Chuẩn đầu ra nhìn từ đơn vị sử dụng lao động
Kỹ năng sinh viên được hình thành thông qua quá trình thực hành, luyện tập
thường xuyên. Việc đánh giá một kỹ năng phức tạp hơn đánh giá kiến thức. Như vậy
chương trình học cần có nhiều thời gian cho sinh viên thực hành, thực nghiệm, trải
nghiệm thực tế. Trong từng môn học, giảng viên cũng tạo điều kiện cho sinh viên
được thực hành và giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng. Cấu trúc điểm dành cho quá
trình tham gia một môn học (có thể đánh giá kỹ năng, thái độ của sinh viên) cần
tương đương hoặc có thể nhiều hơn điểm dành cho thi cuối khóa (đánh giá kiến thức
là chủ yếu). Việc tổ chức cho sinh viên học kỹ năng mềm cần lưu ý đến khả năng
thực hành thực tế hơn là hiểu biết về kỹ năng mềm đó.
6 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn đầu ra nhìn từ đơn vị sử dụng lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
CHUẨN ĐẦU RA NHÌN TỪ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
ThS. Trần Minh Trọng
Phòng Công tác Sinh viên
1. Chuẩn đầu ra và chuẩn đầu vào
Chuẩn đầu ra có thể được hiểu là sự cam kết của Nhà trường về kiến thức, kỹ
năng, thái độ, hành vi sinh viên phải đạt được và vị trí công tác sinh viên có thể đảm
nhận khi tốt nghiệp ở một ngành đào tạo hoặc ở một chương trình đào tạo. Mỗi
ngành đào tạo của từng đơn vị đào tạo sẽ có những sự cam kết khác nhau về chuẩn
đầu ra.
Các đơn vị sử dụng lao động khi tuyển dụng và tiếp nhận nhân sự vào làm
việc tại đơn vị thường có những yêu cầu nhất định cho từng vị trí công việc. Những
yêu cầu đó thường là độ tuổi, trình độ học vấn và năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái
độ và thói quen). Có thể gọi đây là chuẩn đầu vào của các đơn vị sử dụng lao động.
Khi chuẩn đầu ra khớp với chuẩn đầu vào sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng lao
động tiết kiệm các chi phí đào tạo. Nói cách khác, bằng cấp của nhà trường chỉ thực
sự có giá trị khi sinh viên hình thành được năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp. Uy tín, thương hiệu của các đơn vị đào tạo sẽ được nâng cao nếu
sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu vào của các đơn vị sử dụng lao động.
2. Chuẩn đầu vào của các đơn vị sử dụng lao động
Chuẩn đầu vào của các đơn vị sử dụng lao động rất đa dạng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như loại hình tổ chức, ngành nghề hoạt động, quy mô tổ chức, văn hóa
của đơn vị. Các cơ quan hành chính nhà nước sẽ có chuẩn đầu vào khác các đơn vị
sự nghiệp, tổ chức đoàn thể. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài,
doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ có những chuẩn đầu vào khác nhau. Các doanh nghiệp
tư nhân có quy mô vài ngàn nhân sự sẽ có những chuẩn đầu vào khác với doanh
nghiệp có hàng chục nhân sự. Chuẩn đầu vào có thể được thể hiện qua những giá trị
cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi hoặc văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong thực tế, có những đơn vị sử dụng lao động không tuyển dụng nhân sự dựa vào
năng lực (yếu tố quyết định) mà dựa vào mối quan hệ quen biết, hoặc cơ chế “xin-
cho”.
Trường Đại học Văn Hiến với các ngành nghề đào tạo trong những năm vừa
qua đã có 562 đơn vị tiếp nhận sinh viên đến thực tập, trong đó khoảng 89% là các
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
doanh nghiệp, số còn lại là các đơn vị quản lý Nhà nước - đơn vị sự nghiệp (5%), các
tổ chức phi chính phủ, trường học (6%) 1.
Bài viết này chỉ tập trung phân tích chuẩn đầu vào của các đơn vị sử dụng lao
động xem trọng yếu tố năng lực nhân sự (thể hiện nhất quán trong tất cả các khâu
tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, sa thải lao động). Năng lực nhân sự được sử dụng phổ
biến trong các đơn vị sử dụng này bao gồm 4 yếu tố:
- Kiến thức: Được hiểu là những gì nhân sự có thể diễn đạt được bằng ngôn
ngữ nói hoặc viết. Kiến thức bao gồm kiến thức chuyên ngành được đào tạo và kiến
thức chung về xã hội.
- Kỹ năng: là khả năng làm được một công việc ở nhiều mức độ khác nhau.
