Có một dõng sông văn chương như thế!

Hồi ký Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi sự chân thật của một ngòi bút có bản lĩnh. Nó thể hiện một khả năng ghi nhận cuộc sống vừa rõ nét vừa sâu sắc, thể hiện một cách nhìn cuộc đời vừa giản dị vừa thâm thuý.Viết hồi ký, Tô Hoài luôn tôn trọng sự thật khách quan. Không chỉ nói cái hay, cái tốt, ông không ngần ngại "lộn trái" tất cả để người đọc thấy rõ hơn cả cái xấu, cái dở, cái sa sút. đã từng có lúc xuýt đẩy ông và một số bạn bè xuống bùn đen ô trọc. Ông kể lại từng bước cuộc vật lộn để vượt lên chính mình, để ngày càng đến gần hơn cái "chất người" chân chính và chất nghệ sĩ chân chính của ông và của những người thuộc thế hệ ông. Cũng với cách nhìn đó, Tô Hoài giúp người đọc có được cái nhìn thật hơn, gần hơn và đầy đủ hơn về nhiều "cây đại thụ" của văn chương Việt Nam hiện đại như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu.Với những cá tính rất riêng và những tài năng khác nhau, họ thực sự là những "nhân vật lớn" làm nên lịch sử văn học dân tộc trong một thời kỳ nhiều thử thách nhưng họ cũng thật nhỏ nhoi với những số phận riêng, với những buồn vui lận đận đời thường của "những mảnh đời" nhiều gian truân vất vả.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có một dõng sông văn chương như thế!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Thủy Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 67 - 72 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÓ MỘT DÕNG SÔNG VĂN CHƯƠNG NHƯ THẾ! Đào Thủy Nguyên Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Có một dòng sông văn chương đêm ngày thao thiết chảy giữa hai bờ buồn vui của đời sống. Đó là dòng sông văn chương của nhà văn Tô Hoài. Chín mươi năm đời người với bảy mươi năm đời viết, Tô Hoài đó để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ: trên 160 đầu sách và hàng nghìn bài báo. Tô Hoài được coi là "cây bút hàng đầu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam", ông cũng là "cây đại thụ" của làng văn Việt Nam hiện đại. Với ý thức "chuyên sâu vào những thực tế nhất định", Tô Hoài đó "thâm canh" và gặt hái được nhiều thành công ở nhiều mảng sáng tác lớn: truyện viết cho thiếu nhi, truyện về làng quê, truyện về miền núi, truyện hồi ức kỷ niệm. Dòng sông văn chương Tô Hoài đó và sẽ còn đem phù sa bồi đắp tâm hồn các thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau. Từ khóa: Tô Hoài, đời văn, đóng góp, truyện viết cho thiếu nhi, truyện viết cho người lớn. *Trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại có một dòng sông văn chương đêm ngày thao thiết chảy giữa hai bờ buồn vui của cuộc đời. Dòng sông ấy lặng lẽ đem phù sa bồi đắp cho bờ bãi, đem nước mát tưới tắm cho cây trái, đem trải nghiệm của đời sống làm giàu có và phong phú cho đời sống tinh thần con người thời đại. Ấy là dòng sông văn chương của nhà văn Tô Hoài. Chín mươi năm đời người với bảy mươi năm đời viết, Tô Hoài đã đi qua thế kỷ XX đầy biến động bằng tài năng và bản lĩnh riêng, và rồi lại ung dung tự tại bước vào thế kỷ XXI. Không lạc thời, không yếm thế, không cạn nguồn văn, ông vẫn múa bút trên văn đàn với những trang viết bậc thầy làm sững sờ người đọc. Chữ nghĩa cứ nhẹ nhõm, giản dị như không mà sức nặng văn chương thì chưa hẳn đã dễ bề cân đo, đong đếm. Tuổi đời của nhà văn Tô Hoài là của "trời cho" nhưng tuổi viết thì một phần quan trọng là do sự luyện rèn, sự cần mẫn chi chút của ông trong nghề nghiệp mà có. Với Tô Hoài, sống và viết là cuộc song hành không ngừng nghỉ. Sống để viết và còn viết là còn sống. Viết để tham dự vào cuộc đời, viết để một lần nữa được