Chuyên đề Thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra

Nội dung quá trình thu thập tài liệu: Tập hợp những văn bản, giấy tờ, phương tiện có liên quan đến nội dung, vụ việc cần giải quyết; Phân loại, sàng lọc tài liệu có giá trị chứng minh và hiệu quả sử dụng (vì vậy phải ghi chép thật đẩy đủ, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và phương pháp thu thập vào biên bản); Bảo quản tài liệu nguyên vẹn như khi đã thu thập được; sử dụng đúng theo quy định của pháp luật và bảo quản như tài liệu mật đối với những tài liệu quan trọng; cần có sự phân loại tài liệu để xác định thời hạn bảo quản sau khi kết thúc cuộc thanh tra. Việc thu thập tài liệu cần tập trung vào những vấn đề mấu chốt, trọng tâm, trọng điểm và tiến hành khẩn trương, tỉ mỉ, bám sát mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra. Tất cả thông tin, tài liệu thu thập được phải được ghi chép, lưu trữ , bảo quản chặt chẽ.

ppt33 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng CHUYÊN ĐỀ: THU THẬP, THẨM TRA XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TS.Nguyễn Quốc Hiệp, thanh tra viên cao cấp Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra A. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về các phương pháp thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra. 2. Yêu cầu: Người học nắm được các phương pháp và kỹ năng chủ yếu về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu; biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đó vào quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra. B. Đối tượng: Người mới vào ngành, dự nguồn bổ nhiệm thanh tra viên C. Nội dung chính 1. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 2. Phương pháp thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra 3. Phương pháp thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1. Mục đích, yêu cầu thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra Tài liệu: Là văn bản chứa đựng thông tin giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó. Tài liệu trong hoạt động thanh tra là văn bản chứa đựng những căn cứ pháp lý cần thiết khách quan làm căn cứ cho kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý phù hợp với thực tế và theo đúng yêu cầu của cuộc thanh tra. Thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra là quá trình tìm tòi, thu lượm những văn bản, phương tiện chứa nội dung, sự kiện có thật từ những nguồn khác nhau có liên quan đến thanh tra vụ việc cần giải quyết, giúp cho việc nghiên cứu, khai thác những sự kiện đó làm căn cứ chứng minh cho những tình tiết của vụ việc theo quy định pháp luật. 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.2. Thu thập tài liệu: Nội dung quá trình thu thập tài liệu: Tập hợp những văn bản, giấy tờ, phương tiện có liên quan đến nội dung, vụ việc cần giải quyết; Phân loại, sàng lọc tài liệu có giá trị chứng minh và hiệu quả sử dụng (vì vậy phải ghi chép thật đẩy đủ, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và phương pháp thu thập vào biên bản); Bảo quản tài liệu nguyên vẹn như khi đã thu thập được; sử dụng đúng theo quy định của pháp luật và bảo quản như tài liệu mật đối với những tài liệu quan trọng; cần có sự phân loại tài liệu để xác định thời hạn bảo quản sau khi kết thúc cuộc thanh tra. Việc thu thập tài liệu cần tập trung vào những vấn đề mấu chốt, trọng tâm, trọng điểm và tiến hành khẩn trương, tỉ mỉ, bám sát mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra. Tất cả thông tin, tài liệu thu thập được phải được ghi chép, lưu trữ , bảo quản chặt chẽ. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1.Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra Thẩm tra tài liệu là tìm hiểu, xem xét lại tài liệu để xác định tính chính xác và hợp pháp của tài liệu: - Nghiên cứu, phân tích từng tài liệu, xem xét nó có phù hợp với thực tế không; - So sánh đối chiếu các tài liệu xem có phù hợp nội dung, vụ việc cần giải quyết không, nếu mâu thuẫn thì do đâu; - Sàng lọc, loại bỏ những tài liệu không liên quan và tìm những tài liệu mới làm sáng tỏ những tài liệu đã thu thập được. - Xác định nguồn tài liệu: + Căn cứ vào yêu cầu thu thập, chứng minh; + Căn cứ vào thời hạn sử dụng tài liệu; + Căn cứ vào thực tiễn việc lưu giữ tài liệu và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài liệu. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra Thẩm tra tài liệu Tài liệu thu thập trong hoạt động thanh tra gồm một số loại sau đây: + Văn bản liên quan đến nội dung cuộc thanh tra + Chứng từ, sổ sách kế toán, bảng kê, chứng từ ghi sổ…; + Báo cáo quyết toán, bảng cân đối vật tư, hàng hoá, biên bản kiểm kê các loại, bảng chấm công, báo cáo tình hình sử dụng lao động…; + Các hợp đồng ngoại thương, hợp đồng kinh tế, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá hoặc bộ tài liệu về hợp đồng tín dụng…; + Báo cáo của đơn vị được thanh tra, báo cáo của các cá nhân, đơn vị liên quan theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên; + Biên bản xác minh, biên bản làm việc giữa Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên với các đơn vị, đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp; + Bản giải trình của đối tượng thanh tra; + Một số loại sổ sách, tài liệu, chứng từ khác. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra Thẩm tra tài liệu Lưu ý: Không phải tất cả các tài liệu trên đã là chứng cứ của cuộc thanh tra. Tài liệu này sẽ trở thành chứng cứ khi có đầy đủ 3 thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của chứng cứ. yêu cầu là cán bộ thanh tra phải có linh cảm, phân tích các hiện tượng một cách có hệ thống để phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động được phản ánh trong những tài liệu đã thu thập được, cần nhạy bén để phát hiện những điểm bất hợp lý trên cơ sở đó chọn ra tài liệu điển hình nhất. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra Xác minh tài liệu : làm sáng tỏ những nghi vấn về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của tài liệu. Tìm hiểu, thu thập, kiểm tra các thông tin, tài liệu, chứng cứ từ những sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế Trong hoạt động thanh tra, xác minh là một biện pháp nghiệp vụ, nhằm thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, giúp phân tích, đánh giá và kết luận về một hoặc một số vấn đề phục vụ cho cuộc thanh tra. Yêu cầu về xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra: - Nguồn tài liệu; - Tính khách quan, đầy đủ; -  Tính hợp pháp của tài liệu; - Tính liên quan của tài liệu -  Tính thời sự, thời hiệu của tài liệu… I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra Lưu ý: Sự phân biệt các khái niệm trên chỉ là tương đối, bởi quá trình thu thập hoặc thẩm tra tài liệu thực chất là quá trình xác minh tài liệu và ngược lại, quá trình xác minh tài liệu để làm rõ vụ việc thực chất là quá trình thu thập, thẩm tra tài liệu. Thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra là những khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại biện chứng với nhau; do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cụm từ là: Thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 1.2. Mục đích: Hoàn thiện tài liệu, có thể dùng làm căn cứ để đưa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc cần giải quyết. 1.3. Vai trò, tầm quan trọng Để tìm kiếm, củng cố, hoàn thiện tài liệu, xác định tính chính xác và hợp pháp của tài liệu Làm cơ sở đưa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc. Là hoạt động quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra Là yếu tố quyết định chất lượng các cuộc thanh tra. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 2. Yêu cầu về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 2.1. Yêu cầu về thu thập tài liệu Khi thu thập tài liệu, người có thẩm quyền phải có thái độ khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật quy định; Thu thập tài liệu phải được tiến hành bằng những biện pháp được pháp luật cho phép và do người có thẩm quyền thực hiện 2.2.Yêu cầu về thẩm tra, xác minh tài liệu Trong mọi trường hợp thẩm tra, xác minh tài liệu phải được tiến hành đúng pháp luật, đúng thủ tục, trình tự, Phương pháp thu thập phải khoa học, hợp lý và lập biên bản đúng quy định. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1. Căn cứ, phạm vi thu thập tài liệu 1.1 Căn cứ thu thập tài liệu là: Quyết định thanh tra đã được công bố bao gồm các căn cứ ra quyết định thanh tra sau đây: + Kế hoạch thanh tra; + Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; + Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; + Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Phải căn cứ vào các nội dung trong quyết định thanh tra, không thu thập tràn lan, vi phạm chính sách, đồng thời không bỏ sót tài liệu. 1.2 Phạm vi thu thập tài liệu: Tài liệu liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh của nội dung, vụ việc cần giải quyết; không được tự ý mở rộng những tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra ghi trong quyết định thanh tra. 2. Các tài liệu cần thu thập  Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra Văn bản quản lý và cách thức tổ chức hoạt động của đơn vị cần nghiên cứu, kiểm tra theo từng thời gian và nội dung cụ thể; Báo cáo sơ bộ về quá trình hoạt động của đơn vị; Báo biểu, sổ sách, tài khoản; Các hợp đồng kinh tế; Các chứng từ kế toán; Tài liệu về kho, quỹ; Thông tin tài liệu từ những người có liên quan hoặc quần chúng cung cấp… II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 2. Các tài liệu cần thu thập Thu thập theo ý kiến chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vụ việc cụ thể. Trong hoạt động thanh tra, những ý kiến chỉ đạo cũng cần xem xét tính đúng đắn của nó qua việc đánh giá tính phù hợp chung của tinh thần luật pháp. Nội dung thu thập thông tin, tài liệu phải cụ thể và bám sát mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ, trong đó phải xác định những tài liệu mấu chốt có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá, kết luận bản chất của đối tượng xác minh. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu tuỳ theo từng cuộc thanh tra mà có những phương pháp cụ thể khác nhau nhưng đều sử dụng một số biện pháp chủ yếu sau: Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thanh tra; Yêu cầu giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu phong toả tài khoản; Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời chất vấn của tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên; Nghiên cứu, khai thác những sự kiện, tìm tòi, phát hiện, thu lượm những tài liệu, sự kiện có thật từ những nguồn phản ánh khác nhau có liên quan đến nội dung thanh tra; Kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu, kê biên tài sản… II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Điều 10 Luật Thanh tra năm 2010 quy định trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan như sau: * Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra cũng đều quy định rõ trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.  II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Cung cấp bản báo cáo và các tài liệu có liên quan, phải theo đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp và phải được gửi kèm với quyết định thanh tra Báo cáo ban đầu và các tài liệu có liên quan của đối tượng thanh tra phải có nội dung về tình hình và một số vấn đề giúp cho Đoàn thanh tra tiếp cận, nghiên cứu, để xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra. Có thể yêu cầu hoặc hỏi thêm một số nội dung có liên quan đến cuộc thanh tra, hoặc cung cấp thêm một số thông tin, tài liệu bổ sung khác. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Thông tin, tài liệu đều có thể được coi là căn cứ chứng minh nếu có hai điều kiện dưới đây: - Phải xác thực, có ý nghĩa và là văn bản gốc, không được tẩy xoá, sửa chữa, nếu là bản sao thì phải có công chứng theo quy định của pháp luật. Phải liên quan đến nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và nội dung góp phần chứng minh hành vi, việc làm của đối tượng có liên quan đúng pháp luật hay không đúng pháp luật. Việc thu thập tài liệu phải được tiến hành công khai và là một nguyên tắc rất quan trọng được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra năm 2010. Trong quá trình thanh tra hoặc trước khi tiến hành thanh tra, các cơ quan Thanh tra có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, tìm hiểu thông tin…, những sự kiện, tài liệu. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Khai thác nguồn thông tin từ quần chúng nơi đến thanh tra Để có thông tin tốt từ quần chúng phải hiểu biết và khai thác tốt các yếu tố tâm lý xã hội, phải có những quan điểm đúng đắn trong hoạt động thanh tra, đồng thời phải biết chọn lọc thông tin một cách chính xác, khách quan. Việc khai thác tài liệu phải chính xác, khách quan có năng lực, trình độ và đặc biệt là phẩm chất của Thanh tra viên. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA Căn cứ thẩm tra, xác minh Căn cứ theo thu thập tài liệu đã nêu ở trên Căn cứ vào chính những tài liệu đã thu thập được: nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra và tuỳ từng đối tượng 2. Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh gồm một số tài liệu chính sau: Báo cáo sơ bộ về quá trình hoạt động của đơn vị; Báo biểu, sổ sách, tài khoản; Các hợp đồng kinh tế; Các chứng từ kế toán; Tài liệu về kho, quỹ; Thông tin tài liệu từ những người có liên quan hoặc quần chúng cung cấp… 2. Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh Cần thu thập đầy đủ tài liệu và phải thẩm tra để xác định tính chính xác và hợp pháp của tài liệu. Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm tra tài liệu là một nguyên tắc bởi vì chứng minh thực chất là việc khôi phục lại sự thật khách quan đã xảy ra. Xem xét tài liệu xem có đủ 3 thuộc tính của chứng cứ (tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp) thì mới được coi là nguồn chứng cứ và được sử dụng chứng cứ đó để chứng minh. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh Xem xét, đối chiếu, đánh giá các số liệu, tư liệu, thông tin (hoá đơn, chứng từ, các hợp đồng kinh tế, các quan hệ tài chính) đã thu thập được từ đối tượng thanh tra để xác định đầy đủ, chính xác, khách quan. Cần củng cố, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu để phục vụ cho việc kết luận thanh tra. Khi tiến hành thuẩm tra, xá minh, thanh tra viên cần phát hiện chỗ nào nghi vấn mới tiến hành các biện pháp thẩm tra, xác minh tài liệu, kể cả biện pháp trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết để đưa ra những tài liệu chính xác, thuyết phục trong hoạt động thanh tra. Thanh tra viên phải khai thác, phân tích các hiện tượng, sự vật một cách khoa học, đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm, chắt lọc và thu thập những tài liệu cốt lõi nhất phản ánh những điểm cơ bản của vấn đề, phải xem xét tổng thể đến chi tiết và ngược lại để rút ra tài liệu  có thể sử dụng làm chứng cứ. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh 3.1. Thẩm tra, xác minh tài liệu bằng phương pháp thông thường: - Đối chiếu tài liệu với hồ sơ, chứng từ; đối chiếu với định mức, tiêu chuẩn; đối chiếu với thực tế: - Trưng cầu giám định: Trưng cầu những người giám định có kiến thức chuyên ngành của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá, thủ công theo quy định của pháp luật để nghiên cứu, kết luận những vấn đề cần làm rõ trong hoạt động thanh tra. Ngoài ra còn có một số biện pháp thông thường khác đã được trình bày ở phần thu thập tài liệu. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để tìm ra đầy đủ những tài liệu xác thực làm chứng cứ phục vụ cho việc ra các kết luận, kiến nghị thanh tra. Dùng phương pháp suy luận lôgich để xác định mâu thuẫn của các nội dung cần thanh tra. Cần làm rõ vai trò khác nhau của từng tài liệu khi tiến hành kết luận, nhanh chóng xác lập và chỉ ra được những tài liệu cốt lõi, bản chất và chủ yếu trong hệ thống các tài liệu làm chứng cứ. Nắm vững các kỹ năng và nhiệm vụ thanh tra để tránh những sai sót. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh Xác minh tại chỗ: là phương pháp xác minh được tiến hành thường xuyên, tại địa điểm thanh tra hoặc trụ sở cơ quan thanh tra. Không thể chỉ căn cứ vào lời trình bày của đối tượng mà cần phải tiến hành xem xét hiện trạng của sự vật, hiện tượng. Việc xác minh được thực hiện ngay tại nơi đang tiến hành thanh tra hoặc trụ sở cơ quan thanh tra; được áp dụng đối với những trường hợp đơn giản, tính chất vụ việc không phức tạp; cán bộ xác minh chỉ cần nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan (trong trường hợp nhất định có thể triệu tập đối tượng thanh tra hoặc những người liên quan đến trụ sở cơ quan thanh tra để giải trình, giải thích về vấn đề còn chưa sáng tỏ) là đã có thể tìm ra được vấn đề cần xác minh. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Xác minh bằng công văn: là xác minh bằng hình thức công văn đề nghị hoặc yêu cầu của cơ quan thanh tra đối với các đối tượng liên quan nhằm thu thập thông tin cần thiết. áp dụng đối với những trường hợp đơn giản, tính chất vụ việc không phức tạp và đối tượng xác minh thường là cơ quan, tổ chức có trụ sở cách xa nơi tiến hành thanh tra, cơ quan thanh tra không có điều kiện  Xác minh bằng công nghệ thông tin: là phương pháp xác minh tại chỗ thông qua mạng máy tính, điện thoại, điện tín, Fax... Bằng việc sử dụng công nghệ thông tin, cán bộ thanh tra có thể kiểm tra các thông tin, tài liệu, đánh giá tính xác thực của các thông tin đó. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Xác minh trực tiếp: là việc xác minh mà cơ quan thanh tra cử cán bộ đến tận nơi cần xác minh để gặp gỡ, tiếp xúc, tổ chức đối thoại, đưa ra yêu cầu giải trình với đối tượng xác minh để thu thập chứng cứ. Áp dụng đối với những trường hợp tương đối phức tạp, xét thấy không thể dùng một trong hai biện pháp kể trên và khi xét thấy giữa đối tượng thanh tra và các bên có liên quan mâu thuẫn nhau trong lời trình bày hoặc giải trình về cũng một sự việc nếu không xác minh trực tiếp thì không thể làm sáng tỏ vấn đề được.  Một số trường hợp, cần tổ chức đối thoại sẽ giúp cho quá trình xác minh làm sáng tỏ được thực tế khách quan của vụ việc. Khi tổ chức đối thoại cần lưu ý là phải lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thanh tra tham gia đối thoại. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh Chất vấn đối tượng thanh tra: cần phải đảm bảo các điều kiện sau: - Không trái với đạo đức xã hội. - Không trái với quy định của pháp  luật. - Có căn cứ khoa học là số lượng tài liệu, chứng cứ thu được, đặc điểm tâm lý của đối tượng thanh tra... Hình thức chất vấn điển hình và phổ biến được áp dụng nhiều trong thực tiễn thanh tra là yêu cầu đối tượng viết giải trình và hỏi. Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đối tượng bị hỏi là cá nhân, đại diện cho cơ quan, tổ chức bị thanh tra hoặc có liên quan đến nội dung thanh tra, việc hỏi phải tuân theo nguyên tắc chung của Luật Thanh tra.   