+ Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) - mạng lưới thông tin thương mại khu vực (TISNET)
+ Tổ chức các nước Đông Nam á (ASEAN - CCI/ASEANET)
+ Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APECNET)
+ Trung tâm trao đổi dữ liệu đầu tư, thương mại và công nghệ Phương Nam (SITTDEC)
+ Hệ thống EASYNET
+ Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC
+ Nguồn thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về vệ sinh an toàn và các yêu cầu về bảo vệ môi trường và người tiêu dùng trên Internet
+ Hệ thống thông tin thương mại TRAINS (Trade Analysis and Information System) của Tổ chức thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD)
+ Tổng hợp các nguồn thông tin về Danh bạ các nhà Nhập khẩu và Xuất khẩu của các nước trên thế giới trên Internet
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn kỹ năng khai thác hệ thống thông tin thương mại & thị trường quốc tế trên internet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG KHAI THÁC
HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI & THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ TRÊN INTERNET
ThS. Nguyễn Văn Thoan
Trưởng Bộ môn Thương mại điện tử
Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Trường Đại học Ngoại thương
MỤC LỤC
1. Những dịch vụ thương mại mới phát triển trên Internet
1.1. Hệ thống các Trade Points trên Internet
Trade Point, được dịch là “điểm đầu mối thương mại” hay “tâm điểm thương mại” là một sáng kiến của tổ chức Thương mại và Phát triển của LHQ (UNCTAD), nằm trong chương trình Hiệu quả thương mại (Trade Efficiency) và Thuận lợi hoá thương mại (Trade Facilitation) sử dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.
Một trong những mục đích cơ bản nhất nhằm cung cấp một trung tâm tại đó có tất cả các thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, như thông tin về thị trường, hàng hoá, dịch vụ, vận tải, bảo hiểm, môi giới, các quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, thuế... Công nghệ thông tin và Internet sẽ kết nối tâm điểm thương mại với các cơ quan, tổ chức liên quan để doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần tiếp cận một địa điểm (tương tự như chiến lược One-Stop-Shopping của các doanh nghiệp).
Chương trình Trade point có ba chức năng chính
- Cung cấp các dịch vụ kinh doanh, thương mại
- Cung cấp các dịch vụ thông tin thị trường, tìm kiếm bạn hàng
- Kế nối các doanh nghiệp với nhau
Trade point bước đầu giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và thiết lập quan hệ, doanh nghiệp sử dụng Trade point để tiến hành các hoạt động tiền giao dịch (pre-transaction), liên lạc với nhau, tìm kiếm bạn hàng, thị trường. Sau đó, nếu thuận lợi các doanh nghiệp có thể tiến tới đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.
a. Một số định nghĩa Trade point
Định nghĩa của LHQ: Tâm điểm thương mại là giải pháp mở cho thương mại quốc tế và doanh nghiệp, đây là một kỷ nguyên mới của thương mại quốc tế.
Định nghĩa của các doanh nghiệp: Tâm điểm thương mại là nơi các doanh nghiệp gặp nhau, là nơi các cơ hội kinh doanh được tạo ra và xác định, nơi các giao dịch được thực hiện và nơi các hoạt động kinh doanh được thực hiện.
Định nghĩa của những người tham gia: Tâm điểm thương mại là cơ hội lớn nhất cho các hoạt động kinh doanh quốc tế, một siêu thị cho tương lai.
b. Một số lợi ích
- Một trung tâm xúc tiến thương mại (thuận lợi hoá thương mại)
- Một đầu ngõ tiếp xúc trong hệ thống thương mại thế giới
- Một cửa ngõ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào thị trường thế giới
- Cơ hội về thị trường có thể tiếp cận được; các thủ tục được quy định rõ ràng; các hoạt động kinh doanh được thực hiện tại một địa điểm
c. Một số tâm điểm thương mại
Tâm điểm thương mại đầu tiên trên thế giới được thành lập ngày 23-3-1992 với sự tham gia của 171 nước tham dự hội nghị UNCITAD, ngày nay số lượng các tâm điểm thương mại tăng lên rất nhanh trên khắp thế giới.
Nguồn:
Các tâm điểm thương mại trên khắp thế giới được liên kết với nhau thông qua Internet trong hệ thống có tên gọi là Global Trade Point Network (GTPNet), thâm nhập vào một địa điểm có thể link tới tất cả các trade point khác.
