Năm là, công tác DT và thực hiện chính sách
dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn
bộ hệ thống chính trị.
Năm quan điểm trên là sự tổng kết thực tiễn
quá trình thực hiện đường lối, chính sách DT
và công tác DT của Đảng và Nhà nước, vừa
cơ bản, có giá trị chỉ đạo lâu dài công tác DT
của cách mạng, lại vừa mang ý nghĩa thực
tiễn, gắn với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn
của việc nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức XB
sách về DT&MN và cho vùng DT&MN. Bài
báo sau, chúng tôi sẽ tiếp tiếp tục trình bày
kết quả nghiên cứu chính, trong đó có các giải
pháp đề xuất và đã áp dụng để xây dựng kế
hoạch, đẩy mạnh sưu tầm và khai thác văn
hoá, văn nghệ của các DTTS, khuyến khích
nhiều thành phần tham gia sáng tác văn nghệ
bằng cả tiếng và chữ DT với nội dung ca ngợi
thành tích, đóng góp của đồng bào các DTTS
đối với cách mạng và đổi mới của đất nước,
những nét đẹp của thiên nhiên, con người,
cuộc sống của đồng bào. XB và phổ biến các
XB phẩm về những nội dung trên trong khu
vực MN&DT nhằm góp phần thiết thực vào
nhiệm vụ tập trung xây dựng vùng DT&MN
phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội,
vững mạnh về an ninh, quốc phòng, xứng
đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
của cả nước, là nhân tố quyết định bảo đảm
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8
3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU,
TỔ CHỨC SƯU TẦM VÀ XUẤT BẢN SÁCH VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Lê Tiến Dũng1*, Trần Thị Việt Trung2
Lê Thị Như Nguyệt2, Đào Thị Lý2
1Đại học Thái Nguyên, 2Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu về tình
hình nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam ở khu vực miền núi phía Bắc. Những cơ sở khoa học cho thấy vấn đề trên mang tính cấp
bách, thời sự, mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh
và mạnh mẽ.
Từ khóa: sưu tầm, xuất bản, văn hóa, văn học, dân tộc thiểu số.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong hội nhập quốc tế, việc bảo tồn, gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
(BSVHDT) luôn là vấn đề quan trọng và cấp
thiết đối với nền độc lập của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, vấn đề trên phụ thuộc vào nhiều
yếu tố chủ quan, khách quan và cần được tiến
hành đồng bộ từ chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước đến việc triển khai cụ thể
của các ban, ngành, địa phương, và quan
trọng hơn cả là phải phù hợp với nguyện vọng
và nhận thức của cộng đồng các dân tộc (DT).
Với vị trí chức năng, nhiệm vụ: “Là một hoạt
động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông
qua việc sản xuất phổ biến những xuất bản
phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri
thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá
trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của
nhân dân, nâng cao dân trí xây dựng đạo đức và
lối sống tốt đẹp của người Việt Nam”, công
tác xuất bản (XB) nói chung và XB sách, tài
liệu về dân tộc và miền núi (DT&MN) nói riêng
đóng vai trò rất quan trọng.
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên (NXB
ĐHTN) được thành lập năm 2008, có chức
năng: “Tổ chức, quản lý XB và phát hành các
XB phẩm: sách, tài liệu chính trị, pháp luật về
giáo dục và dân tộc miền núi; sách giáo trình,
sách tham khảo cho các bậc đào tạo và bậc
học phổ thông, tài liệu, công trình nghiên cứu
*
Tel: 0912.551.592
khoa học, chuyển giao công nghệ, từ điển,
sách văn hoá - xã hội, nghệ thuật, văn học
và các XB phẩm khác phù hợp với tôn chỉ,
mục đích của NXB ĐHTN”, và nhiệm vụ
chính trị: “Tuyên truyền và phổ biến chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn và phát
triển những di sản, BSVHDT. Đồng thời,
nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phương hướng
phát triển, tổ chức thực hiện các chương trình,
kế hoạch xuất bản trong các lĩnh vực được
quy định trong Giấy phép thành lập NXB;
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về số
lượng, chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ,
để đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi giai
đoạn của NXB”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị,
chúng tôi nhận thấy cần tìm hiểu về tình hình
nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách
văn hóa, văn học các DTTS (khu vực miền núi
phía Bắc Việt Nam) thời kì gần đây. Bởi vấn đề
này mang tính cấp bách, thời sự, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn, gắn với công tác
MN&DT trong giai đoạn công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Bài báo này trình bày những cơ sở lí luận và
thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu
tầm và XB sách văn hóa, văn học các DTTS.
