Cố định gãy xương

Người chính: Đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy, nẹp ngoài từ khớp đùi chậu đến quá gót, nẹp trong từ bẹn đến quá gót. Độn bông vào 2 đầu nẹp sát với đầu xương cả mặt trong và ngoài và vùng tỳ đè. Dùng băng cuộn hoặc dây vải cố định 2 nẹp với nhau, đủ chắc theo thứ tự: Dưới và trên khớp gối, giữa đùi. Băng số 8 để bàn chân vuông góc cẳng chân. Dùng dây, băng cố định 2 chân vào nhau ở các vị trí: Cổ chân, gối, sát bẹn. Cố định khi không có nẹp: Bùng băng to bản để cố định 2 chi vào nhau ở các vị trí: Trên ổ gãy, dư­ới ổ gãy, đùi, ngang gối, cố định 2 bàn chân với nhau kiểu băng số 8.

ppt24 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cố định gãy xương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ths. Phạm Đức ThụCỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNGĐẠI CƯƠNG1. Khái niệm:Chức năng: Nâng đỡ; tạo hình dáng và vị trí nhất định cho cơ thể con người, bảo vệ, vận động, tạo máu và trao đổi chất, dự trữ muối khoáng(phốt pho, canxi)Gãy xương là một tình trạng mất tính liên tục của xương, nó có thể biểu hiện từ 1 vết rạn cho đến sự gãy hoàn toàn của xương. Gãy xương: Gây nhiều tai biến cho NN nếu không sơ cứu kịp thời (Tổn thương các tổ chức xung quanh, tổn thương mạch máu, dây thần kinh và gãy kín thành gãy hở), sốc. ĐẠI CƯƠNG2. Các loại gãy xương:Gãy xương kín: Da vùng ổ gãy không bị tổn thương hoặc có tổn thương nhưng không thông với ổ gãy. Gãy xương hở: Ổ gãy thông với môi trường bên ngoài, máu chảy ra từ vết thương ổ gãy có kèm theo váng mỡ tuỷ xương, hoặc đầu xương đâm ra ngoài da. Gãy cành tươi ở trẻ em: gãy dưới màng xương, do xương có sụn, chứa ít can xi, màng xương dày.Một số gãy đặc biệt, nặng: Vỡ xương sọ¸ gãy cột sống, vỡ xư­ơng chậu.ĐẠI CƯƠNGĐẠI CƯƠNG3. Nguyên nhân, cơ chế gây gãy xương:Trực tiếp: Do tai nạn giao thông, lao động, học đường, sinh hoạt ; xương bị gãy ở ngay nơi lực chấn thương tác động vào (gãy ngang, gãy có mảnh rời).Gián tiếp: Gãy ở xa nơi tác động của lực chấn thuơng: Ngã chống tay gây gãy trên lồi cầu, xơng quay, ngã ngồi gây gãy lún cột sống...Xương gãy do bệnh lý: U nang, viêm, loãng x­ương hoặc ung thư di căn xương.TRIỆU CHỨNG 1. Triệu chứng toàn thân: Gãy xương nhỏ, rạn: Ít biểu hiệnGãy xương lớn (Đùi, cốt sống, chậu) hoặc tổn thương nhiều xương có thể có sốc (choáng váng, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt) TRIỆU CHỨNG2. Triệu chứng cơ năng: Đau chói tại chỗ gãy, Mất vận động, mất cảm giác.TRIỆU CHỨNG3. Triệu chứng thực thế:Sưng nề chi Bầm tím muộn thường sau 24 - 48 giờ Biến dạng chi: Lệch trục, ngắn chi, bàn chân đổ ra ngoài. Lạo xạo 2 đầu xương, cử động bất thường (không cố tìm cách phát hiện dấu hiệu này).Cử động bất thườngĐầu xương lòi ra ngoài ổ gãy (Gãy xương hở)Liệt chân, tay, cương dương vật (Gãy cột sống)CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 1. Mục đích:Giảm đau, phòng chống sốc;Giảm di lệch thứ phát tránh gây tổn thương thêm đối với cơ, mạch máu, thần kinhTránh nguy cơ biến thành gãy hở, nhiễm trùng.CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG2. Nguyên tắc:Bất động chắc chắn: Trên, dưới ổ gãy, khớp trên, khớp dưới ổ gãy, với xương đùi bất động ba khớp: khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt NN Bất động chân, tay theo tư thế cơ năng.Gãy kín phải kéo liên tục theo trục của chi bằng một lực không đổi trong suốt thời gian bất động. Gãy hở: Không được kéo, không nắn, không ấn đầu xương vào trong mà để nguyên tư thế gãy bất động. Thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng trong suốt thời gian bất động và vận chuyển NN. CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG3. Dụng cụ cố định gãy xương: a. Nẹp: Nẹp gỗ, nẹp kim loại, nẹp hơi. Hoặc nẹp tuỳ ứng: Thanh tre, thanh gỗ, gậy, ván cứng, bìa các tông. Kích thước:Cánh tay: 02 nẹp dài 40 - 50 cm, rộng 5-6 cm, dày 0,5 -1cm.Cẳng tay: 2 nẹp dài 30 - 35cm, rộng 5-6cm, dày 0,5-1cmCẳng chân: 2 hoặc 3 nẹp, mỗi nẹp dài 60 cm, rộng 5- 6 cm, dày 0,8-1 cmĐùi: 03 nẹp dài 80, 100 và 130 cm, rộng 7 – 8 cm, dày 0,8-1 cmCỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG3. Dụng