Chuyện về “kền kền” trong thế giới tài chính

Chuyện về “kền kền” trong thế giới tài chính Kền kền là một loài chim ăn thịt nhưng còn mang nghĩa bóng chỉ việc các NĐT tài chính tìm kiếm các công ty hoạt động kém, nợ nhiều, nguy cơ phá sản mua chứng khoán giá thấp. Dù phổ biến trên thị trường tài chính thế giới nhưng gần đây, các NĐT trong nước mới lưu tâm đến hiện tượng này khi có việc hai quỹ đầu tư nước ngoài do Indochina và Dragon Capital quản lý bị các các cổ đông gây sức ép, yêu cầu đóng quỹ trước thời hạn.

pdf9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyện về “kền kền” trong thế giới tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện về “kền kền” trong thế giới tài chính Kền kền là một loài chim ăn thịt nhưng còn mang nghĩa bóng chỉ việc các NĐT tài chính tìm kiếm các công ty hoạt động kém, nợ nhiều, nguy cơ phá sản mua chứng khoán giá thấp. Dù phổ biến trên thị trường tài chính thế giới nhưng gần đây, các NĐT trong nước mới lưu tâm đến hiện tượng này khi có việc hai quỹ đầu tư nước ngoài do Indochina và Dragon Capital quản lý bị các các cổ đông gây sức ép, yêu cầu đóng quỹ trước thời hạn. Tuy nhiên trong tương lai, các NĐT trong nước có thể dần phải quen với việc này… Trường phái đầu tư kền kền Trên thế giới, từ lâu, các quỹ đóng có thể trở thành mục tiêu của những "con kền kền". Sự chênh lệch giữa giá trị tài sản ròng (NAV) và thị giá của chứng chỉ quỹ thường là món hời hấp dẫn các NĐT tổ chức săn đuổi. Theo số liệu của Bloomberg, đăng tải ngày 2/7/2010, có ít nhất 6 quỹ năng lượng tại Châu Âu, quản lý hơn 158 triệu USD đã là nạn nhân của các cuộc tấn công và chịu thúc thủ trong nửa đầu năm 2010, trong đó, riêng tháng 5 và 6 đã diễn ra 4 vụ. Lý do chính là hoạt động của các quỹ đều có thành tính yếu kém hơn so với thị trường chung, các "con kền kền" bắt được của trời cho, tấn công và yêu cầu các quỹ đóng trước thời hạn bằng cách bán ra các khoản đầu tư. Những "con kền kền" được hưởng lợi trên sự chênh lệch giữa thị giá chứng chỉ quỹ và NAV khi quỹ buộc phải thanh lý trước thời hạn. Tạp chí BusinessWeek tổng kết, trào lưu đầu tư theo "trường phái kền kền" vốn rất thịnh hành ở châu Mỹ Latinh cuối thế kỳ trước với nhiều tập đoàn tại Anh và Mỹ nổi tiếng trong "giới kền kền" như: Phillip Goldstein (New York), Newgate Management Associates (Greenwich), Harvard College, City of London Investment Management, Lazard Freres & Co… BusinessWeek cho biết, vào năm 1997, trong số 487 quỹ đóng niêm yết trên TTCK New York, có 365 quỹ giao dịch dưới giá trị tài sản ròng, mức mất giá trung bình là 9,23%, cá biệt, một số quỹ tỷ lệ chiết khấu lên tới trên 15%. BusinessWeek tổng kết, các quỹ có mức chiết khấu giữa thị giá và NAV trên 15%, quá lệ thuộc vào sự nắm giữ của các tổ chức (trên 20%) đều có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của các "bầy kền kền": Các NĐT lớn xúi giục các cổ đông khác về mối lợi khi thanh lý quỹ. Dù rằng các cuộc tấn công bên ngoài không phải bao giờ cũng hiệu quả do một số quỹ có bản cáo bạch cho phép Ban điều hành có thể mua lại chứng chỉ quỹ dự phòng cho việc giảm giá, hoặc chuyển thành quỹ mở. Không chỉ các tổ chức tài chính, nhiều nhà tài phiệt cũng được mệnh danh là NĐT kền kền. Trong số này nổi tiếng là tỷ phú người