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
Nhằm xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của
công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và XB
sách văn hóa, văn học các DTTS, chúng tôi đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8
4
sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ
biến đối với ngành xã hội nhân văn: sưu tầm
(các văn bản, tư liệu, tài liệu thống kê) liên
quan về đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước; phân loại, phân tích, tổng
hợp các tài liệu. Tìm hiểu, chọn lọc những
thông tin về tình hình, kết quả, thành tích, hạn
chế, đánh giá mặt được và chưa được của việc
thực thi các chính sách MN&DT của các cấp
chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Xác minh thực tế một số tư liệu cần thiết.
Những công việc trên được tiến hành ở nhiều
cơ sở lưu trữ, phát hành thông tin, một số
UBND các cấp trong khu vực, trong các tài
liệu sách, báo chí, các văn bản về chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, Nhà nước thuộc các cơ quan
XB, cơ quan ngôn luận, tổ chức chính trị, tổ
chức xã hội liên quan của trung ương và địa
phương, như: Hội Văn học các DTTS Việt
Nam, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật toàn
quốc, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh....
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM, XUẤT BẢN
SÁCH VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Cơ sở lí luận
Việt Nam là quốc gia đa DT, ngoài DT Kinh là
đa số còn 53 DT ít người khác. Sự đa dạng,
phong phú về sắc màu DT đã tạo nên bức
khảm rực rỡ nền văn hóa Việt Nam. Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt tới đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, công tác
văn hóa, nghệ thuật và giáo dục trong cộng
đồng các DTTS nói riêng, nhằm từng bước
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng
bào các DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền
xuôi, xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà BSDT. Điều này thể hiện qua việc
ban hành, thực hiện hàng loạt văn bản, đặc biệt
là các Nghị quyết và Chỉ thị của BCH Trung
ương Đảng khóa IX về chủ trương, chính sách
và về công tác văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và
XB liên quan đến vấn đề DT&MN. Hệ thống
văn bản được xây dựng trên cơ sở tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn triển khai những vấn đề
cụ thể của các cấp chính quyền, thể hiện ý chí,
tư tưởng lãnh đạo công tác DT&MN của
Đảng. Sau đây là một số văn bản chính chúng
tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu:
- Chỉ thị 156-CT/TW ngày 25/8/1959 của Ban
Bí thư về việc tiến hành hợp tác hóa nông
nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở
miền núi miền Bắc nước ta;
- Nghị định số 206/CP ngày 27/11/1961 của
HĐ Chính phủ phê chuẩn các phương án chữ
Tày – Nùng, chữ Mèo, chữ Thái cải tiến, quy
định phạm vi, mức độ sử dụng ba thứ chữ đó;
- Nghị quyết 71-NQ/TW ngày 22/02/1963
của BCT về phát triển nông nghiệp miền núi;
- Chỉ thị số 73-CT/TW ngày 24/01/1964 của
Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác
tuyên giáo đối với các DTTS miền Bắc;
- Chỉ thị số 84-CT/TW ngày 03/9/1964 của
Ban Bí thư về nhiệm vụ công tác giáo dục ở
miền núi trong 2 năm 1964-1965;
- Chỉ thị 20-CT/TTg/Vg ngày 10/3/1069 của
Phủ TT về công tác giáo dục ở miền núi;
- Quyết định số 153-CP ngày 20/8/1969 của
Hội đồng Chính phủ về việc xây dựng, cải
tiến và sử dụng chữ viết của các DTTS;
- Chỉ thị số 216-CT/TW ngày 30/01/1975 của
Ban Bí thư về chính sách cán bộ miền núi;
- Chỉ thị của Ban Bí thư số 23-CT/TW ngày
15/11/1977 về công tác dân tộc ít người ở các
tỉnh miền Nam trong tình hình hiện nay;
- Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 53 –
CP ngày 22 tháng 2 năm 1980 Về chủ trương
đối với chữ viết của các DTTS;
- Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989
của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
- Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của
Ban Bí thư về công tác ở vùng DT Khơ-me;
- Thông tri số 03-TT/TW ngày 17/10/1991 về
công tác đối với đồng bào Chăm;
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002
của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây
Nguyên thời kì 2001 – 2010
- Chỉ thị số 38/ 2004/CT-TTg ngày
09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối
với cán bộ công chức công tác ở vùng DT,
miền núi.
