Mục tiêu:
- Trình bày các bước trong quy trình tiêu thụ sản phẩm;
- Thực hiện được các công việc giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm bán hàng và tiến hành bán hàng
- Tính toán được lợi nhuận trong sản xuất cây rau.
37 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng rau công nghệ cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t rau công nghệ cao như: Chuẩn bị trồng; sản xuất cây giống; điều khiển phân bón, nước; phòng trừ sâu bệnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
b. Kỹ năng
- Sử dụng được các loại giống cây rau, dung dịch dinh dưỡng và sử dụng các loại hình trồng rau công nghệ cao;
- Thực hiện được các thao tác lắp ráp hệ thống sản xuất rau công nghệ cao; sản xuất cây giống; xử lý đất, giá thể; bổ sung dinh dưỡng, nước, quản lý dịch hại; thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức quản lý sản xuất rau công nghệ cao có hiệu quả, đúng tiêu chuẩn.
c. Thái độ
- Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
- Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt .
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau công nghệ cao” người học có thể làm việc tại trang trại, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất rau công nghệ cao.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 3 tháng
- Tổng thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ.
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ.
+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 352 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ
Tên mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra *
MĐ 01
Chuẩn bị trước gieo trồng
80
16
56
8
MĐ 02
Sản xuất cây giống
64
14
44
6
MĐ 03
Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất
96
16
68
12
MĐ 04
Trồng và chăm sóc rau không dùng đất
128
26
86
16
MĐ 05
Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau
96
16
70
10
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
16
16
Tổng số
480
88
324
68
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại các mô đun kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau công nghệ cao” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 02 “Sản xuất cây giống”; mô đun 03 “Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất”; mô đun 04 “Trồng và chăm sóc rau trong môi trường không dùng đất” hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.
Chương trình gồm 5 mô đun với các nội dung như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị trước gieo trồng” có thời gian đào tạo là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn đất; lập kế hoạch sản xuất; chuẩn bị đất, giá thể, dung dịch dinh dưỡng.
- Mô đun 02: “Sản xuất cây giống” có thời gian đào tạo là 64 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chọn các loại hạt giống; gieo hạt; chăm sóc cây giống.
- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: trồng cây rau; tưới nước; bón thúc; che phủ đất; bấm ngọn, tỉa cành; phá váng; làm giàn quản lý sâu, bệnh hại và các dịch hại khác.
- Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc rau không dùng đất” có thời gian đào tạo là 128 giờ, trong đó có 26 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xử lý đất, giá thể; chuyển cây vào chậu; chăm sóc cây; bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống.
- Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau” có thời gian đào tạo là 96 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch sản phẩm; sơ loại, bảo quản sản phẩm; đăng ký chất lượng sản phẩm; thực hiện được quảng bá, bán sản phẩm và tính toán được hiệu quả kinh tế.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau:
TT
Mô đun kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Thời gian kiểm tra
Kiến thức, kỹ năng nghề
1
Lý thuyết nghề
Vấn đáp, trắc nghiệm
Không quá 60 phút
2
Thực hành nghề
Bài thực hành kỹ năng nghề
Không quá 12 giờ
3. Các chú ý khác
- Chương trình dạy nghề “Trồng rau công nghệ cao” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.
- Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng.
- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Chuẩn bị trước gieo trồng
Mã số mô đun: MĐ 01
Nghề: Trồng rau công nghệ cao
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ TRƯỚC GIEO TRỒNG
Mã số của mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 80 giờ
(Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 60 giờ
Kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1. Vị trí:
- Mô đun chuẩn bị trước gieo trồng là mô đun bắt buộc được bố trí đầu tiên trong nghề trồng rau công nghệ cao.
