Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai

- Thị trường hàng hóa không nhiều sản phẩm: Số lượng các công ty có thể thực hiện chuyển nợ thành vốn góp không nhiều, cũng như một thị trường hàng hóa, sản phẩm ít sẽ không khuyến khích người mua và bán tham gia thị trường. Điều này là do tiêu chí lựa chọn các công ty để thực hiện chứng khoán hóa, phải là các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hiệu quả nếu được hỗ trợ; doanh nghiệp và các cơ quan liên quan (các chủ nợ khác, cơ quan chủ sở hữu doanh nghiệp) sẵn sàng hợp tác; các doanh nghiệp sẽ có những tác động tích cực đối với xã hội (như góp phần thúc đẩy quá trình sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, xã hội ở một địa phương, một khu vực). - Chưa thể thực hiện được ở hiện tại: Một trong những mấu chốt căn bản để các sản phẩm chứng khoán hoá có thể phát triển, là thị trường chứng khoán phải phát triển. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của VN vẫn còn bé, quy mô chưa đủ mạnh, chưa có các nền tảng để triển khai các công cụ và sản phẩm phái sinh như một thị trường phát triển. Do đó, việc chứng khoán hoá các khoản nợ xấu sẽ rất phức tạp, mất thời gian cũng như kém hiệu quả, thậm chí có thể làm phức tạp thêm thị trường. Hoạt động chứng khoán hóa tại Việt Nam là hoạt động mới đối với thị trường chứng khoán tại Việt Nam, việc chứng khoán hóa các khoản nợ tốt đã khó bán, chứng khoán hóa để bán những khoản nợ xấu càng khó khăn hơn, khi nền kinh tế kinh tế khó khăn, đặc biệt thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các nhà đầu tư sẽ chọn lọc và khôn ngoan hơn khi chọn cho mình các cổ phiếu và danh mục đầu tư sinh lời cao và hạn chế rủi ro, vì vậy,

docx8 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai ThS. Nguyễn Văn Thọ - VietcomBank Ths. Nguyễn Ngọc Linh – BaovietBank Chứng khoán hóa là nghiệp vụ đã được áp dụng từ đầu thập niên 1970 trên thị trường chứng khoán các quốc gia phát triển trên thế giới và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên tại Việt Nam, đây vẫn là một khái niệm mới, đặc biệt, việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu để xử lý thì gần như chưa được đề cập. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, việc áp dụng chứng khoán hóa và chứng khoán hóa nợ xấu để xử lý chưa thực hiện được tại Việt Nam. Dù vây, cùng với sự phát triển ổn định của kinh tế vi mô và vững chắc của thị trường chứng khoán, việc chứng khóa hóa các khoản nợ xấu để xử lý là một biện pháp cần được tính đến trong tương lai. Khái niệm nội dung chứng khoán hóa Thế nào là chứng khoán hóa Chứng khoán hóa (chuyển thành chứng khoán) là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao bằng tiền trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ chuyển đổi thành trái phiếu, hay gọi chung là chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường. Nói cách khác, chứng khoán hóa là việc chuyển các thể thức tín dụng thành thể thức chứng khoán, phát hành trong công chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán của các nhà đầu tư. Thông thường kỹ thuật chứng khoán hóa được thực hiện trên hai nhóm tài sản chủ yếu: (1) các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản và (2) các tài sản tài chính không được thế chấp bằng bất động sản; và từ đó hình thành tương ứng hai loại chứng khoán: - Chứng khoán dựa trên thế chấp bất động sản (Mortgage backed securities) được hình thành từ chuyển đổi các khoản vay có tài sản thế chấp, khi đó công ty phát hành, chủ nợ thứ nhất, sẽ chuyển giao toàn bộ giấy tờ thế chấp cho nhà đầu tư mua trái phiếu này. Loại trái phiếu này tuy có độ an toàn cao hơn, vì có vật đảm bảo khoản vay, nhưng lãi suất lại thấp hơn so với chứng khoán tài sản tài chính. Thực chất với những trái phiếu gắn liền với tài sản thế chấp này thì có đủ điều kiện để xem đó là một thương vụ bán tài sản. Người bán không còn chịu rủi ro thua lỗ từ số tài sản sau khi đã chuyển đổi và không phải chịu trách nhiệm với người mua vì người vay bị vỡ nợ hay có sự thay đổi giá thị trường về tài sản đó. - Chứng khoán tài sản tài chính (Asset backed