- Hướng dẫn số: 676 /2006/TTLT-UBDT-
KHĐT- TC-XD- NNPTNT, về việc thực hiện
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8
5
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DT & MN
giai đoạn 2006 – 2010 của Ủy ban dân tộc,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 08/5/2009 của
Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Đại biểu các
DTTS Việt Nam.
Ngoài ra còn nhiều văn bản về chính sách,
quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực XB
nhằm đẩy mạnh việc XB, phát hành tận tay
đồng bào DTTS vùng cao, biên giới các XB
phẩm về DT, miền núi, biên giới, hải đảo ở
các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, kinh tế - xã
hội, khoa học công nghệ Cụ thể:
- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 28/11/1987
của Bộ Chính trị về Đổi mới và nâng cao trình
độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và
văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn
học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một
bước mới. Chú trọng xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở, đưa văn hóa văn nghệ đến các
vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ,
vùng DTTS và các vùng xa xôi, hẻo lánh, quan
tâm các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW
(khoá VIII) ngày 16/7/1998, nêu mục tiêu và
những nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong
đó văn học, nghệ thuật là một bộ phận rất
quan trọng.
- Chỉ thị 42/CT - TW ngày 25/8/2004 của Ban
Bí thư TW Đảng, về việc nâng cao chất lượng
toàn diện của hoạt động XB: “Chăm lo phát
triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp
nhân dân, tổ chức phát triển các lực lượng,
mạng lưới phát hành XB phẩm đảm bảo đáp
ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc
biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu vùng
xa và miền núi. Phát triển hệ thống sách song
ngữ, XB nhiều sách bằng tiếng DT với trình độ
thích hợp, đáp ứng nhu cầu của đồng bào các
DTTS. Đến năm 2010, phấn đấu đưa sách về
cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để
đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/ năm”.
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008
của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát
triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kì mới.
- Thông báo số 396-TB/TW ngày 23/11/2010:
Kết luận của Ban Bí thư đồng ý tiếp tục triển
khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở
xã, phường, thị trấn.
- Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Xuất bản.
- Nghị quyết của HĐ Bộ trưởng số 195-
HĐBT ngày 19/12/1983 về công tác văn hóa
thông tin trong thời gian trước mắt nêu rõ:
bảo đảm cho phần lớn đơn vị cơ sở đều có
hoạt động văn hoá, nhân dân lao động được
đọc báo, nghe đài, xem phim, xem nghệ thuật.
Đặc biệt chú ý các vùng nông thôn, vùng DT
ít người ở vùng cao, biên giới; Với công tác
XB, in, phát hành, thư viện: nâng cao chất
lượng và số lượng sách, báo, chấn chỉnh việc
phân phối cho hợp lý, đúng đối tượng và sử
dụng hiệu quả hơn. Xây dựng những bộ sách
cần đọc ở các thư viện tỉnh, huyện và cơ sở về
các lĩnh vực chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn
nghệ, sách dành cho thiếu nhi. In lại các tác
phẩm cổ điển, công trình khoa học, văn học
có giá trị lớn...
- Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998
của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh
công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và
vùng đồng bào các DTTS.
- Quyết định số 151/QĐ-TTg ngày 13/02/2003
của Thủ tướng CP về hỗ trợ hoạt động sáng tạo
tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo
chí theo cơ chế Nhà nước đặt hàng.
- Nghị định số 31/2005-CP ngày 11/3/2005
của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích.
- Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BTTTT-
BTC hướng dẫn thực hiện đặt hàng XB phẩm
sử dụng ngân sách Nhà nước, quy định thể loại
XB phẩm đặt hàng, trong đó có XB phẩm phục
vụ thiếu niên nhi đồng, đồng bào DTTS, miền
núi, hải đảo, người khiếm thị.
+ Quyết định số 2277/QĐ - BTTTT ngày
28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin -
Truyền thông về việc phê duyệt dự án tăng
cường nội dung thông tin về cơ sở, miền núi,
vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo về hỗ
trợ XB sách trong Chương trình mục tiêu
quốc gia.