2. Tính chất:
- Đây là một trong những mô đun kỹ năng của nghề trồng rau công nghệ cao. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành;
- Nội dung mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng về thiết lập vườn trồng rau công nghệ cao, lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên, vật liệu trồng.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Liệt kê được một số ứng dụng trong sản xuất rau như: Ứng dụng nhà có mái che, công nghệ trồng rau không dùng đất và công nghệ ghép rau;
- Thực hiện được các công việc lắp giáp hệ thống trồng rau đơn giản , xây dựng nhà sản xuất rau công nghệ đơn giản, lập kế hoạch và chuẩn bị nguyên vật liệu trồng
- Nhận thức được ý nghĩa của công tác chuẩn bị trước gieo trồng trong sản xuất rau công nghệ cao.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Thiết lập nhà trồng rau ứng dụng công nghệ cao
44
10
32
2
2
Lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị nguyên, vật liệu trồng
32
6
24
2
Kiểm tra kết thúc mô đun
4
4
Cộng
80
16
56
8
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
Nội dung chi tiết:
Bài 1: Thiết lập nhà trồng rau ứng dụng công nghệ cao
Thời gian: 44 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm trồng rau công nghệ cao;
- Liệt kê được các công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau công nghệ cao
- Lắp đặt được các hệ thống trồng rau đơn giản như: nhà có mái che, hệ thống trồng rau thủy canh, hệ thống tưới tiêu.
A. Nội dung:
1. Công nghệ cao trong sản xuất rau
1.1. Khái niệm trồng rau công nghệ cao
1.2. Đặc trưng sản xuất rau công nghệ cao
2. Công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất rau
2.1. Ứng dụng công nghệ nhà có mái che trong sản xuất rau
2.1.2. Các dạng nhà có mái che
2.1.3. Trang thiết bị trong nhà có mái che
2.1.4. Các hệ thống kiểm soát trong nhà có mái che
2.2. Ứng dụng công nghệ trồng rau không dùng đất (thủy canh, trồng trên giá thể)
2.3. Ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
3. Lắp giáp một số hệ thống trồng rau đơn giản
3.1. Lắp giáp hệ thống thủy canh tuần hoàn
3.2. Lắp giáp hệ thống thủy canh tĩnh
3.3. Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị nguyên vật liệu trồng
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày bản kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao;
- Liệt kê được các nguyên liệu trồng, dung dịch dinh dưỡng trong sản xuất rau công nghệ cao;
- Thực hiện được bản kế hoạch sản xuất và các công việc trong quá trình chuẩn bị đất trồng, giá thể trồng, dung dịch dinh dưỡng, giống rau.
A. Nội dung:
1. Lập kế hoạch sản xuất
1.1. Phân loại kế hoạch
1.2. Các nguyên tắc lập kế hoạch
1.3. Xác định mục tiêu
1.4. Xác định kết quả đạt được
1.5. Xác định hoạt động
1.6. Xác định trách nhiệm các bên tham gia
1.7. Lên biểu kế hoạch
1.8. Tổ chức thực hiện đánh giá
2. Quy cách nhà có mái che trồng rau ứng dụng công nghệ cao
3 . Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng rau công nghệ cao
2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng rau thủy canh
2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng rau dùng giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
2.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng trong môi trường đất
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
- Giáo trình dạy nghề mô đun Chuẩn bị sản xuất rau trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng rau công nghệ cao.
- Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:
- Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn Trồng cây trong nhà kính, nhà lưới; trồng rau thủy canh; trồng rau trong giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt…
- Dụng cụ phục vụ thiết kế như bút vẽ, giấy A4, A0, bản đồ, sơ đồ
3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người:
- 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên.
- 500 m2 (hay 01 ha) nhà lưới vườn trồng rau; nhà lưới trồng rau thủy canh (có thể thuê, mượn của cơ sở trồng rau công nghệ cao ở gần địa điểm của lớp học).
- Các dụng cụ giản đơn như dao, leng (xẻng), cuốc, dây buộc, … mỗi loại có 06 cái.
4. Điều kiện khác: Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động…
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
a. Kiểm tra định kỳ
- Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp
- Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
b. Kiểm tra kết thúc mô đun
- Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện
+ Thiết kế khu nhà lưới trồng rau công nghệ cao trong môi trường đất với diện tích 300 m2
+ Lập kế hoạch trồng rau công nghệ cao cho một năm với diện tích 5000 m2
+ Thiết kế được các hệ thống trồng rau không dùng đất
+ Pha chế dung dịch dinh dưỡng
- Kiểm tra cá nhân: Học viên trình bày kỹ thuật thiết kế khu nhà lưới trồng rau công nghệ cao, các hệ thống .
