Tình huống 5: Cơ sở sản xuất miến dong, bánh đa của bà Nguyễn Thị
Thanh ở phường Đ, thành phố N với công suất từ 1 đến 1,2 tấn mỗi ngày. Toàn
bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh
hoạt hằng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống chung của khu phố bốc
mùi hôi và ô nhiễm môi trường. Hãy cho biết trách nhiệm của UBND phường
trong việc xử lý vi phạm đối với trường hợp trên?
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 6: Thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó.
2.2.4. Thẩm quyền xử phạt
2.2.4.1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường, thị trấn
Chủ tịch UBND phường, thị trấn có quyền:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện có giá tri đến 5.000.000 đồng.
280
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm bao gồm.
- Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo
tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi
nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật.
- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng quy định
về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng
thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và
các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học.
- Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện
nhập khẩu đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc
gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh
vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến
đổi gen chưa có Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
2.2.4.2. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng công an phường, thị trấn
Trưởng Công an phường, thị trấn có quyền:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến
2.500.000 đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo
tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi
nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và
các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học.
- Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện
nhập khẩu đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc
gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh
vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến
đổi gen chưa có Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
2.2.4.3. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường
281
- Chủ tịch UBND phường, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của
mình đối với các vi phạm bao gồm
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
+ Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển,
chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển
nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị,
khu dân cư và làng nghề
+ Vi phạm quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về
môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người
+ Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái
tự nhiên.
+ Vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi
sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật
nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của khu bảo tồn
+ Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
+ Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
+ Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ
nguồn gen
+ Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về
sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật
biến đổi gen
+ Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận
chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
+ Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt
vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
- Công an phường, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo
thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
282
+ Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển,
chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển
nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị,
khu dân cư và làng nghề
+ Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái
tự nhiên
+ Vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi
sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật
nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
+ Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của khu bảo tồn
+ Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận
chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
+ Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt
vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
+ Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận
chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
+ Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt
vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
2.2.5. Thủ tục xử phạt
2.2.5.1. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập
theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường thuộc phường, thị trấn bao gồm:
+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường đang thi hành công vụ (Chủ tịch UBND phường, thị trấn, Trưởng
công an phường, thị trấn).
+ Cán bộ, công chức, viên chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm
vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý;
2.2.5.2. Thủ tục xử phạt
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên
bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 179/2013/NĐ-CP của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
283
- Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (phần phụ
lục).
2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường của UBND phường, thị trấn
2.3.1. Cơ sở pháp lý có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.3.1.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến
pháp ghi nhận và được quy định khá đầy đủ trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
* Khái niệm khiếu nại
- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
thực hiện quyền khiếu nại.
- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại
* Khái niệm tố cáo
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về
hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc
chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
284
- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
- Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo.
2.3.1.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thi trấn trong hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường
- Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã. Kiểm tra việc
tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung kế hoạch bảo
vệ môi trường đã được xác nhận.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Tiếp nhận thông báo của tổ chức, cá nhân phát hiện loài ngoại lai xâm hại
và kịp thời báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chuyên môn của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm soát
- Áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi
phạm quy định về bảo vệ môi trường như: Công trình xây dựng trong khu dân
cư không có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép; vận chuyển vật liệu xây dựng không được thực
hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô
nhiễm môi trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác không được
thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên
địa bàn; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng
nghề; hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi
trường làng nghề (Đối với phường, thị trấn có làng nghề).
- Xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật
có liên quan
- Quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi
trường hoạt động có hiệu quả trên địa bàn địa phương
- Xác định và thu phí đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng phải nộp phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn
2.3.1.3. Quyền khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường và thẩm quyền giải quyết
285
* Theo quy định tại Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường 2005:
- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ
quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
- Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá
nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường của tổ chức, cá nhân khác.
Theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền khiếu nại với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường khi hành vi vi phạm đó đã xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của chính bản thân người khiếu nại.