sống hết mình, được sẻ chia với những buồn vui của con người thời đại... Viết trở thành một nhu cầu tự thân, thành nghiệp * Tel: 0915 954 188; Email: thuynguyen_tn2007@yahoo.com.vn dĩ đeo đuổi Tô Hoài từng ngày từng giờ. Giấc ngủ chưa thể chế ngự được ông nếu như ngày hôm ấy nhà văn chưa thêm vào gia tài văn chương của mình một vài trang viết nhỏ. Sự dẻo dai, bền bỉ và ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc đã đem đến cho Tô Hoài một khối lượng tác phẩm đồ sộ với trên 160 đầu sách và hàng nghìn bài báo. Cho đến nay, chưa có một nhà văn Việt Nam nào vượt qua được Tô Hoài về con số kỷ lục này. Nhưng điều đáng nói là: Những trang viết của ông đã đến và ở lại trong lòng độc giả. Bạn đọc yêu mến Tô Hoài không chỉ bởi số lượng trang viết dầy dặn mà còn bởi cái chất văn, giọng văn và cảm quan nghệ thuật đặc sắc của ông. Văn chương Tô Hoài như một dòng sông. Dòng sông ấy có cái ban sơ trong lành của tuổi ấu thơ hồn nhiên, mộng ảo; có cái thi vị, lắm đam mê, nhiều khát vọng của tuổi trẻ và tình yêu. Và giờ đây, nhiều hơn cả là cái gập ghềnh, trăn trở của những trải đời, trải người, thông tỏ mọi lẽ hay - dở, được -mất trong cõi đời nhiều bất trắc này. Đọc văn Tô Hoài, ta sẽ gặp một con người, sẽ hiểu một cuộc đời và từ đó ta sẽ gặp nhiều con người, nhiều cuộc đời khác, sẽ hiểu thêm, sẽ thương hơn, buồn hơn và cũng tự hào hơn về một thời đại với nhiều thăng trầm biến đổi, nhiều hạnh phúc và cả đớn đau. Lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử tâm hồn con người Việt Nam trong thế kỷ XX đầy biến động được Tô Hoài ghi lại bằng cái nhìn vừa tỉnh táo vừa say mê, bằng một trái tim vừa nhiệt thành vừa đau đáu những Đào Thủy Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 67 - 72 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên suy tư khắc khoải... vì thế, nó tìm được đông đảo người tri ngộ. Văn Tô Hoài hướng tới cả hai đối tượng: trẻ em và người lớn. Khác với nhiều cây bút xem việc viết cho trẻ em chỉ là công việc "tay trái". Với Tô Hoài, viết cho thiếu nhi là một niềm say mê không hề nản mỏi. Tô Hoài viết cho thiếu nhi từ tuổi hai mươi, đến nay đã chín mươi mùa xuân ông vẫn miệt mài với những trang cổ tích dành cho tuổi nhỏ. Trước Cách mạng, Tô Hoài đã có nhiều truyện đồng thoại hấp dẫn và có nội dung tiến bộ viết cho trẻ em: Dế mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Ngọn cờ lau...Tô Hoài thường viết về những loài vật nhỏ bé, gần gũi và gắn bó với sinh hoạt của người dân quê. Đó là những hình ảnh ẩn dụ về người nông dân Việt Nam. Những cá trê, cá chép, những gà ri, gà chọi, những mèo, chó, chuột, rồi dế mèn, dế trũi... trong sáng tác của Tô Hoài thường làm cho người đọc liên tưởng đến chuyện của con người. Không cao giọng lên gân, không màu mè kiểu cách, giản dị mà thấm thía, truyện loài vật của Tô Hoài gợi cho các em những liên tưởng kín đáo mà sâu xa về nhiều vấn đề của xã hội loài người: về thân phận con người, về hạnh phúc cá nhân, về nhân sinh nhân thế... Truyện cho trẻ em, vì thế, mà cũng vô cùng hấp dẫn đối với người lớn. Sau hoà bình, Tô Hoài vẫn hóm hỉnh và tinh tế khi viết truyện loài vật, nhưng ông còn bộc lộ thêm những tài năng mới khi khai thác nội dung những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết làm đề tài cho những tác phẩm dài hơi của mình. Bộ ba tiểu thuyết: Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử là những đóng góp mới của Tô Hoài cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Sáng tạo lại truyện cổ tích là một xu hướng mới của văn học Việt Nam từ sau 1975. Đây là hướng đi cần thiết đáp ứng nhu cầu tinh thần của lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi đang khao khát vén tấm màn huyền thoại để hiểu biết sự thật về cuộc sống của cha ông ta ngày xưa. Trên cơ sở các sự kiện đã được tái hiện trong tích cổ, Tô Hoài đã phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú và huy động một cách tài tình nhiều vốn sống tiềm ẩn của mình làm sống lại cả một thời kỳ dựng nước của dân tộc với những nhân vật đã đi vào huyền thoại như An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ... Ở tuổi ngoài 80, tâm hồn Tô Hoài vẫn còn rất trẻ. Năm 2004, ông trình làng tập sách 101 truyện ngày xưa, rồi sau đó tách, in thành 10 cuốn truyện tranh đẹp mắt. Giữa lúc truyện tranh nước ngoài đang chiếm ưu thế trên giá sách thiếu nhi, những truyện cổ tích được sáng tạo lại của Tô Hoài vẫn tạo được sức hút riêng với lứa tuổi măng non. Truyện thiếu nhi của Tô Hoài quả là món quà quý cho lứa tuổi măng non. Chúng giúp cho các em có thêm những hiểu biết mới mẻ và thú vị về nhiều lĩnh vực của đời sống, góp phần bồi đắp cho trí tưởng tượng của các em bay cao bay xa, mang đến cho các em những bài học giản dị mà sâu sắc về nhiều vấn đề quan trọng của cuộc sống và con người. Tô Hoài được coi là cây bút hàng đầu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam, ông cũng là "cây đại thụ" của làng văn Việt Nam hiện đại. Với ý thức "chuyên sâu vào những thực tế nhất định"(1), Tô Hoài đã thâm canh và gặt hái được nhiều thành công ở nhiều mảng sáng tác lớn: truyện về làng quê, truyện về miền núi, truyện hồi ức kỷ niệm. Tô Hoài sinh ra, lớn lên và gắn bó thân thiết với một làng quê nghèo có nghề dệt lụa thủ công truyền thống. Những con người cần lao chất phác và những mảnh đời khốn cùng, tang thương đã trở thành một phần máu thịt và tâm hồn ông. Rất tự nhiên, ông viết về làng quê mình như một nhu cầu tự thân, như một khát khao hối thúc. Trong sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng (các tiểu thuyết: Quê người, Giăng thề và nhiều truyện ngắn như: Nhà nghèo, Buổi chiều ở trong nhà, Nhà có ma, Mùa ăn chơi, Khách nợ, Một người đi xa về, Một chuyến định đi xa, Lá thư tình đầu tiên, Ông giăng không biết nó...), làng quê không hiện lên với những xung đột xã hội gay gắt như trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan hay Nam Cao. Làng quê trong sáng tác của Tô Hoài được miêu tả chân thực như nó vốn có giữa hai bờ buồn - vui của cuộc đời thường nhật. ở đó có cả nỗi buồn và niềm vui, có những số phận hẩm hiu nhưng cũng có những điều may mắn, có những "mùa ăn chơi" vui Đào Thủy Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 67 - 72 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vẻ và đáng tự hào, có những phong tục tập quán đẹp, những phong cảnh nên thơ trữ tình, những ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ... nhưng nhiều hơn cả trong những năm tháng tối tăm nhất của lịch sử dân tộc vẫn là những cảnh đời điêu đứng, những số phận bất hạnh, những chuyện đau buồn lỡ dở, cùng túng xót xa ... Ngòi bút Tô Hoài thiên về những cảnh đời thường, những buồn vui đời thường của những con người bé nhỏ. Trong thời kỳ văn học được đánh giá theo quan điểm giai cấp, cách viết này bị xem là thiếu tính chiến đấu. Giờ đây, theo cách nhìn khách quan, toàn diện ta có thể nhận ra chiều sâu tư tưởng từ những câu chuyện đời thường vụn vặt của Tô Hoài. Biết bao vấn đề về thân phận con người, về vận mệnh đất nước, về tương lai dân tộc và nhân loại được đặt ra một cách kín đáo thông qua những nghiền ngẫm suy tư của nhà văn trên nền tảng những câu chuyện đời thường. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, do bận rộn với công tác đoàn thể và có những chuyển hướng mới trong sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài phải tạm gác lại mảng sáng tác này. Từ hoà bình lập lại, ông có điều kiện trở về với đề tài cũ và lại có những khám phá, những sáng tạo không ngừng trên một hiện thực không còn mới với ông và các bạn văn cùng thời. Tiểu thuyết Mười năm ra đời năm 1958 với những cố gắng mới của Tô Hoài nhưng không ngờ lại bị phê phán gay gắt, bị liệt vào loạt tác phẩm "có vấn đề". Vậy "vấn đề" là ở chỗ nào? Mười năm bộc lộ cả chỗ mạnh và chỗ yếu của ngòi bút Tô Hoài. Tác phẩm khái quát cả một thời kỳ lịch sử quan trọng của một vùng quê dệt lụa từ thời kỳ mặt trận dân chủ cho đến khi cách mạng thành công. Từ đó, tác giả muốn chỉ ra con đường vận động cách mạng của những người dân nghèo vùng ven thành. Nhưng ý đồ đó của ông chưa được thể hiện bằng những trang viết có sức thuyết phục. Quá trình chuyển biến cách mạng của một làng quê nghèo với những mâu thuẫn, những biến cố, những quá trình hợp quy luật của sự vận động cách mạng chưa được phản ánh sâu sắc, còn nông cạn và thiếu sót nhiều mặt. Nguyên nhân của những non yếu này có lẽ là ở vấn đề vốn sống, ở sự hiểu biết chưa thật đầy đủ của Tô Hoài về thực tiễn đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, Tô Hoài lại có những trang viết đầy sinh sắc khi viết về những buồn vui thường nhật của người dân quê trong những chuyển động của đời sống xã hội. Rõ ràng là ở mảng sống Tô Hoài đã "thuộc", đã trải, luôn luôn nhà văn tìm được những cảm hứng sáng tạo mới, giàu sức thuyết phục. Năm 1978, tiểu thuyết Quê nhà ra đời tiếp tục mạch sáng tác về đề tài làng quê. Tác phẩm dựng lại không khí lịch sử khi thực dân Pháp bắt đầu đặt chân lên đất Hà thành. Như một cuốn phim quay chậm, người đọc được chứng kiến những phản ứng nhạy bén và quyết liệt, những biện pháp chống phá kẻ thù giản đơn mà có hiệu quả của những người dân nghèo vùng ven thành. Với bộ ba tiểu thuyết: Quê nhà, Quê người, Mười năm và những truyện ngắn xuất sắc về đề tài làng quê, Tô Hoài đã giúp người đọc có cái nhìn chân thực và đầy đủ hơn về cuộc sống và con người nơi thôn quê Việt Nam trong những năm tháng dân tộc ta phải chịu ách áp bức bóc lột nặng nề nhất của cả đế quốc, thực dân và phong kiến. Trong khi Tô Hoài tự đánh giá mặt mạnh của mình là ở mảng sáng tác về đề tài làng quê thì lại có nhiều ý kiến cho rằng: Phần đóng góp quan trọng và thành công nhất trong sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài là những tác phẩm viết về miền núi. Tô Hoài được coi là người có công đầu trong việc "khai khẩn vùng đất mới" này và đã có được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, để có được những trang viết sinh động và giàu chất hiện thực, Tô Hoài đã phải trải qua một quá trình phấn đấu, rèn luyện trên nhiều mặt. Trong hai tập truyện ngắn viết những năm đầu kháng chiến chống Pháp (Núi cứu quốc - 1948 và Xuống làng - 1951), ta bắt gặp những trang văn đẹp và khá chân thực về đất nước và con người miền núi: Khung cảnh núi rừng Việt Bắc tuy hoang sơ, khó khăn còn nhiều nhưng không hiếm nét thi vị, thơ mộng; Con người Việt Bắc còn lạc hậu, tăm tối nhưng hồn nhiên, nghĩa tình, chân thành và chung thuỷ... Tuy nhiên, sau này nhìn lại những trang viết ấy, Tô Hoài cũng nhận thấy: Đào Thủy Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 67 - 72 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiều chỗ ông còn biểu hiện thái độ "quá chuộng lạ, thích lạ, thích khoe chữ"(2) Trong quá trình thâm nhập thực tế, Tô Hoài ngày càng có ý thức gắn bó với miền núi. Ông "ba cùng" với