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết:
Lập kế hoạch sản xuất, thiết kế các hệ thống trồng rau thủy canh, chuẩn bị giá thể trồng, dung dịch dinh dưỡng
- Thực hành:
+ Thiết kế khu nhà lưới trồng rau công nghệ cao, lập kế hoạch trồng rau công nghệ cao cho một năm với diện tích 1000 m2
+ Pha chế dung dịch dinh dưỡng
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun chuẩn bị sản xuất rau áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun chuẩn bị sản xuất rau có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên)
- Chương trình áp dụng cho cả nước.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa ... để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành ... và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Lý thuyết: Lập kế hoạch sản xuất, thiết kế các hệ thống tưới tiêu.
- Thực hành: Các bước thực hiện lập kế hoạch sản xuất, pha chế dung dịch dinh dưỡng
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
1. Nông nghiệp Việt nam . http.// favri.org.vn
2. Trồng rau công nghệ cao. http.//timtailieu.com
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sản xuất cây giống
Mã số mô đun: MĐ 02
Nghề: Trồng rau công nghệ cao
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
Mã số của mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 64 giờ
(Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 48 giờ
Kiểm tra kết thúc mô đun: 02 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1. Vị trí:
- Mô đun sản xuất cây giống là mô đun được bố trí sau mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau công nghệ cao.
2. Tính chất:
- Đây là mô đun kỹ năng chuyên môn nghề kỹ thuật trồng rau công nghệ cao.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các bước công việc chuẩn bị làm cây giống;
- Xác định loại vườn ươm và hình thức gieo ươm đối với từng loại cây rau;
- Thực hiện được các công việc trong sản xuất giống cây và huấn luyện cây trước lúc đem trồng.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1 .Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Chuẩn bị làm cây giống
16
4
11
1
2
Gieo ươm và chăm sóc cây giống
34
8
24
2
3
Chuẩn bị cây giống xuất vườn
12
2
9
1
Kiểm tra kết thức mô đun
2
2
Cộng
64
14
44
6
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
- Liệt kê được các công việc chuẩn bị trong sản xuất cây giống
- Chuẩn bị được các vật tư sản xuất cây giống;
- Lựa chọn được nhà cung cấp cây giống phù hợp.
A. Nội dung:
1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm
1.1. Điều kiện khí hậu
1.2. Điều kiện đất đai
2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm
2.1. Các loại vườn ươm
2.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm chuyên sản xuất cây giống
2.3. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm vừa sản xuất cây giống, sản xuất cây thương phẩm
3. Các điều kiện dụng cụ, làm giống
4. Lựa chọn nguồn giống rau
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 2: Gieo ươm và chăm sóc cây giống Thời gian: 34 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước gieo ươm và chăm sóc cây giống rau, dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, xà lách;
- Thực hiện được các công việc chăm sóc cây giống rau, dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, xà lách;
A. Nội dung:
1. Nhân giống cây cà chua
1.1. Nhân giống cà chua bằng phương pháp gieo hạt
1.1.1. Xác định thời vụ trồng
1.1.2. Giới thiệu một số giống cà chua
1.1.3. Nhân giống cây giống cà chua
1.2. Nhân giống cà chua bằng phương pháp ghép
2. Nhân giống xà lách
2.1. Xác định thời vụ trồng
2.2. Giới thiệu một số xà lách
2.3. Xử lý hạt giống
2.4. Gieo hạt
2.5. Chăm sóc cây giống
3. Nhân giống dưa chuột
3.1. Xác định thời vụ trồng
3.2. Giới thiệu một số giống dưa chuột
3.3. Xử lý hạt giống
3.4. Gieo hạt
3.5. Chăm sóc cây giống
4. Nhân giống ớt ngọt
4.1. Xác định thời vụ trồng
4.2. Giới thiệu một số giống ớt ngọt
4.3. Xử lý hạt giống
4.4. Gieo hạt
4.5. Chăm sóc cây giống
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Xác định được thời điểm cây xuất vườn;
- Thực hiện các bước công việc chăm sóc trước khi xuất vườn;
- Lựa chọn được những cây giống theo tiêu chuẩn trước khi xuất vườn.
