Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học

Để viết nhanh công thức của mệnh đề phức nào đó, chúng ta có thể thực hiện theo công thức tổng quát sau: nếu số liên từ là n thì số mệnh đề đơn là n+1 Thí dụ: Nếu số liên từ là 1 thì số mệnh đề đơn là 2 trong công thức. Nếu số liên từ là 2 thì số mệnh đề đơn là 3.

ppt38 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4512 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi gi¶ng: LoGic hỌC Gi¶ng viªn: Th.s. Ph¹m ThÞ Th­ Email: pham_thucn1 @yahoo.com Hµ Néi - 2013 Nhập môn logic học * Giới thiệu về môn Logic học Số tín chỉ: 02 Số tiết thực lên lớp: 34 tiết Lý thuyết: 26 tiết Thảo luận: 8 tiết Số giờ sinh viên tự học: 6 giờ/tuần x 9 tuần = 54 giờ. Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản logic học: Khoa học về tư duy, những qui luật và hình thức của tư duy, bảo đảm cho tư duy đạt đến chân lý. Rèn kĩ năng cho SV: Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn. - Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác. - Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương. - Có phương pháp nghiên cứu khoa học: Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… Nhập môn logic học * * Nhiệm vụ của Sinh viên: - Dự lớp đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt các nội quy của Nhà trường trong giờ lên lớp Thực hiện tốt các bài tập và các giờ thảo luận trên lớp. - Phải nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo để trao đổi trong các giờ trên lớp, giải các bài tập, chuẩn bị bài thảo luận. Hình thức thi hết môn: Thi trắc nghiệm Nhập môn logic học * Giới thiệu Tài liệu học tập Giáo trình chính: Bài giảng chính của Trường Đại học kinh tế kỹ thuật CN. Sách tham khảo và tài liệu: Vương Tất Đạt - Lôgic học đại cương, NXB Đại học quốc gia HN 2002 Bùi Thanh Quất - Giáo trình Lôgic. Đại học tổng hợp Hà Nội 1995 Nguyễn Như Hải - Giáo trình Lôgic học đại cương, NXB Giáo dục 4/2007 Nhập môn logic học * Nội dung Chương 1: Đối tượng và ý nghĩa của logic học. Chương 2: Khái niệm Chương 3: Phán đoán. Chương 4: Các quy luật cơ bản của logic hình thức. Chương 5: Suy luận. Chương 6. Chứng minh - Bác bỏ – Giả thuyết. Nhập môn logic học * * LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC Đã xuất hiện cách đây 2,5 nghìn năm, đầu tiên ở Ấn độ, Trung quốc sau đó ở Hylap, La mã. Nguyên nhân: Khoa học ra đời, đi đầu là toán học Sự phát triển của thuật hùng biện (dân chủ HyLap cổ đại) Người khai sáng lập ra: Arixtot (384-322 Tr CN) Người khởi xướng Logic quy nạp Ph.Bêcơn (1561-1626) Người Anh Đz Mill (1806-1873) tiếp tục phát triển Nhà toán học, triết học người pháp Đề các (1596-1650) phát triển kế tiếp, từ đó xuất hiện Logic học Toán. Nhập môn logic học * * - Thế kỉ 19 Hegel đã nghiên cứu và phát triển Logic học biện chứng nhưng theo quan điểm duy tâm. - K.Marx (1818-1883), F.Engels (1820-1895) và V.I Lénine (1870-1924) đã cải tạo và phát triển Lôgíc học biện chứng trên cơ sở duy vật - Lôgíc biện chứng không bác bỏ lôgíc hình thức, mà chỉ vạch rõ ranh giới của nó - Lôgíc hình thức nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của chúng thì Lôgíc biện chứng lại nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học I. ĐỊNH NGHĨA LÔGIC HỌC Thuật ngữ lôgic thường được sử dụng với 3 nghĩa sau: Để chỉ mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự vật và các hiện tượng của giới hiện thực -> “lôgic khách quan” Để chỉ những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các ý nghĩ, các tư tưởng trong tư duy, trong lập luận -> “lôgic chủ quan” Để chỉ một bộ môn khoa học nghiên cứu về tư duy -> lôgic học. ” Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học I. ĐỊNH NGHĨA LÔGIC HỌC Hai phương pháp nghiên cứu logic học Lôgic hình thức là khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức của tư duy nhằm phản ánh đúng đắn sự vật ở những thời điểm xác định. (nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối) Nhập môn logic học * Lôgic học biện chứng là khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức của tư duy nhằm phản ánh đúng đắn hiện thực (Lôgíc biện chứng nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.) Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học Cảm giác: Là phản ánh về thuộc tính, tính chất riêng lẻ nào đó của đối tượng, được tạo ra khi đối tượng ấy tác động lên các cơ quan cảm giác của con người. Tri giác: Là ánh phản tương đối hoàn chỉnh về đối tượng, được tạo ra khi đối tượng tác động lên giác quan Biểu tượng: Là ánh phản về các thuộc tính, các tính chất riêng lẻ của đối tượng, hoặc về bản thân đối tượng. Những hình ảnh ấy được tạo lập trong não ta khi vắng đối tượng, khi đối tượng không trực tiếp tác động đến giác quan. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ HÌNH THỨC CỦA TƯ DUY Quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính 2.1. Giai đoạn nhận thức cảm tính: Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC … 2.2. Giai đoạn nhận thức lý tính hay tư duy: Sự nhận thức lúc này có thể chỉ cần thông qua những cái đã biết để dẫn tới những nhận thức mới về sự vật chứ không nhất thiết phải thông qua những đối tượng cụ thể. Lôgic học tập trung nghiên cứu về tư duy trong đó có các quy luật và hình thức của nó. Nhập môn logic học * Đặc trưng của tư duy: Tư duy phản ánh hiện thực dưới dạng khái quát. Tư duy là quá trình phản ánh trung gian hiện thực. Tư duy liên hệ mật thiết với ngôn ngữ. Tư duy là sự phản ánh và tham gia tích cực vào quá trình cải biến hiện thực. Tư duy có các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học Chúng ta có thể hình dung tư duy trừu tượng qua hệ thống bộ 5 sau đây 1. Chỉ giới hiện thực khách quan với các sự vật, hiện tượng 2. Hệ thần kinh trung ương, bộ não của con người, cơ quan tư duy, là cơ sở vật chất cho sự hình thành của tư tưởng, ý nghĩ 3. Hoạt động thực tiễn của con người, sự tiếp xúc qua lại giữa con người với các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan 4. Hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ được coi là phương tiện vật chất để định hình và thể hiện tư duy 5. Hệ thống ánh phản lý tính – tư duy trừu tượng của con người phản ánh về giới hiện thực Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học III. HÌNH THỨC LOGIC VÀ QUY LUẬT LÔGIC. TÍNH CHÂN THỰC CỦA TƯ TƯỞNG VÀ TÍNH ĐÚNG ĐẮN VỀ HÌNH THỨC CỦA LẬP LUẬN 3.1. Hình thức logic: Hình thức logic là phương thức liên kết các thành phần của tư tưởng để tạo thành cấu trúc của tư tưởng đó. Chẳng hạn: “Lôgíc học là khoa học nghiên cứu về tư duy” “Kim loại là chất dẫn điện” “Giáo viên là người lao động trí óc” Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học III. HÌNH THỨC LOGIC … 3.2. Quy luật logic: Quy luật logic là mối liên hệ bản chất, tất yếu, bên trong, được lặp đi lặp lại trong tư duy Bao gồm: quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn (hay quy luật cấm mâu thuẫn), quy luật loại trừ cái thứ ba (hay quy luật bài trung), quy luật lý do đầy đủ. Nhập môn logic học * * 3.3. Tính chân thực của tư tưởng. Nội dung của tư tưởng phản ánh đúng hiện thực gọi là tư tưởng chân thực (chân lý), việc tuân theo các quy luật của tư duy là điều kiện tất yếu để đạt tới chân lý trong quá trình lập luận. Nội dung của tư tưởng không phản ánh đúng hiện thực gọi là tư tưởng giả dối (sai lầm). “Một số người lao động trí óc là giáo viên”- chân thực. “Cá không là động vật sống dưới nước” - giả dối. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học III. HÌNH THỨC LOGIC … 3.4. Tính đúng đắn về hình thức của lập luận Tính đúng đắn về hình thức của lập luận là lập luận đúng theo một trình tự lôgíc xác định. Lập luận tuân theo các quy luật, quy tắc của lôgíc học trên cơ sở các tư tưởng chân thực. Lập luận sai là lập luận không tuân theo các quy luật, quy tắc của lôgíc học và trên cơ sở tư tưởng giả dối.. Nhập môn logic học * Ví dụ a. Mọi số chẵn đều chia hết cho 2 (1) Số 324 là số chẵn (2) Do đó số 324 chia hết cho 2 Lập luận trên là đúng, vì nó xuất phát từ hai tư tưởng chân thực (1), (2) và tuân theo các quy tắc của lôgíc học. b. Kim loại là chất rắn (1) Thuỷ ngân không là chất rắn (2) Nên thuỷ ngân không là kim loại Lập luận trên là sai, vì tư tưởng (1) là giả dối. Nhập môn logic học * * c. Hoa hồng có mùi thơm (1) Hoa nhài có mùi thơm (2) Do vậy hoa nhài là hoa hồng Lập luận này là sai, vì, mặc dù hai tư tưởng (1) và (2) là chân thực, nhưng nó vi phạm quy tắc của lôgíc học. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ 4.1. Logic học và ngôn ngữ Ngôn ngữ là hệ thống thông tin ký hiệu đảm bảo chức năng hình thành, gìn giữ, chuyển giao thông tin và phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Nhập môn logic học * Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. - Ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống thông tin ký hiệu, âm thanh và chữ viết. - Ngôn ngữ nhân tạo là hệ thống ký hiệu bổ trợ được tạo ra từ ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác và kinh tế các thông tin khoa học và các thông tin khác trong đời sống xã hội.(Mật mã) Trong lôgíc hiện đại người ta sử dụng ngôn ngữ lôgíc vị từ. Chúng ta nghiên cứu ngôn ngữ này Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ Tên gọi đối tượng là từ hay tổ hợp từ (cụm từ) biểu thị đối tượng xác định nào đó. Đối tượng của tư tưởng (hay gọi tắt là đối tượng) là sự vật, hiện tượng, các thuộc tính, các mối liên hệ, các quan hệ, các quá trình... của tự nhiên, đời sống xã hội. sản phẩm của hoạt động tâm lý, ý thức, nhận thức, các kết quả của trí tưởng tượng, của tư duy. Đối tượng được biểu thị bằng tên gọi. Mỗi tên gọi có nghĩa thực và ngữ nghĩa. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ Nghĩa thực của tên gọi là tập hợp đối tượng được biểu thị bằng tên gọi ấy, ngữ nghĩa của tên gọi là thông tin về đối tượng chứa trong tên gọi. Chẳng hạn: tên gọi “Nguyễn Du” có nghĩa thực là Nguyễn Du, ngữ nghĩa là “nhà thơ lớn của Việt Nam”. Tác giả “Truyện Kiều”. Nhập môn logic học * Tên gọi được chia thành tên đơn: Hà Nội, thực vật, khoa học. Tên phức: núi cao nhất Việt Nam, vệ tinh của trái đất. Tên gọi còn có tên riêng biểu thị một đối tượng: sông Hồng, Đà Lạt: tên chung biểu thị tập hợp đối tượng: cá, thư viện, thành phố và tên mô tả: con sông dài nhất thế giới (Sông Nin). Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ Logic vị từ là biểu thức ngôn ngữ nêu lên thuộc tính vốn có của đối tượng hay quan hệ giữa các đối tượng. Các thuộc tính và các quan hệ được khẳng định hay bị phủ định luôn luôn tương ứng với đối tượng tư tưởng. Vị từ thường có vị từ một ngôi và vị từ nhiều ngôi. Vị từ một ngôi biểu thị một thuộc tính. Vị từ nhiều ngôi biểu thị nhiều thuộc tính và các quan hệ. Ví dụ: cay, mặn, ngọt, nhạt, rắn, lỏng, khí, bằng nhau, yêu, ghét, nhỏ hơn, lớn hơn, tặng... Nhập môn logic học * * Mệnh đề là biểu thức ngôn ngữ trong đó khẳng định hay phủ định một cái gì đấy của hiện thực. Trong lôgic học người ta sử dụng các thuật ngữ lôgic (các hằng lôgic hay các liên từ lôgic). Chúng gồm các từ hay tổ hợp từ trong Tiếng Việt như: và, hay, hoặc, nếu... thì... tương đương. Khi và chỉ khi... nếu và chỉ nếu... ... Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ 4.2. Logic và ngôn ngữ ký hiệu Trong lôgic ký hiệu (lôgic toán) các hằng lôgic được biểu thị bằng ngôn ngữ nhân tạo như sau: 4.2.1. Đối tượng và mệnh đề A, B, C,... biểu thị tên đối tượng (tên gọi) và biểu thị khái niệm. a, b, c,... mệnh đề tuỳ ý biểu thị phán đoán đơn. Nhập môn logic học * * 4.2.2. Các hằng lôgic (các liên từ): Phép hội tương ứng với liên từ “và”... ký hiệu “^” Cách biểu thị: a ^ b. Phép tuyển tương ứng với liên từ “hay”, “hoặc”... ký hiệu “v” Cách biểu thị: a v b. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ 4.2. Logic và ngôn ngữ ký hiệu: 4.2. 