Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm

- Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con trôm bao gồm thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con. - Thực hiện được các công việc thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con trôm đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

doc47 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, Thông, Trôm được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học đủ các mô đun trong chương trình tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể dạy độc lập từng mô đun (như mô đun 02, mô đun 03, mô đun 04) hoặc nhóm mô đun (mô đun 01 với mô đun 02, mô đun 01 với mô đun 03...). Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề cấp cho người học: Giấy chứng nhận học nghề (đã hoàn thành các mô đun, khóa học). Chương trình dạy nghề: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm gồm 04 mô đun với các mục tiêu như sau: - Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo 60 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu về sản phẩm và khả năng sản xuất của hộ, xác định các hoạt động sản xuất, dự tính kinh phí cho các hoạt động, lập kế hoạch sản xuất, tìm hiểu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế. - Mô đun 02: “Trồng cây Sơn ta” có thời gian đào tạo 132 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành, 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu điều kiện gây trồng Sơn ta, sản xuất giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và sơ chế nhựa Sơn ta. - Mô đun 03: “Trồng cây Thông” có thời gian đào tạo 136 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 90 giờ thực hành, 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu điều kiện gây trồng Thông, sản xuất giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác và sơ chế nhựa Thông. - Mô đun 04: “Trồng cây Trôm” có thời gian đào tạo 132 giờ trong đó có 30 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành, 16 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Tìm hiểu điều kiện gây trồng Trôm, sản xuất giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác và sơ chế nhựa Trôm. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong từng mô đun, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học, được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học TT Mô đun kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề - Kiến thức nghề - Kỹ năng nghề - Trắc nghiệm hoặc vấn đáp - Bài thực hành kỹ năng nghề - Không quá 60 phút - Không quá 12 giờ 3. Các chú ý khác Khi tổ chức giảng dạy chương trình dạy nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm nên tổ chức ngay tại địa phương, phù hợp mùa vụ. Chương trình xây dựng cho khóa dạy nghề trong thời gian 03 tháng, nhưng trong thực tế, có thể bố trí học tập thành từng giai đoạn trùng với chu kỳ sản xuất của từng loại cây (Sơn ta, Thông, Trôm), qua đó rèn kỹ năng nghề cho học viên qua thực tiễn sản xuất; Trong quá trình dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học. Có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm; Bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở sản xuất Sơn ta, Thông, Trôm có uy tín, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho học viên được học tập mô hình thực tiễn và thấy được hiệu quả của nghề; Nên bố trí lồng ghép với chương trình dạy nghề các hoạt động ngoại khoá liên quan đến chuyên môn và các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện của lớp học, hoạt động của cơ sở sản xuất và phong tục tập quán của địa phương. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 42 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là mô đun được thực hiện giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạch toán sản xuất, các kỹ năng tính toán các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận khi sản xuất mỗi sản phẩm. Trên cơ sở đó, người sản xuất sẽ xác định được các hoạt động sản xuất, doanh thu và lợi nhuận. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Về kiến thức - Nêu được những đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa. - Nêu được các bước lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các nguyên tắc hạch toán sản xuất. - Liệt kê được đầy đủ các loại chi phí sản xuất. 2. Về kỹ năng - Xác định được nhu cầu của thị trường làm căn cứ lập kế hoạch sản xuất. - Lập được kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ và nhu cầu của thị trường. - Tính được giá thành sản phẩm, doanh thu và hiệu quả của quá trình sản sản xuất. 3. Về thái độ: - Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm làm ra. - Có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Tìm hiểu thông tin thị trường sản phẩm cây lấy nhựa 10 02 08 - 2 Lập kế hoạch sản xuất 20 06 13 01 3 Tiêu thụ sản phẩm 12 04 08 4 Dự tính hiệu quả sản xuất 16 04 11 01 Kiểm tra hết mô đun 02 - - 02 Tổng cộng 60 16 40 04 Ghi chú: * Tổng số giờ kiểm tra (04 giờ) bao gồm: 02 giờ kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành (được tính vào giờ thực hành), 02 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Tìm hiểu thông tin thị trường sản phẩm cây lấy nhựa Thời gian:10 giờ Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa. - Tìm hiểu