- Đối với quyền tố cáo thì bất cứ cá nhân, tổ chức nào (mặc dù không liên
quan đến lợi ích trực tiếp của người tố cáo) cũng có quyền tố cáo đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như: Gây ô nhiễm, suy thoái, sự
cố môi trường; xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong trường hợp này UBND phường thị trấn phải
tuân thủ theo Luật Tố cáo 2011. Cụ thể phải tiến hành xác minh, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân có đơn tố
cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
* Thẩm quyền giải quyết: Thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy
định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chinh, hành vi hành chính của mình, của
người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội
dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó
có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi
phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
+ Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều
cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải
quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một
cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của
nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
286
2.3.2. Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND phường, thị trấn
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.3.2.1. Giải quyết khiếu nại về hành vi hành chính, quyết định hành chính
Để giải quyết khiếu nại, UBND phường, thị trấn phải thực hiện rất nhiều
công việc, từ thụ lý đơn, nghiên cứu đơn, lập kế hoạch giải quyết cho đến xác
minh, thu thập chứng cứ, làm rõ các nội dung khiếu nại, ra quyết định giải quyết
khiếu nại, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu... Tuy nhiên, có thể tóm lược việc giải quyết
khiếu nại được chia làm 3 bước chính là: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại; xác
minh, thu thập chứng cứ và ra quyết định giải quyết khiếu nại, hoàn chỉnh hồ
sơ.
* Chuẩn bị giải quyết khiếu nại:
Khi nhận được khiếu nại, UBND phường, thị trấn căn cứ vào các quy
định của pháp luật về khiếu nại để xác định xem vụ việc có đủ điều kiện thụ lý
hay không. Nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được
thụ lý giải quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan
trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có
người đại diện hợp pháp.
- Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại.
- Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng.
- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
-. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày
người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản
án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
của Tòa án.
Đối với khiếu nại đủ điều kiên thụ lý và thuộc thẩm quyền giải quyết thì xã
phải có trách nhiệm thụ lý đơn khiếu nại và phân công cán bộ thụ lý để trực tiếp
nghiên cứu, xác minh, kết luận, kiến nghị lên Chủ tịch UBND phường, thị trấn
ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trên cơ sở đơn và các tài liệu mà người khiếu nại cung cấp, Cán bộ thụ lý
phải tiến hành nghiên cứu kỹ để xác định nội dung khiếu nại của người khiếu
nại, yêu cầu giải quyết; những căn cứ mà người khiếu nại đưa ra để chứng minh
cho yêu cầu của họ có đúng pháp luật không, đã đầy đủ chưa...Đồng thời, có thể
tiến hành việc tiếp xúc sơ bộ đối với người khiếu nại. Thông thường, đối với
những vụ việc khiếu nại bức xúc, kéo dài thì người khiếu nại thường cho mình
là người bị oan ức, quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm do vậy trong đơn của
họ thường không phản ánh trung thực bản chất của vấn đề hoặc “thổi phồng” sự
287
việc, thêm bớt tình tiết để có lợi cho mình, giấu giếm các chứng cứ để làm sai
lệch thông tin, làm lạc hướng sự nhận định của người giải quyết khiếu nại. Do
vậy, người giải quyết khiếu nại trong những trường hợp nhất định, để làm sáng
tỏ những nội dung cơ bản của vụ việc mà mình chưa rõ, cần thiết phải tiếp xúc,
đối thoại với đương sự nhằm khẳng định những nội dung khiếu nại và yêu cầu
của họ, qua đó cũng có thể khai thác thêm phần nào những thông tin liên quan
đến vụ việc bị khiếu nại.
Cán bộ thụ lý cần phải thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến giải
quyết vụ việc để làm căn cứ giải quyết khiếu nại.
* Lập kế hoạch giải quyết: Kế hoạch giải quyết phải bao gồm các nội dung
công việc sau: Mục đích, yêu cầu của việc giải quyết; những nội dung cần
nghiên cứu, bổ sung; những nội dung khiếu nại cần phải thẩm tra, xác minh;
những yêu cầu mà đối tượng bị khiếu nại phải giải trình; địa điểm, các đối tượng
cần xác minh; dự kiến các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết; đự
kiến lịch làm việc, tiến độ thời gian; các điều kiện bảo đảm cho việc giải quyết
khiếu nại (nhân lực, phương tiện, kinh phí.).
