêu chuẩn mỗi tuần. Trường từ 28 lớp trở lên, dạy 2 150 tiết/tuần. Việc thực hiện chế độ giảng dạy của Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội theo như hướng dẫn ở trên. g. Chế độ công tác đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác đoàn thể, công tác chuyên môn trong Nhà trường - Trong trường phổ thông, các công tác sau đây (gọi tắt là công tác kiêm nhiệm) sẽ do giáo viên đảm nhiệm. Thời gian để đảm nhiệm các công tác đó, nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khối lượng của từng công việc trong từng trường và được quy ra số tiết tiêu chuẩn tương ứng. - Cụ thể là: Bí thư Đảng bộ Nhà trường, Phó Chủ tịch công đoàn Nhà trường (nếu không phải là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm) được tính 3 tiết/tuần, nếu trường dưới 28 lớp, và 4 tiết/tuần nếu trường hợp có từ 28 lớp trở lên. Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp. Ở cấp trung học và trung học cơ sở giáo viên chủ nhiệm lớp được tính 4 tiết/tuần (không kể tiết dạy môn Đạo đức). Tổ trưởng chuyên môn được tính 3 tiết/tuần. Việc thành lập tổ chuyên môn thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Tổ trưởng nghiệp vụ bộ môn của huyện, tỉnh (do Phòng Giáo dục chỉ định và được Sở chỉ định đối với trung học) thì được tính 3 tiết/tuần và chỉ được hưởng trong thời gian thực tế làm việc. Thư ký Hội đồng giáo dục nhà trường anh 2 tiết/tuần quyết định 243/CP) thì được bố trí một giáo viên giúp Hiệu trưởng phụ trách công tác lao động, sản xuất, được tính 3 tiết/tuần. - Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên phụ trách không quá 2 công tác kiêm nhiệm. Nếu được phân công công tác thứ 3 cũng chỉ được hưởng 2 chức vụ có số tiết cao nhất. Giáo viên tiểu học phụ trách công tác kiêm nhiệm cứ 2 tiết quy định tương đương với một buổi tiêu chuẩn. - Cách thực hiện chế độ công tác cho giáo viên phụ trách công tác kiêm nhiệm. Chính phủ quy định (theo quyết 243/CP) các trường phố thông được sử dụng biên chế để giảng dạy hết số tiết của kế hoạch đào tạo cho một lớp và làm chủ nhiệm lớp. Như vậy giáo viên chủ nhiệm lớp (trung học và trung học cơ sở) được giảm giờ dạy hàng tuần như quy định trên đây, còn công tác kiêm nhiệm khác giải quyết bằng 151 cách trả bằng tiền, tức là cộng số tiết được hưởng cho công tác đó với số tiết đã dạy và trả thù lao theo chế độ dạy thêm giờ. h. Chế độ hội họp trong trường phổ thông - Hợp lí hoá và tăng cường chất lượng các cuộc họp, Hiệu trưởng chỉ được tiến hành các cuộc họp sau đây vào giờ chính quyền. Họp hội đồng giáo dục mỗi tháng 1 lần, 4 giờ/lần. Họp tổ chuyên môn mỗi tháng 2 lần và 4 giờ/lần. Họp nhóm chuyên môn, mỗi tháng 2 lần, 2 giờ/lần. Trong mỗi tuần lễ, Hiệu trưởng chỉ huy động giáo viên bộ môn họp 1 lần và các giáo viên kiêm nhiệm không quá 2 lần. Họp đoàn thể ngoài giờ chính quyền, nên tăng cường thông báo và giảm bớt hội họp. i. Quản lí thời gian lao động của giáo viên Hiệu trưởng của trường phổ thông bố trí và sử dụng một cách hợp lí lực lượng giáo viên. * Công tác quản lí lao động của giáo viên: - Quản lí thời gian và chất lượng dạy học trên lớp. - Quản lí nội dung và kết quả chuẩn bị cho giảng dạy. - Quản lí các hoạt động chuyên môn. - Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên. Khi đã hoàn thành số giờ dạy và giờ kiêm nhiệm, nếu có số giờ cao hơn thì được trả thù lao dạy thêm giờ. 2. Quy định về công tác chủ nhiệm lớp Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp do trường chỉ định trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó. a. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với học sinh, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. - Cùng các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội phối hợp, thống nhất biện pháp và kế hoạch giảng dạy và giáo dục của lớp. - Cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của lớp hoạt động, phút huy ý thức tự chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục. 152 - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh trong nhiệm vụ giáo dục học sinh. - Phối hợp với các giáo viên khác, với Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với gia đình học sinh tổ chức, nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối học kỳ và cuối năm học theo nội dung và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị khen thưởng học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp hay phải ở lại lớp và danh sách học sinh được giao nhiệm vụ học. tập hoặc rèn luyện thêm trong hè. - Giáo viên chủ nhiệm phải báo cáo thường xuyên định kỹ với Hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp. Khi có thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp, khi học sinh chuyển lên lớp trên thì giáo viên chủ nhiệm cũ phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho giáo viên chủ nhiệm lớp mới. b. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm - Được cung cấp tài liệu, phương tiện cần thiết để tiến hành nhiệm vụ. - Được tham dự và biểu quyết trong hội đồng kỷ luật và hội đồng khen thưởng khỉ các tổ chức này giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến học sinh của lớp mình phụ trách. - Được dự lớp bồi dưỡng và các hội nghị chuyên đề về công tác giáo viên chủ nhiệm; được dự các giờ dạy ở lớp mình do giáo viên khác phụ trách và các hoạt động giáo dục của học sinh để nắm vững tình hình mọi mặt của lớp. - Được quyền cho học sinh nghỉ học, được quyền đề nghị khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh trong phạm vi Điều lệ quy định. - Được giảm giờ lên lớp hàng tuần hoặc được hưởng phụ cấp khi làm công tác chủ nhiệm lớp. 3. Quy chế về cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh Việc đánh giá xếp loại học sinh phải thể hiện rõ tính toàn diện, thống nhất từ tiểu học đến phổ thông trung học. a. Đánh giá xếp loại về hạnh kiểm * Những chuẩn đánh giá và xếp loạn về hạnh hiểm - Loại tốt Đó là những học sinh nhận thức đúng và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh (học tập, lao động, đạo đức, nếp sống và rèn luyện thân thể.) - Loại khá Những học sinh đạt mức trên trung bình trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt, học tập, đạo đức lao động và rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội. 153 - Loại trung bình Đó là những học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học tập, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm, nhưng còn chậm, kết quả nói trên ở mức độ trung bình. Con mắc một số khuyết điểm ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, biết nhận ra khuyết điểm. - Loại yếu. Những học sinh không đạt tới mức trung bình theo tiêu chuẩn, có những biểu hiện yếu kém. - Loại kém. Những học sinh có biểu hiện sai trái nghiêm trọng bị kỷ luật ở mức độ đuổi học, để xếp loại hạnh kiểm yếu cả năm. * Cách thức đánh giả xếp loại - Tổ chức tốt quá trình giáo dục trước khi đánh giá xếp loại. Đầu năm giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh học tập các hiểm vụ học sinh đã quy định trong các Nghị định 305/QĐ, 29/QĐ và 1118/QĐ. Nắm tình hình xếp loại học sinh năm trước. Thông qua hoạt động tổ chức tốt quá trình giáo dục. Xây dựng quan hệ giáo dục với gia đình và Đoàn, Đội, thống nhất biện pháp giáo dục giữa các lực lượng giáo dục. - Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh là tiêu chuẩn chung cho các cấp học phổ thông. Phải quan tâm đầy đủ và đúng đắn đến quá trình nhận thức với hành vi cụ thể của học sinh. Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, cuối mỗi học kỳ hay năm học giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến đánh giá và kết hợp với các giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, Đoàn, Đội cho ý kiến. Phải đảm bảo sự đánh giá chính xác, công bằng và khách quan. b. Đánh giá xếp loại về học lực * Chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm em và hệ số các môn học - Chế độ cho điểm: Chế độ cho điểm ở các cấp học được quy định chung như sau: + Số lần kiểm tra từng môn học: Các môn học có từ 2 tiết/ tuần 4 lần kiểm tra. 154 Các môn học có từ 2,5 đến 3 tiết/ tuần 6 lần kiểm tra. Các môn có từ 4 tiết/tuần trở lên kiểm tra 7 lần. + Các loại kiểm tra, số lần kiểm tra bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra từ một tiết trở lên. - Hệ số các loại kiểm tra. Hệ số 1 đối với kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết 15 phút. Hệ số 2 đối với kiểm tra viết 1 tiết trở lên. Điểm kiểm tra học kỳ không tính hệ số. - Các môn được tính hệ số. Các môn Văn - Tiếng Việt, Toán của Trung học cơ sở và Trung học phổ thông được tính hệ số 2 khi tham gia tính điểm trung bình học kỳ hay cả năm. * Cách tính điểm và tiêu chuẩn xép loại học lực - Cách tính điểm. + Điểm trung bình học kỳ. Ký hiệu Điểm trung bình học kỳ: ĐTBHK Điểm trung bình các bài kiểm tra: ĐTBKT Điểm trung bình môn học kỳ: ĐTBMHK. 2.Đ TBHK + Đ KTHK ĐMHK = 3 + Điểm trung bình cả năm Ký hiệu : Điểm trung bình cả năm: ĐTBCN Điểm trung bình môn cả năm: ĐTBMCN Đ TBMHK1 + 2.ĐTBMHK2 ĐMCN = 3 Điểm trung bình các môn cả năm, ký hiệu ĐTBCN ĐTBHK1 + 2.