IV. KẾT LUẬN
Sau 7 ngày tôm chân trắng (L. vannamei) bị
cảm nhiễm GAV (hay còn gọi là YHV type 2) bằng
phương pháp tiêm cơ, đã không phát hiện tôm
nhiễm virus bị chết, nhưng có 20% tôm trong bể thí
nghiệm bộc lộ một số dấu hiệu bất thường như: ruột
rỗng do bỏ ăn, cơ thể có màu sắc nhợt nhạt, đặc
biệt là phần đầu ngực, một vài con bị mềm vỏ.
Có 3 loại mô cơ bản ở tôm chân trắng đã được
xác định là mô đích của GAV là: mô tim, mô liên kết
và biểu mô.
Có nhiều cơ quan trong cơ thể tôm chân trắng
là cơ quan đích của GAV như: mang, gan tụy, cơ
quan lympho, dạ dày, cơ quan tạo máu, ruột tịt,
tuyến sinh dục, anten, các phụ bộ, hạch thân kinh,
tim và thành của mạch máu.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ quan đích của Gill-Associated virus (GAV) cảm nhiễm ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei boone, 1931) - Nguyễn Thị Thùy Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13
CƠ QUAN ĐÍ CH CỦ A GILL-ASSOCIATED VIRUS (GAV) CẢ M NHIỄ M
Ở TÔM CHÂN TRẮ NG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
TARGET ORGANS OF GILL-ASSOCIATED VIRUS (GAV)
INFECTED IN WHITELEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
Nguyễn Thị Thùy Giang1
Ngày nhận bài: 11/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 08/11/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone, 1931) nhập vào Trường Đại học Ghent (Vương quốc Bỉ) từ Thái
Lan. Đây là đàn tôm không bị nhiễm các loại tác nhân gây bệnh đặc biệt (SPF), được ương nuôi trong hệ thống nước tuần
hoàn ở điệu kiện môi trường có nhiệt độ 28 ± 10C, pH: 7,8-8,1 và độ mặn 35 ppt. Khi tôm này đạt kích cỡ 15-20g/con đã
được cảm nhiễm chủng virus GAV (YHV type 2) bằng phương pháp tiêm cơ. Chủng virus này đã được phân lập từ tôm sú
(Penaeus monodon) nuôi ở Úc. Sau 7 ngày cảm nhiễm, tôm thí nghiệm không bị chết, nhưng 20% số tôm này đã thể hiện
một số dấu hiệu bất thường như: đường ruột rỗng do bỏ ăn, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, đặc biệt là phần đầu ngực, cá biệt
vỏ tôm bị mềm. Bằng phương pháp hóa mô miễn dịch, 3 loại mô đích của GAV ở tôm chân trắng đã được xác định là mô
liên kết, biểu mô và mô tim. Đã có hàng loạt các cơ quan đích của GAV ở loài tôm chân trắng cũng đã được phát hiện như:
mang, gan tụy, cơ quan lympho, cơ quan tạo máu, dạ dày, ruột tịt, tuyến sinh dục, hạch thần kinh, tuyến anten và phần phụ.
Từ khóa: Gill-associated virus, tôm chân trắ ng, cơ quan đí ch, virus bệ nh đầ u và ng nhó m 2
ABSTRACT
White leg shrimp (Litopenaeus vannamei) was imported into Ghent university (Belgium) from Thailand, the shrimp
was free from some specì ic pathogens (Specifi c pathogen free - SPF), reared in a recirculating water system at the
environmental conditions such as temperature 28 ± 100C, pH: 7.8 to 8.1 and 35 ppt salinity. When the shrimp reached 15-20
g/individual, they was infected a GAV strain (YHV type 2), isolated from black tiger shrimp (Penaeus monodon) cultured
in Australia, by intranmuscular injection administration. After 7 days, no experimental shrimp died, but 20% of the GAV
infected shrimp showed some abnormal signs such as anorexia, empty gut, soft shell. By immunohistochemistry method,
3 types of target tissues của GAV in Litopenaeus vannamei have been identifi ed as connective, epithelial and cardiac
tissue. In addition, a series of GAV target organs in the infected shrimp were also found, such as gills, hepatopancreas, lymphoid
organ, hematopoietic organ, stomach, intestine, gonad, ganglion, antennae and appendages.