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần phải lập kế hoạch giải
quyết mà tuỳ tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc khiếu nại cụ thể. Nếu
vụ việc đơn giản, chứng cứ, tài liệu đã rõ ràng (nội dung vụ việc đã được thể
hiện đầy đủ qua các tài liệu mà người giải quyết khiếu nại cung cấp), có thể đưa
ra ngay kết luận thì không cần phải lập kế hoạch giải quyết, không cần tiến hành
xác minh, thu thập thêm chứng cứ. Những vụ việc có tính chất phức tạp, tài liệu,
chứng cứ hiện có không đủ để kết luận chính xác và có căn cứ pháp lý về nội
dung khiếu nại thì mới cần phải lập kế hoạch giải quyết và tiến hành bước xác
minh tiếp.
* Tiến hành thẩm tra, xác minh:
Thẩm tra, xác minh là nhằm mục đích thu thập chứng cứ, tài liệu làm cơ sở
cho Cán bộ thụ lý nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc, từ
đó mới ra quyết định giải quyết khiếu nại được chính xác, đủ căn cứ, bảo vệ
được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc
khiếu nại. Khiếu nại có được giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật hay
không phụ thuộc rất nhiều vào việc xác minh, thu thập chứng cứ.
Khi tiến hành xác minh, cần phải khách quan, trung thực, chú ý tìm hiểu
bản chất của sự việc dẫn đến khiếu nại. Điều quan trọng là xác minh rõ nguồn
gốc của chứng cứ, mức độ trung thực và chính xác của chứng cứ. Tuy nhiên,
trong quá trình xác minh, cũng cần phải xem xét đến cả tính hợp pháp, tính hợp
lý của vấn đề mà các bên nêu ra. Chú ý phải lập biên bản từng vụ việc, từng
nội dung xác minh..
Kết thúc bước thẩm tra, xác minh, Cán bộ thụ lý phải dự thảo "Báo cáo kết
quả xác minh", báo cáo kết quả xác minh được gửi cho Chủ tịch UBND phường,
thị trấn.
288
* Ra quyết định giải quyết khiếu nại và hoàn chỉnh hồ sơ:
- Căn cứ vào báo cáo kết quả xác minh, Chủ tịch UBND phường, thị trấn
phải ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại
được gửi cho người khiếu nại; người có quyền và lợi ích liên quan.
- Hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết khiếu nại:
Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, hồ sơ xác minh,
hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là những căn cứ,
chứng cứ để đưa ra kết luận xác minh, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết
định xử lý tố cáo. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc bản
ghi lời khiếu nại; tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; biên bản kiểm tra, xác
minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có); biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
quyết định giải quyết khiếu nại; các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và
được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm
quyền giải quyết khi có yêu cầu.
2.3.2.2. Giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về môi trường cũng được thực
hiện theo trình tự các bước giống như các bước giải quyết khiếu nại:
- Chuẩn bị giải quyết;
- Điều tra xác minh nội dung tố cáo;
- Báo cáo kết quả xác minh,
- Kết luận, kiến nghị việc xử lý tố cáo và hoàn chỉnh hồ sơ;
* Chuẩn bị giải quyết tố cáo: Khi tiếp nhận đơn tố cáo, UBND phường, thị
trấn phải tiến hành phân loại và xử lý như sau:
- Nếu đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa
chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố
cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có
yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm
tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải
chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và
thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị
tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách
nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ
quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp
luật.
289
- Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì Ủy ban
nhân dân phường, thị trấn phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền
hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp
thời hành vi vi phạm.
- Với đơn tố cáo đủ điều kiện để thụ lý thì UBND phường, thị trấn cần phải
ra Quyết định thụ lý giải quyết, trong đó cần nêu rõ:
+ Họ tên, chức vụ của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh;
+ Những nội dung cần xác minh;
+ Thời gian tiến hành;
+ Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.
* Điều tra xác minh nội dung tố cáo;
Mục đích xác minh đơn tố cáo phải làm rõ nội dung tố cáo về hộ gia đình,
cá nhân đã gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; xâm phạm quyền, lợi ích
của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân (vì UBND
phường, thị trấn có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hộ
gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường).