được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cây lấy nhựa của thị trường để lập kế hoạch sản xuất. - Có nhận thức đúng về tìm hiểu thị trường và lựa chọn sản phẩm sản xuất. 1. Thị trường sản phẩm cây lấy nhựa 1.1. Khái niệm về thị trường 1.2. Đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa 1.3. Mục đích của tìm hiểu thị trường sản phẩm cây lấy nhựa 1.4. Nội dung cần tìm hiểu 2. Xác định thông tin cần tìm hiểu 2.1. Thông tin về khách hàng 2.2. Thông tin về các hộ sản xuất cùng sản phẩm 2.3. Thông tin về nhà cung ứng 3. Thông tin về nguồn lực sản xuất của hộ 3.1 Các nguồn thông tin 3.2. Các bản thống kê, ghi chép của hộ 3.2.1 Đất đai 3.2.2. Yếu tố đầu vào 3.2.3. Thống kê về lao động 3.2.4. Thống kê về thu nhập 3.2.5. Thống kê về chi phí Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được lập kế hoạch sản xuất và mục đích của lập kế hoạch sản xuất. - Xác định được những căn cứ, nội dung, các bước của một bản kế hoạch sản xuất. 1. Hiểu biết chung về kế hoạch sản xuất 1.1. Khái niệm 1.2 Hệ thống kế hoạch sản xuất của hộ 1.3 Lợi ích của kế hoạch sản xuất 2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 2.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên 2.2. Căn cứ nhu cầu thị trường 2.3. Căn cứ vào điều kiện của hộ gia đình 2.4. Căn cứ vào quy mô sản xuất 3. Các bước lập kế hoạch sản xuất 4. Lập kế hoạch sản xuất 4.1. Xác định mục tiêu 4.2. Xác định diện tích sản xuất 4.3. Dự tính năng suất, sản lượng nhựa 4.4. Xác định các hoạt động sản xuất và thời gian thực hiện 4.4.1. Kế hoạch về giống 4.4.2. Kế hoạch chuẩn bị đất 4.4.3. Kế hoạch phân bón 4.4.4. Kế hoạch trồng và chăm sóc bảo vệ 4.4.5. Kế hoạch khai thác, sơ chế 4.5. Dự tính chi phí sản xuất 4.5.1. Dự tính chi phí nhân công 4.5.2. Dự tính chi phí giống 4.5.3. Dự tính chi phí phân bón 4.5.4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật 4.5.5. Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ 4.5.6. Dự tính chi phí cho tiêu thụ, vận chuyển/bán sản phẩm/1kỳ kinh doanh 4.6. Dự tính hiệu quả kinh tế 4.6.1. Dự tính tổng chi phí 4.6.2. Dự tính tổng thu 4.6.3. Dự tính hiệu quả kinh tế 4.7. Hoàn thiện bản kế hoạch 4.7.1. Kế hoạch trồng trọt 4.7.2. Kế hoạch chi phí sản xuất và doanh thu Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm Thời gian:12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm. - Lựa chọn được phương pháp giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Có ý thức, trách nhiệm và linh hoạt trong tiêu thụ sản phẩm. 1. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường sản phẩm 1.2. Tìm hiểu kênh phân phối 1.3. Tìm hiểu sức mua và giá bán sản phẩm trên thị trường 2. Lựa chọn kênh phân phối 3. Xúc tiến bán hàng 3.1. Xác định khách hàng tiềm năng 3.2. Tiếp cận khách hàng 3.3. Thăm dò, tìm hiểu khách hàng 3.4. Đưa ra giải pháp hỗ trợ 4. Giới thiệu sản phẩm 4.1. Mục đích 4.2. Các hình thức giới thiệu sản phẩm 4.3. Các bước giới thiệu sản phẩm 5. Bán sản phẩm 5.1. Bán lẻ sản phẩm 5.1.1. Chuẩn bị địa điểm bán hàng 5.1.2. Trưng bày các sản phẩm tại quầy hàng 5.1.3. Thực hiện bán hàng 5.1.4. Kỹ năng bán hàng 5.2. Bán qua hợp đồng 5.2.1. Ký kết hợp đồng 5.2.2. Thực hiện giao nhận Bài 4. Dự tính hiệu quả sản xuất Thời gian:16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc của tính toán hiệu quả sản xuất. - Liệt kê được đầy đủ các loại chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. - Tính được giá thành sản phẩm và hiệu quả của sản xuất. - Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực trong tính toán. 1. Tính chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1.2. Các loại chi phí 1.3. Cách tính chi phí khấu hao 1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 2. Tính giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm và cách tính giá thành sản phẩm 2.2. Biện pháp để hạ giá thành sản phẩm 3. Xác định doanh thu 3.1. Khái niệm 3.2. Công thức tính 4. Hạch toán lợi nhuận 4.1. Khái niệm 4.2. Công thức tính IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Dụng cụ và trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh về kỹ thuật trồng rừng sơn ta, thông, trôm. - Học liệu: Giáo án, tài liệu học viên. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất Trang thiết bị Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người) 01 - Giấy Ao 30 tờ - Bảng giá các loại vật tư 4 bộ - Giấy A4 02 gram - Bìa màu A4 01 gram - Bút dạ 15 cái - Máy tính tay 5 chiếc 4. Điều kiện khác Thông tin, hình ảnh về thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cây lấy nhựa; trang trại, vườn rừng có sản xuất các sản phẩm sơn ta, thông, trôm V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan và trao đổi theo tình huống thực tế. - Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm, mỗi nhóm từ 3-5 học viên: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Các căn cứ và nội dung của lập kế hoạch sản xuất. + Đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm sơn ta, thông, trôm; các hình thức giới thiệu sản phẩm và bán hàng hiệu quả. + Phương pháp xác định các loại chi phí sản xuất, tính giá thành và hiệu quả của sản xuất - Kỹ năng: + Lập kế hoạch sản xuất cho quy mô hộ gia đình. + Kỹ năng bán hàng + Tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể được sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất các sản phẩm cây lấy nhựa: Sơn ta, Thông, Trôm trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện lập địa của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của 03 loài cây và sự biến động của thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo việc hạch toán luôn được thực hiện đầy đủ, chính xác. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Là mô đun tích hợp lý thuyết và thực hành, đòi hỏi khi giảng dạy cần tỷ mỉ, cẩn thận, nên tiến hành đồng thời vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy kết hợp với lớp học hiện trường (FFS)…để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Các phương pháp tìm hiểu thông tin thị trường và các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất. + Các bước lập kế hoạch sản xuất và xác định các nguồn lực cần thiết cho sản xuất. + Đặc điểm của sản phẩm cây lấy nhựa ta, thông, trôm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. + Phương pháp giới thiệu và bán hàng; bán lẻ và bán qua hợp đồng đặt hàng. + Phương pháp xác định các loại chi phí sản xuất, tính giá thành và hiệu quả của sản xuất. + Các phương pháp để hạ giá thành sản phẩm. - Kỹ năng: + Lập kế hoạch sản xuất cho quy mô hộ gia đình. + Tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất. 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Hướng dẫn lập dự án đầu tư lâm sinh, NXB Nông nghiệp, 2010. [2] KS. Nguyễn Tôn Quyền, 2006. Thương mại và tiếp thị lâm sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3]. Hội Dạy nghề Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2010. Giáo trình Nhận thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây sơn ta Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SƠN TA Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 132 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 96 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun Trồng cây sơn ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm; được giảng dạy sau mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và trước mô đun Trồng cây thông. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm; các đặc điểm có tính đặc thù của mô đun như yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây sơn ta); thời gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây sơn ta. - Trình bày được quy trình sản xuất cây con sơn ta. - Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa sơn ta. 2. Về kỹ năng: - Thực hiện được quy trình sản xuất cây con sơn ta. - Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa sơn ta. 3. Về thái độ - Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất trồng cây sơn ta. - Tiết kiệm vật tư, vật liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Giới thiệu chung về cây sơn ta 02 02 - - 2 Sản xuất cây con sơn ta 52 12 36 04 3 Trồng rừng sơn ta 32 8 22 02 4 Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta 22 4 16 02 5 Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta 18 4 12 02 Kiểm tra hết mô đun 06 - - 06 Cộng 132 30 86 16 Ghi chú: * Tổng số giờ kiểm tra (16 giờ) bao gồm: 10 giờ kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành (được tính vào giờ thực hành), 06 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu chung về cây sơn ta Thời gian: 02 giờ Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng sơn ta. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng sơn ta. 1. Đặc điểm cây sơn ta 1.1. Hình thái 1.1.1. Thân và cành 1.1.2. Chồi sơn 1.1.3. Vỏ cây 1.1.4. Lá sơn 1.1.5. Rễ sơn 1.1.6. Hoa sơn 1.1.7. Quả sơn 1.2. Sinh thái 2. Công dụng 2.1. Nhựa sơn 2.2. Gỗ sơn 2.3. Quả sơn 3. Điều kiện gây trồng 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 3.1.1. Nhiệt độ 3.1.2. Gió 3.1.3. Ánh sáng 3.1.4. Độ ẩm và lượng mưa 3.2. Điều kiện đất đai, thực bì 3.2.1. Đất đai 3.2.2. Thực bì Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta Thời gian: 52 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con sơn ta bao gồm thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con. - Thực hiện được các công việc thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con sơn ta đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.2. Đất đai 1.2.3. Nguồn nước 1.2.4. Điều kiện kinh doanh 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 1.3.1. Khu vực sản xuất 1.3.2. Khu vực không sản xuất 2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt sơn ta 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2.2. Thu hái 2.3. Nguồn giống 2.4. Thu hái quả 2.3. Sơ chế quả, bảo quản hạt giống 2.3.1. Dụng cụ sơ chế quả, bảo quản hạt giống 2.3.2. Nguyên tắc chung 2.3.3. Sơ chế quả 2.4. Bảo quản hạt 2.4.1. Làm sạch hạt 2.4.2. Bảo quản hạt 3. Gieo ươm 3.1. Tạo bầu gieo ươm 3.1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu 3.1.2. Đóng bầu 3.2. Gieo hạt 3.2.1. Xử lý hạt 3.2.2. Gieo hạt vào bầu 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 4.1. Tưới nước 4.2. Làm cỏ, phá váng 4.3. Che phủ 4.3.1. Che nắng 4.3.2. Che mưa chống rét 4.4. Bón phân 4.5. Đảo bầu và điều tra phân loại cây 4.5.1. Đảo bầu 4.5.2. Điều tra phân loại cây con 5. Phòng, trừ sâu bệnh hại 5.1. Một số loài sâu hại và biện pháp phòng, trừ 5.