cụ cố định gãy xương:b. Băng cuộn các loại rộng 05 cm, 10 cm dùng để buộc, giữ nẹp ôm lấy phần thân, phần cố định. c. Bông: Bông mỡ hoặc đệm mềm để đệm các vùng nẹp tiếp xúc với đầu xương, đầu nẹp d. Khăn chéo (Băng tam giác): Để treo tay. CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 1. Cố định góy xương cỏnh tayTư thế:Nếu NN nằm: Nguời phụ đặt tay nạn nhân hơi dạng và đưa về trước.Nếu NN ngồi: Người phụ đứng sau NN, 1 tay đỡ khuỷu, 1 tay đỡ cánh sát hõm nách và kéo nhẹ theo trục cánh tay, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay úp vào người. CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 1. Cố định gãy xương cánh tayNgười chính đặt 2 nẹp song song: Nẹp trong từ hố nách tới sát nếp khuỷu, nẹp ngoài đầu trên quá khớp vai đầu dưới quá khớp khuỷu, dùng bông mỡ độn vào 2 đầu nẹp sát xương. Băng vòng số 8 để cố định 2 nẹp ở hai vị trí: Đầu trên là 1/3 trên cánh tay với khớp vai, đầu dưới trên và dưới khớp khuỷu. Treo cẳng tay trên băng để tư thế vuông góc, bàn tay cao hơn khuỷu và úp vào thân.Kiểm tra mạch, cảm giác, ghi phiếu theo dõi.CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 1. Cố định gãy xương cánh tayKhi không có nẹp: Gấp cẳng tay vuông góc cánh tay, đặt cẳng tay lên trước ngực, treo cẳng tay lên cổ bằng dây treo, có thể luồn bàn tay nạn nhân qua khe 2 cúc áo, buộc tay vào ngực bằng dây hoặc băng.CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 2. Cố định gãy xương cẳng tayNgười phụ đứng trước NN, 1 tay đỡ khuỷu, 1 tay nắm bàn tay NN kéo nhẹ theo trục chiNgười chính đặt 1 nẹp mặt trước từ khuỷu tới khớp bàn ngón và 1 nẹp mặt sau cẳng tay đi quá mỏm khuỷu. Độn bông ở đầu nẹp. Băng cuộn quấn cố định nẹp từ khuỷu đến bàn tay hoặc cố định hai nẹp ở cổ tay, trên và dưới khớp khuỷu. Treo cẳng tay trên băng vuông góc với cánh tay. Kiểm tra mạch, cảm giác, ghi phiếu theo dõi CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 3. CỐ ĐỊNH GÓY XƯƠNG ĐỰI Người phụ 1: Ngồi cạnh NN đỡ trên và dưới chỗ xương gãyNgười phụ 2: Đỡ NN nghiêng phía lành, người chính đặt nẹp từ mào chậu đến quá gót.Người phụ 2: 1 tay giữ nẹp, 1 tay giữ bàn chân nạn nhân vuông góc với cẳng chân đồng thời theo dõi và quan sát nạn nhân. CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 3. Cố định gãy xương đùi Người chính: Đặt 1 nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân và 1 nẹp từ hố nách đến quá gót chân. Nẹp sau đi từ mào chậu tới qua gót chân. Đặt bông vào 2 đầu các nẹp. Băng cuộn cố định 3 nẹp lại (Trên gối, bẹn, bụng, 1/3 trên cẳng chân, dưới nách) băng số 8 để cố định bàn chân vuông góc cẳng chân. Buộc cố định 2 chân lại ở 3 điểm: sát bẹn, cổ chân, ngang gối. Kiểm tra mạch, cảm giác, ghi phiếu theo dõi (đề phòng sốc). CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 3. CỐ ĐỊNH GÓY XƯƠNG ĐỰI Bất động đơn giản không dùng nẹp: Dùng quần áo, dây; băng vải to bản cố định 2 đùi, 2 gối, 2 cổ bàn chân với nhau...HƯỚNG DẪN 2 NGƯỜI PHỤBĂNG SỐ 8 CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 4. CỐ ĐỊNH GÓY XƯƠNG CẲNG CHÕNNgười phụ 1 ngồi cạnh NN bên lành đỡ trên và dưới chỗ gãyNgười phụ 2 ngồi phía bàn chân nạn nhân, 1 tay đỡ gót chân gãy của nạn nhân kéo nhẹ nhàng theo trục chi, tay kia nắm bàn chân và để bàn chân vuông góc với cẳng chân đồng thời theo dõi sắc mặt nạn nhân.CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG 4. Cố định gãy xương cẳng chânNgười chính: Đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy, nẹp ngoài từ khớp đùi chậu đến quá gót, nẹp trong từ bẹn đến quá gót. Độn bông vào 2 đầu nẹp sát với đầu xương cả mặt trong và ngoài và vùng tỳ đè. Dùng băng cuộn hoặc dây vải cố định 2 nẹp với nhau, đủ chắc theo thứ tự: Dưới và trên khớp gối, giữa đùi. Băng số 8 để bàn chân vuông góc cẳng chân. Dùng dây, băng cố định 2 chân vào nhau ở các vị trí: Cổ chân, gối, sát bẹn.Cố định khi không có nẹp: Bùng băng to bản để cố định 2 chi vào nhau ở các vị trí: Trên ổ gãy, dư­ới ổ gãy, đùi, ngang gối, cố định 2 bàn chân với nhau kiểu băng số 8.Trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptso_cuu_gay_xuong_2003_4782.ppt
Tài liệu liên quan