CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Các vấn đề chính về ô nhiễm môi trường tại các phường, thị trấn thể hiện
trên những phương diện nào?
2. UBND phường, thị trấn giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn
trên địa bàn trên những phương diện nào?
3. Chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng dân cư phường, thị
trấn cần tiến hành những bước nào? Theo anh/ chị bước nào là quan trọng nhất?
4. Những dự án nào chỉ cần lập cam kết bảo vệ môi trường? Danh mục các
dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được thể hiện trong văn bản nào?
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 5: Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc phường, thị trấn kiểm tra, tạo điều kiện
cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi
trường..
+ Phát hiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong
việc xây dựng và thực hiện quy định, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên
và Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc xây dựng và thực hiện quy định bảo vệ
môi trường ở địa phương ở địa phương.
2.2. Đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
2.2.1. Đánh giá tác động môi trường
2.2.1.1. Khái quát chung đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó.
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
23 tháng 6 năm 2014 (gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường 2014)
Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm
213
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di
tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng;
- Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
2.2.1.2. Các vấn đề liên quan đến phường, thị trấn về đánh giá tác động môi
trường
* Tham vấn ý kiến cộng đồng
Do chưa có văn bản mới hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2014 về đánh
giá tác động môi trường, vì vậy trong quá trình triển khai xin ý kiến tham vấn
hoặc không phải xin ý kiến tham vấn cộng đồng cần thực hiện theo: Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP); Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường (gọi tắt là Thông tư 26/2011/TT-BTNMT).
- Trường hợp đánh giá tác động môi trường cần có sự tham vấn của UBND
phường, thị trấn và cộng đồng dân cư.
Ý kiến của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn, đại diện cộng đồng dân cư
nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương
hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Tại khoản 2 Điều 14: Dự án đầu tư phải tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực
tiếp của dự án quy định: Chủ dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phù hợp với quy
hoạch ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt phải tham vấn ý kiến của cơ
quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng cơ
sở hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Các trường hợp sau đây không phải thực hiện việc tham vấn ý kiến:
+ Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng;
+ Thuộc danh mục bí mật nhà nước.
* Cách thức tiến hành và yêu cầu thể hiện kết quả tham vấn.
214
Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, Điều 15. Cách thức tiến hành và yêu
cầu về việc thể hiện kết quả tham vấn ý kiến trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường quy định như sau:
- Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, đại diện
cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án được thực hiện theo
cách thức sau đây:
+ Chủ dự án gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, đại diện
cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu
tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo
vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn;
Văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy
định tại Phụ lục 2.1 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
+ Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân phường, thị trấn triệu tập
đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông
tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại,
cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm nhất là mười
(10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn của chủ dự
án;
+ Kết quả đối thoại giữa chủ dự án, cơ quan được tham vấn và các bên có
liên quan được ghi thành biên bản, trong đó có danh sách đại biểu tham gia và
phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu
của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của đại diện chủ dự
án và đại diện các bên liên quan tham dự đối thoại;
+ Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn
bản xin ý kiến tham vấn, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm trả lời
chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết. Quá thời hạn này,
nếu cơ quan được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ dự án thì được
xem là cơ quan được tham vấn đã nhất trí với kế hoạch đầu tư của chủ dự án;
+ Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn
phải được tổng hợp và thể hiện trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn thực hiện
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
- Các văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan được tham vấn, biên bản
cuộc đối thoại phải được sao và đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định biểu mẫu tham vấn ý kiến các bên
liên quan.
* Một số vấn đề liên quan khác
215
- Theo Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định 35/2014/NĐ-
CP)
Tại Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-
CP như sau:
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã
đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ
sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ngoài
việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31 tháng 12 năm
2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:
+ Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính
chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có
thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để
thẩm định, phê duyệt;
+ Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính
chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng ký”.
- Theo Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị
định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011
của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,
Tại Điều 2. Lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng
ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra,
xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án
bảo vệ môi trường đơn giản thực hiện theo quy định tại Thông tư số
01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc
thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi
trường đơn giản.