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm 5.1.2. Biện pháp phòng, trừ sâu hại 5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 5.2.1. Bệnh lở cổ rễ 5.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương) 5.3. Một số chú ý khi phòng, trừ sâu bệnh hại 5.3.1. Thuốc hóa học 5.3.2. Phương pháp pha chế thuốc Booc đô phòng, trừ bệnh 5.3.3. Biện pháp sinh học 6. Hãm cây 6.1. Mục đích hãm cây 6.2. Biện pháp hãm cây 7. Tiêu chuẩn cây sơn xuất vườn Bài 3: Trồng rừng sơn ta Thời gian: 32 giờ Mục tiêu: - Trình bày được tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng sơn ta. - Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật. - Trồng được Sơn ta đảm bảo đúng kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng sơn ta 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Phát dọn thực bì 1.3. Làm đất trồng rừng sơn ta 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng sơn ta 2.1. Thời vụ 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng sơn ta 3. Kỹ thuật trồng rừng sơn ta 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 3.2. Bứng và chuyển cây 3.2.1. Bứng cây 3.2.2. Vận chuyển cây 3.3. Kỹ thuật trồng Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta Thời gian: 22 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Chăm sóc sơn ta 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 1.3. Chăm sóc rừng sơn ta 1.3.1. Phát dọn thực bì 1.3.2. Xới đất, vun gốc 1.3.3. Bón thúc 1.4. Bấm ngọn, tỉa cành 2. Bảo vệ rừng sơn ta 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật khai thác và bảo quản nhựa sơn ta. - Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Khai thác nhựa sơn ta 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 1.2. Thu hoạch nhựa sơn 1.2.1. Một số yêu cầu khi thu hoạch sơn 1.2.2. Thời vụ cắt 1.2.3. Tuổi thu hoạch 1.2.4. Thời điểm thu hoạch 1.2.5. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch 1.2.6. Kỹ thuật thu hoạch nhựa sơn 2. Bảo quản sơn IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Trồng cây sơn ta trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Dụng cụ và trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo về rừng, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta. - Học liệu: Giáo án, tài liệu học viên 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học lý thuyết - Vườn ươm cây giống sơn ta - Mô hình rừng trồng sơn ta - Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu (lớp học 30 học viên) Trang thiết bị Số lượng - Giấy Ao 50 tờ - Giấy A4 03 gam - Bút dạ 30 cái - Thước kẻ, thước dây 5 cái - Cuốc, xẻng 30 bộ - Xô chậu nhựa 5 cái - Túi bầu 02 vạn - Dây nilon 5 cuộn - Hạt giống sơn ta 02 kg - Lưới đen Trung Quốc 50 m2 - Phân bón NPK 100 kg - Phân chuồng 200 kg - Thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại 30 gói - Dao phát 10 cái - Quang gánh 10 đôi - Dao rựa 10 cái - Bộ biển báo phòng chữa cháy rừng 01 bộ - Thùng đựng nhựa sơn 30 cái - Chóc thu nhựa 50 cái - Chìa vét nhựa 15 cái - Năn đựng nhựa 10 cái 4. Điều kiện khác - Bảo hộ lao động: 30 bộ - Trợ giảng: Người sản xuất có tay nghề Trồng cây sơn ta. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm. - Kiểm tra kỹ năng nghề bằng bài thực hành. 2. Nội dung đánh giá - Kỹ thuật sản xuất cây con sơn ta - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Trồng cây sơn ta được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Trồng cây sơn ta có thể được sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, đòi hỏi tỷ mỷ, cẩn thận khi sử dụng dụng cụ trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy (có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành) 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Giáo viên phải được tập huấn phương pháp giảng dạy theo mô đun trước khi thực hiện. - Nên tổ chức giảng dạy mô đun này gắn với mùa thu hoạch hạt giống, mùa sản xuất cây giống, mùa trồng rừng, mùa khai thác nhựa sơn ta - Kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu, trực quan, đặc biệt chú trọng thực hành kỹ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá - Ngoài việc bố trí thực hành tại vườn ươm của trường, học sinh còn được tham quan tại vườn ươm hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất khác. - Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng nơi mà bố trí giảng dạy linh hoạt cho phù hợp như hết phần lý thuyết của từng bài chuyển sang thực hành hoặc có thể kết thúc toàn bộ lý thuyết của 5 bài mới sang phần thực hành hoặc hết mỗi phần nhỏ của từng bài kết hợp thực hành ngay. - Thực tập sản xuất: Căn cứ vào quỹ thời gian thực hành của mô đun các trường cần bố trí một khoảng thời gian thích hợp để tổ chức thực tập tại cơ sở sản xuất, nhằm nâng cao tay nghề và tiếp cận việc làm. Nội dung chủ yếu là làm đất, đóng bầu, xử lý hạt giống, gieo hạt, cấy cây, chăm sóc cây con, trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta. - Học viên thực hiện bài tập cá nhân, bài tập nhóm trong quá trình học tập. 3. Những trọng tâm mô đun cần chú ý - Sản xuất cây giống sơn ta; - Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta; - Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa sơn ta. 