đồng bào các dân tộc miền núi để học tiếng của họ, học cách nghĩ của họ. Ông còn nhận thêm những công tác đoàn thể thích hợp ở các địa phương. Phương pháp làm việc ấy dần tạo điều kiện cho ông đi sâu vào bản chất của các sự việc và con người, tránh được những cảm xúc vội vã và những quan sát chủ quan. Cuối những năm kháng chiến chống Pháp, sau chuyến đi thực tế dài ngày lên vùng đồng bào các dân tộc miền Tây, Tô Hoài trả "món nợ lòng" với miền núi bằng tập Truyện Tây Bắc (1953). Tác phẩm được trao giải nhất Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài. Tác phẩm được đánh giá cao trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Truyện Tây Bắc là bản cáo trạng chứa chất hờn căm đối với bọn chúa đất phong kiến, bọn thực dân xâm lược - những kẻ bạo tàn đã vùi dập sắc đẹp, phá nát tình yêu, hạnh phúc và cướp đoạt sức lao động của nhân dân bằng mọi thủ đoạn hiểm độc. Tác phẩm cũng thể hiện một cách thuyết phục bằng hình tượng nghệ thuật quá trình thức tỉnh cách mạng của đồng bào miền núi dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đứng về phía khát vọng hạnh phúc của con người, nhà văn đã tố cáo xã hội bất công và tàn bạo; đã cảm thông và bênh vực những số phận bất hạnh trong cuộc đời. Nhà văn cũng thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của những con người bị áp bức, niềm tin vào sức sống bất diệt của con người, vào khả năng phản kháng lại thực tại đen tối để thực hiện khát vọng hạnh phúc của những người dân lao động miền núi. Truyện Tây Bắc hấp dẫn người đọc bởi những khám phá sâu sắc và tinh tế về thế giới tâm hồn nhân vật. Đặc biệt, tác phẩm lôi cuốn người đọc bởi chất thơ đậm đà trong sáng toát ra từ nội dung tác phẩm, từ khát vọng tự do hạnh phúc của nhân dân lao động miền núi, từ tâm hồn trong sáng hồn hậu của các nhân vật, và từ những bức tranh về thiên nhiên, về sinh hoạt phong tục của đồng bào miền núi Tây Bắc. Nếu Truyện Tây Bắc miêu tả thành công quá trình vận động cách mạng của đồng bào miền núi Tây Bắc trong cách mạng dân tộc dân chủ thì Miền Tây (xuất bản năm 1967, nhận giải thưởng "Hoa sen" của Hội nhà văn Á - Phi năm 1972) lại đặt ra được nhiều vấn đề quan trọng của các dân tộc vùng cao trong những năm đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Tây thêm một lần nữa khẳng định thành công của Tô Hoài ở đề tài miền núi. Với tình cảm yêu mến thiết tha và gắn bó chân thành với đất nước và con người miền núi, với tài năng ngày thêm chín muồi, Tô Hoài đã tạo nên những trang viết vừa giàu chất lãng mạn vừa đậm chất hiện thực về một vùng đất giàu đẹp nhưng còn ít được khai phá và về những con người hiền lành, chất phác, chân thành, chung thuỷ. Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về miền núi. Ông truyền cho chúng ta niềm yêu thương, sự cảm thông, cảm phục và trân trọng trước vẻ đẹp của đất nước và con người vùng cao. Tô Hoài bắt đầu viết hồi ký từ tuổi 20. Từ Cỏ dại (1944) đến nay ông còn có thêm nhiều tập hồi ký đặc sắc khác như: Tự truyện (1978), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999)... Cỏ dại là những trang ký ức buồn về một tuổi thơ tẻ nhạt và lam lũ trong dòng chảy trôi chậm chạp và tù đọng của xã hội Việt Nam những năm tiền cách mạng. Tự truyện viết tiếp những hồi ức về tuổi học trò nghịch ngợm nhưng đã sớm thấm thía nỗi buồn chung của thế hệ, của dân tộc. Tiếp theo là những trang viết về tuổi thanh niên lăn lóc kiếm sống, rồi những ngày thất nghiệp ê chề và sau đó là những tháng năm say sưa với công tác đoàn thể khi đã tìm thấy lý tưởng cho cuộc đời mình. Hai tác phẩm ra đời những năm 90 của thế kỷ XX tập trung vào