A. Nội dung:
1. Cây giống cà chua
1.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
1.2. Huấn luyện cà chua trước khi xuất vườn
2. Cây giống xà lách
2.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
2.2. Huấn luyện bắp cải trước khi xuất vườn
3. Cây giống dưa chuột
3.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
3.2. Huấn luyện dưa chuột trước khi xuất vườn
4. Cây giống ớt ngọt
4.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
4.2. Huấn luyện dưa chuột trước khi xuất vườn
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
- Giáo trình dạy nghề mô đun Sản xuất cây giống trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng rau công nghệ cao.
- Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:
Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn sản xuất cây bắp cải, cà chua.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người:
- 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên.
- 360 m2 vườn sản xuất cây giống (có thể thuê, mượn của cơ sở trồng rau công nghệ cao ở gần địa điểm của lớp học).
- 200 g hạt bắp cải, 100 g hạt cà chua,
- Các dụng cụ giản đơn như dao, leng (xẻng), cuốc … mỗi loại có 06 cái.
4. Điều kiện khác:
Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động…
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra định kỳ
+ Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp - tự luận - trắc nghiệm;
+ Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và bài báo cáo thực hành để đánh giá cho từng bài thực hành;
- Kiểm tra kết thúc môn học:
+ Phần lý thuyết: Kiểm tra viết (tự luận hay trắc nghiệm) tổng hợp các kiến thức của môn học;
+ Phần thực hành: Các thao tác trong từng bước của việc thực hiện qui trình
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết:
Tiêu chuẩn cây giống tốt, kỹ thuật chăm sóc cây giống giai đoạn vườn ươm.
- Thực hành:
Làm đất, bón phân, tưới nước, che phủ, quản lý sâu bệnh hại giai đoạn vườn ươm.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau công nghệ cao áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau công nghệ cao có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên)
- Chương trình áp dụng cho cả nước.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
- Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại lớp phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành, có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong mô đun.
- Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm
- Thực hành: Sử dụng phương pháp làm mẫu (theo trình tự hướng dẫn kỹ năng).
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Lý thuyết: Tiêu chuẩn một cây giống tốt
- Thực hành: Làm đất, bón phân, chăm sóc cây giống.
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
[1] https:// www.thuycanhgwall.com
[2] https:// www.rauthuycanh.com
[3] https:// www.saigonthuycanh.com
[4] https:// www.thuycanh.com
[5] https:// www.dungdichthuycanh.com
[6] https:// www.caythuycanh.com
[7] https:// www.thuycanhgiavien.com
[8] https:// www.vast.ac.vn.com
[9] https:// www.mardgov.vn
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất
Mã số mô đun: MĐ 03
Nghề: Trồng rau công nghệ cao
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Mã số của mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 96 giờ
(Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 74 giờ
Kiểm tra kết thúc mô đun: 6 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1. Vị trí: Mô đun trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất là một mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp trồng rau công nghệ cao; được giảng dạy sau mô đun sản xuất cây giống và trước mô đun trồng rau không dùng đất, Mô đun trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
2.Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau công nghệ cao, được thực hiện trong nhà có mái che.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Nêu được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc đối với một số cây rau;
- Điều khiển được nước tưới, dinh dưỡng, ánh sáng và kiểm soát dịch hại đối với một số cây rau;
- Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn trồng rau công nghệ cao, rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Trồng và chăm sóc ớt ngọt
32
6
24
2
2
Trồng và chăm sóc xà lách
26
4
20
2
3
Trồng và chăm sóc cà chua
32
6
24
2
Kiểm tra kết thức mô đun
6
6
Cộng
96
16
68
12
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
Nội dung chi tiết
Bài 1: Trồng và chăm sóc ớt ngọt
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây dưa ơt ngọt;
- Xác định được thời vụ, mật độ và kiểm soát được nước tưới, phân bón, áng sáng, ẩm độ, sâu bệnh hại;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Thời vụ
2. Mật độ, khoảng cách
3. Trồng
4. Chăm sóc
4.1. Điều chỉnh thời vụ
4.2. Kiểm soát lượng nước tưới
4.3 Kiểm soát lượng phân bón
4.4. Kiểm soát yếu tố khí hậu
4.4. Chăm sóc
4.5. Kiểm soát dịch hại
B. Câu hỏi và bài tập
C. Ghi nhớ
Bài 2: Trồng và chăm sóc xà lách
Thời gian: 26 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây đậu xà lách;
- Xác định được thời vụ, mật độ và kiểm soát được nước tưới, phân bón, áng sáng, ẩm độ, sâu bệnh hại;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
