Chọn RAM cho máy tính của bạn
Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại phù hợp. Để chọn RAM đúng, bạn phải chọn loại phù hợp cả về chủng loại và tốc độ bus của máy tính. Nếu không quan tâm đến chi phí thì bạn nên chọn RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính tốc độ theo công thức sau: Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).
Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz.
Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời có tốc độ bus phải từ 400 MHz. Nếu loại này không còn hàng, thì có thể chọn loại RAM có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị mà mainboard quy định.
3 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn RAM cho máy tính của bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi chọn mua máy tính, bạn phải cân nhắc chọn RAM cho phù hợp. Có hai vấn đề người
mua thường xem trọng khi mua linh kiện này, đó là giá cả và chất lượng.
Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại phù hợp. Ảnh:
Wordpress. Để chọn RAM đúng, bạn phải chọn loại phù hợp cả về chủng loại và tốc
độ bus của máy tính. Nếu không quan tâm đến chi phí thì bạn nên chọn RAM có bus tối
đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán
linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus
nào. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn,
một cách gần đúng, bạn có thể tính tốc độ theo công thức sau: Lấy bus CPU chia 4, tất cả
đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).
Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ
thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz.
Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời
có tốc độ bus phải từ 400 MHz. Nếu loại này không còn hàng, thì có thể chọn loại RAM
có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị mà mainboard quy định.
Lắp RAM cho máy tính. Ảnh: Ultimate PC Repair. Sau khi đã xác định được bus
RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua. Nếu hầu bao không cho phép, bạn
có thể chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, tất nhiên là tính ổn định của nó
sẽ không cao, đôi khi còn phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng và nhãn hiệu được chọn.
Muốn ổn định hơn, chọn loại trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect,
Kingston..., bù lại, bạn sẽ tốn thêm từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Một khi muốn
tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp với giá "ngất
trời".
Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng
chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán.
Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền, nên nếu bạn chọn loại chất lượng từ
trung bình trở lên thì mặc nhiên là RAM hai mặt. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn
loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt thay vì một mặt, dùng chip dán thay vì chip hàn.
Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại có ít chip,
tức là dùng được cho nhiều mainboard. Gần đây, một số mainboard đời mới dùng chipset
Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy, bạn nên lưu ý
khi chọn hai loại này.
Ngoài ra, ngày càng nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng
(tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh.
RAM Corsair phải đi theo đôi. Ảnh: Atomicmpc. Loại RAM cao cấp có giá rất cao và
tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định,
loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi
game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy
chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện. Khả năng ép xung của loại RAM này tối
thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.
Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay
là Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent. Điển hình, loại RAM DDR2 dung lượng 1
GB (bus 800 MHz), Corsair được bán với giá gần 2,2 triệu đồng, Super Talent là 729.000
đồng (bằng với Kingmax); riêng loại RAM nhãn hiệu Muskin không được bán rộng rãi.
Trong số này, đặc biệt nhất vẫn là RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi),
không chỉ đặc biệt về giá mà còn đặc biệt ở cả cách lắp, phải lắp sao cho có đôi thì mới
dùng được. Nghĩa là một khi đã chọn RAM nhãn hiệu Corsair chủng loại twin, bạn phải
mua 2, hoặc 4, hoặc 6... thanh RAM giống nhau về dung lượng và bus để lắp vào máy
tính, lúc đó máy tính mới hoạt động. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với
mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel).
Cho dù, bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn có thể
xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp vẫn có thể “sớm nắng chiều
mưa” vì lỗi RAM. Đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, bởi nó còn
phụ thuộc vào yếu tố may rủi khi mua.
Trích từ:
tinh#ixzz12QP9bZxl
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chọn RAM cho máy tính của bạn.pdf