Keywords: Gill-associated virus, GAV, Yellow head virus type 2, whiteleg shrimp, pathogenesis
1 ThS. Nguyễn Thị Thùy Giang: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đầu vàng (YHD) do yellow head virus
(YHV) gây ra ở tôm sú (Penaeus monodon) đã được
phát hiện lần đầu tiên tại Thái Lan năm 1991, sau đó
lan ra các quốc gia khác như: Trung Quốc, Philipine,
Indonessia, Srilanka và Đài Loan gây ra những thiệt
hại lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm của châu
Á (OIE, 2009). Đến năm 2008, có ít nhất 6 type của
YHV đã được xác định, trong đó chỉ có YHV type 1 và
YHV type 2 đã được biết gây bệnh và chế t ở tôm he.
YHV type 1 chính là tác nhân gây ra bệnh đầu vàng
(YHD) ở tôm sú (P. monodon) ở Thái Lan, tôm bệnh
có dấu hiệu chính là phần đầu ngực của tôm chuyển
màu vàng, gan và mang cũng có mầu vàng và tỷ lệ
chết cao (Lightner, 1996; Wijegoonawamdane et al.,
2008). Năm 1996, YHV type 2 đã được thông báo
gây ra bệnh ở giai đoạn ấ u niên và trưởng thành của
tôm sú nuôi trong các trang trại nuôi của Úc, gây ra
tỷ lệ chết tới 100% (Spann et al., 1997). Bệnh này
có các dấu hiệu khác với bệnh YHD đã được thông
báo ở châu Á như: có màu đỏ ở phần đầu ngực và
đuôi, mang tôm bệnh chuyển sang màu vàng, nâu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
hoặc đỏ. Do vậy, virus YHV type 2 còn có tên là
Gill-associated virus (GAV). Gần đây, GAV đã được
phá t hiệ n vớ i tỷ lệ cao (100%) trong quần đàn tôm sú
nuôi tại Úc (Cowley et al., 2004, 2009 và Walker et al.,
2001) và được cho rằng GAV cù ng với các virus khác
như IHHNV và MoV có liên quan đế n hội chứng chết
giữa vụ nuôi (Mid-crop mortality syndrome - MCMS)
ở tôm sú (Oanh et al., 2011).
Loài tôm chân trắng (L. vannamei) đã được di
nhập từ Nam Mỹ vào nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là châu Á, góp phần làm tăng
đáng kể sản lượng tôm nuôi của thế giới.
Nghiên cứu này là một nội dung trong dự án
nghiên cứu khả năng gây bệnh của GAV (YHV type 2)
ở loài tôm chân trắng (L.vannamei) trong điều kiện
thí nghiệm.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu
- Phòng Virus học của Khoa Thú y, Trường Đại
học Ghent (Vương quốc Bỉ).
- Phòng Thực nghiệm ướt của Khoa Thú y,
Trường Đại học Ghent (Vương quốc Bỉ).
2. Vật liệu
2.1. Tôm chân trắng khỏe dùng cho thí nghiệm
Hậu ấu trùng (postlavae) của dòng tôm chân
trắng Litopenaeus vannamei không bị nhiễm các
loại virus nguy hiểm như: WSSV, TS IHHN, IMN và
YHV, được nhập về Trường Ghent (Vương quốc
Bỉ) từ Thái Lan, được ương nuôi trong hệ thống
nước tuần hoàn ở điệu kiện môi trường có nhiệt độ
28 ± 10C, pH: 7,8-8,1 và độ mặn 35 ppt.
2.2. Chủng virus GAV (YHV type 2)
Một chủng GAV (hay còn gọi là YHV type 2)
được cung cấp bởi Viện Nông nghiệp Nhiệt đới
(CSIRO) của Úc, chủng virus này đã được phần lập
từ tôm sú (Penaeus monodon) nuôi bị nhiễm GAV
tại quốc gia này- AUS-96-Ref strain of GAV.