2.1. Thời vụ trồng
2.2. Chuẩn bị đất trồng
2.3. Lên luống.
2.4. Mật độ, khoảng cách
2.5. Lượng phân bón
2.6. Trồng rau
2.7. Chăm sóc
2.7.1. Điều khiển lượng nước tưới
2.7.2. Điều khiển lượng phân bón
2.7.3. Kiểm soát dịch hại
B. Câu hỏi và bài tập
Bài 3: Trồng và chăm sóc cà chua
Thời gian:32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây cà chua;
- Xác định được thời vụ, mật độ và kiểm soát được nước tưới, phân bón, áng sáng, ẩm độ, sâu bệnh hại;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Thời vụ
2. Làm đất
3. Mật độ, khoảng cách
4. Trồng rau
5. Chăm sóc
5.1. Kiểm soát lượng nước tưới
5.2. Kiểm soát lượng phân bón
5.3. Kiểm soát khí hậu
5.4. Treo dây, bấm ngọn, tỉa cành
5.5. Kiểm soát dịch hại
B. Câu hỏi và bài tập
C. Ghi nhớ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
- Giáo trình dạy nghề mô đun Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng rau công nghệ cao.
- Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:
Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn Trồng chăm sóc cà chua, dưa chuột, ớt ngọt,
3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người:
- 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên.
- 200 m2 nhà lưới chăm sóc cà chua, dưa chuột, các loại rau ăn lá (có thể thuê, mượn của cơ sở sản xuất rau công nghệ cao ở gần địa điểm của lớp học).
- Cây giống: 150 cây cà chua, ớt ngọt
- Hạt giống: 200g dưa chuột 300 g rau ăn lá các loại
- Phân bón
- Dèo cắm 250 cây ( 400 dây dèo) cho các cây cà chua, xà lách, ớt ngọt
- Các dụng cụ giản đơn như dao, xẻng, cuốc, … mỗi loại có 15 cái.
4. Điều kiện khác: Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động…
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
a. Lý thuyết:
Quy trình và cách thức thực hiện trồng và chăm sóc rau ớt ngọt, xà lách, cà chua
b. Thực hành:
Trồng cây ớt ngọt, xà lách, cà chua
Buộc giàn cho cây ớt ngọt, cà chua
Bấm ngọn, tỉa cành lá cây ớt ngọt, cà chua
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun dạy cùng các mô đun 1, mô đun 2, mô đun 4 cho dạy nghề dưới 3 tháng
- Chương trình áp dụng cho cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
- Là mô đun thực hành đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc;
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa ... để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Lý thuyết: Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc rau công nghệ cao
- Thực hành: Trồng cây ớt ngọt, xà lách, cà chua
Buộc giàn cho cây ớt ngọt, cà chua
Bấm ngọn, tỉa cành lá cây ớt ngọt, cà chua
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
1. Ngô Xuân Chinh , Quy trình kỹ thuật trồng cà chua trong nhà màng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
2. Hồng Ngọc Lược, Canh tác ớt trong nhà lưới để xuất khẩu đi EU www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/chuyengiatuvan/1
3. Trần Thị Ba, Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng một số loại rau www. Khuyennongvn.gov.vn
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Trồng và chăm sóc rau không dùng đất
Mã số mô đun: MĐ 04
Nghề: Trồng rau công nghệ cao
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU KHÔNG DÙNG ĐẤT
Mã số của mô đun: MĐ4
Thời gian mô đun: 128 giờ
(Lý thuyết: 26 giờ; Thực hành: 94 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 8 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1. Vị trí: Mô đun trồng và chăm sóc rau không dùng đất là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau công nghệ cao, được giảng dạy sau mô đun trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất và trước mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Mô đun trồng rau không dùng đất có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
2. Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau công nghệ cao, được thực hiện trong nhà có mái che.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các bước trong quy trình trồng rau không dùng đất;