securities- ABS) được hình thành từ việc chuyển đổi các khoản phải thu, như phải thu từ tín dụng, từ cho vay mua ô tô, vay để xây nhà, để tiêu dùng cho gia đình...Ngân hàng hay những tổ chức cho vay sẽ chuyển những khoản phải thu này thành trái phiếu, bán cho các nhà đầu tư để thu về nhanh chóng các khoản nợ đó. Về phía các nhà đầu tư, khi cầm chứng khoán này trong tay họ sẽ trở thành chủ nợ mới và có quyền đòi cả gốc và lãi khi giấy nợ đã đến hạn. Tuy nhiên với những khoản nợ không có tài sản thế chấp thì độ rủi ro khi cầm chứng khoán rất cao vì có thể sẽ không đòi lại được khoản nợ này. Đặc điểm của chứng khoán hóa Quá trình chứng khoán hóa là một tập hợp các tài sản có tính chất tương đồng, có tính thanh khoản thấp, có khả năng tạo ra dòng tiền, và phát hành các quyền đòi nợ trên cơ sở các dòng tiền đó dưới các dạng chứng khoán. Chứng khoán hóacó một số đặc điểm sau đây: - Chứng khoán hóalà một quá trình tập hợp và phân tách; là quá trình tái cấu trúc một thực thể thống nhất. Các tài sản được chứng khoán hóa trước tiên phải được tập hợp lại thành nhóm theo dòng tiền mà tập hợp tài sản này tạo ra. Sau đó, người ta chia nhỏ giá trị của tập hợp dòng tiền này thành các chứng khoán theo những mệnh giá nhất định bán được trên thị trường. - Chứng khoán hóalà một quá trình tạo thêm các chứng khoán cho thị trường. - Các chứng khoán được phát hành ra có thể được đảm bảo bằng một tài sản thực (tài sản thế chấp), ví dụ như trường hợp chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp, hoặc không được bảo đảm bằng một tài sản thực - trong trường hợp chứng khoán hoá các khoản phải thu. 1.3. Vai trò của chứng khoán hóa Có 4 loại chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: người thế chấp và đi vay, tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, nhà đầu tư mua bán chứng khoán, và tổ chức tín dụng cho vay. Với 4 loại chủ thể kinh tế thay vì 2 loại là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể kinh tế trung gian giữa người đi vay và tổ chức tín dụng cho vay đóng vai trò trung gian-môi giới, nên giúp cho người vay và tổ chức tín dụng dễ “gặp nhau” hơn. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp. Chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu tại Việt Nam Thế nào là chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu Hiện nay, có nhiều quan điểm về chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu. Nếu xét theo quan điểm chứng khoán hóa đã nêu tại phần 1 thì chứng khoán hóa nợ xấu chứng khoán hóa nợ xấu là một phương cách/kỹ thuật chuyển hóa các khoản nợ thành các loại trái phiếu hoặc cổ phiếu khác nhau và các chứng khoán này có thể được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp hoặc một định chế tài chính uy tín hoặc cơ quan nào đó của Chính phủ, được đóng gói và bán (đấu giá) trên thị trường. Quan điểm thứ hai cho rằng việc chứng khoán hóa nợ xấu là việc chuyển hoá các khoản nợ, biến nó thành cổ phần. Biện pháp này chính là biện pháp chuyển nợ thành vốn góp, chủ nợ là các TCTD sẽ thực hiện việc chuyển khoản nợ của mình thành vốn góp vào doanh nghiệp, khi khoản nợ đã được chuyển thành cổ phần, thì có thể tìm nhà đầu tư, đối tác mua lại nợ với một tỉ lệ sở hữu, chi phối để các nhà đầu tư, đối tác mới có thể tiếp cận và tái cấu trúc doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp. Thực trạng hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu tại Việt Nam Mô hình chứng khoán nợ xấu tại Việt Nam Để thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu, Việt Nam có thể áp dụng 2 mô hình như sau: Mô hình 1: Chuyển khoản nợ xấu thành trái phiếu, và thực hiện bán trên thị trường chứng khoán để xử lý nợ: Việc chứng khoán hóa nợ xấu này đã được áp dụng với VN cách đây gần 20 năm. Đó là trường hợp VN đã thông qua việc giải quyết nợ với Câu lạc bộ London vào cuối năm 1997. Các khoản nợ thương mại của VN không thanh toán theo đó đã được các chủ nợ trong Câu lạc bộ London đồng ý chuyển thành mấy loại trái phiếu – trái phiếu nợ gốc mới, trái phiếu nợ lãi mới Các chủ nợ cũ nhận các trái phiếu mới này và họ có quyền mua bán trên thị trường