2.Các hằng lôgic (các liên từ): Tuỳ theo tư tưởng của tư duy, phép tuyển phân làm 2 loại: Phép tuyển tuyệt đối (tuyển chặt – ký hiệu “v”) là phép tuyển nêu ra các giải pháp để lựa chọn và chỉ được chọn một trong các giải pháp đã được nêu ra là đúng. Chẳng hạn: “9 giờ sáng mai tôi sẽ ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh”. Phép tuyển liên kết (tuyển lỏng – ký hiệu “v”) là phép tuyển trong đó nêu ra các giải pháp để lựa chọn và có thể một hoặc toàn bộ các giải pháp nêu ra là đúng. Chẳng hạn: “ngày mai tôi sẽ lên lớp hoặc ở nhà soạn bài”. Nhập môn logic học * * Phép kéo theo (phép tất suy – ký hiệu “”) tương ứng với liên từ “nếu...thì...”... Chẳng hạn: Nếu một số chia hết cho 9 (a) thì nó chia hết cho 3 (b)” Cách biểu thị: ab. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ 4.2. Logic và ngôn ngữ ký hiệu: 4.2. 2.Các hằng lôgic (các liên từ): - Phép tương đương (ký hiệu “”) với liên từ “tương đương”, “nếu và chỉ nếu...”, “khi và chỉ khi”... “. Chẳng hạn Một số chia hết cho 2 (a) khi và chỉ khi nó là số chẵn (b). Cách biểu thị: a b. Nhập môn logic học * - Phép phủ định (ký hiệu “”) tương ứng với các từ “không”, “không đúng”, “không phải”,... Chẳng hạn “Làm gì có chuyện trong khoa học mọi con đường đều bằng phẳng”. Cách biểu thị a hay ā . Chú ý: Hai lần phủ định là mệnh đề khảng định Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học 4.2. Logic và ngôn ngữ ký hiệu: 4.2. 2.Các hằng lôgic (các liên từ): * Lượng từ phổ dụng (ký hiệu “”) tương ứng với các từ “tất cả”, “toàn bộ”, “mỗi”, “mọi”... và được biểu thị: xP(x) “Mọi người sinh ra đều bình đẳng” “Mọi hàm số sơ cấp đều liên tục trong miền xác định của nó” * Lượng từ tồn tại (ký hiệu “”) , tương ứng với các từ “một số”, “phần lớn”, “hầu hết”,... và được biểu thị: xP(x). “Có những nhà triết học là nhà triết học duy vật”. Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ 4.2. Logic và ngôn ngữ ký hiệu: 4.2.3. Các dấu kỹ thuật: Mở và đóng ngoặc (Ký hiệu “(.)”). Trong tiếng Việt “thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không dùng để giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó” (Từ tiếng Việt - Viện ngôn ngữ 1992. tr. 889). Điều đó có nghĩa là thành ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm. Chẳng hạn: “Chân lấm tay bùn” – A. “Chị ngã em nâng” – A. Nhập môn logic học * Ví dụ: Chẳng hạn: “Hồ chí Minh - Vị anh hùng của dân tộc. Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Dấu gạch ngang (). dấu phẩy (,) thay cho từ “và”. Phân tích câu trên ta đặt: Hồ Chí Minh là Vị anh hùng của dân tộc – a. Hồ Chí Minh là Người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam – b Hồ Chí Minh là Người rèn luyện Đảng Cộng Sản Việt Nam – c. Công thức tổng quát: a^ b ^c. Nhập môn logic học * Ví dụ: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng, hào kiệt có hơn ai”. Trong câu này, theo ngữ cảnh, dấu phẩy (,) ở câu trên thay cho “thì...”, còn dấu phẩy (,) ở câu dưới lại thay cho từ “và”. Từ đó chúng ta có. Đường đời bằng phẳng cả - a. Anh hùng có hơn ai – b. Hào kiệt có hơn ai – c. Công thức tổng quát: a b ^ c. Nhập môn logic học * Ví dụ: “Chúng ta không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nếu không có con người xã hội chủ nghĩa”. Đây là cách biểu thị của tiếng Việt. Để tránh sai lầm khi phân tích, nếu chưa thành thạo, chúng ta nên chuyển theo cách biểu thị: “nếu...thì...”. “Nếu chúng ta không có con người xã hội chủ nghĩa thì không thể xây dựng thành công Chủ Nghĩa xã hội”. Phân tích: Chúng ta không có con người xã hội chủ nghĩa – a. Chúng ta không thể xây dựng thành chủ nghĩa xã hội – b. Công thức tổng quát a b Nhập môn logic học * Chương 1. Đối tượng & ý nghĩa của Logic học IV. LOGIC HỌC VÀ NGÔN NGỮ 4.2. Logic và ngôn ngữ ký hiệu: 4.2.3. Các dấu kỹ thuật: Để viết nhanh công thức của mệnh đề phức nào đó, chúng ta có thể thực hiện theo công thức tổng quát sau: nếu số liên từ là n thì số mệnh đề đơn là n+1 Thí dụ: Nếu số liên từ là 1 thì số mệnh đề đơn là 2 trong công thức. Nếu số liên từ là 2 thì số mệnh đề đơn là 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlogic_chuong1_001.ppt