Dựánlà tập hợpnhữngđềxuấtđểthực hiệnmộtphầnhaytoàn
bộcôngviệc,mụctiêuhoặcyêucầunàođó. Dựánbaogồmdựánđầu
tưvàdựánkhôngcótínhchấtđầutư.
DựánđầutưXDCT(LuậtXâydựng):
DựánđầutưXDCTlàtậphợpnhữngđềxuấtvềviệcbỏvốnđểtạo
mới,mởrộnghoặccảitạonhữngcôngtrìnhxâydựngnhằmpháttriển,
duytrì, nângcaochấtlượngcôngtrình hoặcsảnphẩm,dịchvụtrong
thờihạnnhấtđịnh
42 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3541 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHUYÊN ĐỀ 1.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I. Lập dự án đầu tư XDCT
II. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
đầu tư XDCT
Người trình bày: PGS. TS. Bùi Ngọc Toàn
Trưởng bộ môn Dự án và QLDA
Trường Đại học Giao thông Vận tải
2CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG
Giai
đoạn
trước
đầu tư
Báo
cáo đầu
tư
XDCT
Dự án
đầu tư
XDCT
Thiết
kế
Thi
công
Đấu
thầu
Giai đoạn
sau đầu tư
(khai thác
công trình)
Chu kỳ đầu tư hay vòng đời của dự án xây dựng
Quản lý dự án xây dựng
chuẩn bị đầu tư
Nghiệm
thu, bàn
giao
thực hiện đầu tư kết thúc XD
3I. LẬP DỰ ÁN
1. Một số khái niệm chung
2. Nguyên tắc quản lý các DAĐT
XDCT
3. Các bước lập dự án đầu tư XDCT
4. Điều chỉnh dự án đầu tư XDCT
41. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nghĩa hiểu thông thường: dự án là “điều mà người ta có ý định làm”.
Theo Cẩm nang các kiến thức cơ bản về QLDA của Viện nghiên
cứu QLDA quốc tế thì: “dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để
tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ độc nhất”
Dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn
bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu
tư và dự án không có tính chất đầu tư.
Dự án đầu tư XDCT (Luật Xây dựng):
Dự án đầu tư XDCT là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm phát triển,
duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn nhất định
5CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục tiêu Tæng thÓ
Mục tiêu Phát triển
Mục tiêu Trực tiếp
Các nguồn lực
Các hoạtđộng
Các kết quả
Môi trường của dự án
Pháp lý
Xã hội Tự nhiên
Kinh tế
Chính trị Kỹ thuật
Các thành phần dự án và môi trường của dự án.
6Phân loại dự án đầu tư XDCT
Ph©n lo¹i
dù ¸n
®Çu t
XDCT
Theo quy
m« vµ
tÝnh chÊt
Theo
nguån vèn
dù ¸n
quan träng
quèc gia
nhãm A nhãm B nhãm C
vèn ng©n
s¸ch
Nhµ níc
vèn tÝn dông
do Nhµ níc
b¶o l·nh
vèn ®Çu t
ph¸t triÓn
cña DNNN
vèn kh¸c
7Phân loại dự án đầu tư (theo NĐ 12)
Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc
hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn
lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà
nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử
dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
8Chủ đầu tư (NĐ 12)
1. Các DA vốn NSNN: CĐT do người QĐ ĐT quyết định trước khi lập
DA.
a) Đối với dự án do TTCP quyết định đầu tư, CĐT là: Bộ, CQ ngang
Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ cấp Bộ, Chủ tịch UBND các
cấp QĐ ĐT, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng CT hoặc
đơn vị này không đủ điều kiện làm CĐT thì người QĐ ĐT có thể
giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm CĐT, đơn vị quản lý, sử dụng
CT có trách nhiệm cử người tham gia với CĐT trong việc tổ chức
lập DA, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa CT
vào khai thác, sử dụng;
c) Trường hợp không xác định được CĐT thì người QĐ ĐT có thể
uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm CĐT hoặc đồng thời
làm CĐT.
2. Đối với các DA sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là CĐT.
3. Đối với các DA sử dụng vốn khác, CĐT là chủ sở hữu vốn hoặc là
người đại diện theo quy định.
9Giám sát, đánh giá đầu tư (NĐ 12)
Dự án sử dụng vốn NN trên 50% TMĐT thì phải được giám sát,
đánh giá đầu tư.
Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án;
b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội
dung đã được phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước
về đầu tư xây dựng;
c) Qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội dung phát sinh, điều
chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính
hiệu quả, tính khả thi của dự án.
Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
Người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền có trách nhiệm tổ
chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án do TTCP
quyết định đầu tư: Bộ quản lý ngành tổ chức thực hiện; Đối với dự án do
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ
chức giám sát, đánh giá đầu tư thì phải báo cáo tình hình thực hiện các
dự án đầu tư gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo TTCP
10
2. Nguyên tắc quản lý các DAĐT XDCT
Việc đầu tư XDCT phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng,
bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù
hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật
khác có liên quan:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành
phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng.
Người QĐ ĐT có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực
hiện dự án, không quá 3 năm đối với DA nhóm C, không
quá 5 năm đối với DA nhóm B (NĐ 83).
b) Đối với dự án của DN sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và vốn ĐTPT
của DNNN thì NN chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu
tư.
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư
nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung QLDA.
11
3. Các bước lập dự án đầu tư XDCT
Tr×nh tù lËp Ph¹m vi ¸p dông
LËp theo 2 bíc:
1- B/C §Çu t XDCT
2- Dù ¸n ®Çu t XDCT
C¸c dù ¸n quan träng quèc gia
ChØ lËp DA §T XDCT §èi víi c¸c DA nhãm A, B, C. C¸c DA nhãm A
kh«ng cã trong quy ho¹ch th× ph¶i b¸o c¸o Bé
qu¶n lý ngµnh ®Ó bæ sung tríc khi lËp DA §T.
LËp B¸o c¸o kinh tÕ – kü
thuËt XDCT
- C«ng tr×nh XD cho môc ®Ých t«n gi¸o
- C«ng tr×nh XD míi, c¶i t¹o, söa ch÷a, n©ng
cÊp cã TM§T < 15 tØ ®ång, trõ trêng hîp ngêi
quyÕt ®Þnh ®Çu t thÊy cÇn thiÕt vµ yªu cÇu ph¶i
lËp DA §T XDCT.
12
Nội dung Báo cáo đầu tư XDCT
a) Sự cần thiết phải đầu tư XDCT, các điều kiện thuận lợi, khó
khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu
có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích XD; các hạng
mục thuộc dự án; dự kiến về địa điểm và nhu cầu sử dụng
đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật;
các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng
lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án GPMB, tái định
cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường,
sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn
thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và
hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu
có.
13
Phương pháp lập
Báo cáo đầu tư XDCT
* Phương pháp thực hiện về cơ bản ở giai đoạn lập
Báo cáo đầu tư XDCT chủ yếu chỉ dựa vào bản đồ
tỷ lệ nhỏ có sẵn và các tài liệu thu thập được ở trong
phòng, kết hợp với việc thị sát trên thực địa để tính
toán, nghiên cứu, thiết kế các nội dung theo yêu cầu.
14
Đặc điểm của việc lập B/c đầu tư XDCT
Sử dụng thông tin về công nghệ, giá cả... ở mức thô,
độ chính xác không cao.
Không đi sâu vào các nội dung kỹ thuật, tài chính.
Trong quá trình phân tích tài chính không xét từng
năm mà chỉ nghiên cứu một năm bình thường làm đại
diện.
Phân tích mang bản chất tĩnh (không xét đến yếu tố
thời gian)
15
Lập Dự án đầu tư XDCT
(Báo cáo NCKT)
Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành thì
chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương
theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung hoặc trình
TTCP chấp thuận bổ sung trước khi lập dự án.
Vị trí, quy mô XDCT phải phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị
trí, quy mô xây dựng phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận
bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp
thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về
quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C.
16
Thuyết minh của Dự án đầu tư XDCT
1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu
thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án SXKD; tính
cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa
phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư; địa điểm
xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2. Mô tả về quy mô và diện tích, các hạng mục; phân
tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công
suất.
17
Thuyết minh của Dự án đầu tư XDCT
3. Các giải pháp thực hiện:
a) Phương án chung về GPMB, tái định cư và phương án
hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình
trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức
QLDA.
4. ĐTM, các giải pháp PCCC và các yêu cầu về ANQP.
5. TMĐT của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả
năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án
có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài
chính, hiệu quả xã hội của dự án.