2.2.2. Kế hoạch bảo vệ môi trường
2.2.2.1. Kế hoạch bảo vệ môi trường
216
Cam kết bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 được
chuyển thành kế hoạch bảo vệ môi trường. Kế hoạch bảo vệ môi trường là biện
pháp, phương án mà các dự án phải tiến hành lập và thực hiện để đảm bảo các
yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, kế hoạch bảo vệ môi trường được thể
hiện trên các vấn đề sau:
Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường.
- Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập
dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
- Địa điểm thực hiện.
- Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
- Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
- Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Điều 31. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29
của Luật này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền
quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi
trường
- Ủy ban nhân dân huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại
khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân
dân phường, thị trấn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn
một phường, thị trấn.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi
trường, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ
quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 33. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận
217
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ
môi trường đã được xác nhận.
- Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện
pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn hoặc Ủy
ban nhân dân huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ
môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
- Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.
- Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương
án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm;
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch
bảo vệ môi trường được xác nhận.
- Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi
tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm
quyền thẩm định, phê duyệt.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế
hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2.2.2.2. Khái quát chung về cam kết bảo vệ môi trường (áp dụng đến hết ngày
31/12/2014 khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực)
Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa
doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng.
Thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến
môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích
hợp về bảo vệ môi trường.
* Đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, Điều 24. Đối tượng phải có bản cam
kết bảo vệ môi trường
218
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng
không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết
bảo vệ môi trường.
Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, Điều 45. Đối tượng phải lập, đăng ký bản
cam kết bảo vệ môi trường quy định cụ thể như sau:
- Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là chủ dự án) sau phải lập, đăng ký bản cam
kết bảo vệ môi trường:
+ Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới
mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; đề
xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự
án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất;
+ Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam
kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư
này.
- Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký
bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký
lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm thực hiện;
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày
bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi
gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do
chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại
chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong
bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
* Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Điều 30, khoản 1, khoản 2 quy định: Nội
dung bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư bao
gồm:
+ Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa
điểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại
nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;
219
+ Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại
chất thải, nếu có;
+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm:
+ Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên
và địa chỉ của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình
kinh doanh, dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá
trình hoạt động. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của
các thông tin, sốliệu kê khai;
+ Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại
chất thải, nếu có;
+ Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.2.2.3. Các vấn đề liên quan đến phường, thị trấn về cam kết bảo vệ môi trường
* Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, Điều 32. Tổ chức đăng ký bản cam kết
bảo vệ môi trường
- Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam kết
bảo vệ môi trường.
- Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân huyện có thể ủy quyền
cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ
môi trường:
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã
(phường, thị trấn), không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên
cứu khả thi);
+ Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã (phường, thị trấn), không phát
sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.
* Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho chủ dự án về cam kết bảo vệ môi trường
khi chủ dự án yêu cầu
Theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, Điều 46. Hồ sơ đăng ký bản cam kết
bảo vệ môi trường
- Đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hồ
sơ gồm:
+ Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ
bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục
5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;
220
+ Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ
tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ
quan chủ dự án.
- Đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hồ sơ gồm:
+ Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội
dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư 26/2011/TT-
BTNMT;
+ Một (01) bản đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được
chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có)
của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Đối với Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản
cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm các hồ sơ sau:
+ Các hồ sơ đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi
trường hoặc đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã
được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc
giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
đang hoạt động.
- Đối với Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được
đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và
đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường hồ sơ bao gồm:
+ Các hồ sơ đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi
trường hoặc đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Một (01) bản sao văn bản chứng minh việc đăng ký bản cam kết bảo vệ
môi trường của dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh trước đó.
* Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường: trong trường hợp được UBND
huyện ủy quyền, UBND phường thị trấn thực hiện đăng ký như sau:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ UBND
phường, thị trấn có trách nhiệm:
- Kiểm tra các hồ sơ của dự án.
- Thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận
hồ sơ theo phụ lục 5.6 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hoặc không chấp
nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải
nêu rõ lý do bằng văn bản theo phụ lục 5.5 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
Các ý kiến trong trường hợp hồ sơ không được chấp nhận bao gồm:
221
+ Lý do hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường chưa đủ điều kiện để được
đăng ký
+ Đề nghị chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường và
gửi vansUBND phường, thị trấn trong thời hạn (ngày) để được đăng ký theo quy
định.
