Ví dụ 4:
Sau khi học xong bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7-Tập 2- Trang 52). Giáo viên có thể tích hợp mở rộng bằng cách cho học sinh sưu tầm một số bài thơ, câu thơ ca ngợi lối sống giản dị của Bác hoặc tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong văn thơ của Bác.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hãy tìm một số ví dụ ca ngợi lối sống giản dị của Bác ?
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề "Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn lớp 7
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 7 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc dạy văn trước đây:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Theo tinh thần đổi mới SGK Ngữ văn nói chung và SGK Ngữ văn 7 nói riêng gồm ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Đây chính là việc xây dựng chương trình theo tinh thần tích hợp. Nội dung kiến thức, kĩ năng và mục tiêu cần đạt ở ba phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
2. Cơ sở khoa học của phương pháp tích hợp:
Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau.
Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn.
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn 7, chúng ta cần chú ý đến ba hình thức tích hợp sau:
a. Tích hợp ngang.
b. Tích hợp dọc.
c. Tích hợp liên môn(Tích hợp ngoài văn)
3. Phần thực nghiệm:
a. Tích hợp ngang:
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác .
Ví dụ1 : Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7-Tập 1 - Trang 21) thì giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “ Từ láy ”.
- Giáo viên đặt câu hỏi : Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em Thủy khi nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi ?
-Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức nở tức tưởi, loạng choạng, buồn bã
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào về tâm trạng của nhân vật Thủy ?
- Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình sắp phải chia tay với người anh thân yêu.
Ví dụ 2: Cũng với văn bản trên, giáo viên tích hợp với phân môn Tập làm văn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Học sinh trả lời:Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì?
- Học sinh trả lời: Việc lựa chọn ngôi kể làm tăng thêm tính chân thật, diễn đạt tâm lí phù hợp với lứa tuổi trẻ em. Ngôi thứ nhất phù hợp với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TLV bài “ Mạch lạc trong văn bản” ( SGK Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 31 )
- Giáo viên đặt câu hỏi: Sự việc chính trong văn bản là cuộc chia tay của những con búp bê hay là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy ?
- Học sinh trả lời: Sự việc chính trong văn bản là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu được chọn một từ để gọi tên chủ đề của văn bản này thì em sẽ chọn từ nào trong các từ sau đây :
A. Chia rẽ. B. Chia tay. C. Chia bôi. D. Chia xa.
- Học sinh trả lời:Chọn đáp án B.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy chia tay có phải là chủ đề chính để liên kết các sự việc trong văn bản thành một thể thống nhất không ?
- Học sinh trả lời: Chia tay là chủ đề chính nhằm liên kết các sự việc trong văn bản.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ?
- Học sinh trả lời: Đó gọi là mạch lạc trong văn bản.
Ví dụ 4: Khi dạy TV bài “ Điệp ngữ” (Ngữ văn 7 - tập 1- trang 152) giáo viên tích hợp với môn Văn bài “Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7 -tập 1 – trang 148 ). Giáo viên cho học sinh khai thác các điệp ngữ trong bài “Tiếng gà trưa” để thấy rõ được tác dụng của điệp ngữ.
Giáo viên đặt câu hỏi: tìm trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” những từ ngữ được lặp lại?
Học sinh trả lời:- Khổ đầu: Từ nghe.
- Khổ cuối: Từ vì.
Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lặp lại những từ ngữ này có tác dụng gì?
Học sinh trả lời: từ nghenhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà, từ vì nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
Giáo viên hỏi: Vậy em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ?
Học sinh trả lời: Làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh.
Những kiến thức của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập Lam Văn tách rời độc lập nhưngkhi vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân môn này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau.
Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng nghiên cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần. Muốn vậy cần có sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về mục tiêu cần đạt của mỗi phân môn, đồng thời phải thoát ra khỏi tiết dạy của từng phân môn để có cái nhìn bao quátcả đơn vị bài học tuần. Từ đó xác định mục tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng phân môn trong bài học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để dạy kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho học sinh.
b. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa TV với TV , giữa TLV với TLV trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống .
Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
b1. Tích hợp dọc trong một phân môn cùng khối (lớp)
Ví dụ 1:
Khi dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”(Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 125), giáo viên tích hợp kiến thức với văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 123)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và tiêu đề bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” , em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ trên ?
- Học sinh trả lời:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Sống xa quê, trông trăng nhớ đến Xa quê lâu ngày khi đặt chân về lại
quê nhà. bị xem là khách lạ.
=> Thể hiện tình cảm lúc xa quê. => Thể hiện tình cảm khi vừa mới đặt chân về quê.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Từ đồng âm” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 135), giáo viên tích hợp kiến thức với bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7 –Tập 1 - Trang 113) để giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa hai loại từ này.
- Giáo viên đặt câu hỏi:Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời: Từ đồng âm Từ đồng nghĩa
Là những từ có âm thanh giống nhau Là những từ có nghĩa giống nhau
nhưng nghĩa khác nhau, không liên hoặc gần giống nhau.
quan gì với nhau.
VD:-Con ngựa đang đứng bỗng lồng leân. VD: Rủ nhau xuống bể mò cua. Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
- Tôi nhốt con chim vào lồng. Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
Ví dụ 3: Khi dạy b ài “Câu đặc biệt” (Ngữ văn 7 - tập 2 –trang 27 )giáo viên tích hợp kiến thức bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn 7 - tập 2 – trang 14)
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào?
Học sinh trả lời: - Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu rút gọn : Lược bỏ một số thành phần trong câu.
b2. Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp)
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên .
Bậc Trung học phổ thông
á
Lớp 9
á
Lớp 8
á
Lớp 7
á
Lớp 6
á
Bậc Trung học cơ sở
á
Bậc Tiểu học
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung cấp thêm kiến thức cao hơn dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 - Trang 14), giáo viên tích hợp với bài “Câu trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 - Tập 2 - Trang 101). Thông qua hai loại câu này giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau về kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và câu trần thuật đơn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu câu trên và cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời:
Câu trần thuật đơn Câu rút gọn
Là loại câu do một cụm C_V tạo thành. Là loại câu có thể bị lược bỏ
VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói, một số thành phần của câu.
học mở. VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Ví dụ 2: Khi dạy phân môn TLV “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm” (Ngữ văn 7 - Tập 1 - Trang 137), giáo viên tích hợp phần văn Tự sự và văn Miêu tả ở lớp 6.
- Giáo viên đặt câu hỏi: - Thế nào là văn tự sự? Văn miêu tả được hiểu như thế nào ?
- Học sinh trả lời: - Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả là tái hiện lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh
Qua hai khái niệm trên giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm ?
- Học sinh trả lời: Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Giáo viên lưu ý: Kiểu văn biểu cảm lấy cảm xúc làm trục chính chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả sự vật, phong cảnh.
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TV bài “Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu” (Ngữ văn 7 tập 2 trang 68) giáo viên tích hợp kiến thức bài “Danh từ” và “ Động từ” ở lớp 6.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ?
Học sinh trả lời: Cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ có phụ ngữ trước, danh từ (động từ) trung tâm, phụ ngữ đứng sau.
Để thực hiện tốt hình thức tích hợp này, đòi hỏi giáo viên phải nắm được toàn bộ chương trình của bậc trung học cơ sở, thậm chí dạy THCS vẫn phải nắm tri thức, kĩ năng của bậc tiểu học.Tích hợp dọc về kiến thức đòi hỏi khả năng tổng hợp khái quát và đánh giá vấn đề của giáo viên.Vì thế giáo viên cần khái quát được những vấn đề cơ bản của từng mảng kiến thức, từ đó xem xét khả năng tích hợp có thể thực hiện được để củng cố hệ thống hóa hay khai thác sâu hơn một nội dung kiến thức cụ thể nào đó nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho học sinh.
c.Tích hợp ngoài Văn:
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn KHTN-KHXH các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến thức đới sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ văn 7 - Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
Giáo viên tích hợp kiến thức qua môn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK Trang 28): Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích tại sao có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài “Từ trái nghĩa ” (Ngữ văn 7 - tập 1 –trang 128 ) sau khi tìm hiểu xong khái niệm. Giáo viên có thể tích hợp liên hệ giáo dục môi trường bằng cách cho học sinh tìm những cặp từ trái nghĩa với những vấn đề giáo viên cho sẵn.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm từ trái nghĩa về vấn đề vệ sinh, môi trường?