18
Thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư XDCT
Thuyết minh thiết kế cơ sở:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế;
tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến; vị trí, quy mô
xây dựng các hạng mục; việc kết nối giữa các hạng mục thuộc dự
án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công
trình có yêu cầu công nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật
chủ yếu của công trình;
đ) Phương án bảo vệ môi trường, PCCC;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
19
Thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư XDCT
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình
đồ phương án tuyến công trình;
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối
với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có
yêu cầu kiến trúc;
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật,
hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ
tầng kỹ thuật của khu vực.
20
Thẩm định Dự án
Người QĐ ĐT có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi
phê duyệt.
Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp
quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm gửi hồ sơ DA để
lấy ý kiến của CQ quản lý ngành; cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng và các CQ liên quan khác. Người QĐ ĐT có thể thuê tư vấn
để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung theo quy định.
DA trong phạm vi đô thị do CQ NN có thẩm quyền phê duyệt thì
người QĐ ĐT phải lấy ý kiến về TKCS của CQNN có thẩm quyền
trước khi phê duyệt DA. Đối với các DA khác, việc lấy ý kiến về
TKCS do người QĐ ĐT quyết định khi thấy cần thiết.
Đơn vị đầu mối có trách nhiệm gửi hồ sơ DA để lấy ý kiến về
TKCS của CQ quản lý CT XD chuyên ngành. CQ tham gia ý kiến
về TKCS được hưởng 25% phí thẩm định DA (NĐ 83).
21
Nội dung thẩm định Dự án
1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án:
sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô,
công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện; phân tích
tài chính, TMĐT, hiệu quả KT-XH của dự án.
2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án: sự
phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu
có); khả năng GPMB, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ
của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng
hoàn trả vốn vay; giải pháp PCCC; các yếu tố ảnh hưởng đến
dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định
khác.
22
Nội dung thẩm định Dự án
3. Xem xét thiết kế cơ sở:
a) Sự phù hợp của TKCS với quy hoạch chi tiết hoặc tổng
mặt bằng được duyệt; với phương án tuyến; với vị trí, quy mô
xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối
với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi
tiết;
b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật khu
vực;
c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công
nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng,
môi trường, PCCC;
đ) Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân lập
TKCS.
23
Phương pháp lập dự án đầu tư XDCT
* Phương pháp thực hiện ngoài việc dựa vào bản đồ
và các tài liệu thu thập trong phòng, trong giai đoạn
lập DA ĐT XDCT còn phải tiến hành các công tác
khảo sát, thăm dò, điều tra thực địa (địa hình, địa chất,
thuỷ văn, vật liệu xây dựng và sơ bộ cắm tuyến, định
vị công trình trên thực địa...) để lấy tài liệu nghiên
cứu, lập dự án.
24
Đặc điểm của lập dự án đầu tư XDCT
Phân tích kỹ, chi tiết mọi mặt về kỹ thuật, tài chính, môi trường,
kinh tế, thể chế và điều kiện xã hội.
Phân tích mang tính chất động, xem xét đánh giá suốt cả đời dự
án, các tính toán được tiến hành cho từng năm hoạt động.
Điều tra kỹ, xác định rõ tính hiệu quả của dự án.
Dự án đầu tư XDCT là tài liệu đánh giá toàn diện, là cơ sở cho
các cấp phê duyệt dự án. Sau khi hoàn thành dự án đầu tư
XDCT người ta có thể hình dung được toàn cảnh về xây dựng
và khai thác công trình trong suốt thời gian tồn tại hoặc vòng
đời dự án.
25
Thi tuyển thiết kế kiến trúc CTXD
Các công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc
thù phải được người QĐ ĐT quyết định lựa chọn hình thức thi
tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc CT (NĐ 83):
a. Các công trình công cộng có quy mô cấp I, cấp đặc biệt.
b. Các công trình có yêu cầu kiến trúc đặc thù:
CT mang tính biểu tượng, điểm nhấn, tại vị trí ảnh
hưởng đến diện mạo, cảnh quan đô thị.
CT có yêu cầu kiến trúc trang trọng, thể hiện quyền
lực như trụ sở CQ Đảng, TT hành chính-chính trị
tỉnh trở lên.
CT GT đô thị có yêu cầu thẩm mỹ cao.
CT là biểu tượng về truyền thống VH, LS có ý nghĩa
đặc biệt đối với địa phương.
