Đường lối VH của Đảng là quan điểm tư tưởng chủ đạo, chính sách của Đảng; là một bộ phận hữu cơ của đường lối cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, nhằm chăm sóc bồi dưỡng nhân tố con người, khuyến khích sáng tạo những tác phẩm văn nghệ lành mạnh, có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Quá trình hình thành:
Thời kỳ thứ nhất, là thời kỳ chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng 1922 - 1930. Lúc này ra đời “Luận cương chính trị” năm 1930 về vấn đề giải phóng dân tộc nâng cao dân trí và tự do báo chí.
Thời kỳ thứ hai, từ năm 1930 – 1960: đáng chú ý nhất là
* “Đề cương văn hóa” năm 1943, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “khoa học, dân tộc và đại chúng”.
71 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề IV: Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề IVĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘIA. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG Khái niệm văn hóa Các Mác: văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người.Ông Federico Mayor (Tổng giám đốc UNESCO) "Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động". Trong tiếng Việt: văn hóa Theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa) Theo nghĩa chuyên biệt thì văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo, )Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm vật chất cho đến những giá trị tinh thần và các hoạt động Hồ Chí Minh:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.Phạm Văn Đồng: văn hóa là “hiểu biết, khám phá và sáng tạo” Tóm lại, văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động của thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. II. ĐƯỜNG LỐI VH CỦA ĐẢNG Đường lối VH của Đảng là quan điểm tư tưởng chủ đạo, chính sách của Đảng; là một bộ phận hữu cơ của đường lối cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, nhằm chăm sóc bồi dưỡng nhân tố con người, khuyến khích sáng tạo những tác phẩm văn nghệ lành mạnh, có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình hình thành: Thời kỳ thứ nhất, là thời kỳ chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng 1922 - 1930. Lúc này ra đời “Luận cương chính trị” năm 1930 về vấn đề giải phóng dân tộc nâng cao dân trí và tự do báo chí. Thời kỳ thứ hai, từ năm 1930 – 1960: đáng chú ý nhất là * “Đề cương văn hóa” năm 1943, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “khoa học, dân tộc và đại chúng”. Dân tộc hóa: chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa Đại chúng hóa: chống mọi chủ trương, hành động làm cho VH phản lại hoặc xa rời quần chúng Khoa học hóa: chống lại tất cả những gì làm cho VH phản tiến bộ, trái khoa họcXác định mối quan hệ giữa văn hóa và CMGPDT, cổ động VH cứu quốc.Xây dựng nền VH dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc đó là Dân tộc, Dân chủ (nghĩa là yêu nước và tiến bộ); Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ. * Văn kiện “chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” năm1948, Tổng bí thư Trường Chinh: Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới.Phát triển cái hay trong VH dân tộc.Bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của VH thực dân, phản động.Học cái hay, cái tốt của VH thế giới.Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam. * Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ II (1951) của Chủ tịch HCM, xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và hình thức dân tộc. Thời kỳ thứ ba, từ năm 1960 – 1985: vẫn tiếp tục xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất dân tộc. Thể hiện ở văn kiện đại hội Đảng lần III, IV, V. ĐH III (9/1960) xác định:Mục tiêu: làm cho nhân dân thoát nạn mù chữ và thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, có trình độ VH ngày càng cao, có hiểu biết cần thiết về KH-KT tiên tiến để xây dựng CNXH, nâng cao đời sống vật chất và VH.ĐH IV và V tiếp tục đường lối phát triển VH của ĐH III xác định:Nền VH mới là nền VH có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân.Nhiệm vụ: tiến hành cải cách giáo dục, phát triển mạnh khoa học, VH nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng PK, phê phán tư tưởng TTS, xóa bỏ ảnh hưởng của tư tưởng và VH thực dân mới ở miền Nam. Thời kỳ thứ tư: từ 1986 cho đến nay: là thời kỳ đổi mới. là thời kỳ Đảng ta chú trọng tập trung chỉ đạo văn hóa Việt Nam với nhiều Nghị quyết, Chỉ thị riêng về văn hóa. Sự quan tâm này một mặt biểu hiện những biến động phức tạp sâu sắc trong đời sống văn hóa, mặt khác cũng cho thấy sự đánh giá ngày càng cao của Đảng về vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước. Thời gian Sự Kiện12/1986 Đại hội VIXác định KH-KT là một động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển KT-XH có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH.11/1987BCT ra Nghị quyết 05 về Văn hóa- Văn nghệ trong cơ chế thị trường11/1988Nghị quyết của Bộ Chính trị và các kết luận về văn hóa, văn nghệ8/1989BBT ra Chỉ thị số 52- CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình Văn học- Nghệ thuật6/1990BBT ra Chỉ thị số 61- CT/TW về công tác quản lý văn học- nghệ thuật6/1991đại hội VIIĐưa ra quan niệm về nền văn hóa Việt Nam: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Thời gian Sự Kiện1/1993BCHTW ra NQ 4 về một số nhiệm vụ văn