Ngoài ra, UBND phường, thị trấn có trách nhiệm quy định tại Điều 36
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam
kết bảo vệ môi trườngđã được đăng ký và các quy định của pháp luật hiện hành
về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
- Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, chủ cơ sở
hoặc các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp
bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
- Phối hợp với chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh xử lý kịp thời các
sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
* Báo cáo về công tác đăng ký và kiểm tra cam kết bảo vệ môi trường
Trong báo cáo cần nêu nổi bật các vấn đề sau:
- Tổng hợp thông tin, số liệu về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện
bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
- Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình tổ chức việc đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi
trường).
2.3. Quản lý và bảo vệ môi trường trong một số hoạt động
2.3.1. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
Bảo vệ môi trường khu dân cư là hoạt động mang tính cộng động tại các
phường, thị trấn. Công chức địa chính môi trường của Ủy ban nhân dân phường,
thị trấn là người trực tiếp tuyên truyền đối với cộng đồng dân cư. Trong đó, cần
xác định được các vấn đề sau: Trách nhiệm của chính quyền địa phương, trách
nhiệm của đội tự quản, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi
trường.
- Ủy ban nhân dân phường, thị trấn
+ Xây dựng phương án, kế hoạch hàng năm về bảo vệ môi trường khu dân
cư.
+ Thành lập và ban hành quy định về tổ chức, hoạt động và tạo điều kiện
để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
222
+ Tuyên truyền vận động người dân về thực hiện bảo vệ môi trường khu
dân cư theo quy định của pháp luật, quy định của địa phương về bảo vệ môi
trường.
+ Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
+ Phối hợp với công ty môi trường, hợp tác xã bố trí nhân lực thu gom chất
thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; bố trí công trình vệ sinh
công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ
sinh môi trường;
- Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
+ Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt
đến đúng nơi quy định.
+ Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
+ Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác
vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân
cư xung quanh.
+ Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu
gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
+ Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ
sinh, an toàn.
- Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
+ Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường;
+ Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải;
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư và nơi công cộng;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường; tuyên
truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức
khỏe và môi trường;
+ Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
2.3.2. Quản lý môi trường trong hoạt động khoáng sản
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể
rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
* Trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ khoáng sản
Theo Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm
2010 (gọi tắt là Luật Khoáng sản):
223
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm:
+ Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các
loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
+ Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với
quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản
được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng
sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng
sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật này.
* Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn về bảo vệ khoáng sản
Theo Luật Khoáng sản:
- Trách nhiệm chung về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tại Điều 16,
khoản 3 quy định: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
- Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại Điều 18 khoản 3 quy
định: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản
trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
trên địa bàn.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản, Điều 81, khoản 2 quy định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Giải quyết theo thẩm quyền cho thửa đất hoạt động khoáng sản, sử dụng
hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép
hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác,
tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật
tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng
sản trên địa bàn;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm
quyền.
2.3.3. Quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
224
Hoạt động xây dựng phát sinh các loại chất thải ra môi trường như: nước
thải, khí thải, chất thải rắn. Vì vậy trong hoạt động xây dựng cần phải tiến hành
các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Về quy hoạch xây dựng: phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường,
không làm phát tán chất ô nhiễm lan rộng ra môi trường xung quanh, có các giải
pháp bảo vệ môi trường.
- Về giải phóng mặt bằng:
+ Hạn chế các tác động xấu trong quá trình san lấp ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
+ Hạn chế tác động của các phương tiện thi công, vận chuyển chất thải
- Thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi
trường sau:
+ Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không
phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi
trường;
+ Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện
bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
+ Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử
lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
* Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc bảo vệ môi trường
trong hoạt động xây dựng
- Giám sát quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an
ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng (khoản 10, Điều 12 Luật Xây
dựng).
- Thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng trên địa bàn mình
quản lý (điểm d, khoản 2, Điều 164 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003).