1.2. Dịch vụ ETO trên Internet
Trên Tradepoint, ETO (Electronic Trade Opportunity) hay cơ hội kinh doanh điện tử là một dịch vụ được nhiều doanh nghiệp quan tâm; tại địa chỉ này các doanh nghiệp tìm kiếm người mua hàng, người bán hàng hay phát hiện nhu cầu thị trường.
Dịch vụ ETO cho phép các doanh nghiệp tham gia gửi các đơn chào hàng, hỏi hàng lên một địa điểm và mọi doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có thể tiếp cận được thông qua Internet. ETO là một phần hoạt động khá tiêu biểu của hầu hết các trade point và hiện nay có khoảng 152 trade point tại 92 nước trên thế giới và những con số này đang tăng lên rất nhanh.
Đây thực chất là một ứng dụng của thương mại truyền thống trên Internet khi đưa các yêu cầu chào mua và chào bán lên mạng. Trong thương mại truyền thống, khi các doanh nghiệp muốn chào bán (offer) hay chào mua (inquiry) thì phải thực hiện trên các phương tiện truyền thông (mass communication media) như tivi, đài, báo, tạp chí, fax, điện thoại hoặc hội chợ, triển lãm. Các phương tiện trên vẫn còn hiệu quả hiện nay, nhưng Internet phát triển tạo ra một phương tiện mới, một công cụ mới cho phép hầu hết doanh nghiệp có thể tham gia với chi phí rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả tương đối lớn hơn.
1.3. Hệ thống các B2B E-market place
a. Khái niệm
E-market place (Electronic market place) tạm dịch là chợ điện tử (hay chợ ảo, hay siêu thị ảo) là một trang web, tại đó người mua, người bán gặp nhau, trao đổi và giao dịch. Trong giai đoạn này, có thể thấy rõ là e-market place chưa được phát triển rộng để hiểu là thị trường điện tử với đầy đủ các ý nghĩa của thị trường nhưng với ý nghĩa là một địa điểm để các nhu cầu có thể được đáp ứng, chợ điện tử có những ưu thế to lớn hơn nhiều so với chợ truyền thống.
b. Đặc điểm của Emarketplace
- Địa điểm để người mua và bán trên khắp thế giới gặp nhau
- Tập trung các mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và chính phủ
- Là nền tảng cho các hoạt động thương mại, bản thân emarketplace không mua bán hàng hoá, dịch vụ mà chỉ những người tham gia thực hiện các giao dịch tại đây
- Có ít nhất một trong các chức năng thương mại
Chú ý, một số website có chức năng tương tự nhưng chưa được coi là emarketplace khi:
- Chỉ thông tin thị trường, chỉ cung cấp danh mục các công ty
- Là website của một công ty, bán các sản phẩm của công ty đó
- Chủ yếu là nơi giao dịch giữa người tiêu dùng
- Chỉ cung cấp các giải pháp về Thương mại điện tử
Khi mới hình thành, emarketplace chủ yếu là bán hàng cho người tiêu dùng B2C nhưng hiện nay mô hình chiếm ưu thế tuyệt đối là phục vụ quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B. Các mô hình emarketplace phát triển nhanh và đa dạng, hiện nay có thể chia thành một số loại cơ bản sau:
- Independent emarketplace: được tổ chức và vận hành bởi một bên thứ ba, không phải người mua hay người bán, cho tất cả tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia.
- Sale-oriented emarketplace: được tổ chức và vận hành bởi một số các công ty liên kết với nhau, hợp tác để bán hàng và kinh doanh hiệu quả hơn
- Purchase-oriented emarketplace: được tổ chức và vận hành bởi một số người mua nhằm nâng cao hiệu quả quá trình mua hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các e-marketplace có xu hướng thực hiện nhiều chức năng.
Có thể phân chia thành các e-marketplace theo chiều dọc (vertical) hoặc ngang (horizontal).
Ví dụ:
Nguồn:
Danh sách một số B2B portal:
Quy trình cụ thể tìm kiếm thông tin: Xem slide bài giảng về Global Business Directories
2. Những dịch vụ thương mại truyền thống được ứng dụng công nghệ thông tin
2.1. Sở giao dịch hàng hoá trên Internet
Sở giao dịch hàng hoá là một trong những tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá cổ truyền nhất trong thương mại, có nhiều tên gọi: commodity exchange, commodity market, corn exchange... Đây là nơi người ta tiến hành các giao dịch mua và bán hàng hoá với khối lượng lớn, những loại hàng hoá có phẩm cấp rõ ràng như kim loại, ngũ cốc, cà phê, cao su... Việc mua bán ở đây tiến hành theo những quy chế chặt chẽ thông qua những người môi giới do sở giao dịch hàng hoá chỉ định.
Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một số mặt hàng trong từng thời gian nhất định. Giá cả tại các sở giao dịch hàng hoá được các doanh nghiệp coi là tài liệu tham khảo về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Nguyên nhân cơ bản là số lượng hàng hoá được giao dịch trên các thị trường này thường rất lớn. Trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi muốn tận dụng nguồn thông tin này là khoảng cách, thời gian và chi phí.
Với sự phát triển của Internet, các sở giao dịch hàng hoá được ứng dụng công nghệ thông tin và Internet đã thực sự trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp khắp thế giới. Các doanh nghiệp lớn nhỏ, ở mọi nơi, mọi lúc đều có thể tiếp cận các sở giao dịch hàng hoá để khai thác, theo dõi các thông tin thị trường, giá cả, khối lượng giao dịch, xu hướng và khả năng biến động. Hơn nữa, các thông tin được cập nhật thường xuyên 24/7, chi tiết hơn, đầy đủ hơn. Không chỉ khai thác, theo dõi thông tin, quan trọng hơn các doanh nghiệp có khả năng tham gia thực hiện các giao dịch thông qua internet nhanh hơn, hiệu quả hơn các phương pháp truyền thống.
Một số sở giao dịch hàng hoá lớn:
- Sở giao dịch hàng hoá Chicago: :
CME is one of the world’s leading financial services companies with an unparalleled track record of innovation and execution, providing new products and services that continually power global financial markets to new levels. The CME Web site provides valuable information about CME, Trading CME Products, Education and Clearing Services.
- Sở giao dịch hàng hoá Châu Âu: (Amsterdam, Brussel, Paris và London)
Euronext N.V., a holding company incorporated under Dutch law that operates through local subsidiaries, was formed on 22 September 2000 when the exchanges of Amsterdam, Brussels and Paris merged. The Euronext group expanded at the beginning of 2002 with the acquisition of LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange) and the merger with the Portuguese exchange BVLP (Bolsa de Valores de Lisboa e Porto). Today, Euronext is Europe’s leading cross-border exchange, integrating trading and clearing operations on regulated and non-regulated markets for cash products and derivatives. Euronext was formed in 2000 in response to the globalisation of capital markets and to create a pan-European exchange offering its participants increased liquidity and lower transaction costs.
- Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (Tokyo Commodity Exchange): www.tocom.or.jp
- Sở giao dịch hàng hoá lớn ở Mỹ là tại Chicago với số lượng giao dịch trung bình mỗi ngày 1 đến 2 triệu hợp đồng. Chicago Board of Trade www.cbot.com
2005: On January 3, 2005, CBOT announced that 2004 was the Exchange’s most successful year ever with volume reaching nearly 600 million contracts. Total annual volume rose 32 percent over the prior year to 599,994,386 contracts, making 2004 the third consecutive record-breaking year for the CBOT. On January 18, 2005, the CBOT announces increased efficiency of open auction trading. Designed to create a more automated trading environment, the initiative employs the latest technology that facilitates real-time trade confirmations and near-real-time trade matching on the trading floor.
- Sở giao dịch hàng hoá (New York Mercantile Exchange): www.nymex.com
Nguồn:
Với sự phát triển của Internet các doanh nghiệp có thể tiếp cận các sở giao dịch hàng hoá, tham gia, theo dõi các diễn biến trên thị trường với “đúng” thời gian thực của nó.
2.2. Tìm kiếm thị trường và bạn hàng trên Internet
Một mục tiêu của các tổ chức hiện nay là làm sao ứng dụng công nghệ thông tin để khuyếch trương và bán được sản phẩm. Làm thế nào để khuyếch trương website của công ty trên mạng internet: đưa tên website vào các search engine, đăng ký vào các trade point, các emarketplace, các danh bạ doanh nghiệp, trang vàng, trang trắng điện tử để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình, giới thiệu trên các trang web về hội trợ, triển lãm là một số các biện pháp cơ bản, hiệu quả, nhanh và tiết kiệm chi phí để đạt mục tiêu này.