2.3. Tạo nguồn virus dùng cho thí nghiệm
(virus stock)
Chủng virus GAV nhận được từ Úc được pha
loãng 10 lần trong phosphate buffer saline (PBS) để
tạo nên PBS-GAV gốc. 50 µl PBS-GAV gốc được tiêm
vào cơ của mỗi cá thể tôm chân trắng (15-20 g/con
với n = 25 con). Tôm đã tiêm dịch virus được nuôi
trong điều kiện nhiệt độ 27 ± 10C, độ mặn 35 ppt,
để virus có thể nhân bản trong cơ thể của tôm. Sau
thời gian 5 ngày, những con tôm chân trắng đã bị
nhiễm GAV được thu và bảo quản ở nhiệt độ đông
sâu (-700C). Khi cần, xả đông tôm ở nhiệt độ phòng,
dùng phanh và kéo vô trùng cắt bỏ giáp đầu ngực
của tôm. Mô của tôm được nghiền đồng nhất bằng
máy nghiền đồng thể, trong PBS đã pha loãng 10 lần,
tỷ lệ giữa mô tôm và PBS pha loãng là 1/10. Hỗn
hợp này được ly tâm bằng máy ly tâm lạnh (ở 400C,
5500 vòng /phút, trong 20 phút). Phần dịch nổi sau
ly tâm được lọc qua màng 0,45 µm (có hỗ trợ bởi
máy hút chân không). Dịch dưới lọc chính là virus
stock, được giữ trong một cốc vô trùng và bảo quản
ở nhiệt độ đông sâu -7000C cho đến khi thí nghiệm
được triển khai.
2.4. Kháng thể đơn dòng (Mab) để xác định kháng
nguyên của YHV trong kỹ thuật hóa mô miễ n dịch
Mab Y19 là kháng thể đơn dòng kháng lại 20
kDa nucleoprotein p20 của YHCV (Sithigorngul et
al, 2002) đã được cung cấp từ Phòng Sinh vật học,
Khoa Khoa học, thuộc Đại học Srinakharinwirot,
Bangkok, Thái Lan.
2.5. Các mẫu tôm chân trắng đã dương tính với GAV
Các mẫu tôm này được thu trực tiếp từ các thí
nghiệm cảm nhiễm GAV vào tôm khỏe. Sau cảm
nhiễm, tôm chân trắng đã không bộc lộ những dấu
hiệu đặc thù của bệnh đầu vàng (YHD), nên 100%
số tôm ở bể thí nghiệm và bể đối chứng đã được
thu để làm mẫu vật cho các nghiên cứu xác định mô
đích và cơ quan đích của GAV ở tôm chân trắng.
2.6. Khá ng thể thứ cấ p Biotinylated sheep anti-mouse
IgG antibody (RPN1001 Amersham Biosciences, UK)
Đượ c sử dụ ng như khá ng thể thứ cấ p trong
phương phá p mô hó a miễ n dị ch. Khá ng thể chiế t
xuấ t từ cừ u đượ c gắ n Biotin nà y sẽ tạ o nên phả n
ứ ng đặ c hiệ u vớ i Immunoglobulin củ a khá ng thể
sơ cấ p Mab Y19. Khá ng thể nà y tiế p tụ c sẽ đượ c
nhậ n biế t bở i phứ c hợ p chứ a enzyme Streptavidine
biotinylated horseradish peroxidase complex
(RPN1051 Amersham Biosciences, UK) theo mố i
gắ n kế t Biotin - strepavidine trong bướ c tiế p theo
củ a phương phá p mô hó a miễ n dị ch.