hóa- văn nghệ những năm trước mắt6/1996 đại hội VIIIKhẳng định Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ là quốc sách hàng đầu trong việc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc7/1998 Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8Chỉ ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước01/2004 Nghị quyết Trung ương 9 khóa 9 Xác định phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế.7/2004 Nghị quyết Trung ương 10 khóa 9Đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội Như vậy, những giai đoạn của đường lối phát triển VHVN tùy theo từng thời kỳ phù hợp với các yêu cầu của giai đoạn cách mạng, tất cả đều nhất quán theo nguyên lý CNMLN và TTHCM. Đến thời kỳ đổi mới, đứng trước nhu cầu mở cửa, giao lưu văn hóa quốc tế, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến VHVN từ hình thức đến nội dung, từ tư tưởng đến chất lượng sáng tác, từ ý thức bảo tồn VH dân tộc đến việc chắt lọc tiếp thu tinh hoa VHTG. Từ khi có đảng đến nay khẩu hiệu văn hóa của nước ta lúc nào cũng gắn với chữ dân tộc, ngay cả khẩu hiệu chiến lược độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, trong đó có mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. III. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóaQuanĐiểmVH là nền tảng tinh thần của XH, là mục tiêu, động lực phát triểnnền VH mà ta xây dựng là nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcXD,PT VH là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ TT giữ vai trò quan trọngVH là mặt trận xd,pt VH là một sn CM lâu dài, đòi hỏi ý chí CM và sự kiên trì, thận trọng.“xây” đi đôi với “chống”, lấy “xây” làm chính.nền VH VN là nền VH thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.IV. Đánh giá chungKết quả và ý nghĩaHạn chế và nguyên nhânB. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XHI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG1. Tiến bộ XH là khái niệm phản ánh sự vận động của XH từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp là sự vận động của XH loài người từ hình thái KT-XH này lên hình thái KT-XH khác cao hơn, hoàn thiện hơn, cả về CSHT kinh tế lẫn KTTT về pháp lý, chính trị và các hình thái ý thức XH Tiến bộ XH ở VN có các tiêu chí:Llsx phát triển với hàm lượng khoa học ngày càng cao, với qhsx phù hợp theo định hướng XHCN; KT tăng trưởng nhanh, có chất lượng cao và bền vững.Quyền làm chủ của ND với mọi hoạt động XH được đảm bảo; Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh. Dân chủ được phát huy, kỷ luật, kỷ cương được tôn trọngVH, GD-ĐT, KH-CN được mở mang, trình độ dân trí phát triển, quan hệ giữa con người với con người lành mạnh, những thói hư tật xấu và tệ nạn XH được đẩy lùi. Đây là thước đo trí tuệ và đạo đức của tiến bộ XHMôi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiệnCon người có điều kiện phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức, nghề nghiệp; có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc; được cống hiến và hưởng thụ công bằng thành quả của sự phát triển.2. Công bằng XH CNMLN: công bằng XH là sự ngang bằng nhau giữa người và người trong XH chủ yếu về phương diện phân phối sản phẩm XH theo nguyên tắc: công hiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. HCM: CNXH là công bằng hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được NN giúp đỡ chăm nom Công bằng XH :CBXH thể hiện tập trung ở chế độ phân phối theo lao động . Trong thời kỳ quá độ, Đảng ta chỉ rõ “ thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả KT, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi XH”CBXH được thực hiện trong tất cả các lĩnh vục KT, CT, pháp lý VH, XHCBXH không có nghĩa là “cào bằng”, thực hiện chủ nghĩa bình quân, chia đều cho mọi người các nguồn lực và của cải do XH làm ra, bất chấp chất lượng, hiệu quả của sx, kinh doanh và sự đóng góp của môi người cho sự phát triển chung của cộng đồng.3. An sinh XH Ngân hành TG (WB): ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kìm chế được các nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập. định nghĩa này nhấn mạnh sự kìm chế nguy cơ là cơ sở của bảo trở XH, vừa là lưới an toàn, vừa là bàn đạp thông qua sự phát triển vốn con người Tổ chức lao động quốc tế (ILO): ASXH là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của NN hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp định nghĩa này nhấn mạnh vào khía cạnh bảo hiểm và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng ở khu vực KT không chính thức Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): ASXH là một hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với các hộ gia đình và cá nhân Định nghĩa này nhấn mạnh đến tính dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, rủi ro đột xuất, bất hạnh, yếu thế của con người nếu không có ASXH VN: ASXH là một hệ thống chính sách và giải pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong XH đối phó với những khó khăn và rủi ro khi gặp phải, dẫn đến mất hoặc làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập và cung cấp các dịch vụ chăm sóc về y tế. theo định nghĩa này thì hệ thống ASXH phải đáp ứng được 3 chức năng cơ bản: phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro, khắc phục rủi ro. Hệ thống an sinh XH ASXH là sự bảo vệ mà XH cung cấp cho các thành viê trong