Chúng ta đã nghe nhiều tới ổ cứng trạng thái rắn (SSD) với khả năng tăng tốc truyền tải dữ liệu và tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với loại ổ cứng truyền thống. Vì là công nghệ mới nên ổ SSD rất đắt, có thấp gấp 10 lần so với ổ cứng truyền thống. Tuy nhiên, bạn có cần thiết phải bỏ ra một đống tiền để mua loại ổ cứng này không?
3 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có nên đầu tư mua ổ SSD?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng ta đã nghe nhiều tới ổ cứng trạng thái rắn (SSD) với khả năng tăng tốc
truyền tải dữ liệu và tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với loại ổ cứng truyền thống.
Vì là công nghệ mới nên ổ SSD rất đắt, có thấp gấp 10 lần so với ổ cứng truyền
thống. Tuy nhiên, bạn có cần thiết phải bỏ ra một đống tiền để mua loại ổ cứng này
không?
Ổ cứng là thành phần hoạt động chậm nhất trong bất cứ chiếc máy tính nào. Trong một
thế giới mà bộ xử lý, RAM, và card độ họa chuyển tiếp dữ liệu với tốc độ ánh sáng thì
một chiếc ổ cứng với tốc độ chậm chạp như hiện nay thì đúng là “cổ lỗ sĩ”.
Theo Intel thì trong vòng 13 năm qua, tốc độ xử lý của CPU đã tăng gấp 175 lần; trong
khi ổ cứng truyền thống (dạng từ trường) chỉ tăng duy nhất 1,3 lần kể từ thời Windows
95 ra mắt cách đây hơn chục năm. Giờ đây người ta lại hướng tới một thế hệ ổ cứng mới
gọi là SSD, có cách thức lưu trữ dữ liệu khác biệt (lưu trên chip flash NAND thay cho
các phương tiện từ); tốc độ đọc và ghi nhanh hơn; sử dụng ít năng lượng hơn; và bên hơn
so với loại ổ cứng truyền thống. Nhưng liệu chúng có hoạt động tốt hơn hay không?
Giá quá đắt
Đánh giá số hiệu suất, tỉ lệ truyền (lượng
MB/giây mà ổ cứng có thể đọc) cũng quan
trọng như thời gian tìm kiếm của ổ cứng (số
miligiây mà ổ cứng sử dụng để lưu trữ dữ liệu).
Do ổ cứng máy tính thường mất nhiều thời gian
để mở các ứng dụng và tệp tin, nên tỉ lệ truyền
đọc (thường gọi là tốc độ đọc dữ liệu) thường
có ý nghĩa hơn tỉ lệ truyền ghi (thường gọi là
tốc độ ghi dữ liệu).
Ổ cứng một chiếc laptop thông thường có tốc
độ 5.400 vòng/phút, tốc độ đọc dữ liệu từ 35-
45Mbps, và thời gian tìm kiếm là 12-18 ms.
Loại ổ 7200 vòng/phút thì có tốc độ đọc và ghi
dữ liệu nhanh hơn; trong khi ổ 4.200 vòng/phút thì dĩ nhiên chậm hơn (nhưng tiêu thụ
năng lượng ít hơn). Trong khi đó ổ SSD có tốc độ đọc dữ liệu trên 100Mbps, và thời gian
tìm kiếm dưới 2ms. Thử nghiệm với ổ Intel X25-M cho thấy tốc độ đọc dữ liệu là
250Mbps và thời gian tìm kiếm chưa tới 1ms.
Tuy nhiên, tốc độ không phải là tất cả trong câu chuyện này. Ổ SSD còn tồn tại nhiều trở
ngại, trong đó có yếu tố giá cả và dung lượng lưu trữ hạn chế. Tại thời điểm hiện nay,
một chiếc ổ SSD dung lượng từ 64GB tới 128GB có giá từ 500USD tới 800USD.
Có cả ổ SSD rẻ tiền
Ổ SSD của Samsung
Mặc dù là công nghệ có tiềm năng rất lớn
nhưng ổ SSD không phải dành cho tất cả các
thị trường. Những chiếc netbook giá rẻ như
EeePC thường được trang bị ổ SSD rẻ tiền
(dung lượng thấp, tốc độ thấp). Chẳng hạn như
chiếc Eee PC 901 tuy có ổ SSD nhưng tốc độ
đọc dữ liệu chỉ ở mức 45,1Mbps, tương đương
với loại ổ cứng 5.400 vòng/phút.
