Chuẩn đầu ra: tiêu chuẩn đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học

Từ ý tưởng này, chuẩn đầu ra sẽ chú trọng đến trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp năng lực tránh gây cho sinh viên sự ảo tưởng về nghề nghiệp, xa rời cuộc sống thực tế thì đầu ra sẽ là người lao động vụng về trong công việc, thậm chí còn ngạo mạn về các giá trị sống. Khi xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành, các khoa/bộ môn cũng cần thống nhất quan điểm như nêu trên, nếu đó được xem là một phần sứ mệnh của nhà trường đã được tuyên bố, phổ biến công khai. Sau khi đã xác định sứ mệnh, xây dựng chuẩn đầu ra chung toàn trường và cho từng ngành thì tất cả các hoạt động đào tạo đều xoay quanh, phục vụ cho mục đích này. Chuẩn đầu ra của sinh viên phải được gắn kết trong các khóa đào tạo ngắn hạn của các Trung tâm, Viện; được tích hợp vào các hoạt động của Phòng Công tác Sinh viên, của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, các Câu lạc bộ - đội - nhóm của sinh viên, Khi xây dựng chương trình đào tạo hãy luôn đặt các câu hỏi: Tại sao lại đưa môn học này vào chương trình? Môn học này trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ gì cho sinh viên? Bằng cách nào để chuyển tải nội dung môn học để sinh viên đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ đó một cách tốt nhất? (Ví dụ: cân đối giữa thời lượng lý thuyết - thực hành, chiến lược tổ chức dạy - học - kiểm tra đánh giá)

pdf6 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn đầu ra: tiêu chuẩn đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN ĐẦU RA: TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Lê Sĩ Hải Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng 1. Mở đầu Hiện nay, hầu hết các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục hoặc phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo đều quan tâm đến kết quả học tập mong đợi (expected learning outcomes) hay còn được hiểu là chuẩn đầu ra của người học. Bài viết này thực hiện dựa trên việc tham khảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo AUN – QA (ASEAN University Network - Quality Assurance). Hiện nay ở Việt Nam, đã có ba trường đại học được kết nạp vào AUN (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Cần Thơ), và nhiều trường khác cũng đang triển khai tự đánh giá các chương trình đào tạo theo mô hình này. Mô hình AUN – QA rất đề cao việc xác định chuẩn đầu ra, coi đây là khâu đầu tiên để đánh giá cả quy trình của một chương trình đào tạo. 1.1 Chuẩn đầu ra: có quan trọng hay không? Để đảm bảo chất lượng đào tạo, đòi hỏi chúng ta phải trả lời các câu hỏi cơ bản như sau: (1) Chúng ta mong đợi gì ở kết quả học tập của sinh viên? (2) Để sinh viên đạt kết quả như kỳ vọng, chúng ta sẽ phải đào tạo những nội dung gì cho họ? (3) Để kế hoạch đào tạo có hiệu quả, chuyển tải các nội dung đến sinh viên và đo lường được mức độ hiểu biết, vận dụng và sáng tạo của họ thì chúng ta có chiến lược gì về giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá? (4) Để thực hiện tốt chiến lược giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá thì chất lượng đội ngũ giảng viên và các nguồn lực hỗ trợ phải như thế nào? (5) Thực tế sản phẩm đào tạo (sinh viên tốt nghiệp) như thế nào, có hài lòng các bên liên quan không? (6) Kết quả đầu ra thực tế có được đối chiếu với kết quả dự kiến của sinh viên, có là cơ sở quan trọng để chúng ta thay đổi mục đích, mục tiêu đào tạo và các yếu tố kéo theo sau đó không? Như vậy, cần phải khẳng định rằng, chuẩn đầu ra là điểm xuất phát cho một quy trình đào tạo, là tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên cho quá trình tự đánh giá chất lượng đào tạo, hướng đến việc đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo. Chúng ta cần đặt câu hỏi: Sinh viên đến trường đại học để làm gì? Một điều chắc chắn rằng, họ đến trường đại học để mong muốn học được một điều gì đó. Vì vậy, chúng ta cần xác định rõ chúng ta muốn sinh viên sẽ biết những gì và có thể làm được gì thông qua việc đạt được