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Bộ Lâm nghiệp. Giáo trình kỹ thuật lâm sinh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1992. [2] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên. Giáo trình Thực vật Cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2004. [3] Trần Hợp. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2002. [4] Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh. Giáo trình Trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1998 [5] PGS, TS Nguyễn Duy Minh. Cẩm nang nhân giống cây. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2004. [6] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Xây dựng vườn ươm và lập kế hoạch sản xuất cây con, [7] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Nhân giống cây từ hạt. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây thông Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY THÔNG Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 136 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 100 giờ Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun Trồng cây Thông ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm; được giảng dạy sau mô đun Trồng cây tơn ta và trước mô đun Trồng cây trôm. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm; các đặc điểm có tính đặc thù của mô đun như: yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây thông); thời gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây thông. - Trình bày được quy trình sản xuất cây con thông. - Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa thông. 2. Về kỹ năng: - Thực hiện được quy trình sản xuất cây con thông. - Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa thông đúng kỹ thuật. 3. Về thái độ - Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất trồng cây thông. - Tiết kiệm vật tư, vật liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Giới thiệu chung về cây thông 02 02 - - 2 Sản xuất cây con thông 56 12 40 04 3 Trồng rừng thông 32 8 22 02 4 Chăm sóc và bảo vệ rừng thông 22 4 16 02 5 Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông 18 4 12 02 Kiểm tra hết mô đun 06 - - 06 Cộng 136 30 90 16 Ghi chú: * Tổng số giờ kiểm tra (16 giờ) bao gồm: 10 giờ kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành (được tính vào giờ thực hành), 06 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu chung về cây thông Thời gian: 02 giờ Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng thông. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng thông. 1. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây thông mã vĩ (thông đuôi ngựa) 1.1. Đặc điểm cây thông mã vĩ (thông đuôi ngựa – Pinus massoniana) 1.1.1. Hình thái 1.1.2. Sinh thái 1.2. Công dụng 1.3. Điều kiện gây trồng 1.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 1.3.2. Điều kiện đất đai thực bì 2. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây thông nhựa (thông hai lá - Pinus merkusii Jungh) 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1. Hình thái 2.1.2. Sinh thái 2.2. Công dụng 2.3. Điều kiện gây trồng 2.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 2.3.2. Điều kiện đất đai, thực bì Bài 2: Sản xuất cây con Thông Thời gian: 56 giờ Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con thông bao gồm thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con. - Thực hiện được các công việc: thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con thông đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.2. Đất đai 1.2.3. Nguồn nước 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 1.3.1. Khu vực sản xuất 1.3.2. Khu vực không sản xuất 2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt thông 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2.2. Thu hái 2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống 2.2.2. Thu hái 2.3. Chế biến quả 2.3.1. Dụng cụ chế biến, bảo quản hạt giống 2.3.2. Nguyên tắc chung 2.3.3. Chế biến quả 2.4. Bảo quản hạt 2.4.1. Làm sạch hạt 2.4.2. Bảo quản hạt 3. Gieo ươm thông 3.1. Làm luống nổi có gờ 3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ 3.1.2. Làm luống gieo 3.2. Kiểm tra chất lượng hạt giống 3.2.1. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra 3.2.2. Lấy mẫu kiểm tra 3.2.3. Phương pháp kiểm tra 3.3. Xử lý hạt 3.4. Gieo hạt 3.5. Chăm sóc luống gieo 4. Cấy cây mạ thông 4.1. Tạo bầu gieo ươm 4.1.1. Làm đất ruột bầu 4.2. Đóng bầu 4.3. Cấy cây mạ thông 4.3.1. Chọn và bứng cây mạ 4.3.2. Tạo lỗ cấy cây 4.3.3. Cấy cây 4.3.4. Che phủ và tưới nước 5. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 5.1. Tưới nước 5.2. Làm cỏ phá váng 5.3. Che phủ 5.3.1. Che nắng 5.3.2. Che mưa chống rét 5.4. Bón phân 5.5. Phòng, trừ sâu bệnh hại 5.5.1. Một số loại sâu hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 5.5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 5.5.3. Một số chú ý khi phòng, trừ sâu bệnh hại 5.6. Đảo bầu và điều tra phân loại cây con 5.6.1. Đảo bầu 5.6.2. Điều tra phân loại cây con 5.7. Huấn luyện cây 6. Tiêu chuẩn cây xuất vườn Bài 3: Trồng rừng thông Thời gian: 32 giờ Mục tiêu - Trình bày được tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng thông. - Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật. - Trồng được thông đảm bảo đúng kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu. 