3. Thiết kế thí nghiệm
Tôm chân trắng (L.vannamei) có kích cỡ 15-20
g/con, thuộc dòng tôm không bị nhiễm các loại virus
đặc thù (SPF), được dùng cho thí nghiệm cảm nhiễm
virus với mục đích xác định các loại mô đích và cơ
quan đích của GAV ở loài tôm chân trắng. Dịch virus
stock (chứa GAV trong PBS - làm từ tôm chân trắng
bị nhiễm GAV ở điều kiện thí nghiệm như đã mô tả
ở mục 2.2.) được lấy ra khỏi tủ đông, pha loãng với
PBS theo tỷ lệ 1:3 (có pH = 7,4). Dịch virus này được
tiêm vào cơ bụng của 30 con tôm khỏe với liều 50
µl/con tôm và 10 con tôm khỏe khác ở nghiệm thức
đối chứng được tiêm dung dịch PBS vào cơ với
liều 50 µl/con tôm. Sau cảm nhiễm, tôm thí nghiệm
và đối chứng được nuôi dưỡng tách biệt trong hai
bể kính có thể tích 100 lít với nước biển nhân tạo
có độ mặn 35 ppt và nhiệt độ nước 27 ± 10C, sục
khí liên tục ngày đêm. Quan sát các biến đổi bệnh
lý của tôm thí nghiệm trong 7 ngày sau cảm nhiễm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
Đến ngày thứ 7, tôm ở bể thí nghiệm và bể đối chứng
được thu, được cố định bằng cách tiêm 2 ml dung dịch
Davidson vào phần đầu ngực và phần bụng của mỗi
con tôm, sau đó cố định mẫu tôm này trong dung
dịch Davidson với tỷ lệ về thể tích là 1:10. Sau 48h
các mẫu này được chuyển sang cồn ethanol 50% để
bảo quản cho đến khi được đưa vào phân tích tiếp
theo bằng phương pháp hóa mô miễn dịch.
4. Phương pháp phân tích mẫu tôm
Phương pháp hóa mô miễn dịch
(Immunohistochemistry - IHC)
Phương pháp hóa mô miễn dịch (IHC)
được giới thiệu bởi Sithrigorngul et al (2000) và
Escobedo-Bonilla et al (2007) được sử dụng trong
nghiên cứu này để xác định các loại mô đích và cơ
quan đích của GAV khi virus này cảm nhiễm vào
tôm chân trắng bằng phương pháp tiêm cơ.
Các bước thực hiện được mô tả như sau:
- Các tiêu bản đã được gắn với các lát cắt của
mô tôm được bảo quản ở 550C, trong 30 phút.
- Tiếp theo các tiêu bản này được làm mất
parafi n và no nước bằng cách đặt các lam mẫu trong
xilen và cồn ethanol có nồng độ giảm dần: 100%,
95%, 70% và 50%, trong 5 phút cho mỗi bước thực
hiện. Sau đó các lam mẫu được rửa trong dung dịch
đệm Tris - có muối ăn (NaCL), trong 5 phút.
- Ủ các lam mẫu này trong dung dịch gồm: 1%
sodium azide và 0,02% hydrogen peroxidase trong
dung địch đệm Tris có pH = 7,4.
- Tiếp tục các lam mẫu này được ủ với kháng
thể sơ cấp Y19 với độ pha loãng 1/200, ở nhiệt độ
370C, trong thời gian 1 giờ, sau đó các lam mẫu
được rửa trong dung dịch Tris-có muối (NaCl).
- Tiếp tục các slides mẫu được ủ tiếp kháng thể
thứ cấ p, biotinylated sheep antimouse IgG antibody,
trong 1 giờ ở nhiệt độ 370C.
- Các lam mẫu lại được rửa một lần nữa với đệm
Tris-NaCl trước khi ủ với dung dịch streptavidine
biotinyllated horseradish peroxidase (RPN1051,
Amersham Biosciences - Anh) ở độ pha loãng
1/200, trong 30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Phát triển màu cho các mẫu mô được làm với
0,01% của 3, 3’- diaminobenzidine - DAB (D8001
Sigma-Aldrich, Đức) trong đệm Tris không có NaCl,
trong 10 - 15 phút.
- Các lam mẫu được nhuộm với hematoxylin,
sau đó rửa, làm mất nước trong cồn ethanol, làm
trong mẫu trong xilen và đậy mẫu bằng lamel với
keo dán kính.