những khối kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc năng lực nào đó trong quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp. 1.2 Chuẩn đầu ra: tại sao chưa được quan tâm xây dựng? Thực trạng chưa quan tâm xây dựng chuẩn đầu ra hiện nay ở các trường đại học, có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ tư duy, cách tiếp cận về đào tạo chưa phù hợp với xu hướng mới. Có 3 cách tiếp cận về đào tạo: (1) Cách tiếp cận nội dung: chú trọng khối lượng thông tin, nội dung truyền đạt và lĩnh hội; (2) Cách tiếp cận mục tiêu: căn cứ vào mục tiêu (đầu ra), thay đổi nhân cách người học để xây dựng chương trình; chú trọng kết quả đạt được về nhận thức, kĩ năng, thái độ của người học sau khi kết thúc khóa học; (3) Cách tiếp cận phát triển (quá trình): phát triển con người, khơi dậy tiềm năng, tính chủ động, tự học của người học; thầy giáo là người cố vấn, hướng dẫn. Như vậy, việc chưa quan tâm xây dựng chuẩn đầu ra xuất phát từ cách tiếp cận đào tạo theo nội dung, trong khi đó xu hướng đào tạo hiện nay là tiếp cận theo mục tiêu và phát triển. Có nghĩa rằng, chúng ta đang dạy “cái mà chúng ta đang có” thay vì phải dạy “cái mà sinh viên đang cần”. Muốn dạy những nội dung cần thiết cho sinh viên thì bắt buộc chúng ta phải xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp. Thứ hai, sứ mệnh của trường đại học chưa có, hoặc nếu có thì chưa được tuyên bố công khai và phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng liên quan. Sứ mệnh thể hiện sự xác định về giá trị và những quy tắc chung chi phối hoạt động của nhà trường và là một phần cốt yếu trong quá trình lên kế hoạch chiến lược. Tuyên bố sứ mệnh là tuyên bố lý do mà trường đó tồn tại trong xã hội, khẳng định mình là ai mà mình sẽ mang lại giá trị gì cho người học và xã hội. Sứ mệnh phải được phổ biến cho mọi người biết, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tư duy và hành động, đồng thời thúc đẩy truyền tải thông điệp tới xã hội. Chuẩn đầu ra sẽ tùy thuộc vào từng ngành khác nhau, tuy nhiên, khi trường đại học chưa có sứ mệnh hoặc các khoa/bộ môn chưa nắm rõ sứ mệnh của trường thì rất khó để định hướng xây dựng được chuẩn đầu ra cho từng ngành nhằm chuyển tải thông điệp chung, thống nhất của nhà trường cho người học và xã hội. Thứ ba, việc xây dựng chuẩn đầu ra yêu cầu phải rất công phu, khoa học. Nhiều trường đại học, vì kinh phí hạn chế, nguồn nhân lực thực hiện còn thiếu và chưa được tập huấn, hỗ trợ; chưa xây dựng quy trình, hướng dẫn, phân công các đơn vị phối hợp nên sẽ rất khó khăn khi triển khai thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra. Thực tế cho thấy, việc xây dựng chuẩn đầu ra chưa được sự quan tâm đúng mức. Hầu hết các trường đều đưa lên trang thông tin điện tử về chuẩn đầu ra, nếu đọc sẽ thấy những nét na ná giống nhau, xây dựng chuẩn đầu ra một cách cẩu thả, cóp nhặt, gượng ép mang tính hình thức. Chuẩn đầu ra xây dựng cho có mà không vận hành, các hoạt động đào tạo như xây dựng các môn học trong chương trình đào tạo, chiến lược giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá không ăn nhập gì với yêu cầu của chuẩn đầu ra. Và kết cục là sản phẩm đào tạo không được định vị trên thị trường lao động. 1.3 Một vài suy nghĩ về chuẩn đầu ra tại Đại học Văn Hiến Đặc thù sinh viên của trường là: chất lượng đầu vào thấp, có đến 70% đến từ địa phương khác (chủ yếu sinh sống ở nông thôn), tốt nghiệp ra trường thường bám trụ lại thành phố làm việc, do cạnh tranh về công việc nên nhiều sinh viên làm trái ngành nghề được đào tạo hoặc phải thay đổi việc làm nhiều lần. Như vậy, từ đặc thù sinh viên và trong chiến lược trung hạn, Nhà trường cần xác định đào tạo nhân lực hướng đến thị trường lao động, đề cao tính ứng dụng nghề nghiệp: sinh viên tốt nghiệp sẽ làm được việc ngay, có thể làm nhiều việc, thích ứng nhanh với việc mới và môi trường làm việc mới, khiêm tốn nhưng có ý chí vươn lên khó khăn trong môi trường cạnh tranh. Từ ý tưởng này, chuẩn đầu ra sẽ chú trọng đến trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp năng lực tránh gây cho sinh viên sự ảo tưởng về nghề nghiệp, xa rời cuộc sống thực tế thì đầu ra sẽ là người lao động vụng về trong công việc, thậm chí còn ngạo mạn về các giá trị sống. Khi xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành, các khoa/bộ môn cũng cần thống nhất quan điểm như nêu trên, nếu đó được xem là một phần sứ mệnh của nhà trường đã được tuyên bố, phổ biến công khai. Sau khi đã xác định sứ mệnh, xây dựng chuẩn đầu ra chung toàn trường và cho từng ngành thì tất cả các hoạt động đào tạo đều xoay quanh, phục vụ cho mục đích này. Chuẩn đầu ra của sinh viên phải được gắn kết trong các khóa đào tạo ngắn hạn của các Trung tâm, Viện; được tích hợp vào các hoạt động của Phòng Công tác Sinh viên, của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, các Câu lạc bộ - đội - nhóm của sinh viên, Khi xây dựng chương trình đào tạo hãy luôn đặt các câu hỏi: Tại sao lại đưa môn học này vào chương trình? Môn học này trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ gì cho sinh viên? Bằng cách nào để chuyển tải nội dung môn học để sinh viên đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ đó một cách tốt nhất? (Ví dụ: cân đối giữa thời lượng lý thuyết - thực hành, chiến lược tổ chức dạy - học - kiểm tra đánh giá). Như vậy, cần thiết phải xây dựng ma trận về các môn học với chuẩn đầu ra cụ thể mà môn đó cung cấp. Việc này giúp sinh viên dễ dàng nhận thấy mình học được một điều gì đó mới, thấy rõ việc học tập có một ý nghĩa quan trọng thực sự và việc học tập ảnh hưởng tích cực đến cách suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Chuẩn đầu ra không bất biến mà cần rà soát, điều chỉnh sau khi kết thúc một quy trình đào tạo. Vì vậy, cần phải xác định và khảo sát các bên liên quan như nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp làm cơ sở để điều chỉnh chuẩn đầu ra. 2. Tóm lại Đại học Văn Hiến sẽ hướng đến tự đánh giá cấp chương trình theo bộ tiêu chuẩn AUN – QA, đòi hỏi chương trình đào tạo phải có chuẩn đầu ra được xây dựng khoa học bằng cách trả lời được các câu hỏi sau đây: - Tại sao chúng ta thực hiện chức năng giáo dục đào tạo? - Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở triết lý giáo dục nào? - Các kết quả học tập mong đợi cần đạt được là gì? - ết quả học tập mong đợi của chương trình đào tạo được xây dựng thế nào? - ết quả học tập mong đợi có phản ánh mục tiêu của nhà trường không? - Thị trường lao động có đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp hay không? - Chương trình đào tạo đã được điều chỉnh ra sao để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động? - Chương trình có bản mô tả nghề nghiệp (job profile) không? (Để giúp sinh viên tốt nghiệp hiểu rõ những ngành nghề của họ). - Mục tiêu và mục đích của chương trình được phổ biến đến các giảng viên và sinh viên như thế nào? - ết quả học tập mong đợi có thể đạt được tới mức nào? - Những kết quả học tập mong đợi có được xem x t lại? - ết quả học tập mong đợi của chương trình được chuyển thành những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp như thế nào? (Ví dụ như: về kiến thức, kỹ năng và thái độ, và đạo đức nghề nghiệp). Như vậy, các ngành phải bắt tay ngay vào việc xây dựng hoặc xác định lại chuẩn đầu ra dựa vào thực tế nhiều khóa sinh viên đã ra trường, từ đó cải tiến chương trình đào tạo phù hợp. Đây là công việc quan trọng, tiêu chuẩn đầu tiên phản ánh đảm bảo chất lượng đào tạo tại các khoa/bộ môn nói riêng và của toàn trường nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (2013), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN – QA (Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Phạm Thị Bích, Vũ Kim Khôi biên dịch), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. 3. Lê Đức Ngọc, “Xây dựng văn hóa chất lượng: tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng”, Tạp chí Thông tin Giáo dục, Số (36) 4-2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_chuan_dau_ra_tieu_chuan_dau_tien_nham_dam_bao_chat_luong_dao_tao_trong_truong_127.pdf