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng thông 1.1. Phát dọn thực bì 1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu 1.1.2. Kỹ thuật phát dọn thực bì 1.2. Làm đất trồng rừng thông 1.2.1. Chuẩn bị 1.2.2. Kỹ thuật làm đất 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng thông 2.1. Thời vụ 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng thông 3. Kỹ thuật trồng rừng thông 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 3.2. Bứng và chuyển cây 3.2.1. Bứng cây 3.2.2. Vận chuyển cây 3.3. Kỹ thuật trồng Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng thông Thời gian: 22 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng thông. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng thông. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Chăm sóc thông 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 1.3. Chăm sóc rừng thông 1.3.1. Phát quang thực bì 1.3.2. Xới đất vun gốc 1.3.3. Bón thúc 2. Tỉa thưa rừng 2.1. Điều kiện tỉa thưa 2.2.1. Tỉa thưa lần đầu 2.1.2. Điều kiện tỉa thưa các lần sau 2.2. Số lần tỉa, tuổi tỉa và mật độ để lại 2.2.1. Số lần tỉa thưa 2.2.2. Tuổi tỉa thưa và mật độ để lại 2.3. Cường độ tỉa thưa 2.4. Tiêu chuẩn cây bài chặt 2.5. Mùa tỉa thưa 2.6. Phương pháp tỉa thưa 2.7. Chặt hạ, vận xuất, dọn vệ sinh rừng và kiểm tra hiện trường sau tỉa thưa 3. Bảo vệ rừng thông 3.1. Phòng và chữa cháy rừng 3.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 3.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 3.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 3.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ 3.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ 3.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại. Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông Thời gian: 18 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật khai thác và bảo quản nhựa thông. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Khai thác nhựa 1.1. Chọn thời điểm khai thác 1.2. Bài cây và đánh dấu mặt khai thác 1.3. Khai thác nhựa thông nhựa 1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 1.3.2. Khai thác nhựa 1.4. Khai thác nhựa thông mã vĩ 1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 1.4.2. Khai thác nhựa 2. Sơ chế và bảo quản nhựa thông 2.1. Sơ chế nhựa 2.2. Bảo quản nhựa IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Trồng cây thông trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, thông trôm. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Dụng cụ và trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông. - Học liệu: Giáo án, tài liệu học viên 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học lý thuyết - Vườn ươm cây giống thông. - Mô hình rừng trồng thông - Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu (lớp học 30 học viên) Trang thiết bị Số lượng - Giấy Ao 50 tờ - Giấy A4 03 gam - Bút dạ 30 cái - Thước kẻ, thước dây 5 cái - Cuốc, xẻng 30 bộ - Xô chậu nhựa 5 cái - Túi bầu 02 vạn - Dây nilon 5 cuộn - Hạt giống thông 02 kg - Lưới đen Trung Quốc 50m2 - Phân bón NPK 100 kg - Phân chuồng 200 kg - Thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại 30 gói - Dao phát 10 cái - Quang gánh 10 đôi - Dao rựa 10 cái - Bộ biển báo phòng chữa cháy rừng 01 bộ - Dao cạo vỏ 20 cái - Cuốc đẽo Hoàng Mai 20 cái - Bộ hứng nhựa, máng tôn, đinh tre 50 bộ - Thùng đựng nhựa thông 10 cái 4. Điều kiện khác - Bảo hộ lao động: 30 bộ - Trợ giảng: người sản xuất có tay nghề Trồng cây thông. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm. - Kiểm tra kỹ năng nghề bằng bài thực hành. 2. Nội dung đánh giá - Kỹ thuật sản xuất cây con thông - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Trồng cây thông được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Trồng cây thông có thể được sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, đòi hỏi tỷ mỷ, cẩn thận trong khi sử dụng dụng cụ trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy (có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành). 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Giáo viên phải được tập huấn phương pháp giảng dạy theo mô đun trước khi thực hiện. - Nên tổ chức giảng dạy mô đun này gắn với mùa thu hoạch hạt giống, mùa sản xuất cây giống, mùa trồng rừng, mùa khai thác nhựa thông. - Kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu, trực quan, đặc biệt chú trọng thực hành kỹ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá - Ngoài việc bố trí thực hành tại vườn ươm của trường, học sinh còn được tham quan tại vườn ươm hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất khác. - Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng nơi mà bố trí giảng dạy linh hoạt cho phù hợp như hết phần lý thuyết của từng bài chuyển sang thực hành hoặc có thể kết thúc toàn bộ lý thuyết của 5 bài mới sang phần thực hành hoặc hết mỗi phần nhỏ của từng bài kết hợp thực hành ngay. - Thực tập sản xuất: căn cứ vào quỹ thời gian thực hành của mô đun các trường cần bố trí một khoảng thời gian thích hợp để tổ chức thực tập tại cơ sở sản xuất, nhằm nâng cao tay nghề và tiếp cận việc làm. Nội dung chủ yếu là làm đất, đóng bầu, xử lý hạt giống, gieo hạt, cấy cây, chăm sóc cây con, trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông. - Học viên thực hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm trong quá trình học tập. 3. Những trọng tâm mô đun cần chú ý - Sản xuất cây giống thông. - Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng thông. - Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa thông. 