- Quan sát các lam mẫu này dưới kính hiển vi
quang học. Các vùng mô dương tính với GAV (YHV
type 2) thể hiện có màu nâu, khác biệt với các vùng
mô âm tính có màu xanh đen của hematoxylin.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Dấu hiệu bệnh ở tôm chân trắng khi bị nhiễm GAV
Như đã trình bày ở mục 2.3 (trang 2), tôm
chân trắng cỡ 15 - 20 g/con được cảm nhiễm dịch
virus stock bằng phương pháp tiêm cơ với liều
50 µl/con. Bả y ngày sau cảm nhiễm, có khoảng 20%
những con tôm chân trắng bị nhiễm GAV trong thí
nghiệm này đã bộc lộ một số dấu hiệu khác với tôm
ở nghiệm thức đối chứng như: bỏ ăn nên đường
ruột rỗng, vỏ mềm, cơ thể có mầu nhợt nhạt, đặc
biệt ở phần ở giáp đầu ngực (hình 1). Tuy nhiên,
tất cả những con tôm chân trắng thí nghiệ m bị cảm
nhiễm GAV đều còn sống và không bộc lộ các dấu
hiệu đặc trưng của bệnh đầu vàng (YHD) do virus
YHV type 1 ở tôm sú (P. monodon) như thông báo
của nhiều tác giả (Wijegoonawamdane et al., 2008;
Lightner et al., 1996), và cũng không xuất hiện các
dấu hiệu như tôm sú ở Úc bị nhiễm GAV theo thông
báo của Spann et al. (1997).
Hình 1. Một số dấu hiệu bộc lộ ở tôm chân trắng khi bị nhiễm GAV (YHV type 2)
a. Tôm bị nhiễm GAV (ở trên) có ruột rỗng do bỏ ăn so với tôm ở nhóm đối chứng (ở dưới)
b. Tôm nhiễm GAV (ở trên) có cơ thể nhợt nhạt, đặc biệt ở phần đầu ngực so với tôm ở nhóm đối chứng (ở dưới)
2. Xác định các loại mô đích của GAV ở tôm chân trắng
Bằng phương pháp hóa mô miễn dịch, đã xác định được rằng, tôm chân trắng bị nhiễm GAV (YHV type 2)
đã thể hiện bệnh lý không đặc thù củ a tôm sú bị nhiễm loại virus này như: phầ n giá p đầ u ngự c có mà u và ng hay
cơ thể có mà u hồ ng đỏ . Tuy nhiên, sự cảm nhiễm và sao chép của virus này trong tế bào đã được phát hiện
thấy ở 3 loại mô cơ bản của tôm: mô liên kết, biểu mô và mô tim (hình 2).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 2. Các loại mô đích của GAV khi cảm nhiễm vào tôm chân trắng bằng cách tiêm cơ
Biểu mô (a & b); mô liên kết (c & d); mô tim (e)
(Chú thích: các vùng mô có màu nâu thể hiện nhiễm GAV; Độ phóng đại 200-400x)
3. Xác định các cơ quan đích của GAV ở tôm chân trắng
Ở mục III.2 đã xác định được 3 loại mô cơ bản ở tôm chân trắng là mô đích của GAV, nên hàng loạt các cơ
quan nội tạng khác nhau của loài tôm này đã được xác định là cơ quan đích của virus này (hình 3). Dưới kính
hiển vi quang học, sắc tố màu nâu - thể hiện sự tồn tại kháng nguyên của GAV- được quan sát thấy rõ ràng ở
nhiều nội quan khác nhau của tôm bị cả m nhiễ m, là căn cứ để xác định cơ quan đích của GAV (YHV type 2) ở
tôm chân trắng (hình 3). Phả n ứ ng dương tí nh vớ i GAV đượ c tì m thấ y ở cơ quan lympho ở 100% tôm bị cả m
nhiễ m virus.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17
Hình 3. Cá c cơ quan đích của GAV ở tôm chân trắng bị cả m nhiễ m
Ruột tịt (a, b); Cơ quan tạo máu (c, d); Cơ quan lympho (e, f); Hạch thần kinh (g, h); Thành của mạch máu (i, k); Mang (l, m);
Cơ quan sinh dục (n, o); Gan tụy (p, q ) và dạ dày (r, s); Tuyến angten (t, u); Tim (v, w) và Biểu mô của phụ bộ (x, y)
(Chú thích: Virus nhiễm thể hiện ở các vùng mô có màu nâu; mẫu mô được nhuộm IHC; độ phóng đại 200x và 400x)
4. Thảo luận
Như đã trình bày ở trên, khi cảm nhiễm
virus GAV (YHV type 2) vào cơ thể tôm chân trắng
(L.vannamei) bằng phương pháp tiêm cơ, sau 7
ngày cảm nhiễm, tôm thí nghiệm không có hiện
tượng chết và các dấu hiệu bệnh bộc lộ không
thật sự rõ ràng như đã được thông báo ở tôm sú
(P. monodon) khi nhiễm GAV (Spann et al., 1997),
hay tôm sú nhiễm chủng YHV type 1 (Lightner, 1996,
Flegel, 2005). Kế t quả củ a thí nghiệ m nà y hoà n toà n
khá c vớ i nhữ ng bá o cá o đã đượ c thông bá o trướ c
đây, ví dụ như Tang et al (2002) thông bá o rằ ng GAV
có khả năng gây bệ nh và chế t cho tôm chân trắ ng
(1-2g) vớ i tỷ lệ chế t gầ n 70% sau 14 ngà y thí nghiệ m.