2.3.4. Quản lý và bảo vệ môi trường trong một số hoạt động khác
2.3.4.1. Trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề
Trong thực tế hiện nay chúng ta vẫn còn nhầm tưởng về làng nghề chỉ có ở
khu vực nông thôn. Một số làng nghề trong quá trình hình thành và phát triển
kéo theo sự phát triển chung của khu vực để hình thành các đô thị. Làng nghề là
một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
* Theo Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề (gọi tắt
225
là Thông tư 46/2011/TT-BTNMT). Quy định về trách nhiệm của cơ sở, tổ chức
tự quản, UBND phường/thị trấn như sau:
- Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường là tổ chức được thành lập và hoạt
động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi
trường có trách nhiệm:
+ Bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải
rắn đến các điểm tập kết theo quy định.
+ Thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết
cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo sự phân công của Ủy ban nhân dân
phường, thị trấn.
+ Niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giữ vệ sinh
nơi công cộng.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định, quy ước có nội dung bảo vệ
môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất
vệ sinh, có hại cho môi trường.
+ Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo
vệ môi trường của cơ sở trên địa bàn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân
phường, thị trấn.
+ Khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường về ô nhiễm môi trường (khí thải,
nước thải và chất thải rắn) hoặc sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa bàn được phân công quản lý thì xử
lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân phường, thị trấn về hiện trạng hoạt động, tình
hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công một (01) lần/năm
trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT).
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn
+ Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề
theo sự chỉ đạo và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền không cho phép thành lập mới các
công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với các cơ sở
thuộc Nhóm B hoặc các cơ sở thuộc Nhóm C theo quy định tại khoản 1 Điều 4
của Thông tư này trong khu vực dân cư.
Tham gia thực hiện biện pháp xử lý đối với các cơ sở thuộc Nhóm B và
Nhóm C theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
+ Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy định, quy
ước của làng nghề, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
226
+ Bố trí công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở phường, thị trấn để hướng
dẫn các cơ sở và tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thực hiện các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường, thị trấn ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ
trợ công tác bảo vệ môi trường; kinh phí cho việc thực hiện hợp đồng lao động
được trích từ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp cho phường, thị trấn
theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ
quan nhà nước.
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng quy định, tập trung cho các
hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Bố trí kinh phí chi thường xuyên để hỗ
trợ sửa chữa, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường
làng nghề trên địa bàn.
- Tổ chức việc quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưìng theo đúng quy định
khi được bàn giao, tiếp nhận, quản lý các dự án, công trình thuộc kết cấu hạ tầng
về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Ban hành quy chế hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ
môi trường hoạt động có hiệu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo
vệ môi trường.
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để đầu tư,
xây dựng, vận hành, duy tu và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về
bảo vệ môi trường làng nghề trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý
các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử
dụng đúng mục đích, đúng chế độ quy định.
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm theo thẩm quyền; tham gia đoàn thanh tra,
kiểm tra đối với các cơ sở trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người
dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; khuyến khích các cơ sở tận thu, tái chế,
tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.
- Công bố các thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi
trường làng nghề trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa phương,
thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các
cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân phường, thị trấn.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Tài nguyên và
Môi trường) về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của
làng nghề trên địa bàn một (01) lần/năm trước ngày 30 tháng 10 hàng năm hoặc
đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT).
227
2.3.4.2. Bảo vệ nguồn nước ngầm trong quá trình trám lấp giếng khoan
Theo quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng, Ban hành kèm
theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại khoản 4 Điều 8 quy định trách nhiệm,
quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn như sau:
- Tổ chức niêm yết công khai danh mục giếng phải trám lấp;
- Tiếp nhận thông báo trám lấp, kết quả trám lấp của chủ giếng và thông
báo ý kiến của mình bằng văn bản (nếu có) tới chủ giếng theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 10 của Quy định này;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trám
lấp của chủ giếng và tổ chức, cá nhân thi công trám lấp đối với trường hợp quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định này;
- Định kỳ ba (03) tháng một lần, tổng hợp danh sách giếng đã trám lấp theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định này và gửi biên bản trám lấp
giếng, báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định về thông báo trám lấp: Trường hợp
giếng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 của Quy định này thì chủ giếng
thông báo về thời gian, đơn vị thi công, loại vật liệu sử dụng để trám lấp tới Uỷ
ban nhân dân phường, thị trấn;
Điều 9 quy định về: Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp
giếng
Khoản 3. Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất có đường kính ống
chống hoặc ống vách không lớn hơn 60 milimét, chiều sâu nhỏ hơn 30 m và chủ
giếng là cá nhân, hộ gia đình, thì chủ giếng có thể tự thi công trám lấp giếng
khoan đó.