cộng đồng không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế thông qua các biện pháp phân phối lại tiền bạc và dịch vụ XH. Nội dung của ASXH thường được thể hiện ở các chính sách KT-XH như: bảo hiểm XH, cứu trợ XH, ưu đãi XH, xóa đói giảm nghèo, các quỹ dự phòngVai trò của hệ thống ASXH :ASXH vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lựcASXH góp phần đảm bảo công bằng XHASXH khơi dậy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhauASXH là cầu nối giúp các quốc gia, các dân tộc hiểu biết lẫn nhau và xích lại gần nhauHệ thống ASXH của VN:Chính sách và chương trình thị trường lao động mà trọng tâm là giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao động dôi ra do quá trình xắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hóa các doanh nghiệp NNChính sách bảo hiểm XHChính sách bảo hiểm y tếChính sách ưu đãi đặc biệtTrợ giúp XH cho những đối tượng yếu thếChính sách và chương trình trợ giúp người nghèo4. Dịch vụ công, dịch vụ công cộng Dịch vụ công: nhấm mạnh phía cung ứng dịch vụ (ai cung ứng dịch vụ) vai trò của NN trong cung ứng dịch cụ công. Dịch vụ công cộng nhấn mạnh tính chất của dịch vụ tính phục vụ chung cho cộng đồng. Dịch vụ công là những giao dịch trực tiếp về dịch vụ giũa NN hoặc các tổ chức được NN ủy quyền và công dân với tư cách là khách hàng (khi NN đứng ra với tư cách là người đảm bảo cung cấp các dịch vụ công thì các dịch vụ đó được gọi là dịch vụ công) VN có 3 nhóm dịch vụ chủ yếu: - dịch vụ hành chính – đó là những dịch vụ công thuần túy - Dịch vụ XH cơ bản hay là dịch vụ thiết yếu - Dịch vụ công ích Dịch vụ công cộng là những dịch vụ phục vụ chung cho mọi người (giáo dục-đào tạo, KH-CN, y tế; văn hóa, thể dục thể thao) VN có 2 nhóm dịch vụ công cộng: - Dịch vụ công quyền: là dịch vụ gắn với chức năng quản lý XH (lập pháp, quốc phòng, an ninh, ngoại giao ) và các dịch vụ hành chính công (gằn với hoạt động hành pháp: cấp phép, xử lý tranh chấp) - Dịch vụ công dân là những dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống của cá nhân công dân. II. Chính sách XH của Đảng1. Thời kỳ trước đổi mới Giai đoạn 1930 – 1945 Chính cương ĐCSVN (2/1930): Mục tiêu XH: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục, bỏ sưu thuế cho dân nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ Giai đoạn 1945 – 1954 Chính sách XH được chỉ đạo bởi tư tưởng: chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân ta cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Giai đoạn 1955 – 1975 Theo chế độ phân phối - thực chất là chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ Giai đoạn 1975 – 1985Vấn đề XH giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh khủng hoảng KT-XH, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập, cấm vận Kết quả và ý nghĩa Hạn chế và nguyên nhân2. Thời kỳ đổi mớia. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội ĐH VI: Đảng nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội cho rằng, trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích các hoạt động kinh tế. ĐH VI: giải quyết các vấn đề xã hội, từ công việc làm đến đời sống vật chất và văn hoá, bồi dưỡng sức dân, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất, là chủ thể của xã hội.” ĐHVII: Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. ĐH VIII Đảng chủ trương, hệ thống chính sách xã hội phải được hoạch định theo những quan điểm sau:Tăng tưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sự dụng tốt năng lực của mình. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu, thuỷ chung.Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.ĐHIX:Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. ĐH X: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương. Trong điều kiện nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), hội nhập sâu rộng hơn vào hệ thống quốc tế, Hội nghị Trung ương 4 khóa X (1/2007) nhấn mạnh:phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với WTO. Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO đối với các lĩnh vực xã hội để có nhưng biện pháp xử lý chủ động, đúng đắn, kịp thời. b.QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Một là: kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến các mục tiêu phát triển xã hội có liên quan trực tiếp.Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý.Phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.Sự kết hợp giữa hai mục tiêu này phải được quán triệt ở các cấp, các ngành, các địa phương và từng cơ sở kinh tế́. Hai là: xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.Cần đặt rõ và xử lý hợp lý việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.Nhiệm vụ “gắn kết” phải được pháp chế hóa thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thi hành.Các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phải thấu triệt quan điểm phát triển bền vững, “sạch”, hài hòa, không chạy theo số lượng, tăng trưởng bằng mọi giá. Ba là: chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.Chính sách xã hội có vị trí, vai trò độc lập tương đối so với kinh tế, nhưng không tách rời trình độ phát triển kinh tế và không dựa vào viện trợ như thời bao cấp.Phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đây là yêu cầu của công bằng và tiến bộ xã hội , xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng. chấm dứt cơ chế xin – cho trong chính sách xã hội. Bốn là: coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI), và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển là vì con người, vì xã hội dân giàu, nước mạnh,công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển phải bền vững, không chạy theo số lượng tăng trưởng.c. CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho mọi người lao động có việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động. Khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động. Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng.Cải cách căn bản chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư. Trợ giúp nạn nhân chất độc da cam, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, tạo thuận lợi để họ hoà nhập với cộng đồng.Chế độ tiền lương, các thang lương, bậc lương được sửa đổi và bổ sung nhằm thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động; mức lương phải được điều chỉnh tương ứng với mức giá hình thành trong thực tế. Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỉ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng. Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.Mở rộng diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Đổi mới phương thức thanh toán viện phí qua quỹ bảo hiểm y tế. Củng cố mạng lưới phân phối, lưu thông và cung ứng thuốc để ổn định thị trường thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, sinh phẩm dùng cho người. Phát triển công nghiệp trang bị, thiết bị y tế theo hướng hiện đại, tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ cho mọi người, từng bước nâng cao thể trạng và tầm vóc, trước hết là nâng cao thể lực bà mẹ, trẻ em.Thực hiện chương trình dinh dưỡng quốc gia, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, chăm sóc phụ nữ có thai, sinh đẻ, giảm tỷ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh, của trẻ em Giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng như sốt rét, lao, bệnh viêm phổi ở trẻ em. Mở rộng việc phòng, chống bệnh bướu cổ, thực hiện toàn dân ăn muối có trộn iốt. Thanh toán bệnh bại liệt, phong, uốn ván ở trẻ sơ sinh, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, phòng chống bệnh dại. Chống tệ nghiện hút, mại dâm; ngăn chặn nhiễm HIV/AIDS và tổ chức điều trị những người đã mắc. Tiếp tục phòng, chống các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và tai nạn giao thông. Năm là, thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.Tạo chuyển biến nhanh trong việc thực hiện chiến lược dân số cả về quy mô, cơ cấu và sự phân bố, tập trung trước hết vào mục tiêu mỗi cặp vợ chồng không có quá hai con và được nuôi dạy tốt; giảm nhanh tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên. Ngoài việc đầu tư thêm kinh phí và phương tiện kỹ thuật, cần tăng cường giáo dục truyền thông, bổ sung các chính sách về hạn chế sinh đẻ, củng cố hệ thống quản lý dân số, kế hoạch hoá gia đình các cấp có mạng lưới đến tận thôn xóm, đường phố.Giảm nhịp độ phát triển dân số. Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Phát triển các hoạt động tình nghĩa trong xã hội, chăm sóc tốt hơn người có công với nước, gia đình liệt sĩ, thương binh, những người có khó khăn trong cuộc sống, người tàn tật, người già không nơi nương tựa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. phát về qui mô gắn với chất lượng và hiệu quả dịch vụ công cộng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập và huy động mạnh mẽ các nguồn lực của XHĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI Những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt sau 20 năm đổi mới:Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động, tính tích cực xã hội ở các tầng lớp dân cư.Công bằng xã hội thể hiện ngày một rõ hơn thông qua việc thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vào các nguồn lực khác và phúc lợi xã hội.Thống nhất chính sách kinh tế và chính sách xã hội.-Giai đoạn 2001 - 2005, đã tạo thêm việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. -Cuối 2005, tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (kế hoạch là 10%, theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2005..-Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/năm(đạt kế hoạch đề ra). Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng..Chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo như là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển.Xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng đất nước.Ý NGHĨA Những thành tựu trong chính sách đổi mới đã nói lên bản chất tốt đẹp cũa chế độ mới và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện chiến tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển Môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tài nguyên bị khai thác bừa bãi.Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập, an sinh xã hội chưa bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội. Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. NGUYÊN NHÂN:Từ thực tiễn đổi mới 20 năm qua với tất cả những thành tựu cũng như cả hạn chế, yếu kém, chúng ta có thể rút ra một số bài học lớn có ý nghĩa tiếp tục chỉ đạo công cuộc đổi mới trong thời gian tới. 1- Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duongloichuong_7_8355.pptx