Học sinh trả lời: sạch # dơ, trong lành # ô nhiễm.
Giáo viên hỏi: Môi trường thiên nhiên xung quanh ta hiện nay như thế nào? Em làm gì để bảo vệ môi trường ngày một xanh sạch hơn?
Học sinh trả lời: Hiện nay môi trường thiên nhiên xung quanh ta ô nhiễm trầm trọng. Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp em sẽ không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 - Tập 2 - Trang 24). Sau khi phân tích xong nội dung nghệ thuật văn bản. Giáo viên có thể tích hợp với phân môn Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” (Lịch sử 7 - Trang 55)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Em hãy tìm một số sự kiện lịch sử mà em đã được học để làm sáng tỏ điều đó ?
- Học sinh trả lời: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (1258- 1288), nhờ tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Nhân dân ta đã đập tan tham vọng xâm lược đại Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Điều đó càng khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 4:
Sau khi học xong bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7-Tập 2- Trang 52). Giáo viên có thể tích hợp mở rộng bằng cách cho học sinh sưu tầm một số bài thơ, câu thơ ca ngợi lối sống giản dị của Bác hoặc tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong văn thơ của Bác.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hãy tìm một số ví dụ ca ngợi lối sống giản dị của Bác ?
- Học sinh trả lời: “ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ
Nguyễn Thị Anh Phương
Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
ThS. Đào Thị Hồng
Viện NCSP - Trường ĐHSP Hà Nội
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận DH. Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số môn ở trường tiểu học như môn «Cách trí », sau đổi thành môn « Khoa học thường thức ». Môn học này còn được dạy một số năm ở trường cấp I của miền Bắc nước ta.
Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội” theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để đưa vào DH ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong CT & SGK và các hoạt động DH ở tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều GV. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng.
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong GD. Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các môn học ở tiểu học
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản, điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và sách giáo khoa (CT & SGK) gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới DH cần phải đưa vào nhà trường như: Bảo vệ môi trường, GD dân số, GD pháp luật, phòng chống ma túy, GD sức khỏe, an toàn giao thông, nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học lên được. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện được nhiệm vụ GD nhiều mặt cho HS mà không quá tải.
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DH các môn học.
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đã ảnh hưởng tới giáo dục Việt Nam và bước đầu thể hiện một phần trong chương trình và SGK các môn học ở tiểu học và được hiểu là “phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau” (Nguyễn Cảnh Toàn).
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn hoặc tích hợp “nội môn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao.?.”
Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để DH theo hướng tích hợp đã giúp cho GV tiếp cận tốt nhất với CT & SGK mới. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng GV. GV phải hiểu được thế nào là tích hợp, phải nghiên cứu chương trình, tài liệu xem nó dựa trên môn khoa học xác định nào, có thể mở rộng quan hệ tương tác với các khoa học khác như thế nào, mức độ tích hợp thể hiện ra sao?...
Từ thực tiễn GD tiểu học ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, DH theo hướng tích hợp là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. GV tiểu học khi đã quen với cách dạy tích hợp thì việc xử lí các tình huống GD trở nên mềm dẻo hơn. DH theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp DH ở trường tiểu học.
DẠY HỌC VĂN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở MIỀN NAM (1954 – 1975)
Tích hợp là sự phối hợp các tri thức có quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ tác động vào nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc. Theo chương trình Ngữ văn, dạy học theo nguyên tắc tích hợp đã được hầu hết các nước trên thế giới vận dụng từ lâu và hiệu quả đã được khẳng định. Một minh chứng hiển nhiên cho điều này chính là ở miền Nam Việt Nam, giai đoạn 1954 – 1975, chương trình và sách giáo khoa Quốc văn cũng được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp. Đương nhiên, với rất nhiều những hạn chế chủ quan và khách quan, sự vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn ở miền Nam, được cụ thể hóa qua chương trình và sách giáo khoa, không thể đạt đến trình độ như chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay; nhưng rõ ràng việc tìm hiểu thấu đáo vấn đề này vẫn có thể góp phần giúp cho chúng ta giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong thực tiễn dạy học Ngữ văn.