- Xác định được thời điểm, khoảng cách trồng rau không dùng đất;
- Điều khiển được hệ thống tưới nhỏ giọt, phân bón, ánh sáng, độ ẩm cho từng loại rau;
- Thực hiện được quy trình trồng rau theo hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thủy canh trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn trồng rau theo hướng công nghệ cao bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thủy canh tĩnh và hệ thống thủy canh động , rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Trồng rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
80
16
58
6
2
Trồng rau thủy canh
40
10
26
2
Kiểm tra hết mô đun
8
8
Cộng
128
26
84
16
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Trồng rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
Thời gian: 80 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày các bước trong quy trình sản xuất một số cây rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt;
- Thực hiện được các công việc trồng và chăm sóc một số loại rau như: Mật độ khoảng cách trồng, điều khiển nước tưới, phân bón và kiểm soát dịch hại cây rau;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
I. Trồng cây cà chua trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
1. Thời vụ
2. Chuẩn bị trước lúc trồng
3. Mật độ, khoảng cách
4. Trồng cây vào giá thể
5. Chăm sóc
5.1. Điều khiển nước tưới
5.2. Điều khiển lượng phân bón
5.3. Làm giàn cho cây
5.4. Tiả chồi, lá, nụ hoa:
5.5. Rung bông, thụ phấn
5.6. Kiểm soát sâu bệnh hại
II. Trồng cây dưa chuột trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt
1. Thời vụ
2. Chuẩn bị trước lúc trồng
3. Mật độ, khoảng cách
4. Trồng cây vào giá thể
5. Chăm sóc
5.1. Điều khiển nước tưới
5.2. Điều khiển lượng phân bón
5.3. Làm giàn cho cây
5.4. Tiả chồi, lá, nụ hoa:
5.5. Rung bông, thụ phấn
5.6. Kiểm soát sâu bệnh hại
B. Bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 2: Trồng rau thủy canh Thời gian:40 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày các bước trong quy trình sản xuất một số cây rau trong môi trường trồng rau thủy canh;
- Thực hiện được các công việc cấy cây và chăm sóc một số loại rau như: Mật độ khoảng cách trồng, bổ sung nước tưới, phân bón và kiểm soát dịch hại cây rau;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Giới thiệu về trồng rau thủy canh
1.1. Ưu điểm của trồng thủy canh
1.2. Hạn chế của kỹ thuật thủy canh
2. Phân loại hệ thống trồng rau thủy cảnh tại Việt Nam
2.1. Thủy canh hồi lưu ( thủy canh động)
2.2. Hệ thống thủy canh tĩnh
3. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh
3.1. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh động
3.2. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh tĩnh
4. Kỹ thuật trồng rau thủy canh
4.1. Kỹ thuật trồng rau cải
4.1.1. Trồng rau cải trong môi trường thủy canh động
4.1.2. Trồng rau cải trong môi trường thủy canh tĩnh
4.2. Kỹ thuật trồng rau muống
4.2.1. Trồng rau muống trong môi trường thủy canh động
4.2.2. Trồng rau muống trong môi trường thủy canh tĩnh
4.3.Kỹ thuật trồng xà lách
4.3.1. Trồng rau xà lách trong môi trường thủy canh động
4.3.2. Trồng rau xà lách trong môi trường thủy canh tĩnh
B. Bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun Trồng rau trong môi trường không cần đất trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng rau công nghệ cao.
- Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:
Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh. Mẫu các loại hệ thống trồng rau thủy canh
3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người:
- 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên.
- 200 m2 nhà lưới sản xuất các loại rau như: rau diếp, rau cải ngọt, rau muống. (có thể thuê, mượn của cơ sở trồng rau công nghệ cao ở gần địa điểm của lớp học).