ĐBTHK2 ĐTBCN = 3 155 - Tiêu chuẩn xếp loại về học sinh Loại giỏi: ĐTB các môn đạt từ 8 trở lên. Loại khá: ĐTB các môn từ 6,5 đến 7,9. Loại trung bình: ĐTB các môn từ 5 đến 6,4. Loại yếu: ĐTB các thôn từ 3,5 đến 4,9. Loại kém: ĐTB các môn dưới 3,5. - Giáo viên bộ môn cho điểm và tính trung bình môn học đó. Giáo viên chủ nhiệm tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ, cả năm học, xếp loại học lực. Ghi điểm vào học bạ cho từng học sinh. - Sử dụng kết quả đánh giá để xét lên lớp hay phải thi lại hoặc ở lại lớp theo quy chế hiện hành. 156 CHƯƠNG XI QUY CHẾ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CÁC BẬC HỌC MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC I. THANH TRA MỘT NHÀ TRƯỜNG 1. Mục đích, yêu cầu Đánh giá toàn diện tình hình nhà trường trên cơ sở đối chiếu với các quy định về mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của cấp học. Kết quả được đào tạo, trình độ được giáo dục của học sinh là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hoạt động của nhà trường. Qua thanh tra giúp cho Hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhận rõ thực trạng tình hình nhà trường, giúp nhà trường những giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo. 2. Nội dung thanh tra Thanh tra về nhân sự của nhà trường từ số lượng đến trình độ đào tạo và trình độ thực. Thanh tra về cơ sở vật chất của việc đào tạo, từ phòng học đến thư viện, từ phòng thí nghiệm đến đồ dùng dạy học. Thanh tra về môi trường và cảnh quan nhà trường, tài chính và chi tiêu... Thanh tra thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh được giao phó đào tạo đến sự chuyên cần của học sinh. Thanh tra của hoạt động nội khoá, ngoại khoá, hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội. Thanh tra về giảng dạy, học tập và các mặt giáo dục khác. Thanh tra về giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề. Tóm lại, mọi hoạt động trong nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục được tốt đẹp, đều phải thanh tra để có được những hướng dẫn kịp thời. 3. Tiến trình thanh tra Để thanh tra thuận lợi và có kết quả trước hết phải chuẩn bị chu đáo như tập hợp đầy đủ thông tin cần thiết về nhà trường và sau đó lập kế hoạch để tiến hành thanh tra. Nhân sự và phiếu trắc nghiệm, kinh phí và kế hoạch triển khai... 157 Chuẩn bị được chu đáo, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo được đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở tốt cho công tác thanh tra. Người làm công tác thanh tra phải thực sự thâm nhập vào các mặt hoạt động của nhà trường, như tham dự các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và ngoại khoá. Sau một đợt thanh tra phải có sự tổng kết và biên bản kết quả thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra phải thông báo kết quả đầy đủ cho nhà trường và sau khi nhất trí, công bố kết quả thanh tra với Hội đồng giáo dục và có chữ ký của các bên, gửi văn bản lên các cấp quản lí. 4. Đánh giá và xếp loại a. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại - Lấy chất lượng giáo dục - đào tạo làm trọng điểm cho việc xếp loại. - Đánh giá xếp loại cần phải đối chiếu với yêu cầu và tính đến điều kiện thực tế. - Xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo từng mức độ: tốt khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. b. Xếp loại từng nội dung. - Loại tốt: Thực hiện đúng, đủ các quy định và đạt kết quả cao. - Loại khá: Thực hiện đúng, đủ các quy định và đạt kết quả tương đối cao. - Loại đạt yêu cầu: cơ bản thực hiện đúng quy định và kết quả được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu. - Loại chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện được yêu cầu tối thiểu. c Xếp loại nhà trường. - Loại tốt: chất lượng giáo dục, đào tạo đạt loại tốt, còn các nội dung khác phải đạt từ yêu cầu trở lên. - Loại khá: chất lượng giáo dục, đào tạo đạt loại khá, còn các nội dung khác phải đạt yêu cầu. - Loại đạt yêu cầu: Chất lượng giáo dục đào tạo đạt yêu cầu, còn các nội dung cùng đạt yêu cầu. - Loại chưa đạt yêu cẩu: Chất lượng giáo dục đào tạo chưa đạt yêu cầu 158 II. THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT GIÁO VIÊN CÁC CẤP (TỪ MẦM NON TRỞ LÊN ĐẾN TRUNG HỌC) Với mục đích xem xét việc thực hiện nhiệm vú giáo dục, giảng dạy của giáo viên nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của bản thân để qua đó bồi dưỡng, đãi ngộ một cách hợp lí. - Với nội dung thanh tra. Trình độ nghiệp vụ (tay nghề) Thực hiện quy chế chuyên môn Kết quả giảng dạy, giáo dục. - Sau cùng cũng được xếp loại theo các mặt thanh tra như ba nội dung trên. 159 CHƯƠNG XII. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ HỌC SINH, SINH VIÊN I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Đối tượng - Học sinh, sinh viên, đang học tập tại các nhà trường, cơ sở giáo dục thuộc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học theo các loại hình công lập, bán công, dân lập và tư thục (dưới đây gọi chung là các nhà trường) đạt đủ tiêu chuẩn trong Quy định này được xét tăng danh hiệu thi đua cho cá nhân. - Tập thể lớp học thuộc các nhà trường, cơ sở giáo dục đạt đủ tiêu chuẩn trong Quy định này được xét tặng danh hiệu thi đua cho tập thể. 2. Hình thức khen thưởng Hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân học sinh, sinh viên, gồm: - Danh hiệu thi đua - Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường; của thủ trưởng cơ quan quản lí giáo dục cấp huyện, cấp Sở. - Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Phần thưởng của nhà trường và các cấp quản lí giáo dục. II. DANH HIỆU THI ĐUA 1. Danh hiệu thi đua cá nhân a. Danh hiệu thi đua cá nhân học sinh, sinh triển gồm: - Danh hiệu "Bé khoẻ, ngoan". - Danh hiệu "Học sinh tiên tiến "Học sinh xuất sắc". - Danh hiệu "Học sinh tiên tiến"; "Học sinh giỏi". - Danh hiệu "Học viên tiên tiến"; "Học viên xuất sắc". - Danh hiệu "Sinh viên tiên tiến"; "Sinh viên giỏi"; "Sinh viên xuất sắc". b. Danh hiệu thi đua cá nhân học sinh, sinh viên được áp dụng như sau: 160 - Danh hiệu "Bé khoẻ ngoan" khen thưởng cho trẻ em đang theo học tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo thuộc nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non. - Danh hiệu "Học sinh tiên tiến; Học sinh xuất sắc" khen thưởng cho học sinh đang theo học tại các trường tiểu học. - Danh hiệu "Học sinh tiên tiến; Học sinh giỏi" khen thưởng cho học sinh dang theo học tại các trường trung học cơ sở trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung học chuyên nghiệp. - Danh hiệu "Học viên tiên tiến; Học viên xuất sắc” khen thưởng cho học viên đang theo học tại các trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viên theo học các chương trình giáo dục không chính quy. - Danh hiệu "Sinh viên tiên tiến; Sinh viên giỏi; Sinh viên xuất sắc” khen thưởng cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. 2. Danh hiệu thi đua tập thể a. Danh hiệu thi đua tập thể học sinh, sinh viên gồm Danh hiệu "Lớp khoẻ ngoan". Danh hiệu "Tập thể lớp tiên tiến". Danh hiệu "Tập thể lớp xuất sắc". - Danh hiệu "Tập thể lớp học tập tốt, rèn luyện tốt". b. Danh hiệu thi đua tập thể học sinh, sinh viên được áp dụng như sau - Danh hiệu “Lớp khoẻ ngoan” khen thưởng cho tập thể lớp nhóm trẻ, lớp mẫu giáo thuộc các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non. Danh hiệu "Tập thể lớp tiên tiến" khen thưởng cho tập thề lớp học thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên. - Danh hiệu "Tập thể lớp xuất sắc" khen thưởng cho tập thể lớp học thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên. - Danh hiệu "Tập thể lớp học tập tốt, rèn luyện tốt" khen thưởng cho tập thể lớp học thuộc các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. 161 III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA 1. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua cá nhân a. Tiêu chuẩn danh hiệu "Bé khoẻ ngoan" - Đi học đều, tỉ lệ chuyên cần đạt từ 80% trở lên. - Đạt tiêu chuẩn khoẻ mạnh sạch sẽ, sức khoẻ kênh A. - Mạnh dạn, hồn nhiên, lễ phép, tự tin. b. Tiêu chuẩn danh hiệu "Học sinh tiên tiến" Đối với học sinh trường tiểu học: - Đi học đều, thực hiện tốt nội quy nền nếp học tập, được xếp loại học lực từ khá trở lên. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, biết đoàn kết giúp đỡ bạn, ngoan ngoãn lễ phép, được xếp loại hạnh kiểm từ loại khá trở lên. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua của Chi đội, Liên đội, Nhà trường. Có sức khoẻ tốt. Đối với học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. - Đi họ đều, thực hiện tốt nội quy học tập, có phương pháp học tập tốt, được xếp loại học lực từ loại khá trở lên. - Ý thức tổ chức kỷ luật tất, đoàn kết giúp đỡ bạn: lễ phép, đúng mực trong cư xử; khiêm tốn trung thực trong học tập, rèn luyện, được xếp loại hạnh kiểm từ loại khá trở lên. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua của Chi đội, Chi đoàn, Nhà trường. Hăng hái rèn luyện thân thể, luyện tập quân sự. Có sức khoẻ tốt. Đối Với học sinh trường trung học chuyên nghiệp: - Nghỉ học có lí do chính đáng không quá 10 buổi trong một năm học. Thực hiện tất nội quy học tập, có phương pháp học tập khoa học, được xếp loại học lực từ loại khá trở lên. - Ý thức tổ chức kỷ luật tốt; đúng mực trong cư xử, khiêm tốn trung thực trong học tập; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối chính sách Pháp luật của Đảng, Nhà nước; được xếp loại hạnh kiểm từ loại khá trở lên. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường, lớp và chi đoàn. Hăng hái rèn luyện thân thể, luyện tập quân sự. Có sức khoẻ tốt. 162 c. Tiêu chuẩn danh hiệu "Học sinh xuất sắc, Học sinh giỏi" - Đạt được các tiêu chuẩn của danh hiệu học sinh tiến tiến. - Kết quả học lực đạt loại giỏi. - Kết quả hạnh kiểm đạt loại tốt. - Tự giác, trung thực, sáng tạo trong học tập, tu dường. Phát huy được tác dụng tốt đối với tập thể lớp, Chi đội, Chi đoàn, Nhà trường. d. Tiêu chuẩn danh hiệu "Học viên tiên tiến" - Thực hiện tốt nội quy học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Trung thực, khiêm tốn. Quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội đúng mực. - Nghỉ học có lí do chính đáng không quá 10 buổi trong một năm học. - Đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên (với những học viên có xếp loại hạnh kiểm). đ. Tiêu chuẩn danh hiệu "Học viên xuất sắc" - Đạt được các tiêu chuẩn của danh hiệu "Học viên tiên tiến". - Kết quả học tập đạt loại giỏi. - Kết quả hạnh kiểm đạt loại tốt (với những học viên có xếp loại hạnh kiểm) - Tự giác, trung thực, sáng tạo trong học tập, tu dưỡng. Phát huy được tác dụng tốt đối với tập thể lớp, trung tâm, nhà trường. e. Tiêu chuẩn danh hiệu "Sinh viên lên tiên" - Thực hiện tốt nội quy học tập, thực tập. Chủ động, sáng tạo có ý thức và có phương pháp tự học, tự nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả rõ rệt; có kết quả học tập và rèn luyện đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 7 đến cận 8, trong đó có điểm trung bình chung học tập đạt 6,5 trở lên và không có điểm thi hoặc kiểm tra lần 1 dưới 5 (trừ trường hợp ngoại lệ). - Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Trung thực, khiêm tốn. Quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội được mực. - Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của Nhà trường, đoàn thể. - Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. f. Tiêu chuẩn danh hiệu "Sinh viên giỏi" - Phải đạt được các tiêu chuẩn của danh hiệu "Sinh viên tiên tiến". - Phải đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 8 đến cận 9 trở lên, trong đó có điểm trung bình chung học tập phải đạt 8,0 trở lên và không có điểm thi hoặc kiểm tra 163 lần 1 dưới 6 (trừ trường hợp ngoại lệ) g. Tiêu chuẩn danh hiệu "Sinh viên xuất sắc" - Đạt được các tiêu chuẩn của danh hiệu "Sinh viên giỏi". - Có tham gia nghiên cứu khoa học (có đăng ký đề tài NCKH với trường, được nghiệm thu và đánh giá tốt). - Đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 9, trong đó có điểm trung bình chung học tập phải đạt 8,5 trở lên và không có điểm thi hoặc kiểm tra lần 1 dưới 6 (trừ trường hợp ngoại lệ). 2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua tập thể a. Tiêu chuẩn danh hiệu "Lớp khoẻ - ngoan" - Số trẻ chuyên cần trong lớp bạt tỉ lệ trên 80%. - Có trên 80 % số trẻ trong lớp đạt sức khoẻ kênh A, đạt tiêu chuẩn khoẻ mạnh, sạch sẽ. - Có trên 80 % số trẻ trong lớp mạnh dạn, hồn nhiên, lễ phép, tự tin. b. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể lớp tiên tiên" Đối với lớp học thuộc trường Tiểu học: - Thường xuyên có trên 95% số học sinh tới lớp. - Tập thể lớp đoàn kết, thân ái, giúp nhau học tập và rèn luyện. - Có tỉ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến từ 45% trở lên. Chi đội được công nhận hoạt động tốt. - Không có học sinh bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. Đối với học sinh thuộc các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: - Thường xuyên có trên 9 % số học sinh đến lớp. - Tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau có hiệu quả trong học tập và rèn luyện. - Có tỉ lệ học sinh đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến" từ 45% trở lên. Số còn lại đạt yêu cầu trung bình về mọi mặt. Chi đội, chi đoàn được công nhận hoạt động tốt. - Không có học sinh bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. Đối với lớp học thuộc trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên: - Thường xuyên có từ 90% trở lên số học viên đến lớp. - Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, gắn bó, có tinh thần đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong học tập trong sinh hoạt và góp phần chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. 