những kỷ niệm gắn bó với bạn bè đồng nghiệp trên những hành trình của đường đời Tô Hoài (Tô Hoài công dân và Tô Hoài nhà văn). Đó là những giọt sống của một con người đã từng gắn bó tha thiết với cuộc đời, với thời đại... Ba người khác (2007) tiếng là tiểu thuyết nhưng "có thể coi là một Đào Thủy Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 67 - 72 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mảng ký ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài"(3). Qua cái nhìn của người trong cuộc, hiện thực đến tàn nhẫn về những sai lầm của Cải cách ruộng đất đã được phơi bày. "Chính những giày vò, trăn trở, khổ tâm từ những thảm trạng kinh hồn của Cải cách ruộng đất thuở nào vẫn âm ỉ, dền réo ngày một nặng hơn qua chặng đường dài - là dưỡng chất tạo nên tác phẩm này"(4). Hồi ký Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi sự chân thật của một ngòi bút có bản lĩnh. Nó thể hiện một khả năng ghi nhận cuộc sống vừa rõ nét vừa sâu sắc, thể hiện một cách nhìn cuộc đời vừa giản dị vừa thâm thuý...Viết hồi ký, Tô Hoài luôn tôn trọng sự thật khách quan. Không chỉ nói cái hay, cái tốt, ông không ngần ngại "lộn trái" tất cả để người đọc thấy rõ hơn cả cái xấu, cái dở, cái sa sút... đã từng có lúc xuýt đẩy ông và một số bạn bè xuống bùn đen ô trọc. Ông kể lại từng bước cuộc vật lộn để vượt lên chính mình, để ngày càng đến gần hơn cái "chất người" chân chính và chất nghệ sĩ chân chính của ông và của những người thuộc thế hệ ông. Cũng với cách nhìn đó, Tô Hoài giúp người đọc có được cái nhìn thật hơn, gần hơn và đầy đủ hơn về nhiều "cây đại thụ" của văn chương Việt Nam hiện đại như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu...Với những cá tính rất riêng và những tài năng khác nhau, họ thực sự là những "nhân vật lớn" làm nên lịch sử văn học dân tộc trong một thời kỳ nhiều thử thách nhưng họ cũng thật nhỏ nhoi với những số phận riêng, với những buồn vui lận đận đời thường của "những mảnh đời" nhiều gian truân vất vả. Hồi ký của Tô Hoài chiêm nghiệm lại những hay - dở, được - mất của một thời đã qua trong những thăng trầm của dòng chảy lịch sử bằng một thứ văn đan xen nhiều giọng: khi khách quan lạnh lùng, khi nồng ấm tình nghĩa, khi xót xa trầm lắng, khi hài hước châm biếm... Nhưng, ôn hoà và trầm tĩnh là giọng điệu chủ của các tác phẩm. Giọng điệu ấy cùng với tài chọn lọc chi tiết để dựng cảnh, dựng không khí và tài thiết kế những cuộc đối thoại ngắn nhưng lại có khả năng mở ra rất rộng trường liên tưởng cho người đọc... đã khiến cho hồi ký của Tô Hoài đi được vào những mạch ngầm của đời sống. Người đọc có thể tìm hiểu và nắm bắt được không chỉ là tính cách, là sở trường sở đoản của những nhân vật tầm cỡ trong làng văn - những con người "thuộc về một thế hệ đặc biệt, đứng chân trên hai thời kỳ lịch sử"... mà còn hình dung được khá đầy đủ diện mạo, không khí (chính trị và xã hội) với những tiếng khóc tiếng cười, những suy nghĩ, những quan niệm, những ràng buộc, những cách hành xử đúng - sai "vừa ngây thơ vừa nghiệt ngã" của một thời quá khứ "hiu hắt và vất vả". Ở vào "cái tuổi triền núi bên này" - theo cách nói của Tô Hoài, từng là người chứng kiến, cũng là người trực tiếp tham dự vào những biến động chính trị quan trọng của lịch sử dân tộc suốt già nửa thế kỷ, hồi ký của Tô Hoài được viết ra như một lời nhắn gửi tha thiết, một lời tâm sự chân thành, hay là những chiêm nghiệm, những sám hối xót xa về biết bao vấn đề nhân sinh và thế sự... của một nhà Đào Thủy Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 67 - 72 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn vừa tâm huyết với