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Bộ Lâm nghiệp. Giáo trình kỹ thuật lâm sinh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1992. [2] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên. Giáo trình Thực vật cây rừng, Trường ĐHLN, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2004. [3] Trần Hợp. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2002 [4] Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh. Giáo trình trồng rừng, NXB Nông nghiệp Hà Nội 1998 [5] PGS,TS Nguyễn Duy Minh. Cẩm nang nhân giống cây. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2004 [6] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Xây dựng vườn ươm và lập kế hoạch sản xuất cây con. [7] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Nhân giống cây từ hạt. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây trôm Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY TRÔM Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 132 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 96 giờ Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Mô đun Trồng cây trôm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm” được giảng dạy sau mô đun Trồng cây thông. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm”; các đặc điểm có tính đặc thù của mô đun như: Yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây trôm); thời gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây trôm. - Trình bày được quy trình sản xuất cây con trôm. - Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa trôm. 2. Về kỹ năng - Thực hiện được quy trình sản xuất cây con trôm. - Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa trôm đúng kỹ thuật. 3. Về thái độ - Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất Trồng cây trôm. - Tiết kiệm vật tư, vật liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Giới thiệu chung về cây trôm 02 02 - - 2 Sản xuất cây con trôm 52 12 36 04 3 Trồng rừng trôm 32 6 24 02 4 Chăm sóc và bảo vệ rừng trôm 22 4 16 02 5 Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm 18 6 10 02 Kiểm tra hết mô đun 06 - - 06 Cộng 132 30 86 16 Ghi chú: * Tổng số giờ kiểm tra (16 giờ) bao gồm: 10 giờ kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành (được tính vào giờ thực hành), 06 giờ kiểm tra hết mô đun. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu chung về cây trôm Thời gian: 02 giờ Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng trôm. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng trôm. 1. Đặc điểm cây trôm 1.1. Hình thái 1.2. Sinh thái 2. Công dụng 3. Điều kiện gây trồng 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 3.2. Điều kiện đất đai thực bì Bài 2: Sản xuất cây con trôm Thời gian: 52 giờ Mục tiêu - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con trôm bao gồm thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con. - Thực hiện được các công việc thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con trôm đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm 1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.2. Đất đai 1.2.3. Nguồn nước 1.2.4. Điều kiện kinh doanh 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 1.3.1. Khu vực sản xuất 1.3.2. Khu vực không sản xuất 2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt trôm 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2.2. Thu hái 2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống 2.2.2. Thu hái 2.3. Sơ chế quả 2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.3.2. Nguyên tắc chung 2.3.3. Sơ chế quả 2.4. Bảo quản hạt 2.4.1. Làm sạch hạt 2.4.2. Bảo quản hạt 3. Cấy hạt trôm 3.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 3.2. Tạo bầu gieo ươm 3.2.1. Làm đất ruột bầu 3.2.2. Đóng bầu 3.3. Gieo ươm trôm 3.3.1. Xử lý hạt 3.3.2. Tạo lỗ tra hạt 3.3.3. Tra hạt 3.3.4. Lấp đất 3.3.5. Che phủ và tưới nước 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 4.1. Tưới nước 4.2. Làm cỏ, phá váng 4.3. Bón phân 4.4. Phòng, trừ sâu bệnh hại 4.4.1. Một số loại sâu hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 4.4.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 4.4.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu, bệnh hại 4.5. Đảo bầu và phân loại cây 4.6. Hãm cây 4.6.1 Mục đích hãm cây 4.6.2. Biện pháp hãm cây 5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn Bài 3: Trồng rừng trôm Thời gian: 32 giờ Mục tiêu - Trình bày được tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng trôm. - Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật. - Trồng được trôm đảm bảo đúng kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu. 