164 - Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và nội quy, quy chế của lớp, nhà trường, trung tâm. - Có ít nhất 45% số học viên đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến". Số còn lại đạt yêu cầu trung bình về mọi mặt. Không có học viên bị kỷ luật cao hơn mức khiển trách. c. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể lớp xuất sắc" Đối với lớp học thuộc trường Tiểu học: - Đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn chung của danh hiệu "Tập thể lớp tiên tiến" trường Tiểu học. - Có ít nhất 65% số học sinh đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến” - Đi đầu trong các phong trào thi đua, thực sự có tác dụng ảnh hưởng tới tập thể nhà trường, Đội thiếu niên Tiền Phong. Đối với học sinh thuộc các trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp - Đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn chung của danh hiệu "Tập thể lớp tiên trấn trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. - Có ít nhất 60% số học sinh đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến". - Đi đầu trong các phong trào thi đua, thực sự có tác dụng ảnh hưởng tốt tới tập thể nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền Phong. Đối với lớp học thuộc trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên - Đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn chung của danh hiệu "tập thề lớp tiên tiến" trường bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên. - Có ít nhất 60% số học viên đạt danh hiệu "Học viên tiên tiến". - Đi đầu trong các phong trào thi đua, thực sự có tác dụng ảnh hưởng tốt tới tập thể nhà trường, Trung tâm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. d. Tiêu chuẩn danh hiệu “tập thể lớp học tập tốt, rèn luyện tốt” - Tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, gắn bó, có tinh thần đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong học tập, sinh hoạt và góp phần chống các tệ nạn xã hội. - Có ít nhất 25% số học sinh, sinh viên đạt danh hiệu học sinh, sinh viên tiên tiến, trong đó có 10% đạt danh hiệu xuất sắc Không có học sinh, sinh viên học yếu (điểm trung bình mở rộng dưới 5) - Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tự quản tốt. Có tham gia nghiên cứu khoa học hoặc có sinh viên đạt giải thi Olympic hoặc thi đồ án tốt nghiệp loại xuất sắc. 165 - Không có học sinh, sinh viên bị kỷ luật cao hơn mức khiển trách. - Tham gia đầy đủ, tích cực có đóng góp thiết thực vào các phong trào cơ sở. IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI ĐUA 1. Thẩm quyền và quy trình xét khen thưởng danh hiệu thi đua cá nhân Danh hiệu thi đua cá nhân học sinh, sinh viên xét theo tiêu chuẩn quy định và được công nhận vào cuối học kỳ I và tồng kết năm học theo quy trình sau: a. Danh hiệu "Bé khoẻ ngoan": Giáo viên phụ trách nhóm, lớp lập danh sách đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. b. Danh hiệu “Học sinh tiên tiến”, “Học sinh xuất sắc”, “Học sinh giỏi”: Giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách đề nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. c. Danh hiệu "Học viên tiên tiến", "Học viên xuất sắc": giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban cán sự lớp, Chi đoàn lập danh sách đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. d. Danh hiệu "Sinh viên tiên tiến", "Sinh viên giỏi", "Sinh viên xuất sắc": Ban đại diện lớp phối hợp với chi đoàn, Hội sinh viên (nếu có) xin ý kiến giáo viên phụ trách, giáo viên chủ nhiệm (nếu có) lập danh sách đề nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng khoa xét. Trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng khoa, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 2. Thẩm quyền và quy trình xét khen thưởng danh hiệu thi đua tập thể Danh hiệu thi đua tập thể lớp xét theo tiêu chuẩn quy định và được công nhận vào cuối học kỳ và tổng kết năm học theo quy trình sau. a. Với tập thể lớp học thuộc nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường măng non: giáo viên phụ trách lớp đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét. Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. b. Với tập thể lớp học thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hoá, trường trung học chuyên nghiệp: giáo viên chủ nhiệm lớp đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. c. Với tập thể lớp học thuộc các trường cao đẳng, đại học: Ban đại diện lớp, phối hợp với chi Đoàn, Hội sinh viên (nếu có) xin ý kiến giáo viên phụ trách, giáo viên chủ nhiệm (nếu có) đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng khoa xét. Trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng khoa, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 166 V. KHEN THƯỞNG, GIẤY KHEN, BẰNG KHEN 1. Hình thức và thẩm quyền khen thưởng giấy khen, bằng khen đối với tập thể, cá nhân học sinh - sinh viên được áp dụng như sau a. Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường... Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Nghị định 56/1998/NĐ-CP ngày 30-7-1998 của Chính phủ. b. Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường do Hiệu trưởng, giấy khen của Giám đốc đại học do Giám đốc đại học, giấy khen của thủ trưởng cơ quan quản lí giáo dục cấp huyện, cấp sở do Trưởng phòng giáo dục huyện, Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo quyết định. c. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng quyết định. 2. Tiêu chuẩn bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mọi tập thể, cá nhân học sinh, sinh viên a. Đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực các môn học. b. Đạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. c. Đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc gia các môn học. d. Đạt giải cao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học". e. Có thành tích đột xuất, là tấm gương tiêu biểu, người tốt việc tốt có tác dụng ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc. f. Có thành tích đặc biệt xuất sắc. g. Đạt giải cao trong các cuộc thi chung khảo chuyên đề, văn nghệ, thể dục thể thao... và các khen thưởng khác thực hiện theo quy định của Bộ. 3. Quy trình khen thưởng bằng khen của Bộ trưởng. Bộ Giáo dục và Đào tạo a. Với tập thể, cá nhân học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, Olympic quốc gia, học sinh giỏi quốc gia, giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học", cuộc thi chung khảo chuyên đề, hội thi... do Vụ chức năng và ban tổ chức cuộc thi xét và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. b. Với học sinh, sinh viên các trường, trung tâm, đơn vị thuộc các tỉnh do Hội đồng thi đua - khen thưởng ngành giáo dục tỉnh xét, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. c. Với học sinh, sinh viên các trường, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Hội đồng thi đua khen thưởng trường, đơn vị xét hiệu trưởng nhà trường, thủ trưởng đơn vị đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. d. Với học sinh, sinh viên các trường, đơn vị thuộc các Bộ, ngành do hiệu trưởng nhà trường, thủ trưởng đơn vị đề nghị (sau khi Hội đồng thi đua - khen thưởng đơn vị xét) Bộ, ngành chủ quản xét và đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. 167 MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...........................................................2 I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT.......................................................2 II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM...........................6 III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIẾT NAM ...............................................................9 IV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................17 V. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.....................................................................20 CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO...............30 I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............30 II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QLNN VỀ GD&ĐT................................38 III. BỘ MÁY QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............................................45 CHƯƠNG III: CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................58 1. Giáo viên mầm non ...............................................................................................58 2. Giáo viên tiểu học..................................................................................................59 3. Giáo viên trung học ...............................................................................................59 CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG THỜI LÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ....................................................................................60 