Chọn RAM cho máy tính

Khi chọn mua máy tính, bạn phải cân nhắc chọn RAM cho phù hợp. Có hai vấn đề người mua thường xem trọng khi mua linh kiện này, đó là giá cả và chất lượng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại phù hợp. Ảnh: Wordpress. Để chọn RAM đúng, bạn phải chọn loại phù hợp cả về chủng loại và tốc độ bus của máy tính. Nếu không quan tâm đến chi phí thì bạn nên chọn RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính tốc độ theo công thức sau: Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).

pdf10 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn RAM cho máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn RAM cho máy tính Khi chọn mua máy tính, bạn phải cân nhắc chọn RAM cho phù hợp. Có hai vấn đề người mua thường xem trọng khi mua linh kiện này, đó là giá cả và chất lượng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại phù hợp. Ảnh: Wordpress. Để chọn RAM đúng, bạn phải chọn loại phù hợp cả về chủng loại và tốc độ bus của máy tính. Nếu không quan tâm đến chi phí thì bạn nên chọn RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính tốc độ theo công thức sau: Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2). Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz. Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời có tốc độ bus phải từ 400 MHz. Nếu loại này không còn hàng, thì có thể chọn loại RAM có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị mà mainboard quy định. Lắp RAM cho máy tính. Ảnh: Ultimate PC Repair. Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua. Nếu hầu bao không cho phép, bạn có thể chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, tất nhiên là tính ổn định của nó sẽ không cao, đôi khi còn phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng và nhãn hiệu được chọn. Muốn ổn định hơn, chọn loại trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect, Kingston..., bù lại, bạn sẽ tốn thêm từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Một khi muốn tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp với giá "ngất trời". Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán. Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền, nên nếu bạn chọn loại chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên là RAM hai mặt. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt thay vì một mặt, dùng chip dán thay vì chip hàn. Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại có ít chip, tức là dùng được cho nhiều mainboard. Gần đây, một số mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy, bạn nên lưu ý khi chọn hai loại này. Ngoài ra, ngày càng nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh. RAM Corsair phải đi theo đôi. Ảnh: Atomicmpc. Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện. Khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm. Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay là Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent. Điển hình, loại RAM DDR2 dung lượng 1 GB (bus 800 MHz), Corsair được bán với giá gần 2,2 triệu đồng, Super Talent là 729.000 đồng (bằng với Kingmax); riêng loại RAM nhãn hiệu Muskin không được bán rộng rãi. Trong số này, đặc biệt nhất vẫn là RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), không chỉ đặc biệt về giá mà còn đặc biệt ở cả cách lắp, phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được. Nghĩa là một khi đã chọn RAM nhãn hiệu Corsair chủng loại twin, bạn phải mua 2, hoặc 4, hoặc 6... thanh RAM giống nhau về dung lượng và bus để lắp vào máy tính, lúc đó máy tính mới hoạt động. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel). Cho dù, bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp vẫn có thể “sớm nắng chiều mưa” vì lỗi RAM. Đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố may rủi khi mua. Làm thế nào phát hiện lỗi bộ nhớ RAM - Bạn gặp phải trục trặc hệ thống với nhiều lỗi hệ thống kì lạ và nghi ngờ liệu có phải do những thanh nhớ RAM chất lượng kém ? Bài viết này sẽ giúp bạn lần theo dấu vết và xác định nguồn gốc những lỗi đó. - Chiếc máy tính chạy hệ điều hành Windows của bạn gặp lỗi mà không có lý do nào cả ? Chuyện này cũng bình thường thôi, với hàng triệu dòng lệnh cho Windows và các phần mềm, sai sót là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng nếu nó có lặp lại nhiều lần vào những thời điểm lộn xộn lại là một vấn đề khác. Trong trường hợp này, có nhiều khả năng bộ nhớ của máy tính bạn đang sử dụng có vấn đề bất ổn. Bộ nhớ lỗi sẽ khiến cho máy tính không ổn định và gặp nhiều lỗi khó xác định. Những lỗi này đôi khi khiến cho bạn trở nên kẻ ngớ ngẩn trước những kĩ thuật viên ở các cửa hàng vì chúng cực khó để tái hiện lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đề cập tới các triệu chứng thường gặp của bộ nhớ bị lỗi cũng như tìm hiểu một số phần mềm kiểm tra RAM sẽ giúp bạn rà soát các trục trặc có thể phát sinh. I – Khi bộ nhớ tốt gặp trục trặc: - Một thanh RAM máy tính bao gồm nhiều chip nhớ Silicon hàn vào một bản mạch. Cấu trúc này khiến cho bộ nhớ có tỉ lệ an toàn cao hơn nhiều so với các linh kiện khác trong PC. Tuy nhiên nó lại là một trong những thành phần được sản xuất với số lượng nhiều và nhanh nhất. Các chip DRAM được kiểm tra trước khi vận chuyển đi. Quy trình này sẽ loại bỏ phần lớn các chip lỗi. Mặc dù vậy, một thanh nhớ tốt có thể chuyển thành lỗi với vô vàn khả năng khác nhau. - Trước tiên cần đề cập tới vấn đề tĩnh điện từ những thao tác lắp ráp hoặc vận hành thiết bị sai quy cách. Bạn nên tránh vuốt ve chó mèo khi đang lắp cặp RAM 1GB đắt tiền mới mua. Tương tư như vậy, xung điện hoặc những bộ nguồn kém chất lượng sẽ “luộc” cặp RAM của bạn nhanh hơn trước khi bạn kịp nhận ra. Ngoài ra, nếu bạn là dân chơi ép xung, thao tác ép điện RAM lên quá cao cũng sẽ làm hỏng những chủng loại RAM với chip nhớ kém sức chịu đựng. - Lý do thứ hai chính là vấn đề bụi bặm trong máy tính hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ gây ra chạm mạch giữa các đoạn mạch gần nhau khiến cho RAM bị hỏng. Những tác động vật lý như rơi, dính nước, nhiệt độ cao cũng có tác động xấu. - Một lý do nữa hiếm xảy ra nhưng bạn cũng nên để ý đó là việc bo mạch chủ của bạn có các khe RAM lỗi. Bất cứ thanh RAM nào tốt khi gắn vào các khe cắm lỗi cũng trở nên bất ổn mặc dù chúng không phải như vậy. - Thật may mắn khi bộ nhớ máy tính hiện đại được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn đồng loạt nên có rất ít lỗi từ phía nhà sản xuất so với các sản phẩm linh kiện còn lại. Đại đa số nơi bán đều cung cấp chế độ bảo hành lên tới vài năm. Thậm chí những nhà sản xuất như Corsair, Crucial hay Kingston còn bảo hành trọn đời cho các thanh RAM của họ. Tất nhiên người dùng phải trực tiếp gửi về tận hãng sau thời hạn bảo hành do đại lý đặt ra. II – Dấu hiệu nhận biết bộ nhớ bị lỗi: - Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dấu hiệu để người dùng xác định bộ nhớ gặp trục trặc, tuy nhiên chúng ta hãy bắt đầu với nhưng thứ thông dụng nhất: 1. MÀn hình xanh BSOD (Blue Screen of Death) trong khi bạn đang cài hệ điều hành Windows 2000/XP. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bộ nhớ hoạt động bất bình thường. 2. Trong khi chạy Windows 2000/XP, hệ thống thỉnh thoảng phát sinh lỗi gây sụp ngẫu nhiên hoặc tự nhảy ra BSOD. Chi tiết này đôi khi còn là do quá tải nhiệt nên bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng thêm trước khi kết luận. 3. Lỗi trong khi bạn đang sử dụng những ứng dụng đòi hỏi nhiều RAM ví dụ như game 3D, các phép thử nghiệm, dịch mã, photoshop… 4. Hình ảnh trên màn hình bị vỡ, xé… lỗi này đôi khi còn do card đồ họa, bạn nên kiểm tra thêm. 5. Máy tính không khởi động được. Dấu hiệu này đôi khi còn đi kèm thông báo của BIOS về lỗi bộ nhớ với những tiếp bíp dài lặp lại liên tục. Đối với trường hợp này, bạn không thể sử dụng các ứng dụng kiểm tra mà nên yêu cầu có