trái phiếu quốc tế. Chi tiết các giai đoạn của Mô hình 1 có thể mô tả như sau: Bước 1: Chuyển nợ xấu thành trái phiếu Bước 2: Bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán Bước 3: Ngân hàng thu hồi nợ Chủ nợ mới tái cấu trúc DN Bước4: Chủ nợ mới thu hồi vốn đầu tư Bước 1: Các TCTD có nợ xấu sẽ thực hiện việc chuyển nợ xấu thành trái phiếu, căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm hiện tại của khoản nợ Bước 2: TCTD sẽ bán trái phiếu đã được chuyển đổi từ khoản nợ xấu như một sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán để giao dịch Bước 3: TCTD sau khi bán được trái phiếu chuyển đổi sẽ thu hồi nợ xấu, các chủ nợ mới (nhà đầu tư đã mua trái phiếu chuyển đổi) sẽ tham gia tái cấu trúc lạidoanh đang gặp khó khăn Bước 4:Chủ nợ mới sau khi đầu tư thêm vốn và tham gia vào quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn đầu tư bằng cách bán lại trái phiếu đang sở hữu hoặc thu hồi từ tiền chi trả cổ tức từ hoạt động kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc thực hiện chứng khoán hóa tại Việt Nam theo Mô hình 1 đã từng được thực hiện, tuy nhiên, quá trình xử lý chỉ dừng lại ở Bước 1. Hai trường hợp điển hình nhắc đến ở đây là trường hợp hoán đổi nợ của Công ty Vinashin thành trái phiếu và việc bán nợ xấu cho VAMC để nhận trái phiếu. Đối với trường hợp của Vinashin, hai tổ chức nữa nhận trách nhiệm xử lý nợ xấu của Vinashin là DATC và Vinalines. Đến thời điểm hiện nay, DATC đã cơ cấu được khoản nợ với tổng giá trị 13.152 tỉ đồng của Vinashin (cả nợ gốc lẫn lãi) theo hình thức chuyển đổi thành trái phiếu. Khoản nợ 13.084 tỉ đồng còn lại dự kiến sẽ thực hiện chuyển đổi xong trong năm 2014. Vinalines cũng đang có dự kiến chuyển đổi số nợ của Vinashin thành trái phiếu.Như vậy, thay vì phải trả nợ, Vinashin đã chuyển số nợ sang DATC, một đơn vị trung gian nhiệm vụ xử lý nợ ở các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Chuyển nợ cho DATC cũng đồng nghĩa, Chính Phủ lại phải chịu trách nhiệm trả nợ. Đối với trường hợp bán nợ xấu cho VAMC, các TCTD sẽ nhận lại trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành trong thời gian 5 năm. Các TCTD sẽ dùng trái phiếu đặc biệt này để vay vốn tái chiết khấu từ NHNN để khơi thông vốn đọng trong nợ xấu. Thực chất, việc bán nợ cho VAMC không giải quyết triệt để nợ xấu, do các TCTD vẫn phải chịu trách nhiệm thu hồi khoản nợ xấu đã bán, và VAMC cũng chưa có kế hoạch để tái cơ cấu lại các doanh nghiệp đã mua. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng của nền kinh tế, có nhiều lý do khiến Mô hình 1 khó có thể thực hiện được tại Việt Nam hiện tại, bao gồm: Chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu Thời gian xử lý thu hồi vốn của ngân hàng sẽ kéo dài và qua nhiều thủ tục phức tạp Khó tìm được khách hàng mua trái phiếu được chuyển đổi từ một doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh bởi các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư mua sản phẩm trên thị trường chứng khoán luôn luôn quan tâm đến khả năng sinh lời và tỷ lệ thu hồi vốn vay. Như vậy, kết thúc quá trình chứng khoán hóa nợ xấu thì ngân hàng không bán được trái phiếu để thu hồi vốn, và doanh nghiệp giả sử trong trường hợp ngân háng bán được hết trái phiếu cũng không có vốn để khôi phục lại hoạt động kinh doanh và trái phiếu của các nhà đầu tư đã bỏ tiền để mua cũng không có giá trị. Mô hình 2: Chuyển nợ thành vốn góp, sau đó trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, sau một thời gian doanh nghiệp hoạt động trở lại thì phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán để thu hồi vốn. Bước 1: Chuyển nợ thành vốn góp/Bán nợ Bước 2: Tham gia trực tiếp tái cấu trúc DN Bước 3: Thu hồi vốn đầu tư - Bước 1: Các TCTD thay vì thu hồi tiền nợ đã cho doanh nghiệp vay, họ sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để “mua” chính cổ phần của doanh nghiệp từ chủ nợ hoặc bán cho các công ty mua bán nợ với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, TCTDhoặc tổ chức mua nợ nợ sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp - Bước 2:Chủ nợ mới của doanh nghiệpđầu