Khi kỹ năng thành thạo, nhân sự có được một “nghề”. Kỹ năng bao gồm kỹ năng
cứng là kỹ năng chuyên môn gắn với ngành nghề được đào tạo (ví dụ: sinh viên tốt
nghiệp ngành kế toán phải biết hạch toán, làm các báo cáo kế toán, bảng cân đối tài
chính.v.v). Kỹ năng thứ hai là kỹ năng mềm là những kỹ năng hỗ trợ trong quá trình
làm việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo. Có một số
kỹ năng vừa là cứng vừa là mềm: kỹ năng về ngoại ngữ, tin học.
- Thái độ: Thể hiện nhận thức, quan điểm của nhân sự trước những vấn đề
trong công việc, trong cuộc sống. Thái độ có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lao
động và hiệu quả làm việc. Ví dụ một nhân sự có kỹ năng giỏi nhưng có thái độ tự
cao, không quan tâm đến những người xung quanh, có thể làm được việc nhưng
không thể hòa hợp với những đồng nghiệp xung quanh. Thái độ tự cao có thể dẫn
đến việc nhân sự đó sẽ không tiếp tục học hỏi để nâng cao kỹ năng dẫn đến sự tụt
hậu, suy giảm kỹ năng sau một thời gian. Thái độ phần nào thể hiện tính cách của
nhân sự và phẩm chất đạo đức của nhân sự. Ví dụ một người có thái độ kiên trì, can
đảm, biết quan tâm đến người khác một cách trí tuệ sẽ là người có đạo đức, nhân
cách tốt.
- Thói quen: là những hành vi được lặp đi lặp lại trở thành tính cách hoặc
những hành vi hoạt động như những phản xạ có điều kiện. Thói quen được hình
thành do sự tác động tổng hợp từ những kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân sự.
3. Xu hướng chuẩn đầu vào
1
Số liệu thống kê do Phòng CTSV tổng hợp từ các khoa của Trường.
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
Theo dõi các diễn đàn nhân sự và thông tin tuyển dụng liên quan đến các vị trí
nhân viên (các vị trí sinh viên mới ra trường có thể tiếp cận), chúng tôi nhận thấy
một số xu hướng về “chuẩn đầu vào” của các đơn vị sử dụng lao động như sau:
- Quan tâm nhiều hơn vào tính cách, thái độ của nhân sự như: tính trung thực,
ý thức trách nhiệm, siêng năng, chủ động trong cuộc sống.
- Quan tâm đến kỹ năng mềm nhiều hơn kỹ năng cứng, chuyên môn của nhân
sự. Những kỹ năng mềm được nhấn mạnh là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng ngoại ngữ, tin học.
- Bằng cấp, kiến thức, kể cả kinh nghiệm ít được chú ý. Lý do kiến thức của
nhà trường trang bị cho các em thể hiện qua kết quả học tập ít phù hợp với thực tế,
thực tiễn của đơn vị sử dụng lao động. Nhiều đơn vị sử dụng lao động sẵn sàng đào
tạo lại kiến thức làm việc cho nhân sự mới.
- Thói quen tự học, tự nghiên cứu của nhân sự ngày càng được nhấn mạnh.
Với khả năng tiếp cận thông tin vô cùng dễ dàng trong thế giới hiện nay, lợi thế sẽ
thuộc về ai biết tự học.
Các đơn vị đào tạo sẽ xây dựng hệ thống các tiêu chí chuẩn đầu ra như thế nào
để đáp ứng được những yêu cầu chuẩn đầu vào của đơn vị sử dụng lao động? Chúng
ta đều thống nhất: xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra là một trong những căn cứ quan
trọng để các đơn vị đào tạo chuẩn hoá các khâu trong quá trình đào tạo như: xây
dựng chương trình và kế hoạch đào tạo, xây dựng kế hoạch giảng dạy và đánh giá kết
quả học tập của sinh viên, xây dựng quy trình quản lý kết quả học tập của sinh viên,
xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và biện pháp thực hiện hoạt động kiểm định
chất lượng đào tạo như: Đánh giá ngoài, Tự đánh giá, Tư vấn việc làm sinh viên.
4. Giải pháp
Từ thực tế tham gia tuyển dụng, đào tạo tại các doanh nghiệp và quá trình
giảng dạy, làm việc với sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, chúng tôi đề xuất
một vài giải pháp để việc xây dựng chuẩn đầu ra ngày càng đáp ứng tốt hơn chuẩn
đầu vào của doanh nghiệp sử dụng lao động:
- Việc đánh giá kiến thức của sinh viên tương đối dễ dàng thông qua các bài
kiểm tra, thi cuối khóa, thi tốt nghiệp. Bên cạnh việc đánh giá những kiến thức theo
chuyên ngành, cần đánh giá những hiểu biết xã hội liên quan đến chuyên ngành để
sinh viên có những hiểu biết sâu rộng.