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng trôm 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Phát dọn thực bì 1.3. Làm đất trồng rừng trôm 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng trôm 2.1. Thời vụ 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng trôm 3. Kỹ thuật trồng rừng trôm 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 3.2. Bứng và chuyển cây 3.2.1. Bứng cây 3.2.2. Vận chuyển cây 3.3. Kỹ thuật trồng 3.3.1. Tạo hố trồng 3.3.2. Rạch vỏ bầu 3.3.3. Đặt cây và lấp đất Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng trôm Thời gian: 20 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng trôm - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng trôm. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Chăm sóc trôm 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 1.3. Chăm sóc rừng trôm 1.3.1. Chăm sóc năm thứ 1 1.3.2. Chăm sóc năm thứ 2 1.3.3. Chăm sóc năm thứ 3 2. Bảo vệ rừng trôm 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm Thời gian: 22 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm. - Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Khai thác nhựa trôm 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 1.2. Chọn thời điểm khai thác 1.3. Khai thác nhựa 1.2.1. Khai thác trên thân 1.2.2. Khai thác trên cành 2. Sơ chế và bảo quản nhựa trôm 2.1. Sơ chế nhựa 2.2. Bảo quản nhựa IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Trồng cây trôm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông trôm”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Dụng cụ và trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm. - Học liệu: Giáo án, tài liệu học viên 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học lý thuyết - Vườn ươm cây giống trôm - Mô hình rừng trồng trôm - Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu (lớp học 30 học viên) Trang thiết bị Số lượng - Giấy Ao 50 tờ - Giấy A4 03 gam - Bút dạ 30 cái - Thước kẻ, thước dây 5 cái - Cuốc, xẻng 30 bộ - Xô chậu nhựa 5 cái - Túi bầu 02 vạn - Dây nilon 5 cuộn - Hạt giống trôm 5 kg - Lưới đen Trung Quốc 50m2 - Phân bón NPK 100 kg - Phân chuồng 200 kg - Thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại 30 gói - Dao phát 10 cái - Quang gánh 10 đôi - Dao hoặc kéo cắt cành 10 cái - Bộ biển báo phòng, chữa cháy rừng 01 bộ - Khoan gỗ loại 18ly 15 cái - Búa 15 cái - Đục 15 cái - Nilon thu nhựa 100 cái - Khay thu nhựa 15 cái 4. Điều kiện khác - Bảo hộ lao động: 30 bộ - Trợ giảng: Người sản xuất có tay nghề trồng cây trôm. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm. - Kiểm tra kỹ năng nghề bằng bài thực hành. 2. Nội dung đánh giá - Kỹ thuật sản xuất cây con Trôm. - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Trồng cây trôm được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Trồng cây trôm có thể được sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỷ, cẩn thận trong khi sử dụng dụng cụ trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy (có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành). 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Giáo viên phải được tập huấn phương pháp giảng dạy theo mô đun trước khi thực hiện. - Nên tổ chức giảng dạy mô đun này gắn với mùa thu hoạch hạt giống, mùa sản xuất cây giống, mùa trồng rừng, mùa khai thác nhựa trôm. - Kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu, trực quan, đặc biệt chú trọng thực hành kỹ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá. - Ngoài việc bố trí thực hành tại vườn ươm của trường, học sinh còn được tham quan tại vườn ươm hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất khác. - Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng nơi mà bố trí giảng dạy linh hoạt cho phù hợp như hết phần lý thuyết của từng bài chuyển sang thực hành hoặc có thể kết thúc toàn bộ lý thuyết của 5 bài mới sang phần thực hành hoặc hết mỗi phần nhỏ của từng bài kết hợp thực hành ngay. - Thực tập sản xuất: Căn cứ vào quỹ thời gian thực hành của mô đun các trường cần bố trí một khoảng thời gian thích hợp để tổ chức thực tập tại cơ sở sản xuất, nhằm nâng cao tay nghề và tiếp cận việc làm. Nội dung chủ yếu là làm đất, đóng bầu, xử lý hạt giống, gieo hạt, cấy cây và chăm sóc cây con, trồng, chăm sóc rừng khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa. - Học viên thực hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm trong quá trình học tập. 3. Những trọng tâm mô đun cần chú ý - Sản xuất cây giống trôm. - Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trôm. - Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm. 4. Tài liệu cần tham khảo [1] Bộ Lâm nghiệp. Giáo trình kỹ thuật lâm sinh. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1992. [2] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên. Giáo trình Thực vật cây rừng, Trường ĐHLN, NXB Nông nghiệp Hà Nội 2004. [3] Đặng Đình Bôi, Bùi Anh Tuấn, 2004. Cây Trôm, một cây quý đang được phát triển ở Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận. [4] Trần Hợp. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2002. [5] Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh. Giáo trình trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1998. [6] PGS,TS Nguyễn Duy Minh. Cẩm nang nhân giống cây. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2004. [7] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Xây dựng vườn ươm và lập kế hoạch sản xuất cây con. [8] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Nhân giống cây từ hạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_son_ta_thong_trom_3057.doc