tư thêm vốn hoặc hợp tác với các đối tác/nhà đầu tư khác để tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ tổ chức nhân sự đến hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển - Bước 3: Chủ nợ mới sau một thời gian tái cấu trúc đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường sẽ thực hiện phát hành cổ phần và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán để thu hồi vốn đầu tư hoặc tiếp tục sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp để như một khoản đầu tư dài hạn (hưởng cổ tức chi trả hàng năm từ hoạt động kinh doanh). Tại Viêt Nam, việc thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu theo Mô hình 2 đã đạt được nhiều kết quả khả quan với sự tham gia chính của Công ty mua bán tài sản và nợ tồn đọng của Bộ tài chính (DATC). Từ năm 2006 đến 2013, DATC đã tái cấu trúc thành công 54 doanh nghiệptrong bối cảnh môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện. Đây không chỉ là một kết quả rất tích cực nếu so sánh với quá trình cổ phần hóa DNNN mà điều đáng nói là các DN được DATC tái cơ cấu đã có nhiều chuyển biến tích cực khi đã sớm ổn định SXKD, có lợi nhuận cao chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được tái cơ cấu, đều có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có triển vọng tiếp tục phát triển tốt trong thời gian tiếp theo. Điển hình là các DN như Sadico Cần Thơ, Công ty Procimex Việt Nam, Công ty mía đường Sơn La, Công ty mía đường Kon Tum, Công ty công trình giao thông 677, Công ty cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long, Công ty sản xuất thương mại Hữu nghị Đà Nẵng...Trong mười năm hoạt động của mình, DATC đã mua được hơn 8.500 tỷ đồng nợ tồn đọng, giúp đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu với các ngân hàng, qua đó đã giúp các ngân hàng thương mại nhà nước xử lý nhanh một khối lượng lớn nợ tồn đọng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính để cổ phần hóa của chính ngân hàng đó, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng trong quá trình cải cách và hội nhập. Các TCTD cũng bắt đầu tham gia vào quá trình chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu, tuy chưa có nhiều kết quả nhưng bước đầu cũng khẳng định tính hiệu quả của biện pháp này. Điển hình là trường hợp Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) được SHB tham gia tái cấu trúc toàn diện và vực dậy doanh nghiệp thành công. 2.2.3. Đặc điểm của chứng khoán hóa nợ xấu tại Việt Nam Hoạt động chứng khoán hóa đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện để xử lý nợ xấu. Ở châu Âu chứng khoán hóa đã cứu các tập đoàn viễn thông khỏi nguy cơ phá sản khi họ đã khôn ngoan chuyển các khoản doanh thu tương lai của các thuê bao cố định thành các ABS. Nhờ vậy mà công ty này có một khoản tiền đáng kể để trang trải cho các món nợ khổng lồ- hậu quả của việc chạy đua tranh giành quyền cung cấp dịch vụ điện thoại di động thế hệ 3G. Đặc biệt là ở Hàn Quốc và Trung Quốc chứng khoán hóa đã giúp Chính phủ các quốc gia này vừa giải quyết được nợ xấu và vừa bổ sung hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước: Khác với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có nền kinh tế thị trường đầy đủ, toàn bộ hoạt động chứng khoán hóa được thực hiện theo cơ chế thị trường. Ở Việt Nam, hoạt động của thị trường chứng khoán, đặc biệt là hoạt động chứng khoán hóa cần có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Bài học từ khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vào tháng 09/2008 với nguyên nhân xâu xa do nợ dưới chuẩn cao và hạn chế của công cụ chứng khoán hóa là bài học kinh nghiệm cho bất kỳ quốc gia nào về sau. Quá trình chứng khoán hóa mất nhiều thời gian: Do việc chứng khoán hóa nợ xấu để xử lý tại Việt Nam gắn liền với tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp có nợ xấu gặp khó khăn trong kinh doanh. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp là một quá trình phức tạp với rất nhiều công việc liên quan, bao gồm cả tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức bộ máy, tái cơ cấu hoạt động SXKD, tái cơ cấu hệ thống quản trị, điều hành...