Trước hết, chương trình và sách giáo khoa Quốc văn ở miền Nam cũng phối kết hợp giữa ba phần Văn học, Làm văn và Tiếng Việt để chúng tích hợp với nhau trong thực tiễn dạy học của giáo viên và học sinh. (Chương trình Quốc văn có tên gọi khác với ba phần này, cụ thể là Giảng văn, Luận văn và Văn phạm ). Trong ba phần, Luận văn được đặc biệt đề cao vì các phần khác như Giảng văn, Văn phạm phải xoay quanh một yếu mục rút trong phần Luận văn. Chương trình viết: “Hình thức và nội dung của những bài giảng văn phải phải phù hợp với chương trình Luận văn đang được giảng dạy: chẳng hạn dạy những bài giảng văn có tính cách miêu tả trong giai đoạn luận văn về loại miêu tả, có tính cách thuật sự trong giai đoạn dạy luận văn về thuật sự” (1). Rõ ràng, với hình thức biên soạn này, giữa hai phần Luận văn và Giảng văn sẽ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau; vừa tránh được sự trùng lặp, giẫm đạp lên nhau về kiến thức, lại vừa có thể gia tăng phần thực hành, một nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy học.
Ngoài ra, phần Văn phạm cũng có sự phối kết hợp mật thiết với phần giảng văn, cụ thể là các bài tập thực hành về văn phạm đều lấy ngữ liệu từ bài giảng văn. Đó là chưa nói đến phần Ngữ vựng, theo quan niệm của những người biên soạn chương trình, nó sẽ không được học thành một bài biệt lập mà chỉ học nhân bài giảng văn. Cụ thể là phần chú giải của bài giảng văn sẽ có tác dụng mở rộng vốn từ cho học sinh. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi học bài của phần Giảng văn có rất nhiều những câu hỏi về từ ngữ, yêu cầu học sinh phải cắt nghĩa, lý giải cũng chính là một giải pháp hữu hiệu để kết hợp dạy ngữ vựng cho người học. Theo các soạn giả, đây chính là “một lối tránh cho môn Ngữ vựng khỏi giả tạo, miễn cưỡng” (2). Khảo sát cuốn Quốc văn đệ thất (tương đương với lớp 6) của nhóm tác giả Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng, Nguyễn Sỹ Tế, chúng tôi thấy các soạn giả thay thế phần chú giải bằng mục danh từ Hán Việt, nhặt lấy các danh từ Hán Việt trong bài ra giải nghĩa cho học sinh. Cách làm này chẳng những có tác dụng mở rộng vốn từ cho học sinh mà còn có tác dụng củng cố cho bài học Văn phạm, giúp học sinh nhận biết rõ các từ loại trong hoạt động hành chức của nó.
Như thế, các soạn giả đã tìm những điểm chung giữa ba phần Giảng văn, Luận văn, Tiếng Việt để tạo ra sự tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Quốc văn ở trường phổ thông.
Xét về việc tổ chức bài học, sắp xếp thứ tự giữa các phần, có thể nói sách giáo khoa miền Nam đã lựa chọn giải pháp tích hợp ngang trong cùng một đơn vị bài học, để giữa các bộ phận kiến thức có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trật tự giữa các phần cụ thể như sau:
- Luận văn (lý thuyết)
- Văn phạm (lý thuyết)
- Giảng văn
- Bài tập văn phạm
- Bài tập luận văn
Ở đây, xin lưu ý thêm là, một bài lý thuyết về Luận văn không phải chỉ có một bài giảng văn tương ứng như sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành mà có thể gồm nhiều bài giảng văn khác nhau. Ví dụ, bài đầu tiên của sách Quốc văn lớp 6, đã dẫn, là bài lý thuyết Luận văn: Đại cương về miêu tả nhân vật, tiếp theo đó là năm bài giảng văn đều có nội dung là miêu tả nhân vật, bao gồm: Mười thương, Dân chài, Người lính thời xưa, Người thua bạc, Một bà mối. Ngoài ra, ở mỗi bài giảng văn đều có các bài tập Luận văn tương ứng để củng cố lý thuyết; những bài tập đều gắn liền với nội dung của bài giảng văn. Tương tự, các bài tập văn phạm, như đã nói, cũng lấy ngữ liệu từ bài khóa được dạy học cho học sinh. Chúng tôi đơn cử một bài soạn cụ thể từ sách giáo khoa Quốc văn 6 để làm rõ vấn đề: Bài 1,
Phần lý thuyết Luận văn: Miêu tả nhân vật.