Người được giao nhiệm vụ xác minh phải có kiến thức pháp luật về bảo vệ
môi trường và phải vận dụng triệt để các kỹ thuật chất vấn nhằm xác minh, khai
thác thông tin, tài liệu của người tố cáo, người bị tố cáo và người có liên quan
(gọi chung là đối tượng xác minh). Cụ thể: Trong công tác xác minh, thu thập
chứng cứ để giải quyết tố cáo, phương pháp cảm hoá, giáo dục, sử dụng tài liệu,
chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn tác động tâm lý tới đối tượng xác minh làm
chuyển đổi thái độ khai báo của họ là những phương pháp cơ bản nhất .
Để lấy lời khai đầy đủ, chính xác và khách quan từ đối tượng xác minh,
Cán bộ xác minh cần áp dụng một số kỹ thuật sau đây khi tiến hành lấy lời khai
của họ.
- Sử dụng những mâu thuẫn trong lời khai của đối tượng xác minh để đấu
tranh với thái độ khai báo không trung thực của đối tượng xác minh.
- Sử dụng chứng cứ để vạch rõ mâu thuẫn buộc đối tượng xác minh phải
khai báo đúng sự thật
- Tác động tâm lý trực tiếp đối với đối tượng xác minh nhằm giúp họ nhớ
lại những sự việc, hiện tượng đã cảm giác, tri giác được bị lãng quên và khắc
phục những thiếu sót chủ quan khi trình bày
- Kiểm tra và sử dụng lời khai đối tượng xác minh
+ Kiểm tra lời khai đối tượng xác minh
+. Sử dụng lời khai đối tượng xác minh
* Kết thúc giải quyết tố cáo và lập hồ sơ giải quyết tố cáo
290
Trong trường hợp nội dung tố cáo đơn giản, rõ ràng, Chủ tịch UBND
phường, thị trấn chỉ cần cử cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tiến hành
kiểm tra tại chỗ, lập biên bản vi phạm hành chính và dự thảo quyết định xử phạt
vi phạm hành chính để trình Chủ tịch UBND phường, thị trấn ký quyết định xử
phạt.
Trong trường hợp nội dung tố cáo phức tạp, không xác định được hành vi
vi phạm thì phải thực hiện quá trình xác minh và Cán bộ xác minh phải lập báo
cáo kết quả thẩm tra, xác minh, kiến nghị xử lý tố cáo và phải dự thảo kết luận
về nội dung tố cáo, dự thảo quyết định xử lý tố cáo (nếu nội dung tố cáo là đúng
và cần phải xử lý) hoặc có văn bản kiến nghị đến cấp có thẩm quyền xử lý hành
vi vi phạm theo quy định của pháp luật để trình Chủ tịch UBND phường, thị trấn
ký ban hành.
3. Câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống
3.1. Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai được quy định
như thế nào? Trường hợp anh A đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai nay chưa hết thời hiệu xử phạt mà lại tiếp tục vi phạm hành chính
cũng trong lĩnh vực này thì thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm mới được
tính như thế nào?
Câu hỏi 2: Gia đình ông Trần Ngọc Minh bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường B xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vì hành vi sử dụng
đất không đúng mục đích. Đã 15 ngày nhưng gia đình ông vẫn không chấp hành
quyết định xử phạt. Trong trường hợp này gia đình ông Minh có bị áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành không? Quyết định cưỡng chế hành chính gồm những
nội dung gì?
Câu hỏi 3: Trong quá trình thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai, đối tượng nào và trường hợp nào cần phải áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai? Khi nào UBND cấp trên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt của cấp dưới?
Câu hỏi 4: Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi
trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu các hình thức, mức xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
Câu hỏi 5: A bị xử phạt hành chính vì hành vi lấn, chiếm đất và sau đó lại
mang chuyển nhượng. Mảnh đất của A là đất phi nông nghiệp, có giá trị
950.000.000đ. Chủ tịch UBND phường D đã ra quyết định xử phạt về hành vi
lấn, chiếm đất của A là 5.000.000đ. Vậy việc xử phạt như vậy có đúng pháp
luật không?
Câu hỏi 6: Bà Trần Thị Kim Loan ở phường B thị xã N phản ánh việc tại
khu dân cư nơi bà đang sinh sống, có nhà máy sản xuất da giầy mỗi ngày sản
xuất 24 giờ hoạt động liên tục, phát tán mùi cao su ra các khu nhà lân cận gây ra
291
nhiều bệnh tật cho trẻ nhỏ. Bà muốn làm đơn yêu cầu di dời nhà máy ra khỏi
khu dân cư nơi bà đang sinh sống. Hãy cho biết trình tự, thủ tục thưc hiện như
thế nào?