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
- Kỹ năng sinh viên được hình thành thông qua quá trình thực hành, luyện tập
thường xuyên. Việc đánh giá một kỹ năng phức tạp hơn đánh giá kiến thức. Như vậy
chương trình học cần có nhiều thời gian cho sinh viên thực hành, thực nghiệm, trải
nghiệm thực tế. Trong từng môn học, giảng viên cũng tạo điều kiện cho sinh viên
được thực hành và giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng. Cấu trúc điểm dành cho quá
trình tham gia một môn học (có thể đánh giá kỹ năng, thái độ của sinh viên) cần
tương đương hoặc có thể nhiều hơn điểm dành cho thi cuối khóa (đánh giá kiến thức
là chủ yếu). Việc tổ chức cho sinh viên học kỹ năng mềm cần lưu ý đến khả năng
thực hành thực tế hơn là hiểu biết về kỹ năng mềm đó.
- Thái độ, tính cách, thói quen là những yếu tố định hình nhân cách của sinh
viên. Những tính cách như trung thực, trách nhiệm, kỷ luật, khiêm tốn cần được nhắc
nhở thường xuyên trong từng buổi học, trong từng hoạt động của sinh viên. Và điều
quan trọng hơn là sự làm gương của “người lớn” là các giảng viên, nhà quản lý. Việc
tuyển chọn những giảng viên trong trường học chính là yếu tố quyết định chuẩn đầu
ra về thái độ của sinh viên khi tốt nghiệp.
- Nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, khả năng tư duy giải quyết vấn đề
trở nên cấp bách và quan trọng cho các đơn vị đào tạo trong thế kỷ XXI. Năng lực tự
học bao gồm những thái độ như chủ động, có trách nhiệm với bản thân, khiêm tốn và
những kỹ năng như tư duy độc lập, thực hiện nghiên cứu, đọc sách tài liệu, Làm
sao để tất cả các môn học sẽ là những cơ hội để sinh viên rèn luyện và nâng cao năng
lực tự học thay vì chỉ là người tiếp thu kiến thức thụ động từ giảng viên và người
giảng dạy? Điều này không chỉ đòi hỏi quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường
mà quan trọng hơn là việc triển khai các hoạt động giảng dạy và đào tạo của nhà
trường theo đúng tinh thần “Người học là trung tâm” trong từng tiết học và trong
từng hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Việc tổ chức hoạt động liên kết với doanh nghiệp nói riêng và các đơn vị sử
dụng lao động nói chung là một việc làm quan trọng và lâu dài để chuẩn đầu ra của
nhà trường ngày càng khớp với chuẩn đầu vào của đơn vị sử dụng lao động. Việc
liên kết có 4 mảng hoạt động như sau:
Mời các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp đánh giá, góp
ý cho chương trình đào tạo và các tiêu chí chuẩn đầu ra cho từng ngành
đào tạo.
Mời các chuyên gia từ đơn vị sử dụng lao động tham gia giảng dạy, hướng
dẫn những môn học, chuyên đề đòi hỏi tính thực hành cao.
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
Tổ chức cho các giảng viên làm việc bán thời gian tại các đơn vị lao động
để có những kinh nghiệm từ thực tế bổ sung cho bài giảng.
Tổ chức các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, giao lưu với các
nhà tuyển dụng, chương trình quản trị viên tập sự.
5. Kết luận
Việc xây dựng chuẩn đầu ra sinh viên của các trường đại học, cao đẳng phải
luôn bám sát với những yêu cầu chuẩn đầu vào của các đơn vị sử dụng lao động. Tùy
theo ngành nghề đào tạo, các trường đại học, cao đẳng cần liên kết chặt chẽ với các
đơn vị sử dụng lao động phù hợp để tìm hiểu và cập nhật thường xuyên những thay
đổi, xu hướng mới trong yêu cầu tuyển dụng nhân sự. Sự tham gia của các đơn vị sử
dụng lao động trong việc góp ý chương trình, tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh
nghiệm, hỗ trợ thực tập, việc làm là rất quan trọng và cần thiết. Về phía Nhà trường,
điều quan trọng nhất là hoạt động đào tạo chính khóa, ngoại khóa của nhà trường
phải thực sự góp phần hình thành những năng lực, phẩm chất theo yêu cầu chuẩn đầu
ra của nhà trường để tránh tình trạng sử dụng việc xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh
viên như một hoạt động mang tính chất quảng bá, giới thiệu thương hiệu
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_chuan_dau_ra_nhin_tu_don_vi_su_dung_lao_dong_8165.pdf