Khoản 4. Đối với giếng đào thì chủ giếng có thể tự thi công trám lấp giếng.
2.3.4.3. Thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm xác định và thu phí đối
với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai
thác nước để sử dụng là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Tùy
theo số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhiều hay ít mà định kỳ
hàng ngày, tuần nộp số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vào tài
khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 20 của tháng tiếp theo, Ủy
ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm nộp số tiền phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải sinh hoạt trên tài khoản tạm thu vào ngân sách nhà nước, sau
khi trừ đi số phí được trích để lại cho đơn vị theo quy định.
228
Hàng tháng, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được, lập Tờ khai phí
theo mẫu quy định, gửi Cơ quan quản lý thuế trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng số
tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Tiền thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được hạch toán vào doanh thu của
đơn vị cung cấp nước sạch.
Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán số tiền phí bảo vệ môi trường do Ủy
ban nhân dân phường, thị trấn nộp vào chương, loại, khoản tương ứng theo quy
định hiện hành của Mục lục Ngân sách nhà nước.
Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo,
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế địa
phương việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu
được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
(Điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-
BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải - sau đây gọi tắt là Thông
tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT).
* Quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường môi trường đối với nước
thải sinh hoạt thu được
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là khoản thu thuộc ngân
sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
- Để lại tối đa không quá 10% (mười phần trăm) trên tổng số tiền phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được cho đơn vị cung cấp nước
sạch; tối đa không quá 15% (mười lăm phần trăm) trên tổng số phí thu được cho
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn để trang trải chi phí cho việc thu phí. Mức cụ
thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Toàn bộ số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích
theo quy định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân phường, thị
trấn phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định,
cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ.
- Phần còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấp nước
sạch, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn) được nộp vào ngân sách Nhà nước.
(Khoản 1, Điều 7, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT).
2.4. Giám sát, phòng ngừa, ứng phó sự cố và xác định thiệt hại môi trường
2.4.1. Giám sát môi trường
Giám sát môi trường nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường. Công tác
giám sát môi trường không chỉ được chú trọng tại các cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường. Hiện nay, công tác giám sát môi trường của cộng đồng dân cư là
229
một trong những mắt xích quan trọng phản ánh chất lượng môi trường nói chung
và chất lượng nguồn thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong
các dự án đầu tư sản xuất hiện nay cần coi trọng công tác giám sát của cộng
đồng dân cư.
Đối với UBND phường, thị trấn công tác giám sát môi trường được thể
hiện trên các khía cạnh chính sau:
- Giám sát việc thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
- Giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân
cư.
- Giám sát cơ sở sản xuất, làng nghề
- Giám sát môi trường trong hoạt động xây dựng
- Giám sát ô nhiễm môi trường trên địa bàn
2.4.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường của Ủy ban
nhân dân phường, thị trấn. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra
hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động nguồn lực để tổ
chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.
+ Lập phương án, kế hoạch ứng phó sự cố môi trường.
+ Tổ chức, triển khai lực lượng ứng phó sự cố môi trường
+ Huy động trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường
+ Báo cáo Ủy ban nhân dâp cấp trên về tính hình sự cố và khắc phục sự cố
xảy ra.
+ Chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên trong việc khắc phục sự cố
môi trường trên địa bàn phường, thị trấn.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc khắc phục sự cố môi
trường xảy ra trên địa bàn từ 2 phường, thị trấn trở lên.