điều này dẫn đến thời gian từ khi đầu tư đến khi thu hồi vốn sẽ phụ thuộc thời gian cơ cấu và tái cấu trúc doanh nghiệp thành công, thường vào khoảng 5 năm. Như vậy, chứng khoán hóa nợ xấu tại Việt Nam giống như một khoản đầu tư trung dài hạn trên thị trường chứng khoán. Có sự tham gia trực tiếp của ngân hàng cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa Hiệp hội ngân hàng và Hiệp hội các ngành sản xuất, sản phẩm được tài trợ tín dụng: các TCTD sẽ đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán này và sử dụng vốn được cấp để tham gia vào quá trình tái cấu trúc công ty/bán cho công ty khác Thị trường hàng hóa không nhiều sản phẩm: Số lượng các công ty có thể thực hiện chuyển nợ thành vốn góp không nhiều, cũng như một thị trường hàng hóa, sản phẩm ít sẽ không khuyến khích người mua và bán tham gia thị trường. Điều này là do tiêu chí lựa chọn các công ty để thực hiện chứng khoán hóa, phải là các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hiệu quả nếu được hỗ trợ; doanh nghiệp và các cơ quan liên quan (các chủ nợ khác, cơ quan chủ sở hữu doanh nghiệp) sẵn sàng hợp tác; các doanh nghiệp sẽ có những tác động tích cực đối với xã hội (như góp phần thúc đẩy quá trình sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, xã hội ở một địa phương, một khu vực). Chưa thể thực hiện được ở hiện tại: Một trong những mấu chốt căn bản để các sản phẩm chứng khoán hoá có thể phát triển, là thị trường chứng khoán phải phát triển. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của VN vẫn còn bé, quy mô chưa đủ mạnh, chưa có các nền tảng để triển khai các công cụ và sản phẩm phái sinh như một thị trường phát triển. Do đó, việc chứng khoán hoá các khoản nợ xấu sẽ rất phức tạp, mất thời gian cũng như kém hiệu quả, thậm chí có thể làm phức tạp thêm thị trường. Hoạt động chứng khoán hóa tại Việt Nam là hoạt động mới đối với thị trường chứng khoán tại Việt Nam, việc chứng khoán hóa các khoản nợ tốt đã khó bán, chứng khoán hóa để bán những khoản nợ xấu càng khó khăn hơn, khi nền kinh tế kinh tế khó khăn, đặc biệt thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các nhà đầu tư sẽ chọn lọc và khôn ngoan hơn khi chọn cho mình các cổ phiếu và danh mục đầu tư sinh lời cao và hạn chế rủi ro, vì vậy, việc mua một chứng khoán nợ xấu để đưa vào danh mục đầu tư sẽ được cân nhắc rất kỹ càng. Giải pháp, kiến nghị Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động chứng khoán hóa Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động chứng khoán hóa Để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán hóa không thể thiếu việc xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với tập quán quốc tế và các chuẩn mực kinh doanh hiện đại. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực cải cách pháp luật, Việt Nam vẫn chưa có được một hệ thống pháp luật kinh tế hoàn chỉnh và đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn kinh doanh trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu. Các vấn đề về luật pháp ần xây dựng cần tập trung vào các vấn đề sau: Các tổ chức được tham gia chứng khoán hóa, trách nhiệm và quyền hạn Việc phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay Việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chứng khoán hóa Xây dựng thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và bền vững Thị trường chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường mua bán nợ và việc tái cấu trúc lại nền kinh tế, đây cũng là kênh thu hút vốn đàu tư ngoại vào thị trường Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp sau khi được mua bán sẽ được đầu tư vốn để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khi có đủ điều kiện, chủ nợ mới sẽ tiến hành IPO và đưa doanh nghiệp lên niêm yết trên sàn chứng khoán để thu hồi vốn đã đầu tư để mua nợ và đầu tư thêm. Một thị trường chứng khoán minh bạch, tăng trưởng tốt sẽ là thước đo chính xác sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và nền kinh tế nói chung, đồng thời cũng sẽ lằm tăng niềm tin của các nhà đầu tư mua nợ, khi thị trường chứng khoán sẽ là một trong những biện pháp thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra của mình. Thành lập Công ty chứng khoán hóa nhà nước Việc thành lập công ty chứng khoán hóa là một trong những bước đi quan trọng của hoạt động chứng khoán hóa. Trước mắt, Nhà nước sẽ đứng ra thành lập các công ty chứng khoán nhà nước tận dụng uy tín và khả năng kêu gọi đầu tư của mình để thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa đối với các khoản nợ xấu, từ đấy rút ra các bài học kinh nghiệm để hoàn thiện dần hoạt động này trong tương lai. Từng bước áp dụng các phương pháp chứng khoán hóa các khoản cho vay, rồi đến các khoản nợ xấu, dần hình thành các loại trái phiếu chứng khoán hóa đơn giản, dần dần theo sự phát triển của thị trường sẽ tạo lập nhiều loại trái phiếu hơn nhằm khai thác thị hiếu đầu tư đa dạng của nhà đầu tư. Tuyên truyền kiến thức về chứng khoán hóa:Việc tuyên truyền rộng rãi kiến thức về chứng khoán hóa cũng nên được thực hiện trong chương trình giáo dục hiện nay về lợi ích của thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà đầu tư. Hoàn thiện hệ thống phân loại, trích lập nợ chuẩn áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng Sự khác nhau trong hệ thống trích lập và phân loại nợ hiện nay là mộ trong những điểm ngẽ trong quá trình xử lý nợ xấu. Việc xử lý một khoản nợ đang xếp nhóm nợ xấu ở TCTD này nhưng lại xếp loại nhóm nợ tốt ở một TCTD khác sẽ dẫn đến sự không thống nhất và kém hiệu quả trong quá trình xử lý. Vì vậy, NHNN cần tiếp tục triển khai Thông tư 02 và Thông tư 09 về trích lập và phân loại nợ theo đúng thời hạn để đưa tất cả các khoản nợ xấu ra xử lý triệt để, tránh tình trạng một số TCTD vì kết quả hoạt động kinh doanh mà giấu nợ xấu trên bảng cân đối kế toán. Xây dựng hệ thống tổ chức các công ty định giá độc lập được cấp giấy phép định giá các khoản nợ Một trong những điều kiện quan trọng để có thể thực hiện việc chứng khoán hóa nợ xấu để xử lý tai Việt Nam là việc định giá các khoản nợ, do liên quan trực tiếp đến việc chuyển khoản nợ thành trái phiếu có thể mua bán trên thị trường chứng khoán, cũng quan trọng như việc định giá công ty để tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có hệ thống quy chuẩn cho việc định giá các khoản nợ. Vì vậy, Bộ Tài chính, NHNN cần có đề án xây dựng hệ thống tổ chức các công ty định giá độc lập được cấp giấy phép định giá các khoản nợ. Dựa trên hệ thống các công ty này, khi tiến hành việc chứng khoán hóa nợ xấu để xử lý, các TCTD sẽ có cơ sỏ để lựa chọn, đồng thời cũng là cơ sở để các đối tác, các nhà đầu tư theo dõi, xem xét trong việc ra quyết định đầu tư vào loại chứng khoán mới này. Việc thành lập mới một công ty chuyên về định giá nợ vay có thể là một giải pháp được xét đến trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, các cơ quan, ban ngành có thể rà soát dựa trên hệ thống các công ty có chức năng định giá hiện nay để chọn ra danh sách những công ty có năng lực và tổ chức đào tạo nghiệp vụ định gía khoản nợ để đáp ứng cho nhu cầu định giá các khoản nợ vay hiện nay. Việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa nói chung và chứng khoán hóa các khoản nợ xấu để xử lý nợ nói riêng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp, trong đó việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán là một yêu cầu mang tính quyết định đến việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa. Hiện tại Việt Nam chưa có đủ những điều kiện cần để phát triển và ứng dụng chứng khóa hóa cũng như chứng khoán hóa để để xử lý nợ xấu. Chính phủ, NHNN và các Bộ, Ban ngành cần quan tâm đến ứng dụng chứng khoán hóa và xây dựng lộ trình để áp dụng nghiệp vụ này tại Việt Nam. Bài học khủng hoảng kinh tế từ Mỹ vào năm 2008 mà nguyên nhân xuát phát từ hạn chế của chứng khoán hóa vẫn còn đó, chúng ta chỉ nên thực hiện việc phát triển công cụ này khi hội tụ đủ các điều kiện và phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế. Tài liệu tham khảo: ứng_khoán_hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchung_khoan_hoa_cac_khoan_no_de_xu_ly_no_xau_final_3107.docx
Tài liệu liên quan