nghề nghiệp vừa tha thiết gắn bó với cuộc đời và con người. Với hồi ức kỷ niệm, Tô Hoài muốn qua mình để hiểu người, hiểu đời, từ chiêm nghiệm bản thân mà luận bàn một cách kín đáo về các vấn đề nhân sinh, thế sự. Đọc hồi ký của Tô Hoài ta hiểu thêm về con người, về tài năng của nhà văn, cũng hiểu hơn về mình, về con người và cuộc sống quanh mình. Mảng truyện hồi ức kỷ niệm của Tô Hoài thực sự có giá trị văn chương và giá trị lịch sử. Nó sẽ là tài liệu quý hiếm cho những ai muốn tìm hiểu con người, cuộc đời và văn chương Việt Nam ở thế kỷ XX đầy biến động. Có thể ví Tô Hoài như "con dao pha" trong lĩnh vực văn xuôi. Ông có thể viết và viết hay ở tất cả các thể tài văn xuôi, nhưng thế mạnh của Tô Hoài là ở hồi ký và tự truyện (chất hồi ký và tự truyện dường như còn phảng phất trong tất cả mọi sáng tác của Tô Hoài). ở các sáng tác này xuất hiện một cái tôi - người kể chuyện - thông minh, hiểu mình và hiểu người, hiện diện ở nhiều vị trí khác nhau: lúc là người trong cuộc, lúc là một nhân chứng... Điểm nhìn linh hoạt này giúp người kể chuyện vừa có điều kiện nhìn ra bên ngoài vừa có khả năng nhìn vào chính mình, tạo được sự liên thông cần thiết, tránh được cái nhìn cực đoan một phía. Giọng điệu ôn hoà, trầm tĩnh của người kể chuyện hiểu biết và tôn trọng sự thật khách quan làm nên sức thuyết phục của văn xuôi Tô Hoài. Với 70 năm trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại nước nhà. Sáng tác của ông ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng đã phản ánh nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đi sâu vào nhiều vấn đề của đời sống và tạo được những giá trị thẩm mĩ phong phú. Tác phẩm của Tô Hoài thể hiện sự gắn bó thiết tha với quê hương đất nước từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục sinh hoạt cho đến truyền thống văn hoá, ngôn ngữ dân tộc; thể hiện lòng yêu thương, tình cảm thuỷ chung ân nghĩa đối với những người lao động nghèo khổ mà thông minh, anh dũng ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Có thể khẳng định rằng: Dòng sông văn chương Tô Hoài đã và sẽ còn đem phù sa bồi đắp cho tâm hồn các thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1],Trần Hoàng Hoàng, Nhà văn Tô Hoài luôn luôn phải sống trong thực tế, Văn nghệ Trẻ số 20(547) ra ngày 20-5-2007 [2] Tô Hoài, Sổ tay viết văn , Nxb Tác phẩm mới 1977 [3], [4] Nxb Đà Nẵng, Lời giới thiệu tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài. A LITERARY RIVER! Dao Thuy Nguyen 2 College of Education – Thai Nguyen University SUMMARY There is a literary river which has been continually flowing between the sorrow and joy banks of the daily life. It is the literary river of the writer To Hoai. After ninety years of his lifetime and seventy years of his literary career, To Hoai has given born to a considerable amount of works: more than 160 novels and books and thousands of newspaper articles. He is not only considered to be “the leading writer of Vietnam literature for children” but also “the great and oid tree” of Vietnam contemporary literature. With a sense of “focusing on concrete reality”, To Hoai has exerted himself and achieved success in many literary genres: stories for children, stories on rural areas and memoirs. The literary river named To Hoai has been continually enriching souls of contemporary and future readers. Key words: To Hoai, literature life, contribution, chidren’s story, adult story 2 Tel: 0915 954 188; Email: thuynguyen_tn2007@yahoo.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3839_9784_comotdongsongvanchuongnhuthe_1122_2052820.pdf
Tài liệu liên quan