Cơ sở thực tiễn
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là từ khi có
Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8
6
Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách
lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; được
sự tổ chức, tạo điều kiện thực thi các chính
sách của các cấp chính quyền, công tác
DT&MN nước ta đã thu được nhiều kết quả tốt
đẹp, tình hình miền núi và các vùng đồng bào
DTTS có những bước chuyển biến quan trọng.
Quyền bình đẳng giữa các DT cơ bản đã được
Hiến pháp xác định, được thể hiện và thực thi
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, về
chính trị thể hiện trước hết ở việc đồng bào các
DT đã thực hiện quyền tham chính thông qua
thực thi dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp...
Đoàn kết giữa các DT tiếp tục được củng cố...
Về kinh tế: các thành phần, ngành nghề kinh
tế ở vùng DT&MN đã phát triển. Theo kết
quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm 2012 được Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội công bố, ở miền núi Đông Bắc tỷ lệ
hộ nghèo giảm từ 21,01% xuống còn 17,39%;
miền núi Tây Bắc từ 33,02% còn 28,55%;
Tây Nguyên từ 18,62% còn 15%, đời sống
của đại bộ phận đồng bào các DT được cải
thiện rõ rệt..., hầu hết các địa phương đã hình
thành mạng lưới điện, giao thông từ tỉnh đến
huyện, xã...
Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục: Mặt
bằng dân trí được nâng cao, đã hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, mô
hình trường PTTH nội trú được hình thành từ
trung ương đến cụm xã. Đời sống văn hóa của
đồng bào được nâng cao một bước, phong phú
hơn, văn hóa truyền thống được tôn trọng, giữ
gìn và phát huy.
Công tác xây dựng, tăng cường và củng cố
hệ thống chính trị ở vùng DT&MN luôn được
chú trọng. Các tổ chức đảng, hệ thống chính
quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội từng
bước được củng cố, đổi mới phương thức và
tăng cường hoạt động theo hướng thiết thực,
tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời
sống văn hóa mới, giác ngộ giúp đồng bào
đấu tranh loại bỏ luận điệu xuyên tạc của các
lực lượng thù địch, góp phần ổn định trật tự
an toàn xã hội. Trình độ cán bộ có nhiều tiến
bộ, tất cả các xã đều có tổ chức cơ sở Đảng.
Song bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế,
yếu kém.
Về kinh tế: Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và
các vùng DT vẫn trong tình trạng chậm phát
triển, nhiều nơi lúng túng trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác lạc hậu vẫn
tồn tại... Tỉ lệ đói nghèo còn cao so với bình
quân chung cả nước...
Về giáo dục, văn hóa: Chất lượng, hiệu quả
công tác giáo dục và đào tạo còn thấp, đào tạo
nghề chưa được quan tâm đúng mức. Công
tác chăm sóc sức khỏe đồng bào gặp nhiều
khó khăn. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn
hóa các DT đang bị mai một. Mức hưởng thụ
văn hóa của đồng bào thấp, một số tập quán
lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển
trở lại. Văn hóa đọc xuống cấp. Nhiều thư
viện ở MN hoạt động không hiệu quả. Sách
về vùng sâu, vùng xa ít do kinh tế, đời sống,
giao thông khó khăn, vất vả, dân trí thấp...
Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi còn yếu.
Trình độ cán bộ hạn chế, số người tốt nghiệp
đại học, cao đẳng trở lên, nhất là ở các khu
vực đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, thuần
DTTS thấp hơn so với khu vực khác. Công
tác phát triển Đảng chậm, số đảng viên
người DTTS tỉ lệ còn thấp, nhiều thôn, bản
vùng sâu, vùng xa chưa có đảng viên... Hoạt
động cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhiều
nơi chưa hiệu quả, không sát dân, không tập
hợp được đồng bào. Nhiều cán bộ MN không
biết tiếng DT, không hiểu dân, không yên
tâm gắn bó với địa phương.
Một số nơi tôn giáo phát triển không bình
thường, trái pháp luật, truyền thống và phong
tục tập quán, một số nơi các thế lực thù địch
và kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo đồng bào vào các
hoạt động kích động, gây chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc...
KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên, có thể thấy cơ sở lí luận
và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức
sưu tầm và XB sách văn hóa, văn học các
DTTS thực chất nằm ở chủ trương, chính
sách, quan điểm và sự triển khai công tác
DT&MN. Vấn đề DT&MN không chỉ mang
tính chất quốc gia, mà còn là vấn đề quốc tế,
có tính thời sự sâu sắc, thậm chí là một trong
những nguyên nhân gốc rễ tạo nên tình trạng
mất ổn định an ninh chính trị ở một số nước
và khu vực trên thế giới... Do đó, với mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8
7
góp phần hiệu quả thực hiện chủ trương,
chính sách, công tác DT&MN, trong lĩnh vực
hoạt động XB, cần quán triệt những quan
điểm cơ bản sau:
Một là, DT và đoàn kết DT là vấn đề chiến
lược cơ bản, lâu dài, và cấp bách hiện nay của
cách mạng Việt Nam.
Hai là, các DT Việt Nam là cộng đồng bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ và cùng
nhau phát triển, cùng phấn đấu thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với
mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Ba là, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và an ninh – quốc phòng trên
địa bàn vùng DT & MN; gắn tăng trưởng kinh
tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện
tốt các chính sách DT; quan tâm phát triển,
bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống
các DTTS trong quá trình phát triển chung
của cộng đồng DT Việt Nam.
Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội các vùng DT&MN; khai thác có hiệu quả
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi
với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái;
phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường
của đồng bào các DT, đồng thời tăng cường
sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự
tương trợ, giúp đỡ của các địa phương trong
cả nước.
Năm là, công tác DT và thực hiện chính sách
dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn
bộ hệ thống chính trị.
Năm quan điểm trên là sự tổng kết thực tiễn
quá trình thực hiện đường lối, chính sách DT
và công tác DT của Đảng và Nhà nước, vừa
cơ bản, có giá trị chỉ đạo lâu dài công tác DT
của cách mạng, lại vừa mang ý nghĩa thực
tiễn, gắn với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn
của việc nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức XB
sách về DT&MN và cho vùng DT&MN. Bài
báo sau, chúng tôi sẽ tiếp tiếp tục trình bày
kết quả nghiên cứu chính, trong đó có các giải
pháp đề xuất và đã áp dụng để xây dựng kế
hoạch, đẩy mạnh sưu tầm và khai thác văn
hoá, văn nghệ của các DTTS, khuyến khích
nhiều thành phần tham gia sáng tác văn nghệ
bằng cả tiếng và chữ DT với nội dung ca ngợi
thành tích, đóng góp của đồng bào các DTTS
đối với cách mạng và đổi mới của đất nước,
những nét đẹp của thiên nhiên, con người,
cuộc sống của đồng bào... XB và phổ biến các
XB phẩm về những nội dung trên trong khu
vực MN&DT nhằm góp phần thiết thực vào
nhiệm vụ tập trung xây dựng vùng DT&MN
phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội,
vững mạnh về an ninh, quốc phòng, xứng
đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
của cả nước, là nhân tố quyết định bảo đảm
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư TW Đảng, các Chỉ thị: Số: 156-
CT/TW ngày 25/8/1959; Số: 73-CT/TW ngày
24/01/1964; Số 84-CT/TW ngày 03/9/1964; Số:
216-CT/TW ngày 30/01/1975; Số: 23-CT/TW
ngày 15/11/1977; Số 68-CT/TW ngày 18/4/1991;
Số: 42/CT - TW ngày 25/8/2004; Số: 35-CT/TW
ngày 08/5/2009.
2. BCH TW, BCT, các Nghị quyết: Số 71-NQ/TW
ngày 22/02/1963; Số: 05-NQ/TW ngày
28/11/1987; Nghị quyết HN lần thứ 5 BCH TƯ
(khoá VIII) ngày 16/7/1998; Số: 22-NQ/TW ngày
27/11/1989; Số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002; Số
23-NQ/TW ngày 16/6/2008; Thông báo số 396-
TB/TW ngày 23/11/2010; Thông tri số 03-TT/TW
ngày 17/10/1991.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số
2277/QĐ - BTTTT ngày 28/11/2012;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt
Nam, Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009
– 2010 về Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ
thông,... H, 2009.
5. Bộ TT và Truyền thông, Bộ Tài chính, Thông tư
liên tịch số 04/2011/TTLT-BTTTT-BTC.