26
Thi tuyển thiết kế kiến trúc CTXD
Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo hộ
quyền tác giả và ưu tiên đàm phán, ký kết hợp đồng để lập dự
án và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy
định; trường hợp tác giả không đủ điều kiện năng lực thì có thể
liên danh với tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực
để ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
Nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ
chối thực hiện lập dự án và thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư tổ
chức lựa chọn nhà thầu khác.
27
4. Điều chỉnh dự án đầu tư XDCT
Dự án có sử dụng 30% vốn NN trở lên (NĐ83) được điều chỉnh khi:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa
hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy
mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên, nhiên, vật liệu, tỷ giá hối đoái...
(NĐ 83 bỏ mục này)
Khi điều chỉnh DA làm thay đổi đ/đ, quy mô, mục tiêu DA, vượt TMĐT
đã được duyệt thì CĐT phải b/c người QĐ ĐT quyết định; trường
hợp điều chỉnh DA không làm thay đổi đ/đ, q/m, m/tiêu DA, không
vượt TMĐT thì CĐT được tự quyết định. Những nội dung điều
chỉnh phải được thẩm định trước khi quyết định. Trường hợp điều
chỉnh DA không phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch XD đã
được CQ QLNN có thẩm quyền duyệt thì phải lấy ý kiến của CQ
này.
28
II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XDCT
1. Thiết kế xây dựng
2. Giấy phép xây dựng
3. Quản lý thi công
4. Các hình thức quản lý dự án
29
1. THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Tùy theo quy mô, tính chất của công trình, việc thiết kế được
thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước (do người quyết
định đầu tư quyết định):
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng
đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
TKBVTC.
Có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan NN
có thẩm quyền ban hành để triển khai TKBVTC.
b) Thiết kế hai bước: TKCS và TKBVTC.
c) Thiết kế ba bước: TKCS, TKKT và TKBVTC.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế
bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được
phê duyệt.
30
Thẩm định, phê duyệt TKKT, TKBVTC
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:
CĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với
công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
CĐT có thể thuê TV thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm
cơ sở cho việc thẩm định.
b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
TKBVTC phải được chủ đầu tư hoặc đại diện uỷ quyền xác nhận bằng chữ
ký và đóng dấu phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư
có thể thuê TVGS thi công xây dựng kiểm tra TKBVTC và ký xác nhận
trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
31
2. GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Trước khi khởi công, CĐT phải có GPXD, trừ trường hợp:
a) Công trình bí mật Nhà nước, theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm;
b) Công trình XD theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với
quy hoạch được duyệt, công trình thuộc dự án đã được phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch 1/500 đã phê
duyệt;
d) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không
làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu,
vùng xa;
e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không
thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông
thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
32
2. GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Trước khi khởi công, CĐT phải có GPXD, trừ trường hợp:
a) Công trình bí mật Nhà nước, theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm;
b) Công trình XD theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với
quy hoạch được duyệt, công trình thuộc dự án đã được phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch 1/500 đã phê
duyệt;
d) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không
làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu,
vùng xa;
e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không
thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông
thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
33
3. QUẢN LÝ THI CÔNG
3.1. QUẢN LÝ KHỐI LƯỢNG
Việc thi công XDCT phải được thực hiện theo khối lượng của
thiết kế được duyệt.
Khối lượng thi công XD được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu
tư, nhà thầu thi công XD, TVGS theo thời gian hoặc giai đoạn
thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt
để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán XDCT được
duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công XD phải xem xét xử
lý. Với công trình sử dụng vốn NSNN thì chủ đầu tư phải báo
cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu
tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán.
Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông
đồng giữa các bên tham gia làm sai khối lượng thanh toán.
34
3.2. Quản lý chất lượng XDCT
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của
tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên
sản phẩm xây dựng bao gồm: chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ
chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát,
thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý
và sử dụng công trình xây dựng.
Theo Nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 (bổ sung
thêm NĐ 49) về quản lý chất lượng công trình xây dựng,
hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng xuyên
suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và
khai thác công trình
35
Khảo sát
Hoạt động xây
dựng
Hoạt động quản lý chất
lượng
Thiết kế
Thi công xây dựng
Khai thác công trình
C¸c tiªu
chuÈn,
quy
chuÈn
x©y
dùng
- tự giám sát của nhà thầu khảo sát
- giám sát của chủ đầu tư
- thẩm tra thiết kế của chủ đầu tư
- tự giám sát của nhà thầu XD
- giám sát và nghiệm thu của chủ
đầu tư
- giám sát tác giả của nhà thiết kế
- giám sát của nhân dân
- b¶o hµnh c«ng tr×nh
- b¶o tr× c«ng tr×nh
Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình
36
3.3. Quản lý tiến độ thi công XDCT
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công
XD, phù hợp với tổng tiến độ của DA đã phê duyệt.