Mục tiêu tiếp theo là làm sao có thể tìm người mua hoặc cung cấp thông qua internet, tìm người mua hàng của doanh nghiệp tại các thị trường cụ thể theo khu vực địa lý hoặc theo các ngành hàng, mặt hàng mà doanh nghiệp quan tâm. Trước đây, hàng năm một số quốc gia có xuất bản Danh bạ các công ty xuất nhập khẩu, tuy nhiên để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận và sử dụng còn nhiều hạn chế. Ngày nay, Internet góp phần giải quyết vấn đề này.
Một số danh bạ các công ty xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới:
- Danh bạ của Trung tâm thương mại thế giới: tại đây có danh bạ các công ty, đăng ký các cơ hội kinh doanh được chia theo cả ngành hàng và khu vực địa lý. Đồng thời có những liên kết đến các danh bạ khác.
- Danh bạ các doanh nghiệp Châu Âu, European Business Directory, cung cấp thông tin của 500.000 công ty tại 36 nước miễn phí tại địa chỉ: www.europages.com
- Danh bạ có lẽ là một trong các cơ sở dữ liệu lớn nhất về các công ty là Kompass International Database, cung cấp thông tin về khoảng 1,5 triệu công ty trên 60 nước và 23 triệu sản phẩm, phân chia theo khu vực địa lý và mặt hàng. Địa chỉ: www.kompass.com
- WLW online, địa chỉ giới thiệu 240.000 công ty cung ứng có tiềm năng tại 10 nước.
- World Trade Association, địa chỉ gồm 300 thành viên ở 180 nước, cung cấp danh bạ gồm 140.000 nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp liên quan
- Khi tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tuyến, ETO, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký các chào hàng của mình tại các website đó để tăng thêm khả năng có được khách hàng.
3. Xúc tiến thương mại trên Internet
3.1. Khái niệm XTTM trên Internet
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet, xúc tiến thương mại có những thay đổi đáng kể. Từ nhiều năm nay, các tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới đã tổ chức nghiên cứu, hội thảo về chủ đề Định nghĩa lại hoạt động xúc tiến thương mại (Redefining Trade Prômtion) trước tác động của công nghệ thông tin ICT.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và Internet, xúc tiến thương mại theo phương pháp truyền thống không còn khả năng tạo nên năng lực cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp như trước đây. Mặt khác, nhiều dịch vụ thương mại mới ra đời, nhiều cơ hội mới được mở ra đồng thời là những thách thức cho các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống. Định nghĩa lại xúc tiến thương mại ở đây có ý nghĩa là đưa ra các phương pháp xúc tiến thương mại mới, hiện đại hơn, ứng dụng công nghệ mới để phù hợp với sự phát triển thương mại ngày nay.
Khái niệm xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại có nhiều tên gọi khác nhau, cũng tương tự như marketing khi định nghĩa cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng, lĩnh vực hoạt động và từng thời kỳ khác nhau. Có thể tổng hợp một số khái niệm như sau:
- Xúc tiến thương mại: Trade promotion
- Xúc tiến xuất khẩu: Export promotion
- Xúc tiến nhập khẩu: Import promotion
- Hỗ trợ thương mại: Trade support
- Phát triển thương mại: Trade development
- Phát triển xuất khẩu: Export development
Những nội dung chính của xúc tiến thương mại
- Hội chợ, triển lãm
- Quảng cáo
- Thông tin thị trường
- Tìm kiếm bạn hàng
- ...
Với sự phát triển của Internet, vấn đề đặt ra cho hoạt động xúc tiến thương mại là làm sao ứng dụng công nghệ mới này để nâng cao hiệu quả.
3.2. Hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới trên Internet
Hoạt động hỗ trợ thương mại, xúc tiến thương mại, phát triển thương mại là một công việc mà các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các phòng thương mại và doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.... đã và đang tiến hành từ nhiều năm nay. Cac dịch vụ chính có thể bao gồm:
- Thống kê về hoạt động sản xuất, ngoại thương của các nước
- Thông tin về các quy định thương mại quốc tế của các nước, các khu vực
- Thông tin về các quy tắc y tế, an toàn, chất lượng liên quan đến ngoại thương
- Thông tin về đấu thầu
- Thông tin về danh mục các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các tổ chức liên quan đến thương mại
- Cung cấp các tài liệu giới thiệu về kinh tế và thương mại các nước, hướng dẫn kinh doanh với từng thị trường cụ thể
- Thông tin về giá cả hàng hoá
- Giúp đỡ thiết lập quan hệ bạn hàng, trợ giúp các công ty nước ngoài tiếp cận với doanh nghiệp trong nước
- Thông tin về các hội trợ, triển lãm quốc tế, sự kiện kinh tế trên thế giới
- Giới thiệu các chào hàng, hỏi hàng, các cơ hội kinh doanh
- Các thông tin về vận tải hàng hoá
- Thông tin về các kỹ thuật marketin quốc tế, tập quán thương mại quốc tế
- Hướng dẫn về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
- Các vấn đề về pháp lý, trọng tài liên quan đến thương mại quốc tế
Không phải tại mọi tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp đều có thể tìm được các thông tin trên, có thể qua nhiều tổ chức doanh nghiệp sẽ tổng hợp được những thông tin thị trường mình quan tâm. Tuy nhiên, các tổ chức xúc tiến thương mại thường có sự liên hệ với nhau để doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin đầy đủ và dễ dàng hơn thông qua các liên kết trên các website với nhau.