Mỹ Wilbur Ross (đã từng tuyên bố đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam). Phi vụ điển hình nhất và thành công "để đời" là việc Wilbur Ross tạo dựng một tập đoàn thép lớn từ ba tập đoàn thép đã phá sản. Phương thức kinh doanh của Wilbur Ross thực ra rất dễ, nhưng lại khó bắt chước: Ông mua lại toàn bộ hoặc đa số cổ phần của một công ty sắp phá sản, thua lỗ, hay đang ở trong tình trạng yếu kém với cái giá rẻ mạt nhất. Sau đó Wilbur Ross tìm cách sáp nhập công ty này với một công ty bé hơn nhiều, nhưng lành mạnh về tài chính để thành lập một DN mới với thị phần của công ty phá sản. Thiên tài đầu cơ Geogre Soros cũng là một "kền kền chúa". Soros lừng danh về việc đã kiếm cho mình 1 tỷ USD trong vòng một đêm khi dự đoán đúng về sự biến động của đồng bảng Anh vào năm 1992… Miêu tả về các hoạt động đầu cơ, nhà báo Mỹ Thomas L. Friedman còn đi xa hơn một bước khi đưa ra khái niệm "bầy thú điện tử" trong cuốn sách nổi tiếng "Chiếc Lexus và cây Ô-liu", vắn tắt: Các thị trường vốn trên toàn cầu giống như hình ảnh "một khu rừng rậm nhiệt đới". Người cầm trịch "luật chơi" trong "sân chơi" toàn cầu hoá này là các tổ chức kinh tế - tài chính được mệnh danh là "bầy thú điện tử", bao gồm từ các công ty xuyên quốc gia tới các tay buôn tiền tệ, từ các quỹ hưu bổng, hỗ tương, đầu cơ tới các công ty bảo hiểm, từ các nhà băng tới NĐT cá nhân... "Bầy thú điện tử" chỉ có một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận và lợi nhuận và thậm chí có thể đủ sức mạnh để tàn phá cả một nền kinh tế (Thái Lan năm 1997) hay hạ bệ cả một chính phủ (Indonesia năm 1998). Thực tế Việt Nam Việc các quỹ Indochina hay Dragon Capital vừa qua bị ép thoái vốn có thể chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Nhiều quỹ đầu tư có chứng chỉ quỹ niêm yết tại TTCK nước ngoài đều đứng trước nguy cơ trở thành mục tiêu để "bầy kền kền" tấn công. Tuy nhiên, "bầy kền kền" cũng đã lọt vào tầm mắt giám sát của cơ quan quản lý. Trong buổi hội thảo cuối tuần trước tại CTCK VNDirect, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, trong số các NĐT đang nắm giữ trái phiếu quốc tế do một DN lớn ở Việt Nam phát hành hiện nay đáng chú ý có một công ty luật có trụ sở tại Mỹ. Thực chất đây là một tổ chức đầu tư "kền kền", cách thức tổ chức này vẫn thực hiện là tìm mua trái phiếu quốc tế của các DN hay chính phủ đang bị chiết khấu cao, sau đó tìm các kẽ hở trong cam kết của nhà phát hành để sau đó khiếu kiện đòi bồi thường. Ông Nghĩa cho biết theo nghiên cứu, xác suất thành công của tổ chức này trong quá khứ lên tới 99%! Ông Nghĩa cũng kể chuyện mới đây đã gặp một NĐT nước ngoài. Đáp lại câu hỏi về mục đích chuyến thăm Việt Nam, NĐT nói rằng "Tôi đang đi tìm cơ hội để đầu tư". Tuy nhiên, NĐT nước ngoài này không có ý định mở nhà máy sản xuất hay đầu tư vốn mua cổ phần theo các cách thông thường, mà đơn giản đi theo trường phái "kền kền" đang đi tìm kiếm cơ hội. Ông Nghĩa đưa ra dự báo các hiện tượng các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam bị các "quỹ kền kền" tấn công như vừa qua có thể mới chỉ là bắt đầu và NĐT trong nước có thể phải quen dần với điều này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuyện về kền kền trong thế giới tài chính.pdf
Tài liệu liên quan