Tuy nhiên, bằng phương pháp hóa mô miễn dịch
(IHC) đã chứng tỏ rằng, GAV (YHV type 2) đã cảm
nhiễm và sao chép trong tế bào của 3 loại mô cơ
bản ở tôm chân trắng khi bị cảm nhiễm virus này là:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
mô liên kết, mô biể u bì và mô tim. Đó là lý do làm
một loạt các cơ quan khác nhau của tôm chân trắng
đã trở thành cơ quan đích của GAV như: mang, gan
tụy, cơ quan lympho, tim, dạ dày, ruột tịt, tuyến sinh
dục, cơ quan tạo máu, thành mạch máu, hạch thân
kinh, tuyến angten, phụ bộ đều thể hiện nhiễm GAV
ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Kết quả nghiên cứu này cũng thể hiện rằng, sau
7 ngày bị cảm nhiễm GAV bằng phương pháp tiêm
cơ, chỉ có 20% tôm chân trắng thí nghiệm có dấu
hiệu bệnh như đã mô tả ở mục 3.1, 80% tôm còn lại
đã không thể hiện dấu hiệu gì bất thường mặc dù
GAV vẫn xâm nhiễm vào tế bào của nhiều cơ quan
khác nhau ở những con tôm này. Kế t quả nà y đã thể
hiện rằng, tôm chân trắng có khả năng chịu đựng với
virus GAV cao hơn so với tôm sú (P. monodon), vì
theo Spann et al. (1997) đã thông báo rằng, khi GAV
cảm nhiễm vào tôm sú nuôi trong các trang trại của
Úc đã gây ra tỷ lệ chết tới 100% quần đàn tôm. Kế t
quả nà y cũ ng cho thấ y rắ ng GAV hay YHV type 2
có tí nh độ c lự c yế u hơn so vớ i YHV type 1 khi
cả m nhiễ m trên tôm chân trắ ng. Vì khi cả m nhiễ m vớ i
YHV type 1, 100% tôm chân trắ ng chế t sau 5 ngà y tiêm
(Anantasomboom et al, 2008), thậ m chí vớ i liề u tiêm
đã pha loã ng 10-10 lầ n (Sittidilokratna et al, 2009).
IV. KẾT LUẬN
Sau 7 ngày tôm chân trắng (L. vannamei) bị
cảm nhiễm GAV (hay còn gọi là YHV type 2) bằng
phương pháp tiêm cơ, đã không phát hiện tôm
nhiễm virus bị chết, nhưng có 20% tôm trong bể thí
nghiệm bộc lộ một số dấu hiệu bất thường như: ruột
rỗng do bỏ ăn, cơ thể có màu sắc nhợt nhạt, đặc
biệt là phần đầu ngực, một vài con bị mềm vỏ.
Có 3 loại mô cơ bản ở tôm chân trắng đã được
xác định là mô đích của GAV là: mô tim, mô liên kết
và biểu mô.