Một số các website của các tổ chức xúc tiến thương mại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tiếp cận và khai thác:
+ Các tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ
Hầu hết các chính phủ đều có hoạt động hỗ trợ thương mại.
Mỹ
- Bộ thương mại Mỹ:
Là các trang web có thông tin rất phong phú và hữu ích (miễn phí)
- Bộ nông nghiệp Mỹ:
- Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Mỹ, American Association of Exporters and Importers AAEI, địa chỉ tại
Singapore
Bộ công nghiệp và thương mại Singapore:
Hội đồng phát triển thương mại Singapore:
Nhật bản
Tổ chức xúc tiến ngoại thương của Nhật, Japan External Trade Organization JETRO, tại địa chỉ,
3.2. Hệ thống các Phòng thương mại trên thế giới
Các phòng thương mại trên thế giới là nơi hướng dẫn các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp các thông tin cũng như các hướng dẫn để doanh nghiệp tham gia thị trường, phát hiện, tiếp cận khách hàng, cung cấp các thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm...
Phòng thương mại quốc tế tại Paris:
Phòng thương mại Mỹ tại New York:
Phòng thương mại quốc tế Singapore:
Phòng thương mại và công nghiệp Nhật bản:
3.4. Hế thống các tổ chức khuyến khích nhập khẩu
Một số nước phát triển có chương trình xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Ví dụ như:
Thuỹ Sỹ có chương trình Swiss Import Promotion Programme SIPPO, địa chỉ tại
Đan mạch có Văn phòng Phát triển nhập khẩu từ các nước đang phát triển Denmark Import Promotion Office DIPO tại địa chỉ:
3.5. Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới
Hệ thống các tổ chức này được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường, phát triển sản xuất và xuất khẩu.
Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thế giới, WASME, tại:
3.6. Các hiệp hội ngành nghề
Tổ chức các Hiệp hội ngành nghề hoạt động trên thế giới từ nhiều năm nay, tại đây các doanh nghiệp liên kết với nhau theo ngành nghề, hợp tác hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm thông tin, mở rộng, bảo vệ thị trường và bảo vệ lợi ích của các thành viên. Đây là hình thức khá phổ biến của các nước, không có nước nào không có các hiệp hội ngành nghề. Với sự phát triển của Internet, và những lợi ích không thể phủ nhận được, nhiều Hiệp hội ngành nghề đã phát triển các website riêng của mình để hoạt động hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các hiệp hội ngành nghề để tìm hiểu khách hàng của mình.
Danh sách một số các website của các Hiệp hội ngành nghề các nước:
- Liên đoàn những người cung cấp đồ đạc (furniture) của Đức: www.holzhandel.de
- Hiệp hội những nhà xuất nhập khẩu sản phẩm làm vườn và nước quả của Italia.
3.7. Các tổ chức quốc tế và khu vực
Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ:
Hiệp hội công nghiệp và thương mại Carribe:
Hiệp hội các nước Đông Nam á:
Uỷ ban kinh tế xã hội Châu á Thái Bình Dương:
Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Âu:
Khu vực thị Trung Đông và Nam Phi:
Các tổ chức quốc tế khác như: FAO, WTO, IMF, WB...
4. Sử dụng Internet bán hàng vào một số thị trường trọng điểm, kinh doanh một số ngành hàng trọng điểm
Phần này giới thiệu và hướng dẫn cụ thể các thao tác cần thiết để tìm được thông tin chi tiết về các doanh nghiệp cần mua, cần bán tại những thị trường trọng điểm đối với các ngành hang, mặt hàng cụ thể. Mục đích để doanh nghiệp có thể khai thác, sử dụng thông tin để liên lạc phát triển các cơ hội kinh doanh (với chi phí thấp) thông qua internet.