Câu hỏi 7: Do có hành vi lấn, chiếm đất hanh lang an toàn công trình đem
đi chuyển nhượng nên ông Nguyễn Văn Hưng đã bị Ủy ban nhân dân cấp M ra
quyết định xử phạt 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đã 15 ngày kể từ khi nhận được
quyết định xử phạt nhưng ông Hưng chưa thực hiện việc nộp phạt. Trong
trường hợp này, việc xử phat của Chủ tịch UBND quận M có đúng quy định
không? Và việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật
quy định cụ thể như thế nào?
Câu hỏi 8: Việc xử lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thường xuyên gây
ô nhiễm bụi, tiếng ồn được quy định cụ thể như thế nào?
Câu hỏi 9: Bà Phạm Thị Hồng ở phường C thành phố N đã làm đơn tới
UBND phường về việc hộ liền kề khi xây dựng nhà đã lấn chiếm sang phần đất
của gia đình bà Hồng 4m2. UBND phường đã tổ chức hòa giải giữa bà Hồng và
người đại diện ủy quyền của hộ lấn chiếm đất nhưng không thành. Sau đó bà
Hồng đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án, tuy nhiên Tòa án hướng dẫn bà về làm lại
thủ tục hòa giải tại UBND phường vì làm thủ tục chưa đúng, thiếu thành phần
của Mặt trân Tổ quốc, thiếu các tổ chức xã hội trong phường và người được đại
diện của hộ liền kề được ủy quyền không đúng pháp luật.
Bà Hồng đã đề nghị UBND phường hòa giải nhưng UBND phường không
đồng ý. Việc làm này của UBND phường C đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?
Câu hỏi 10: Ngày 25/5/2011, Chủ Tịch UBND phường B đã ra Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Hà về hành vi lấn chiếm đất hành
lang an toàn công trình (phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả). Vì
không đồng ý với quyết đinh xử phạt nên bà Hà đã làm đơn khiếu nại.
Trong trường hợp này ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu? Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu?
3.2. Bài tập tình huống
Tình huống 1: Khi bố, mẹ mất, chị M được gia đình tin tưởng giao quản lý
di sản thừa kế, thực hiện các thủ tục phân chia thừa kế, lập hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng cho từng người thừa kế. Trong quá trình thẩm tra hồ
sơ, cơ quan có thẩm quyền phát hiện chị M đã sửa chữa một số giấy tờ, biên lai
thu thuế đất nên đã không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hành vi của
chị M có bị xử phạt không và mức phạt cụ thể như thế nào?
Tình huống 2: Thực hiện dự án sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp
X đã được địa phương phê duyệt và giao cho 1.500m2 đất làm mặt bằng xây
dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngay sau đó Giám đốc công ty đã tự ý sử
dụng một phần diện tích nói trên để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân của
công ty với giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành
tiền là gần 2 tỷ đồng. Khi phát hiện vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã
292
quyết định xử phạt doanh nghiệp X với mức phat 1 tỷ đồng. Trường hợp này,
việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính đối với
doanh nghiệp X có đúng thẩm quyền không?
Tình huống 3: Vợ chồng bà Mai có con trai đã lập gia đình nhưng đã bị tai
nạn giao thông chết. Sau khi con trai mất vợ chồng bà Mai có cho con dâu một
mảnh đất và xây cho 01 căn nhà nhưng không có sổ đỏ (mảnh đất đó do cha ông
để lại cho vợ chồng bà Mai). Nay vợ chồng bà Mai muốn lấy lại ngôi nhà và
mảnh đất đó vì bà Mai cho rằng sau khi con trai mất thì cô con dâu đã có những
hành vi mà gia đình bà không chấp nhận được và hai bên đã xảy ra tranh chấp.
Hãy cho biết trách nhiệm của UBND phường trong việc hòa giải? Căn cứ pháp
lý để giải quyết trong trường hợp này?