Đối với CTXD có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ
XDCT phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.
Nhà thầu thi công XDCT có nghĩa vụ lập tiến độ thi công XD chi tiết, bố
trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù
hợp với tổng tiến độ của dự án.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công XD, TVGS và các bên có liên quan có trách
nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công XDCT và điều chỉnh tiến độ
trong trường hợp tiến độ ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không
được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư
phải báo cáo người QĐ ĐT để quyết định việc điều chỉnh.
Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất
lượng công trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho
dự án thì nhà thầu được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài
tiến độ gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường và bị phạt vi phạm
hợp đồng.
37
3.4. Quản lý an toàn lao động trên
công trường xây dựng
Nhà thầu thi công XD phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình
trên công trường XD, nếu liên quan đến nhiều bên thì phải thỏa thuận.
Các biện pháp, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công
trường XD để mọi người biết và chấp hành. ở những vị trí nguy hiểm trên
công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
Nhà thầu thi công XD, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên
kiểm tra giám sát công tác ATLĐ trên công trường. Khi phát hiện có vi
phạm về ATLĐ thì phải đình chỉ thi công XD. Người để xảy ra vi phạm
ATLĐ thuộc phạm vi QL của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhà thầu XD có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về
ATLĐ. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thì người
lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo ATLĐ. Nghiêm cấm sử dụng
người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về ATLĐ.
Nhà thầu thi công XD có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động,
ATLĐ cho người LĐ theo quy định khi sử dụng LĐ trên công trường.
Khi có sự cố về ATLĐ, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có
trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan QLNN về ATLĐ đồng thời
chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu
không bảo đảm ATLĐ gây ra.
38
3.5. Quản lý môi trường xây dựng
Nhà thầu thi công XD phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi
trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường
xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế
thải và thu dọn hiện trường. Đối với những CTXD trong khu vực đô
thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải
đưa đến nơi quy định.
Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện
pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Nhà thầu thi công XD, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám
sát việc thực hiện bảo vệ môi trường XD, đồng thời chịu sự kiểm tra
giám sát của cơ quan QLNN về môi trường. Trường hợp nhà thầu
thi công XD không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì
chủ đầu tư, cơ quan QLNN về môi trường có quyền đình chỉ thi
công XD và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi
trường.
Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình
thi công XDCT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
39
4. CÁC HÌNH THỨC QLDA
Người quyết định đầu tư XDCT quyết định hình thức QLDA:
Thuê tổ chức tư vấn QLDA (khi chủ đầu tư XDCT không đủ
điều kiện năng lực) – NĐ 12 bỏ đoạn này.
Trực tiếp QLDA khi chủ đầu tư XDCT có đủ điều kiện năng
lực về QLDA.
Dù là hình thức QLDA nào thì chủ đầu tư cũng phải thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai
thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và
tuân thủ các quy định của pháp luật.
40
4. CÁC HÌNH THỨC QLDA
Trường hợp CĐT trực tiếp QLDA thì chủ đầu tư thành lập Ban QLDA
đủ điều kiện năng lực làm đầu mối. Ban QLDA có thể thuê tư vấn
quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban không có đủ điều kiện,
năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản (dưới 7 tỷ) thì CĐT có thể
không lập Ban QLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình
hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm.
Trường hợp CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ
chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực. Trách nhiệm, quyền
hạn của tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.
Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia
quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp
đồng đã ký với CĐT.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, CĐT vẫn phải sử
dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định
đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn.
41
a. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Chủ đầu tư
Đăng
ký
hoạt
động
Ban
quản lý
dự án
Sử dụng bộ máy
chuyên môn để QLDA
Nhà thầu
Dự án
Quyết
định
(hoặc)
(hoÆc)
Hợp
đồng
Thực
hiện
Qu¶n lýQu¶n lý
Đăng ký
Đăng
ký
42
b. Hình thức thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
Chủ đầu tư
Người
có thẩm
quyền
quyết
định
đầu tư
Tư vấn quản lý dự án
Dự án
Nhà thầu
TrìnhHợp đồng
Hợp đồng
Quản lý
Phê duyệt
Thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cde1_tong_quan_qlda_6088.pdf