4.1. Bán hàng vào một số thị trường trọng điểm trên thế giới qua Internet
+ Các web site nên biết khi kinh doanh với thị trường Mỹ
+ Các web site nên biết khi kinh doanh với thị trường Nhật Bản
+ Các web site nên biết khi kinh doanh với thị trường EU
+ Các web site nên biết khi kinh doanh với thị trường Trung Quốc
+ Các web site nên biết khi kinh doanh với thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan...
4.2. Một số website theo ngành hàng cần biết:
+ Các website chuyên về hàng thuỷ hải sản
+ Các website chuyên về hàng nông sản, gạo, cao su, rau, quả, cà phê, thịt, gỗ, đường...
+ Các website chuyên về hàng dệt, may mặc...
+ Các website chuyên về hàng thủ công, mỹ nghệ
+ Các website chuyên về hoá chất, chất dẻo
+ Các website chuyên về phân bón
5. Những việc cần làm để doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử
5.1. Quy trình tổ chức tham gia thương mại điện tử
(Nguồn: Turban 2004, chương 16, trang 601-642)
Bước 1:Chuẩn bị
* SWOT
* Kế hoạch
* Vốn đầu tư cho TMĐT
Bước 2 :Xây dựng website (mô hình, cấu trúc)
* Đánh giá website
* Xây dựng website
Bước 3: Thuê máy chủ
* Hợp đồng thuê máy chủ
* Đăng ký tên website
Bước 4: Cung cấp và quản lý thông tin trên website
* Cung cấp thông tin cho website
* Quản lý thông tin trên website
Bước 5: Thiết kế website
* Information architecture
* Site navigation
* Consistency
* Performance
* Color and Graphics
* Quality assurance
Bước 6: Xây dựng website
* Tự xây dựng hay Thuê ngoài
* Chấp nhận thẻ tín dụng
Bước 7: Quảng bá website
* Các search engines
* Các kỹ thuật xúc tiến website chính
Bước 8: Quan hệ khách hàng
* Nội dung website
* FAQ và tự phục vụ
* Lắng nghe khách hàng
* Tăng sự tin cậy của khách hàng và đối tác
5.2. Đánh giá website thương mại điện tử
Đánh giá một website thương mại điện tử chung
Đánh giá trên góc độ liên quan đến hợp đồng
5.3. Các bên liên quan đến website (khả năng chía xẻ thông tin giữa các bên)
Công ty kinh doanh thương mại điện tử
Các nhà cung cấp, sản xuất
Các nhà phân phối
Nhà vận chuyển
Các cơ quan quản lý nhà nước
Ngân hàng
5.4. Tổ chức giao hàng và thanh toán trên mạng
Mô hình chấp nhận thanh toán qua mạng giữa doanh nghiệp và ngân hàng
Mô hình phối hợp giữa người kinh doanh và người phân phối/người chuyên chở
6. Xây dựng và quản trị hệ thống thông tin thị trường trong Thương mại điện tử
6.1. Tổng quan về thông tin thị trường
- Khái niệm thông tin thị trường
- Tầm quan trọng của thông tin thị trường
- Thực trạng thông tin thị trường ở nước ta hiện nay
6.2. Những nội dung thông tin cần thiết cho doanh nghiệp
- Thông tin pháp luật trong hoạt động kinh doanh
- Thông tin phân tích và dự báo thị trường
- Thông tin về giá cả hàng hoá và dịch vụ
- Thông tin về khách hàng và đối tác kinh doanh
6.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường của tổ chức
- Các bước xây dựng và quản trị thông tin thị trường
6.4. Một số dịch vụ thông tin thị trường trên Internet
+ Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) - mạng lưới thông tin thương mại khu vực (TISNET)
+ Tổ chức các nước Đông Nam á (ASEAN - CCI/ASEANET)
+ Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APECNET)
+ Trung tâm trao đổi dữ liệu đầu tư, thương mại và công nghệ Phương Nam (SITTDEC)
+ Hệ thống EASYNET
+ Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC
+ Nguồn thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về vệ sinh an toàn và các yêu cầu về bảo vệ môi trường và người tiêu dùng trên Internet
+ Hệ thống thông tin thương mại TRAINS (Trade Analysis and Information System) của Tổ chức thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD)
+ Tổng hợp các nguồn thông tin về Danh bạ các nhà Nhập khẩu và Xuất khẩu của các nước trên thế giới trên Internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI & THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ TRÊN INTERNET.doc