Tình huống 4: Trước năm 1980 ông bà A mua mảnh đất đứng tên ông A
(Chỉ có giấy viết tay). Gia đình ông bà A có hai con là B và C. Năm 1990, anh B
lấy vợ ông bà A đã mua cho căn nhà khác để anh B ra ở riêng và căn nhà đó
mang luôn tên anh B. Năm 1995, anh C lấy vợ và ở cùng ông bà A. Năm 2000
bà A mất đến năm 2005 ông A cũng mất theo và cả hai ông bà đều không để lại
di chúc. Đến năm 2010, vợ chồng anh C đã phá dỡ căn nhà cũ và xây lại căn nhà
mới khang trang, Anh B thì nghĩ ông bà đã mua cho mình căn nhà riêng rồi, nên
gần chục năm qua không đòi quyền thừa kế. Đến đầu năm 2014 anh B bị bệnh
qua đời. Khi anh B mất được một tháng thì vợ và con của anh B sang đòi quyền
thừa kế với anh C và bắt vợ chồng anh C phải định giá căn nhà để chia cho họ
một nửa và hai bên đã xảy ra tranh chấp.
Vậy theo tình huống tranh chấp trên thì cơ quan nào có thẩm quyền giải
quyết? Căn cứ pháp lý để giải quyết?
Tình huống 5: Cơ sở sản xuất miến dong, bánh đa của bà Nguyễn Thị
Thanh ở phường Đ, thành phố N với công suất từ 1 đến 1,2 tấn mỗi ngày. Toàn
bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh
hoạt hằng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống chung của khu phố bốc
mùi hôi và ô nhiễm môi trường. Hãy cho biết trách nhiệm của UBND phường
trong việc xử lý vi phạm đối với trường hợp trên?
293
PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ 6
* Một số biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP
ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Mẫu biên bản số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:.../BB- VPHC ..., ngày ... tháng ... năm ...
BIÊN BẢN
Về việc cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính không nhận quyết định xử
phạt vi phạm hành chính3
Hôm nay, ngày...... tháng...năm .............., tại4 ....................................................
Chúng tôi gồm:5.....................................................................................................
đã đến giao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ............/QĐ-...... ngày ...
tháng ... năm .............. do ông/bà: ..........................., chức vụ: ................. ký cho
ông (bà)/tổ chức vi phạm hành chính có tên trong Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính số....../QĐ-........... ngày ... tháng ... năm .... để thi hành nhưng ông
(bà)/tổ chức này cố tình không nhận Quyết định.
Vì vậy, tiến hành lập biên bản này với sự chứng kiến của6:
Và có xác nhận của chính quyền địa phương là:7....................................................
Biên bản gồm ......... trang, được lập thành ........... bản có nội dung, giá trị
như nhau; được công nhận là đúng và được lưu trong hồ sơ và giao cho chính
quyền địa phương 01 bản./.
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Xác nhận, ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản hành chính (lưu ý: riêng đối với văn bản của UBND cấp xã thì phải ghi rõ
cấp tỉnh, cấp huyện; UBND cấp huyện thì phải ghi rõ cấp tỉnh).
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản hành chính.
294
3 Áp dụng đối với trường hợp giao quyết định xử phạt trực tiếp theo quy định tại
Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4 Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
5 Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của người giao Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.
6 Nếu người chứng kiến cũng là người của chính quyền địa phương thì ghi rõ họ
tên, chức vụ của họ.
7 Ghi rõ tên xã, phường, thị trấn nơi cá nhân vi phạm cư trú/tổ chức vi phạm có
trụ sở.
295
Mẫu biên bản số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:.../BB- CC ..., ngày ... tháng ... năm ...
BIÊN BẢN
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thi hành Quyết định số ......./QĐ-CC ngày ... tháng ... năm ... về việc cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do ............................. ký,
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ......., tại3..............................................................
Chúng tôi gồm:(Họ tên, chức vụ, đơn vị) .............................................................
.................................................................................................................................
Cơ quan phối hợp: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)4
.................................................................................................................................
Với sự chứng kiến của: (Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, chức vụ, CMND số nếu có)5
..............................................................................................................................
Tiến hành cưỡng chế thì hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với:6
Ông (Bà)/Tổ chức: .................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm sinh ............ Quốc tịch: .......................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ...........................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:.......................
Cấp ngày:........................................ Nơi cấp:..........................................................
Biện pháp cưỡng chế gồm:7....................................................................................
Diễn biến quá trình cưỡng chế: ..............................................................................
Kết quả cưỡng chế:..................................................................................................