Có nhiều cơ quan trong cơ thể tôm chân trắng
là cơ quan đích của GAV như: mang, gan tụy, cơ
quan lympho, dạ dày, cơ quan tạo máu, ruột tịt,
tuyến sinh dục, anten, các phụ bộ, hạch thân kinh,
tim và thành của mạch máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anantasomboon, G., Poonkhum, R., Sittidilokratna, N., Flegel, T. W., and Withyachumnarnkul, B., 2008. Low Viral Loads
and Lymphoid Organ Spheroids Are Associated with Yellow Head Virus (Yhv) Tolerance in Whiteleg Shrimp Penaeus
Vannamei. Developmental & amp; Comparative Immunology, 32: 613-626.
2. Cowley, J. A., Cadogan, L. C , Wongteerasupaya, C , Hodgson, R. A. J. , Boonsaeng, V. and P. J. Walke, 2004. Multiplex
RT-nested PCR differentiation of gill-associated virus (Australia) from yellow head virus (Thailand) of Penaeus monodon.
Journal of Virological Methods, 117: 49-59.
3. Cowley, J. A, Coman, G. J., Salmon, M. L, Young, N. D, Rajendran, K. V, Wilson, K. J and N. P. Preston, 2009. In situ
stress testing to identify Australian black tiger prawns (Penaeus monodon) free of gill-associated virus and Mourilyan virus.
Australian Veterinary Journal, 87: 244-248.
4. Escobedo-Bonilla C.M., Wille M., Alday-Sanz V., Sorgeloos P., Pensaert M.B. & Nauwynck H.J., 2007. Pathogenesis of a
Thai strain of white spot syndrome virus (WSSV) in SPF Litopenaeus vannamei. Diseases of Aquatic Organisms 74: 85–94.
5. Lightner, D.V., 1996. A handbook of shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases of cultured Penaeid shrimp.
Baton Rouge, Louisiana, USA. The World Aquaculture Society
6. OIE, 2009. Yellow Head Disease-YHD. Manual of Diagnostic tests for Aquatic animals. OIE, Paris: 152-165.
7. Oanh, D. T. H., van Hulten, M. C. W., Cowley, J. A., and Walker, P. J., 2011. Pathogenicity of Gill-Associated Virus and Mourilyan
Virus During Mixed Infections of Black Tiger Shrimp (Penaeus Monodon). Journal of General Virology, 92: 893-901.
8. Spann, K. M., Cowley, J. A., Walker, P. J., and Lester, R. J. G., 1997. A Yellow-Head Like Virus from Penaeus Monodon
Cultured in Australia. Diseases of Aquatic Organisms, 31: 169-179.
9. Sithigorngul, P., P. Chauychuwong, W. Sithigorngul, S. Longyant, P Chaivisuthangkura, P. Menasveta, 2000. Development
of a Monoclonal Antibody Specifi c to Yellow Head Virus (YHV) from Penaeus Monodon. Diseases of Aquatic Organisms,
42: 27-34.
10. Sittidilokratna N, Chotwiwatthanakun C, Wijegoonawardane PK, Unajak S, Boonnad A, Wangnai W, Jitrapakdee S, Cowley
JA, Walker PJ, 2009. A virulent isolate of yellow head nidovirus contains a deformed envelope glycoprotein gp116. Virology.
2009 Feb 5; 384 (1):192-200.
11. Walker, P.J., Cowley, J.A., Spann, K.M., Hodgson, R.A.J., Hall, M.R., Withyachumnarnkul, B., 2001. Yellow head complex
viruses: transmission cycles and topographical distribution in the Asia-Pacifi c region. In: Browdy, C.L., Jory, D.E. (Eds.).
The New Wave, Proceedings of the Special Session on Sustainable Shrimp Farming. The World Aquaculture Society, Baton
Rouge, Louisiana: 227– 237.
12. Wijegoonawardane, P.K, Cowley, J.A, Phan, T., Hodgson, R.A, Nielsen, L, Kiatpathomchai, W, Walker, P.J., 2008. Genetic
Diversity in the Yellow Head Nidovirus Complex. Virology, 380: 213-225.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_1_2014_03_nguyen_thi_thuy_giang_1425_2024495.pdf