6. Bùi Thị Bình, (2010), “Một số chính sách cần
quan tâm đối với vùng dân tộc, miền núi khi tham
gia quyết định chính sách kinh tế - xã hội”, Hội
thảo “Vai trò của nữ đại biểu quốc hội trong việc
tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước”, .
7. Trần Trí Dõi, (2003), Chính sách ngôn ngữ văn
hóa dân tộc ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
8. Vũ Bá Hòa, Vũ Viết Chính, Hà Thị Hải Yến,
Bùi Tất Tươm (2009), NXB Giáo dục Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8
8
làm sách phục vụ dạy - học tiếng các DTTS, NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. HĐ Chính phủ, HĐ Bộ trưởng, Phủ Thủ tướng,
Thủ tướng Chính phủ, các Nghị định số: 206/CP
ngày 27/11/1961; Số: 31/2005-CP ngày
11/3/2005; các Chỉ thị: Số 20-CT/TTg/Vg ngày
10/3/1069; Số: 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998;
Số 38/ 2004/CT-TTg ngày 09/11/2004; Nghị quyết
số: 195-HĐBT ngày 19/12/1983; các Quyết định:
Số: 153-CP ngày 20/8/1969; Số: 53 – CP ngày
22/2/1980; Số: 151/QĐ-TTg ngày 13/02/2003; Số:
151/QĐ-TTg ngày 13/02/2003; Số 253/QĐ-TTg
ngày 05/3/2003; Số: 03/2004/QĐ-TTg ngày
07/01/2004;
10. Nguyễn Văn Huy, (chủ biên), Bức tranh văn
hóa các dân tộc VN, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn
Diệu (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. NXB Chính trị Quốc gia (2003), Tài liệu
nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy
BCH Trung ương Đảng khóa IX, Hà Nội.
13. NXB ĐHTN (2009), Kế hoạch chiến lược phát
triển NXB ĐHTN đến năm 2015 và 2020.
14. NXB Giáo dục (2004), Đại gia đình các dân
tộc Việt Nam, Hà Nội.
15. NXB Chính trị Quốc gia (2000), Hồ Chí Minh
toàn tập, Hà Nội.
16. NXB Thông tin và Truyền thông (2013), Luật
Xuất bản, Hà Nội.
17. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt,
NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
18. Lê Thông (chủ biên) (2007), Việt Nam - Đất
nước con người, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tại
TP. Hồ Chí Minh (1993), Giáo dục ngôn ngữ và sự
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
(2002), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam những năm 90, NXB Hà Nội.
21. Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Ma
(1984), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
và chính sách ngôn ngữ, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
22. Ủy ban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Hướng dẫn số: 676 /2006/TTLT-UBDT-
KHĐT- TC-XD- NNPTNT.
23. Đặng Nghiêm Vạn, (2007), Văn hóa Việt Nam
đa tộc người, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Website: www.chinhphu.vn (Cổng thông tin
điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam;
www.ubdt.gov.vn (Ủy ban Dân tộc);
www.cinet.gov.vn. (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch); www.mic.gov.vn. (Bộ Thông tin và Truyền
thông).
SUMMARY
THEORETICAL AND PRACTICAL BASIS FOR RESEARCH,
ORGANIZATION, COLLECTION AND PUBLICATION OF BOOKS ABOUT
CULTURE AND LITERATURE OF ETHNIC MINORITIES IN NORTHERN
MOUNTAINOUS AREAS IN VIETNAM
Le Tien Dung1*, Tran Thi Viet Trung2
Le Thi Nhu Nguyet2, Dao Thi Ly2
1Thai Nguyen University, 2Thai Nguyen University Publishing House
This paper presents research findings of theoretical and practical basis for research, organization,
collection and publication of books about culture and literature of ethnic minorities in northern
mountainous areas in vietnam. The findings showed urgent issues having significantly theoretical
and practical influences, especially in the period of rapid international economic integration,
industrialization and modernization of our country.
Key words: collection, publication, culture, literature, ethnic minorities.
Ngày nhận bài: 14/6/2013; Ngày phản biện: 23/7/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013
Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh – Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
*
Tel: 0912.551.592
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_so_li_luan_va_thuc_tien_cua_cong_tac_nghien_cuu_to_chuc_s.pdf