Phần lý thuyết văn phạm: Các âm, gồm nguyên âm và phụ âm
Giảng văn: bài Mười thương
Danh từ Hán Việt: Nhặt các danh từ Hán Việt trong bài để chú giải: duyên, huyền, hữu tình.
Hệ thống câu hỏi học bài
Bài tập văn phạm: gồm các câu hỏi sau;
- D, G, R đọc khác nhau thế nào? Hãy dựa vào thí dụ để chứng minh.
- S và X đọc giống nhau không?
- Phân biệt nguyên âm và phụ âm trong hai câu đầu của bài Mười thương.
Bài tập luận văn: gồm các câu hỏi:
- Trong bài Mười thương trên đây, anh (chị) hãy:
+ Kể ra những chi tiết mô tả dung mạo (chân dung ngoài) của người thiếu nữ.
+ Kể ra những chi tiết tả tính tình (chân dung trong) của người thiếu nữ.
+ Nói rõ hơn những suy cảm của tác giả đối với người thiếu nữ.
Đề tài đề nghị: Tả một người phụ nữ kiểu mẫu hiện đại theo ý anh chị.
Như vậy, mỗi bài giảng văn sẽ có các bài tập văn phạm và luận văn tương ứng, điều này tạo nên sự tích hợp linh hoạt giữa ba phần, tăng hiệu quả học tập của học sinh. Một hệ quả dễ nhận thấy nữa là, chương trình dành ưu tiên cho hoạt động thực hành của học sinh hơn là học lý thuyết.
Tuy nhiên, ở chương trình Quốc văn miền Nam, phần văn phạm chỉ được học ở hai lớp đầu cấp là lớp 6 và lớp 7. Mặt khác theo quan niệm của các soạn giả, thì từ lớp 8 trở đi “với số kinh nghiệm văn chương đã thu thập được trong những năm trước, học sinh nên tập luyện cho có đầu óc quán xuyến, tinh thần tổng hợp, do đó, chương trình không sắp xếp theo tích hợp ngang trong từng bài mà theo hướng từ khái quát tới tỉ mỉ, từ cụ thể đến thực hành” (2). Theo tinh thần nói trên, sự tích hợp trong các lớp sau linh hoạt hơn hai lớp đầu cấp. Tuy chỉ có sự tích hợp giữa Giảng văn và Luận văn nhưng chúng cũng không thể phối hợp chặt chẽ như trước.Theo chương trình, phần Giảng văn được đặt trước, sau mới đến phần Luận văn và rõ ràng nó đã có một sự đảo ngược về trật tự so với trước đây. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, trong phần Luận văn gồm có hai phần là lý thuyết và thực hành cho nên những soạn giả sách giáo khoa có thể chọn phương án hợp lý để tích hợp Giảng văn và Luận văn. Có thể nói phương án phổ biến nhất đấy chính là gắn chặt phần thực hành Luận văn với Giảng văn, phần lý thuyết có thể trình bày cuối sách. Trong cuốn Quốc văn 9 của Thế Uyên, ở phần văn xuôi, sau hệ thống câu hỏi hướng dẫn học các bài văn nghị luận về các chủ đề như khái niệm văn chương, thái độ xử thế, vấn đề văn hóa xã hội của những tác giả nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Trần Trọng Kim, Thạch Lam, Nhất Linh, soạn giả Thế Uyên đều soạn ra các đề nghị luận thực tập. Chúng, hoặc là đề nghị luận văn học, hoặc là đề nghị luận xã hội, nhưng đều gắn liền với nội dung bài khóa, hoặc nhân gợi ý của bài khóa mà bàn rộng ra các vấn đề xã hội trước mắt. Ví dụ, sau bài giảng văn Nghĩa vụ nhà làm báo của Phạm Quỳnh, Thế Uyên soạn ra những đề luận thực tập sau:
1. Bình giải nhận định sau: Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai nói đến dư luận là nói đến báo.
2. Trình bày những điểm đúng và sai trong nhận định sau: Nhà báo nói láo ăn tiền.
3. Bình giải tư tưởng sau: không thể có dân chủ nếu không có tự do báo chí.
Sự kết hợp này có thể giúp học sinh có thói quen tìm hiểu và mở rộng những kiến thức về xã hội thông qua việc đọc các bài luận, cũng như biết cách dựa vào các bài luận mẫu mực ở bài giảng văn để rèn luyện cả về suy nghĩ lẫn cách tổ chức bài vănHiện nay, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cũng đưa nhiều kiểu văn bản vào dạy học cho học sinh và song song với nó, ở phần Làm văn cũng ưu tiên những đề văn nghị luận xã hội. Theo chúng tôi, việc gắn chúng lại với nhau theo hướng tích hợp, nghĩa là ra những đề văn nghị luận gắn với các bài đọc văn sẽ tạo động lực để các em học, nghiền ngẫm sâu hơn các bài nghị luận xã hội; mặt khác, chính bài văn đó sẽ tạo hứng hoặc tạo nên những căn cứ, chỗ dựa, cả về tri thức lẫn cách lập luận, trình bày để học sinh làm tốt các đề nghị luận đi liền với nó.
Ở sách giáo khoa Quốc văn đệ nhị cấp, tương đương với cấp THPT hiện nay, chúng ta cũng bắt gặp phương án tích hợp tương tự. Ví dụ trong cuốn Việt văn đệ nhị, hai tập, của tác giả Võ Thu Tịnh, một bài học giảng văn gồm các phần cụ thể sau:
A. Tiểu sử tác giả
B. Trình bày những nội dung cơ bản trong toàn bộ sáng tác của tác giả
C. Trích giảng
D. Tài liệu đọc thêm
F. Ý kiến của các nhà phê bình
E. Luận văn
Phần Luận văn chủ yếu là thực hành. Nó gồm một hệ thống các đề bài và hướng dẫn rất ngắn gọn để giúp học sinh giải quyết từng đề một. Ngoài ra, sách cũng chọn một số các loại đề tiêu biểu và làm mẫu. Điều đáng lưu ý ở đây chính là tất cả các đề bài ở phần Luận văn đều luận về tác giả và các tác phẩm đã được giới thiệu ở phần Giảng văn. Ví dụ, nếu ở phần Giảng văn học về tác phẩm Nguyễn Công Trứ thì ở phần Luận văn các đề bài chỉ xoay quanh tác phẩm của ông, hoặc là đề luận bình giảng, hoặc là đề luận thuộc loại trình bày.
Như vậy, có thể khẳng định dạy học văn theo nguyên tắc tích hợp đã được vận dụng phổ biến trong chương trình và sách giáo khoa ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 và không thể phủ nhận được hiệu quả tích cực của nó. Một số điểm thuộc chương trình và sách giáo khoa miền Nam có thể gợi ý cho chúng ta vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này vào dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
Ths. Lê Sử
GV. Khoa Ngữ văn - Đại học Vinh – Nghệ An
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình THPT, Sài Gòn, 1970.
2. Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng, Nguyễn Sỹ Tế, Quốc văn toàn thư, lớp đệ thất (lớp 6), Tủ sách giáo khoa Trường Sơn, 1963
3. Võ Thu Tịnh, Việt văn, đệ nhị, 2 tập, NXB Hải Vân, 1970
4. Thế Uyên, Quốc văn, lớp 9, Thái Độ xuất bản, 1974
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_diem_day_hoc_tich_hop_7814.doc