- Dung dịch dinh dưỡng
- Dụng cụ pha chế
4. Điều kiện khác: Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động…
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết:
- Trình bày quy trình trồng và chăm sóc một số loại rau theo hệ thống thủy canh động và hệ thống thủy canh tĩnh
- Xác định được các loại giá thể, dụng cụ và nguyên liệu để pha chế dung dịch dinh dưỡng
- Thực hành:
- Pha chế được các loại dung dịch dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Phối trộn giá thể trồng rau
- Thực hiện trồng và chăm sóc các loại rau theo hệ thống thủy canh
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun các điều kiện cần thiết để trồng rau công nghệ cao áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun dạy cùng các mô đun 3 cho dạy nghề dưới 3 tháng
- Chương trình áp dụng cho cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
- Là mô đun thực hành đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc;
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Lý thuyết: Quy trình trồng và chăm sóc một số loại rau theo hệ thống thủy canh động và hệ thống thủy canh tĩnh; các loại giá thể, dụng cụ và nguyên liệu để pha chế dung dịch dinh dưỡng.
- Thực hành: Pha chế các loại dung dịch dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng; phối trộn giá thể trồng rau; trồng và chăm sóc các loại rau theo hệ thống thủy canh.
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
[1]. Ngô Xuân Chinh , Quy trình kỹ thuật trồng cà chua trong nhà màng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
[2] https:// www.rauthuycanh.com
[3] https:// www.saigonthuycanh.com
[4] https:// www.thuycanh.com
[5] https:// www.dungdichthuycanh.com
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Mã số mô đun: MĐ 05
Nghề: Trồng rau công nghệ cao
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã số của mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 96 giờ
(Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 76giờ
Kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1.Vị trí: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau công nghệ cao; được giảng dạy cuối chương trình.
2.Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau công nghệ cao được thực hiện ở nhà có mái che.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các bước trong quy trình thu hoạch, sơ chế, phân loại, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau;
- Thực hiện được công việc thu hái, loại bỏ sản phẩm hỏng, đóng gói và bán sản phẩm rau;
- Hạch toán được hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau;
- Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm rau cà chua, bắp cải, đậu cô ve, dưa chuột, rau diếp, rau muống;
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Thu hoạch, phân loại sản phẩm rau
40
6
32
2
2
Sơ chế, bảo quản sản phẩm rau
24
4
18
2
3
Tiêu thụ sản phẩm rau
28
6
20
2
Kiểm tra kết thúc mô đun
4
4
Cộng
96
16
70
10
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Thu hoạch, phân loại sản phẩm rau
Thời gian:40 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được các bước trong quy trình thu hái, phân loại sản phẩm một số cây rau;
- Thực hiện được các bước công việc trong quy trình thu hái, phân loại sản phẩm một số cây rau như: Xác định thời điểm thu hoạch, chuẩn bị dụng cụ, thu hái và phân loại sản phẩm rau;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Thu hoạch sản phẩm rau
1.1. Xác định thời điểm thu hoạch
1.1.1. Xác định thời điểm thu hoạch cây dưa chuột
1.1.2. Xác định thời điểm thu hoạch cây cà chua
1.1.3. Xác định thời điểm thu hoạch cây ớt ngọt
1.1.4. Xác định thời điểm thu hoạch rau xà lách
1.1.5. Xác định thời điểm thu hoạch rau muống
1.1.6. Xác định thời điểm thu hoạch cải ngọt
1.2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch
1.3. Tiến hành thu hái sản phẩm rau
1.3.1. Dưa chuột
1.3.2. Cà chua
1.3.3. Ớt ngọt
1.3.4. Xà lách
1.3.5. Rau muống
1.3.6. Cải ngọt
2. Phân loại sản phẩm rau
2.1. Dưa chuột
2.2. Cà chua
2.3. Ớt ngọt
2.4. Các loại rau ăn lá
B. Bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 2: Sơ chế, bảo quản sản phẩm
Thời gian:24 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm một số cây rau ;
- Thực hiện được các bước trong quy trình sơ chế, bảo quản sản phẩm một số cây rau;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung
1. Sơ chế sản phẩm rau
1.1. Loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn
1.2. Làm sạch sản phẩm
2. Đóng gói sản phẩm
3. Bảo quản sản phẩm
3.1. Xác định thời gian bảo quản
3.2. Lựa chọn phương pháp bảo quản
3.3. Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng
3.4. Tiến hành bảo quản
3.5. Kiểm tra theo dõi quá trình bảo quản
B. Bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 28 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày các bước trong quy trình tiêu thụ sản phẩm;
- Thực hiện được các công việc giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm bán hàng và tiến hành bán hàng
- Tính toán được lợi nhuận trong sản xuất cây rau.