Đối với các loại ổ SSD chuẩn dành cho laptop
thông thường thì mức giá lại cao hơn nhiều.
Mấu chốt của sự chênh lệch này nằm ở tỉ lệ
“cell” mà bộ nhớ flash sử dụng. Nếu là dạng
“cell” đa cấp (MLC) thì giá sẽ rẻ hơn nhiều so
với “cell” đơn cấp (SLC). Những loại ổ SLC
thường có giá cao hơn, hiệu suất cao hơn và
thời gian sử dụng dài hơn.
Trước khi quyết định đầu tư vào ổ SSD, bạn nên tìm hiểu kỹ xem hiệu suất của loại ổ đó
ở mức bao nhiêu. Rồi sau đó đến giá bán, model và hiệu suất sử dụng. Thực tế là do mức
giá quá cao nên người dùng thường chọn ổ SSD rẻ tiền chẳng hạn như ổ OCZ Core
Series, giá chỉ có 250USD loại 64GB. Tất nhiên cái gì cũng có giá của chúng. Những loại
ổ SSD này thường gặp khó khăn khi ghi nhiều file cùng lúc và có thể làm giảm hiệu suất
của hệ thống khi phải xử lý đa nhiệm. Một chiếc ổ SSD 64GB hiệu suất cao thường có
giá từ 600-800USD. Trong khi đó, giá của một chiếc ổ cứng laptop 5.400 vòng/phút loại
120GB là 60USD; loại 7.200 vòng/phút thì chưa tới 100USD.
Tuổi thọ giới hạn
Không giống các phương tiện lưu trữ từ tính,
bộ nhớ flash NAND có số lần ghi dữ liệu bị
giới hạn. Đối với bộ nhớ MLC thì giới hạn đó
là 10.000 lần; trong khi SLC khoảng vài triệu
lần. Để hình dung rõ giới hạn này, chúng ta hãy
xem xét một ví dụ. Thường thì một người sử
dụng laptop ghi dữ liệu khoảng 4-5GB một
ngày. Trong khi đó một chiếc ổ SSD như Intel
MLC X25-M có thể ghi 100GB dữ liệu mỗi
ngày và liên tục trong vòng 5 năm. Và như vậy
với một chiếc ổ SSD MLC có khả năng ghi là
10.000 vòng thì tuổi thọ của nó là 7,5 năm nếu
người dùng ghi liên tục với tốc độ 80Mbps (tốc
độ thông dụng của ổ SSD hiện nay) trong suốt 8 tiếng mỗi ngày.
Thử nghiệm với các tác vụ lướt web và video đều cho thấy ổ SSD có mức tiêu thụ năng
Ổ SSD OCZ Core Series
Ổ SSD Intel X25-M
lượng thấp hơn ổ ứng. Trong phương pháp thử này thì thử với video là quan trọng nhất
bởi nó đòi hỏi ổ cứng phải xử lý nhiều, thường xuyên phải tải các bít phim khi phát lại.
Nói chung, ổ SSD hoạt động cực nhanh khi xử lý các tác vụ thông thường và đơn giản.
Đối với những người dùng chỉ thực hiện các tác vụ đơn giản như lướt Web, kiểm tra e-
mail thì việc đầu tư quá nhiều tiền để trang bị một chiếc ổ SSD xem ra không phải là
quyết định hợp lý. Tuy nhiên, khi phải xử lý các file multimedia nặng nề trên laptop, thì ổ
SSD hiệu suất cao như OCZ Core Series SATA II và Super Talent MasterDrive MX lại
tỏ ra hợp lý hơn cả.
Nếu bạn có khả năng đầu tư một chiếc ổ SSD như trên thì những tác vụ liên quan tới
nhiều ứng dụng cùng lúc, và thậm chí là cả chơi game, thì hiệu quả tỏ ra cao hơn rất
nhiều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Có nên đầu tư mua ổ SSD.pdf