thiết bị chuyên dụng hoặc gửi trả RAM về nơi mua để nhận được chế độ bảo hành thích hợp. III – Thủ thuật kiểm tra lỗi bộ nhớ: + Trước khi tiến hành chạy bất cứ chương trình kiểm tra nào được nêu ra dưới đây, bạn nên xác định có bao nhiêu thanh nhớ RAM đang được sử dụng trong hệ thống. Nếu bạn đã biết con số này, bạn có thể chuyển thẳng sang bước tiếp theo. Nếu không, bạn mở nắp máy tính rồi xác định vị trí RAM trên bo mạch chủ tương tự như trong hình bên (thường nằm ngay sát CPU). Chú ý không đụng tới những thành phần có dán tem bảo hành. Thật chẳng thích thú chút nào khi vừa phát hiện ra lỗi hệ thống vừa làm mât giá trị bảo hành của máy. + Các chương trình chẩn đoán bao gồm: - Memtest86+ (www.memtest.org): + Cũng tương tự như Windows Memory Diagnostic được nêu lên ở phía dưới bài viết, Memtest86+ có hai phiên bản một trên đĩa mềm khởi động và một trên CD. Phiên bản mới nhất của chương trình này còn nhận diện được một số thông tin về máy tính ví dụ như số hiệu chipset, chủng loại CPU và tốc độ bộ nhớ. Khả năng cơ bản của Memtest86+ là thực hiện nhiều phép thử ở mức thường lẫn nâng cao với những khoảng thời gian và độ nặng biến đổi liên tục. Điều này giúp cho bộ nhớ trải qua mọi điều kiện làm việc đa dạng tạo khả năng cho lỗi xuất hiện dễ dàng hơn nếu chúng đang tiềm ẩn. Để sử dụng chương trình, bạn tải về một trong hai phiên bản ảnh đĩa mềm hoặc file ISO ảnh đĩa CDROM. Đối với file ảnh đĩa mềm, bạn chỉ việc chạy nó và cho một đĩa mềm trống vào ổ, chương trình sẽ tự động tạo đĩa khởi động. Vời CDROM, các bước phức tạp hơn vì sau khi tải được file ảnh CD về máy, bạn phải sử dụng một trong các chương trình ghi đĩa chuyên dụng ví dụ như Nero Burning ROM hay Easy CD Creator để ghi ra CD trắng dưới dạng đĩa khởi động Boot-CD. + Sau khi xong, bạn khởi động lại máy tính ở chế độ boot từ CD hay đĩa mềm (xác lập trong BIOS bằng cách nhấn phím Del khi có thông báo hiện ra trên màn hình). Memtest sẽ tự động được kích hoạt và kiểm tra bộ nhớ. Các thông tin chi tiết về hệ thống sẽ hiển thị ở góc trái màn hình. Bạn có thể mở menu chức năng thông qua phím C và chọn giữa các menu bằng các con số để thiết lập chế độ kiểm tra phù hợp với nhu cầu của mình. Thông thường phép thử số 5 và số 8 là nặng nề nhất. - Docmem: + Docmem là một tiện ích của Simmtester và nó đã có mặt trên thị trường từ rất lâu, tuy nhiên đa số được sử dụng trong các cửa hàng máy tính hoặc trung tâm bảo hành. Mặc dù được phân phối miễn phí nhưng để tải Docmem về máy tính của mình, bạn phải thực hiện việc đăng kí tài khoản trên website của hãng tại (www.simmtester.com/PAGE /products/doc/docinfo.asp) + Tương tự như với Memtest, bạn phải cài đặt Docmem lên một đĩa mềm rồi dùng nó để khởi động hệ thống. Chương trình sẽ tiến hành kiểm tra bộ nhớ ở hai chế độ nhanh (Quick Test) hoặc kéo dài thử độ bền (Burn-In), chế độ này chỉ ngừng lại khi có lệnh của bạn. Bất cứ lỗi nhớ nào được phát hiện sẽ hiện lên phía dưới màn hình. - Windows Memory Diagnostic: Đây là một công cụ miễn phí của Microsoft với chức năng hoạt động tương tự như Memtest. Nó có hai phiên bản đĩa mềm và đĩa CD ROM, cách cài đặt hoàn toàn giống như Memtest. Tính năng của Windows Memory Diagnostic có phần đơn giản hơn so với hai công cụ trên nhưng vẫn đầy đủ những phép thử cơ bản và nâng cao. Thậm chí đôi khi nó còn có thể báo với bạn chính xác thanh RAM nào bị lỗi (Rất tuyệt phải không nào). Sau khi kích hoạt thành công chương trình, các phép thử sẽ lần lượt được tiến hành. Mỗi khi muốn dừng lại, bạn nhấn phím X. Những lỗi phát sinh sẽ xuất hiện phía dưới màn hình. IV – Những bước cơ bản khắc phục lỗi: - Một khi bạn đã xác định được rằng hệ thống của mình đang phát sinh lỗi khi kiểm tra bằng những chương trình thử nghiệm ở trên, bước tiếp theo chính là vấn đề phải định vị được nguồn gốc lỗi. Trong trường hợp lỗi nằm ở bộ nhớ, bạn chắc chắn sẽ phải cần tới dịch vụ bảo hành và thay thế nên việc phải xác định đúng thanh nhớ lỗi rất