+ Yêu cầu tổ chức cá nhân gây ra sự cố môi trường bồi thường trên cơ sở
xác định thiệt hại của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân gây sự cố
môi trường:
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện
pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
230
+ Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi
trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân
dân trong vùng;
+ Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu
cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp
luật có liên quan;
+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và
khắc phục sự cố môi trường.
- Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà
không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ
trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường.
2.4.3. Xác định thiệt hại về môi trường
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn
giản ngay cả ở những nước phát triển, nơi mà lý thuyết về lượng giá các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường đã được định hình và củng cố.
- Cơ sở xác định thiệt hại môi trường dựa trên các phương diện sau:
+ Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm: có suy giảm,
suy giảm nghiêm trọng, suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt
hại.
+ Xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu
ích gồm: xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng; xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp
bị suy giảm; xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi
và vùng đệm.
+ Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm: xác định số
lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị
thiệt hại; mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống
loài.
- Tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
+ Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu
ích của các thành phần môi trường;
+ Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
+ Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
+ Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
231
+ Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định
tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm
căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn
Theo nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chính
phủ về xác định thiệt hại môi trường.
Tại Điều 3, khoản 2a quy định: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách
nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây
ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban
nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ
chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi
trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra.
232
PHỤ LỤC CHUYÊN ĐỀ 5
PHỤ LỤC 01
MẪU HƯỚNG DẪN QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả mọi người
dân từ già đến trẻ trong cộng đồng dân cư.
Điều 2. Công tác bảo vệ môi trường phải được thực hiện một cách tự giác
và được duy trì thường xuyên,
Điều 3.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 6. Các quy định về vệ sinh nhà ở
Điều 7. Quy định về quản lý chất thải
Điều 8. Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất tăng
trưởng cho cây trồng
Điều 9. Quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Điều 10. Quy định về bảo vệ rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11. Khen thưởng
Điều 12. Xử lý vi phạm
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Điều 14. Hướng dẫn thi hành
233
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Các vấn đề chính về ô nhiễm môi trường tại các phường, thị trấn thể hiện
trên những phương diện nào?
2. UBND phường, thị trấn giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn
trên địa bàn trên những phương diện nào?
3. Chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng dân cư phường, thị
trấn cần tiến hành những bước nào? Theo anh/ chị bước nào là quan trọng nhất?
4. Những dự án nào chỉ cần lập cam kết bảo vệ môi trường? Danh mục các
dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được thể hiện trong văn
bản nào?
5. Thủ tục để tiến hành lập bản cam kết bảo vệ môi trường cần những loại
hồ sơ nào? Số lượng các loại hồ sơ? Khi nào UBND phường, thị trấn được
quyền phê duyệt bản cam kết bảo vệ môi trường?
6. Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc quản lý, bảo vệ môi
trường khu dân cư trên địa bàn mình quản lý thể hiện trên những vấn đề nào?
234
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Tài nguyên nước, Hà Nội, 2012.
2. Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2014.
3. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Về quản lý chất thải rắn, Hà Nội, 2007.
4. Nghị định số 113/2010/NĐ-CP Quy định về xác định thiệt hại đối với
môi trường, Hà Nội, 2010.
5 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội,
2011.
6. Thông tư liên tịch Số: 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-
BTTUBTƯMTTQVN của Bộ Tư Pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện quy
định, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Hà Nội 2000.
7. Thông tư Số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều
của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, Hà Nội, 2007.
8. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà
Nội, 2011.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010,
Hà Nội, 2010.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011,
Hà Nội, 2011.
11. Cục bảo vệ môi trường, Tài liệu hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho
các truyền thông viên là đoàn viên thanh niên, Hà Nội, 2006.
12. Đỗ Nam Thắng, Xây dựng bộ tiêu chí thành phố bền vững về môi
trường tại Việt Nam, Hà Nội, 2013.
13. Phan Ngụy Trường, Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch môi trường, Hà
Nội, 2012.
14. Tổng cục môi trường, Tổng hợp và hướng dẫn xây dựng mô hình bảo
vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam. Hà Nội, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cd_5_1744.pdf