Chuyên đề: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở cơ sở

Các hình thức kỷ luật bao gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch; cách chức; buộc thôi việc. + Các biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất bao gồm: buộc bồi thường cho Nhà nước, cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; buộc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. - Hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với người quản lý đất đai: + Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính: .Có hành vi vi phạm là làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch; .Có hành vi vi phạm cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc. + Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Không công bố hoặc chậm công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; không công bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất; làm mất, làm sai lệch bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

doc34 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. + Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. + Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định không khởi tố, hủy bỏ, đình chỉ vụ án...kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. - Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính + Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. + Quá thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính + Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính. + Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức. + Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức. + Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. - Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính + Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây: Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành. + Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. + Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng. - Thủ tục nộp tiền phạt + Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. + Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. + Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp nộp phạt tiền nhiều lần. Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt. - Nộp tiền phạt nhiều lần + Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức; đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. + Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. + Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. * Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định khác. - Quá thời hạn quy định trên mà người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây: + Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; + Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; + Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt. - Việc hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền thực hiện theo quy định: + Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. + Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn. + Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định. - Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính + Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định. + Các biện pháp cưỡng chế bao gồm khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. - Quá thời hạn được quy định ở trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới. 4. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với chủ tịch Ủy ban nhân dân và cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xã 4.1. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai theo sự phân cấp. - Hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất đối với người quản lý đất đai. + Các hình thức kỷ luật bao gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch; cách chức; buộc thôi việc. + Các biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất bao gồm: buộc bồi thường cho Nhà nước, cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; buộc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. - Hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với người quản lý đất đai: + Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính: .Có hành vi vi phạm là làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch; .Có hành vi vi phạm cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.  + Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Không công bố hoặc chậm công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; không công bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất; làm mất, làm sai lệch bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; . Cắm mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết sai vị trí trên thực địa; hoặc để xảy ra việc xây dựng, đầu tư bất động sản trái quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. Do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.   - Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất .Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc; . Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; do cố ý thì bị cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.  - Vi phạm quy định về thu hồi đất . Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, tái định cư do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch; .Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường cho người có đất bị thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc; .Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc. - Vi phạm quy định về trưng dụng đất . Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; . Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.  -Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý . Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ bậc lương; . Sử dụng đất sai mục đích thì bị cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức. . Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức. 4.2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xã - Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xã có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Hành vi vi phạm và hình thức xử lý về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất. + Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; hoặc giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; + Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; hoặc từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật đã đủ điều kiện để thực hiện do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc; + Giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ so với thời hạn quy định do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; + Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; hoặc quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; tái phạm thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc; + Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc. Cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước đối với đất đai và cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xã ngoài việc xử lý các vi phạm theo quy định trên còn bị áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật. II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ : 1. Khái niệm tranh chấp đất đai 1.1. Khái niệm Trên một khu đất cụ thể các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai có những mâu thuẫn, những bất hoà, họ tranh giành nhau về quyền quản lý và quyền sử dụng trên khu đất đó. Mỗi bên đều cho rằng quyền quản lý và quyền sử dụng phải thuộc về mình mới đúng pháp luật. Thực chất của việc tranh giành nhau về quyền quản lý, quyền sử dụng trên khu đất đó là tranh giành nhau về thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên khu đất cụ thể. Vì vậy họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan cơ có thẩm quyền giải quyết. Vậy tranh chấp đất đai là sự tranh giành nhau giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng trên một khu đất cụ thể. 1.2. Các dạng tranh chấp đất đai và nguyên nhân Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, có các loại tranh chấp đất đai như tranh chấp về quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh). Trong thực tế những hình thức tranh chấp đai thường gặp bao gồm: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất đai; tranh chấp về thừa kế sử dụng đất; tranh chấp bồi thường thiệt hại về đất. tranh chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản gắn liền và đất. 2. Hòa giải tranh chấp đất đai 2.1. Khái niệm, ý nghĩa - Khái niệm: hòa giải là một thủ tục bắt buộc và rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, đó là cách thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng chính sự thoả thuận của các bên đương sự. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Vậy hoà giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là việc Uỷ ban nhan dân cấp xã phối hợp với các tổ chức xã hội, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật đất đai và tranh chấp đất đai nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật đất đai, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động hoà giải, các hình thức hoà giải ở cộng đồng dân cư. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc xây dựng, củng cố Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hoà giải ở cơ sở; tham gia hoà giải theo quy định của pháp luật. - Ý nghĩa của việc hòa giải Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là một thủ tục, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, bởi việc hòa giải tranh chấp đất đai có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. + Góp phần trực tiếp giải quyết ngay, giải quyết kịp thời những vi phạm, những vụ tranh chấp đất đai trong nhân dân, không để việc nhỏ biến thành việc lớn, vụ việc đơn giản biến thành phức tạp, ngăn ngừa mầm mống phát sinh tội phạm hình sự và tranh chấp phức tạp về dân sự, giữ gìn trật tự, an toàn ở cơ sở + Góp phần tăng cường, phát huy truyền thống đoàn kết, đạo đức dân tộc trong cộng đồng dân cư; + Góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của của nhà nước và của các bên tranh chấp; + Thông qua công tác hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật đất đai trong nhân dân. 2.2. Nguyên tắc hòa giải các tranh chấp đất đai Việc hoà giải các tranh chấp đất đai được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: - Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; - Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải; - Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; - Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải. 2.3 Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai ở cơ sở 2.3.1. Hoạt động hoà giải ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố - Việc hoà giải do các tổ viên Tổ hoà giải tiến hành hoặc tổ chức tiến hành trong các trường hợp sau đây : + Tổ viên Tổ hoà giải chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình trong trường hợp trực tiếp chứng kiến hoặc biết về việc tranh chấp; + Theo phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải; + Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; + Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp. - Thời gian, địa điểm tiến hành việc hoà giải + Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải. Việc hoà giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải ngay tại thời điểm xảy ra tranh chấp, nếu tổ viên Tổ hoà giải là người chứng kiến và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay. + Tổ viên Tổ hoà giải lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên. - Người tiến hành hoà giải + Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên Tổ hoà giải tiến hành. + Tổ viên Tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải hoặc cùng tham gia hoà giải. Người được mời có thể là người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp. Trong từng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người biết rõ nguyên nhân tranh chấp. + Tổ viên Tổ hoà giải không tiến hành việc hoà giải nếu họ là người có liên quan đến vụ việc cần được hoà giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảo đảm hoà giải được khách quan hoặc không đem lại kết quả. Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Tổ trưởng và bàn giao công việc cho tổ viên khác được Tổ trưởng phân công. - Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau Trong trường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các tổ hoà giải khác nhau, thì các tổ hoà giải đó phối hợp để thực hiện việc hoà giải. Việc phối hợp hoà giải do: + Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện. + Các tổ viên là người thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp với nhau, nhưng phải báo cáo ngay với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoà giải. - Kết thúc việc hoà giải + Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó. Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ hoà giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận. + Trong trường hợp các bên không thể đạt được thoả thuận và việc tiếp tục hoà giải không thể đạt kết quả, thì tổ viên Tổ hoà giải hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tổ viên Tổ hoà giải kịp thời báo cáo cho Tổ trưởng Tổ hoà giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết. 2.3.2. Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai ở xã Trình tự hòa giải một vụ tranh chấp đất đai ở cấp xã cần phải tiến hành theo trình tự các bước như chuẩn bị hòa giải; tổ chức hội nghị hòa giải; hoàn tất thủ tục sau hội nghị hòa giải. * Chuẩn bị hòa giải - Sau khi tiếp nhận yêu cầu giải quyết của một trong các bên tranh chấp, cán bộ địa chính xã phải chủ động giúp chủ tịch UBND cùng cấp thu thập các tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung tranh chấp; làm việc và các bên tham gia tranh chấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập các thông tin cần thiết nhằm làm sáng tỏa nguồn gốc, diễn biến quá trtrình sử dụng diện tích đất tranh chấp cũng như các vấn đề lợi ích có liên quan; đối chiếu và quy định của pháp luật để xác định quyền sử dụng đất tranh chấp, lợi ích có liên quan đến sử dụng đất của từng bên. Trên cơ sở đó đề xuất hướng giải quyết. - Bố trí lịch tổ chức hội nghị hòa giải * Tổ chức hội nghị hòa giải - Thành phần hội nghị hòa giải Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp, đối tượng tham gia tranh chấp của từng vụ việc để xác định thành phần tham dự hội nghị hòa giải. Song những thành phần bắt buộc phải có mặt bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; cán bộ Địa chính- xây dựng; các bên tranh chấp; những người có quyền lợi, lợi ích và nghĩa vụ có liên quan đến khu đất tranh chấp. Ngoài ra tùy thuộc đối tượng tranh chấp là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nào đó mà có thể mời đại diện của tổ chức đó tham dự. - Trình tự và nội dung hội nghị hòa giải. + Người chủ trì hội nghị hòa giải tóm tắt sự việc tranh chấp; giới thiệu thành phần tham dự hội nghị; nêu quyền và nghĩa vụ các bên tham gia tranh chấp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. + Các bên tham gia tranh chấp phát biểu trình bày những chứng cứ, lập luận của mình. + Cán bộ địa chính nêu kết quả xác minh vụ việc và các quy định của pháp luật có liên quan; phân tích quyền sử dụng đất thuộc về ai, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên theo quy định của pháp luật; gợi ý hướng hòa giải để các bên tham gia tranh chấp tự thoả thuận. + Đại diện các tổ chức, đoàn thể phát biểu ý kiến. + Các bên nêu ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận về nội dung hòa giải do ủy ban nhân dân xã đề xuất. + Lãnh đạo ủy ban nhân xã kết luận hội nghị. Hội nghị hòa giải phải lập thành biên bản. Nội dung biên bản phải ghi đầy đủ trình tự của hội nghị, chú ý phải ghi cụ thể ý kiến của các bên tham gia tranh chấp; kết quả hòa giải thành hay không thành. Biên bản phải có chữ ký của các bên tham gia tranh chấp và xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. * Hoàn tất thủ tục sau hội nghị hòa giải Sau hội nghị hòa giải cần tiếp tục theo dõi diễn biến tư tưởng của các bên, tránh để kẻ xấu lợi dụng kích động, lôi kéo. Đồng thời sau hội nghị hòa giải, nếu các bên tranh chấp không có ý kiến gì khác và ý kiến tại biên bản hòa giải thành thì UBND xã ra quyết định công nhận thoả thuận. Trường hợp hòa giải thành mà có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối và trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và nhau; hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối và các trường hợp tranh chấp đất đai khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu hòa giải không thành công cần tiếp tục theo dõi, vận động thuyết phục. Nếu các bên không thay đổi ý kiến thì hướng dẫn họ đến đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chú ý: Thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn, quá thời hạn trên mà người có trách nhiệm tổ chức hòa giải không tiến hành hòa giải thì phải bị xét, xử lý kỷ luật. 2.4. Căn cứ pháp lý hoà giải các tranh chấp đất đai Việc hòa giải các tranh chấp đất đai phải căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng về điều chỉnh các quan hệ đất đai và pháp luật của Nhà nước như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật Đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Pháp lệnh hoà giải ở cơ sở năm 1998 và văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Trong trường hợp các tranh chấp đất đai mà ở cấp xã không hoà giải được thì chính quyền cơ sở và cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp làm thủ tục để chuyển lên cấp có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai như sau: * Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết theo quy định sau: - Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối và tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. - Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. * Thẩm quyền của Tòa án. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền và đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. * Thẩm quyền của Chính phủ và Quốc hội Các tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính, do ủy ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết quy định như sau: - Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội quyết định. - Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn do Chính phủ quyết định. Ngành Tài nguyên và Môi trường các cấp có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ: 1. Giải quyết khiếu nại về đất đai 1.1. Khái niệm Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai. Căn cứ để giải quyết khiếu nại về đất đai là đường lối chính sách của Đảng liên quan đến đất đai; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Luật Khiếu nại năm 2011 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2012. 1.2. Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai của chính quyền cơ sở * Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại - Quyết định hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, gồm Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định về gia hạn thời hạn sử dụng đất. - Hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, gồm hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, công vụ của mình như thực hiện các Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tái định cư; thực hiện Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện Quyết định về gia hạn thời hạn sử dụng đất. * Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. * Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. * Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu về đất đai - Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp không được giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. - Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. - Xác minh nội dung khiếu nại + Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây: Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại. + Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại; Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. + Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây: Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trưng cầu giám định; tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh. + Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây: đối tượng xác minh; thời gian tiến hành xác minh; người tiến hành xác minh; nội dung xác minh; kết quả xác minh; kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại. - Tổ chức đối thoại + Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. + Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại. + Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. + Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. + Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại. - Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu + Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. + Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại (nếu có); căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có); quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. + Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại. - Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. - Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính + Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. + Hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. - Hồ sơ giải quyết khiếu nại + Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có); biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); quyết định giải quyết khiếu nại; các tài liệu khác có liên quan. + Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu. - Áp dụng biện pháp khẩn cấp Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó. 2. Giải quyết tố cáo về đất đai 2.1. Khái niệm Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đất đai là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đất đai. Những tố cáo thường gặp ở cấp xã bao gồm những việc làm trái pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, nhà cửa, tài sản nhà nước, về thực hiện chính sách lao động- xã hội, về các biểu hiện vi phạm dân chủ, những hành vi tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, trù dập, ức hiếp nhân dân của cán bộ có chức quyền, về việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, vỡ nợ, vỡ tín dụng, hụi, họ và những biểu hiện lừa gạt khác để chiếm dụng, biển thủ tiền và tài sản của Nhà nước, tập thể, việc phân chia đất đai, tài chính đất đai không đúng pháp luật... Căn cứ để giải quyết tố cáo về đất đai là đường lối chính sách của Đảng liên quan đến đất đai; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Tố cáo năm 2011 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2012. 2.2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai của chính quyền cơ sở - Điều 12 Luật tố cáo có hiệu lực từ ngày 01/7/2012 quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo là: + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết. + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật tố cáo thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. - Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. - Trình tự, thủ tục giải quyết các tố cáo về đất đai + Nếu tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã thì chậm nhất là trong thời hạn 10 ngày, phải chuyển đơn tố cáo và những tài liệu, chứng cứ có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cao biết nếu họ yêu cầu. Trong trường hợp cấp thiết đe doạ gây thiệt hại tính mạng và tài sản của công dân, lợi ích của Nhà nước, của tập thể thì tuy tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình nhưng cơ quan nhận đơn tố cáo phải báo ngay để cơ quan chức năng có biện pháp kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, chứ không phải thời hạn 10 ngày. + Những tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, phải ra quyết định thụ lý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với việc phức tập thì cấp trên có thể gia hạn nhưng không quá 90 ngày. Trong trường hợp phải tiến hành thanh tra thì thời hạn tiến hành theo quy định của pháp luật về thanh tra. + Nếu quá thời hạn kể trên mà Chủ tịch UBND cấp xã không giải quyết hoặc giải quyết không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo với chủ tịch UBND cấp huyện để ra quyết định buộc cấp dưới phải giải quyết. + Trong quá trình giải quyết tố cáo, chủ tịch UBND xã phải thu thập tài liệu, chứng cứ lập thành hồ sơ và ra văn bản kết luận, quyết định giải quyết. Nếu phải tiến hành thanh tra thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan, tổ chức đó biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày. + Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết luận hoặc quyết định giải quyết tố cáo, Chủ tịch xã phải có thông báo cho người tố cáo biết nếu họ yêu cầu. Nội dung quyết định hoặc quyết định giải quyết tố cáo phải nêu rõ căn cứ, xác định rõ đúng, sai, biện pháp xử lý, thời hạn thi hành và người phải thi hành. Trường hợp chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì phải ghi rõ. Việc giải quyết tố cáo của Chủ tịch xã phải có kết luận, quyết định bằng văn bản. ------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_ve_dia_chinh_tai_nguyen_moi_truong_thanh_tra_khieu_nai_to_cao_ths_thai_binh_nghia_3161.doc
Tài liệu liên quan