III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Chất vấn đối tượng thanh tra: Khi tiến hành hỏi đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan, cán bộ thanh tra cần quan tâm đến một số biện pháp sau: - Hỏi thẳng trực tiếp vào vấn đề cần làm rõ; yêu cầu đối tượng thanh tra phải trả lời vào vấn đề đó. Hỏi thẳng có tác dụng trực tiếp và nhanh chóng làm rõ nội dung, yêu cầu các vấn đề muốn biết, đồng thời có tác dụng đánh mạnh vào tâm lý đối tượng thanh tra, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc hỏi, làm rõ những vấn đề khác. - Vừa hỏi vừa thăm dò, vừa nghiên cứu phân tích để dần dần đi đến làm rõ sự thật về những vấn đề đang nghi vấn. Hỏi dò thường được sử dụng đối với những vấn đề chưa rõ. Chưa có căn cứ xác thực để kết luận đúng sự thật hay không, có liên quan trực tiếp đến hành vi sai phạm hay không, hoặc những việc còn nằm trong suy luận, phán đoán, nhưng là những vấn đề cần thiết phải được làm rõ. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Chất vấn đối tượng thanh tra: - Gợi ý để hỏi sâu làm rõ những vấn đề do kết quả hỏi dò thu được hay những sự việc do đối tượng thanh tra tự ý khai ra ngoài hiểu biết của cơ quan thanh tra. Gợi ý hỏi sâu thêm thường có tác dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây: + Trường hợp đối tượng thanh tra muốn khai thật. + Trường hợp đối tượng thanh tra khai dối. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Chất vấn đối tượng thanh tra: - Hỏi bất ngờ: Khi phát hiện điểm yếu của đối tượng thanh tra thì hỏi ngay vào chỗ mà cố giấu và cho là bí mật nhất, quan trọng nhất, hoặc hỏi bất ngờ vào điểm nào đó trong lúc đối tượng thanh tra đang ngoan cố chối cãi, làm cho đối tượng thanh tra không kịp đối phó, bị dồn vào tình thế hoang mang, dao động, buộc phải khai nhận sự thật. Hỏi bất ngờ vào điểm yếu thường được áp dụng với những đối tượng thanh tra mà tài liệu, chứng cứ thu được chưa có nhiều, đối tượng thanh tra chủ quan, thái độ ngoan cố, coi thường hiểu biết của cán bộ thanh tra. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Chất vấn đối tượng thanh tra: Khi thực hiện kỹ thuật hỏi bất ngờ phải chú ý mấy vấn đề sau đây: + Chọn đúng vấn đề; + Tạo thế bất ngờ: Tạo bất ngờ bằng nhiều động tác khác nhau, tạo ra những điều kiện bất ngờ đối với đối tượng thanh tra khi cán bộ thanh tra hỏi vào điểm chính. Tạo thế bất ngờ có thể bằng cách cho đối tượng thanh tra nói thật nhiều, say sưa với sự lừa dối của mình. Hoặc cuối buổi cung chất vấn, nêu vấn đề cho đối tượng thanh tra suy nghĩ để hôm sau khai báo được tốt, song buổi sau lại không hỏi vào vấn đề đó mà vào vấn đề khác. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thẩm tra, xác minh  Chất vấn đối tượng thanh tra: - Cần mở rộng diện để thu thập những thông tin khác hoặc sự thừa nhận toàn bộ sự thật về vụ việc mà đối tượng thanh tra biết. Phải kết hợp với cảm hoá, thuyết phục làm cho đối tượng thanh tra tin tưởng không sợ sệt. - Khi chất vấn đối tượng thanh tra cần phải làm chặt chẽ những giải trình của đối tượng thanh tra qua từng giai đoạn, từng bước, từng buổi chất vấn. Cán bộ thanh tra chất vấn chi tiết, đầy đủ, chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Cần chú ý: Thái độ của cán bộ thanh tra phải tỏ ra bình thường, không quá nhấn mạnh vào điểm nào mà ta muốn biết, không xoáy sâu vào nhiều vấn đề quan trọng cùng một lúc, không hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau mỗi câu hỏi, một vấn đề cần phải yêu cầu đối tượng thanh tra ký xác nhận ngay vào các câu trả lời đó. Ngoài ra, quá trình chất vấn phải gắn với thẩm tra xác minh. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA KẾT LUẬN Sau khi tiến hành các biện pháp thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu như trên cần phải rút ra được những nhận xét, khẳng định về từng vấn đề cụ thể cũng như vấn đề chung của việc xác minh là đúng, sai hoặc như thế nào. Việc thu thập tài liêu là một vấn đề khó nhưng đánh giá đúng đắn các tài liệu đó lại càng khó hơn. Việc đánh giá tài liệu trong hoạt động thanh tra là một vấn đề hết sức quan trọng, đó là quá trình tác nghiệp có tính logíc cao nhằm xem xét giá trị chứng minh của các tài liệu và mối liên quan giữa các tài liệu với nhau, hay nói cách khác là đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbaigiangthuthapxacminhtt_7444.ppt
Tài liệu liên quan