Thái độ chấp hành của người/đại diện tổ chức vi phạm:.........................................
Việc cưỡng chế kết thúc hồi .... giờ ..... ngày ... tháng ... năm ......
Biên bản gồm ........ trang, được lập thành .......... bản có nội dung, giá trị như
nhau; đã đọc lại cho những người tham gia nghe, xem lại, công nhận là đúng và
cùng ký tên dưới đây; đã giao cho người/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản./.
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆNTỔ CHỨC VI PHẠM NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
296
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUANPHỐI HỢP CƯỠNG CHẾ
(Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ nếu có)
NGƯỜI TỔ CHỨC CƯỠNG CHÉ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ
(Ký, đóng dấu)
(Ghi rõ chức vụ, họ tên)
1 Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản hành chính (lưu ý: riêng đối với văn bản của UBND cấp xã thì phải ghi rõ
cấp tỉnh, cấp huyện; UBND cấp huyện thì phải ghi rõ cấp tỉnh).
2 Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản hành chính.
3 Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
4 Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, cơ quan của người tham gia cưỡng chế.
5 Nếu người chứng kiến là đại diện chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên,
chức vụ của họ.
6 Ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, nghề nghiệp, số giấy
CMND hoặc hộ chiếu đối với cá nhân vi phạm/tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động,
số Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh đối với tổ chức vi phạm.
7
Ghi rõ biện pháp cưỡng chế đã áp dụng.
297
Mẫu biên bản số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN1
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:.../BB-TTTVPT ...2, ngày ... tháng ... năm ...
BIÊN BẢN
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Quyết định số ... ./QĐ-.... ngày ... tháng ... năm ........ do ...................ký,3
Hôm nay, hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm .........., tại4........................................
.................................................................................................................................
Chúng tôi gồm: (họ tên, chức vụ, đơn vị)...............................................................
.................................................................................................................................
Với sự chứng kiến của: (họ tên, địa chỉ, chức vụ, CMND số nếu có)5...................
.................................................................................................................................
Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của: 6
Ông (Bà)/Tổ chức:...................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm sinh ............ Quốc tịch:........................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ...........................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:.......................
Cấp ngày: ................ Nơi cấp: ...............................................................................
Tang vật, phương tiện bị tịch thu gồm7:.................................................................
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm:...........................................
Ý kiến trình bày của người chứng kiến:..................................................................
.................................................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):.................................................................................
.................................................................................................................................
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tịch thu thêm thứ
gì khác.
Biên bản gồm ......... trang, được lập thành ........ bản có nội dung, giá trị
như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng
và cùng ký tên dưới đây; đã giao cho người/đại diện tổ chức có tang vật, phương
tiện vi phạm bị tịch thu 01 bản.
298
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
HOẶC QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU
(Ký, đóng dấu)
(Ghi rõ chức vụ, họ tên)
1
Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản hành chính (lưu ý: riêng đối với văn bản của UBND cấp xã thì phải ghi rõ
cấp tỉnh, cấp huyện; UBND cấp huyện thì phải ghi rõ cấp tỉnh).
2
Ghi địa danh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản hành chính.
3
Ghi tên Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Quyết định tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính không có chủ sở hữu, người quản lý, người
sử dụng hợp pháp bị tạm giữ đã hết thời hạn thông báo trên phương tiện thông
tin đại chúng.
4
Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
5
Nếu người chứng kiến là đại diện chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên,
chức vụ của họ.
6
Ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, nghề nghiệp, số giấy
CMND hoặc hộ chiếu đối với cá nhân vi phạm/tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động,
số Quyết định thành lập hoặc ĐKKD đối với tổ chức vi phạm.
7
Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ,
chủng loại tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu nhiều thì lập bản thống kê
riêng).
299
Mẫu biên bản số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
Số./BB- HGT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.., ngày ..tháng.năm
BIÊN BẢN HÒA GIẢI THÀNH
Hồigiờ.phút ngày..tháng.năm...............
Tại: Trụ sở Ủy ban nhân dân phường/thị trấn
Tiến hành cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai.
I. Thành phần hội nghị tham gia hòa giải
1. Những người tiến hành hòa giải:
- Ông (Bà) Chủ tịch UBND.............., chủ trì cuộc họp.