A. Nội dung
1. Giới thiệu sản phẩm
1.1. Công bố sản phẩm rau
1.2. Giới thiệu các phương phương pháp Marketing sản phẩm rau
1.3. Thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm
2. Chuẩn bị địa điểm và thực hiện bán hàng
2.1. Thiết lập hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rau.
2.2. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng.
2.3. Quy trình thực hiện bán hàng.
2.4. Các phương thức thanh toán.
2.5. Tổ chức, trưng bày các sản phẩm rau tại quầy hàng.
3. Bán hàng
3.1. Giới thiệu sản phẩm cho các nhà bán buôn
3.2. Xúc tiến bán hàng
3.3. Kỹ năng bán hàng
3.4. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
4. Tính hiệu quả kinh tế
4.1. Nhận dạng doanh thu và chi phí
4.1.1. Nhận dạng chi phí
4.1.2. Nhận dạng về doanh thu
4.2. Lợi nhuận
4.3. Nhận dạng doạn thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất
4.3.1. Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh
4.3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ kinh doanh
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
C. Ghi nhớ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng rau công nghệ cao;
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh
3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, nhà sơ chế, bảo quản, vườn trồng rau đang đến Giai đoạn thu hoạch sản phẩm (Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại ) 01 gian trưng bày, bán sản phẩm rau an toàn, xe máy, thùng đóng và vận chuyển rau.
4. Điều kiện khác: Dao, kéo, bao tải, sọt, túi ni long, máy đóng gói sản phẩm, nước sạch
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
a. Lý thuyết:
- Thời điểm thu hoạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, sơ chế sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phương pháp bảo quản rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Quản bá sản phẩm, tính hiệu quả kinh tế
b. Thực hành:
- Thực hiện thu hái sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, làm sạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Đóng gói sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Bảo quản sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Sắp xếp gian hàng
- Tính hiệu quả kinh tế
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun thu hoạch và bảo quản sản phẩm áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun dạy cùng các mô đun 3, mô đun 4 cho dạy nghề dưới 3 tháng
- Chương trình áp dụng cho cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
- Là mô đun thực hành đòi hỏi cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a. Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa ... để hỗ trợ trong giảng dạy.
b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành ... và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
a. Lý thuyết:
- Thời điểm thu hoạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, sơ chế sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phương pháp bảo quản rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Giới thiệu sản phẩm rau , tính hiệu quả kinh tế
b. Thực hành:
- Thực hiện thu hái sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Phân loại, làm sạch sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Đóng gói sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Bảo quản sản phẩm rau Cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, rau ăn lá các loại
- Thực hiện bán hàng, tính hiệu quả kinh tế
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
[1]. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình Bảo quản nông sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2006
[2]. Trần Minh Tâm, Bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 1997
[3]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà xuất bàn Lao động xã hội.
[4]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội.
[5]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB. Tổng hợp TP HCM 2010
[6]. Lê Minh Cẩn . Huấn luyện kỹ năng bán hàng . NXB Thanh niên.
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 5 tháng 4 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông: Phạm Thanh Hải
2. Bà: Trần Thị Anh Thư
3. Ông: Phùng Trung Hiếu
4. Bà : Kiều Thị Thuyên
5. Bà: Nguyễn Thị Thao
6. Bà: Lê Phương Hà
7. Ông: Hoàng Văn Niên
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Thư ký
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 1374 /BNN-TCCB - ngày 17 tháng 06 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông: Đỗ Văn Chung
2. Bà: Đào Thị Hương Lan
3. Ông: Nguyễn Bình Nhự
4. Ông: Hồ Tấn Mỹ
5. Bà: Trịnh Thị Nga
Chủ tịch
Thư ký
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_day_nghe_trong_rau_cong_nghe_cao_8797.doc