I. Khái niệm văn hoá .................................................................................................60 II.Vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội ...................................62 III. Một số vấn đề cơ bản của văn hóa.......................................................................63 IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰNGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM .......65 V. NỘI DƯNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..........................................................................................68 CHƯƠNG V: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ...........................73 I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA KH, CN VÀ MT ............................................................73 II. NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN, MT ..................81 CHƯƠNG VI: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GD-ĐT TRONG THỜI KÌ CNH, HĐH .......................................................................................89 I. Mục tiêu..................................................................................................................89 II. Những quan điểm chỉ đạo phát triển GD-ĐT. ......................................................90 CHƯƠNH VII: LUẬT GIÁO DỤC...........................................................................98 I. Luật Giáo dục là gì? ...............................................................................................98 II. Quá trình thể chế hoá quản lí giáo dục ở nước ta .................................................98 III. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục.....................................................................99 IV. LUẬT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ......................................................115 CHƯƠNG VIII: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM........121 CHƯƠNG IX: ĐIỀU LỆ NHÀ TRƯỜNG..............................................................127 I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON........................................................................127 II. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC........................................................................130 III. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC..................................................................133 CHƯƠNG X: QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở ĐỊA PHƯƠNG ...........138 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ...........................................................................138 II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................................................138 168 III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG ...................................................................................................................140 CHƯƠNG XI: QUY CHẾ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CÁC BẬC HỌC ẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC......................................................156 I. THANH TRA MỘT NHÀ TRƯỜNG .................................................................156 II. THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT GIÁO VIÊN CÁC CẤP (TỪ MẦM NON TRỞ LÊN ĐẾN TRUNG HỌC)....................................................................158 CHƯƠNG XII: QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ HỌC SINH, SINH VIÊN...............................................................................159 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ...........................................................................159 II. DANH HIỆU THI ĐUA.....................................................................................159 III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA ..........................................................161 IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI ĐUA.........................................................................................................................165 V. KHEN THƯỞNG, GIẤY KHEN, BẰNG KHEN .............................................166

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCơ sở pháp lý trong giáo dục và Quản lý giáo dục - PGSTSKH Nguyễn Văn Hộ.pdf
Tài liệu liên quan