- Ông (Bà) . - Thư ký ghi biên bản.
- Ông (Bà) - Cán bộ tư pháp phường (thị trấn)
- Ông (Bà)- Cán bộ địa chính phường (thị trấn)
- Ông (Bà)..- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc.
- Ông (Bà).. - Trưởng Công an phường (thị trấn)
- Ông (Bà)..- Văn hóa Thông tin
- Ông (Bà)..- Hội Phụ nữ
- Ông (Bà)..- Hội Nông dân
- Ông (Bà)..- Hội Cựu chiến binh
- Ông (Bà)..- Hội Nông dân
- Ông (Bà)..- Trưởng khu phố
2. Các bên tranh chấp:
- Ông(Bà):......
- Địachỉ:
- Ông (Bà):.......
- Địa chỉ: .
II. Nội dung buổi hòa giải (Diễn biến cuộc họp và ý kiến các bên):
300
III. Kết luận:(những thỏa thuận đã đạt được):
.............................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...................
.
.
Biên bản cuộc họp kết thúc hồi.giờphút cùng ngày, được lập
thành 03 bản, gửi 02 bên tranh chấp, mỗi bên 01 bản, UBND phường, thị trấn
............................01 bản và được các bên nhất trí cùng ký tên dưới đây.
ỦY BAN MTTQ
THƯ KÝ CUỘC HỌP
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
TM. UBND..............
CB ĐỊA CHÍNH CB TƯ PHÁP TRƯỞNG KHU PHỐ
CÁC BÊN TRANH CHẤP:
CÁC THÀNH PHẦN KHÁC:
301
Mẫu biên bản số 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
Số./BB- HGKT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.., ngày ..tháng.năm
BIÊN BẢN HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH
Hồigiờ.phút ngày..tháng.năm...............
Tại: Trụ sở Ủy ban nhân dân phường/thị trấn.
Tiến hành cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai.
I. Thành phần hội nghị tham gia hòa giải
1. Những người tiến hành hòa giải:
- Ông (Bà) Chủ tịch UBND.............., chủ trì cuộc họp.
- Ông (Bà) . - Thư ký ghi biên bản.
- Ông (Bà) - Cán bộ tư pháp phường (thị trấn)
- Ông (Bà) - Cán bộ địa chính phường (thị trấn)
- Ông (Bà).. - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc.
- Ông (Bà).. - Trưởng Công an phường (thị trấn)
- Ông (Bà)..- Văn hóa Thông tin
- Ông (Bà)..- Hội Phụ nữ
- Ông (Bà)..- Hội Nông dân
- Ông (Bà)..- Hội Cựu chiến binh
- Ông (Bà)..- Hội Nông dân
- Ông (Bà)..- Trưởng khu phố
2. Các bên tranh chấp:
- Ông(Bà):......
- Địachỉ:.
- Ông (Bà):....... . .
- Địa chỉ: .
II. Nội dung buổi hòa giải (Diễn biến cuộc họp và ý kiến các bên):
.
302
.
.
.
.
.
.
.
.
III. Kết luận:
.............................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..............
..
.
Biên bản cuộc họp kết thúc hồi.giờphút cùng ngày, được lập
thành 03 bản, gửi 02 bên tranh chấp, mỗi bên 01 bản, UBND phường, thị trấn
............................01 bản và được các bên nhất trí cùng ký tên dưới đây.
ỦY BAN MTTQ
THƯ KÝ CUỘC HỌP
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
TM. UBND...........................
CB ĐỊA CHÍNH CB TƯ PHÁP TRƯỞNG KHU PHỐ
CÁC BÊN TRANH CHẤP:
CÁC THÀNH PHẦN KHÁC:
303
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Luật Đất đai 2013.
4. Luật Bảo vệ môi trường 2014
5. Luật Hòa giải ở cơ sở 2013
6. Luật Khiếu nại 2011.
7. Luật Tố cáo 2011.
8. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
9. Luật Tiếp công dân 2013
9. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai 2013
10. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
11. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
12. Nghị định 75/2012/ NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 về hướng dẫn
thi hành Luật Khiếu nại.
13. Nghị định 76/2011/ NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 về hướng dẫn
thi hành Luật Tố cáo.
14. Thông tư 16/2010/TT-BTNMT ngày tháng năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cd_6_4641.pdf