quan trọng. - Nếu chỉ có một thanh RAM trong máy, mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều, bạn chỉ cần chạy thêm một hoặc đủ ba ứng dụng đã nêu trên, nếu tất cả chúng đều báo lỗi, bạn hãy tháo RAM và cắm sang khe khác rồi thử lại vì có thể khe cắm RAM trên bo mạch chủ bị lỗi. - Chú ý khi thay khe RAM, bạn phải tắt điện toàn hệ thống (rút dây nguồn là tốt nhất), rồi nhấn công tắc máy vài lần để xả hết điện tích trong bộ nguồn. Sau đó nhấn hai đầu chốt giữ RAM để bật nó ra khỏi khe cắm rồi đặt sang khe khác và nhấn nhẹ nhàng vào vị trí. Nếu làm đúng thì hai chốt giữ sẽ tự động di chuyển vào vị trí khóa. Nếu không, bạn kiểm tra lại xem có đặt thanh RAM vào khe ngược chiều hay không. Khi đã hoàn thành công việc, bạn hãy bật lại máy và tiếp tục chạy các chương trình thử, nếu lỗi vẫn xảy ra thì có vẻ như thanh RAM của bạn cần phải gửi đi bảo hành rồi đó. - Trong trường hợp hệ thống của bạn có nhiều thanh RAM khác nhau (thường thấy trên các máy tính hiện đại do công nghệ bộ nhớ kênh đôi Dual-Channel yêu cầu tối thiểu hai thanh RAM giống nhau). Việc thử lỗi mất nhiều thời gian hơn do bạn phải tháo toàn bộ RAM rồi thử chi tiết trên từng thành để nhận diện linh kiện có vấn đề. Chú ý nếu tất cả các thanh RAM đều báo lỗi, bạn sẽ cần phải kiểm tra lại cả bo mạch chủ hoặc CPU vì điều này cực kì hiếm khi xảy ra. - Ngoài ra, nếu khi kiểm tra từng thanh bạn không gặp lỗi mà chỉ gặp lỗi khi chạy ở nhiều thanh RAM, bạn nên xem lại các khe cắm RAM hoặc kiểm tra thông số bộ nhớ trong phần Advance Chipset Configurations trong BIOS của máy tính nhằm đảm bảo chúng được thiết lập đúng với chỉ số nhà sản xuất RAM yêu cầu (chi tiết thông số thiết lập nâng cao có thể tham khảo thêm tại www.xtremevn.com ). - Dĩ nhiên, bạn có thể tìm được nhiều thiết bị kiểm tra RAM chuyên nghiệp ví dụ như một số sản phẩm của Innoventions. Những thiết bị như vậy ngoài việc báo lỗi còn có thể chỉ rõ chi tiết từng đoạn mạch bị in lỗi trên mỗi thanh nhớ. Tuy vậy, với mức giá hàng ngàn USD, nó phù hợp hơn cho môi trường kinh doanh chuyên nghiệp hơn là người dùng đơn lẻ. Trong điều kiện tài chính tương đối hạn hẹp, những bước như đã nêu có lẽ vấn là sự lựa chọn hàng đầu để phát hiện lỗi bộ nhớ trên máy tính PC. Nâng cấp RAM : Chọn đúng loại bộ nhớ mà máy bạn đang cần Một trong các phương thức cải thiện đáng kể tốc độ hệ thống PC là nâng cấp RAM. Đôi khi công việc này có vẻ khá đơn giản, chỉ cần tắt điện nguồn, mở thùng máy và nhấn thanh RAM vào slot (khe) của nó. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự đơn giản khi bạn chọn đúng loại RAM cho máy tính của mình. Thực vậy, trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại RAM, và để mua đúng thì bạn cần phải biết mainboard của bạn đang thực sự cần loại nào, SDRAM PC133 hay DDR SDRAM PC2700, PC 3200…? Để biết được mainboard của mình hỗ trợ loại bộ nhớ nào, hãy tham khảo tài liệu đi kèm máy, nếu bạn lỡ đánh mất tài liệu này thì bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết tại website của hãng sản xuất mainboard. Hoặc đơn giản hơn, hãy đến Website của Crucial Technology hoặc Kingston Technology để tải về các tiện ích giúp bạn tìm ra đúng loại RAM mà máy tính mình đang cần. Sau đây là một vài thông số mà bạn cần quan tâm trước khi nâng cấp RAM: Maximum module size: Đây là dung lượng RAM tối đa mà mỗi khe cắm trên mainboard (slot) có thể hỗ trợ. Do đó hãy lưu ý đừng mua những thanh RAM có dung lượng vượt quá khả năng cho phép. Các loại RAM và khe cắm: Hãy tìm xem mainboard của máy tính sử dụng loại nào trong 4 loại RAM sau đây: DRAM (EDO hoặc FPM), SDRAM, DDR SDRAM, RDRAM. Bốn loại này đều được cắm trên 1 trong 3 loại khe là SIMM, DIMM, RIMM: +DRAM cắm khe SIMM +SDRAM và DDR SDRAM cắm khe DIMM +RDRAM cắm khe RIMM Trong 4 loại trên thì DRAM hầu như không còn được sử dụng, vì vốn nó chỉ được dùng cho các máy đời 386, 486 . Và để nâng cấp loại bộ nhớ này thì rất khó có thể tìm được linh kiện nâng cấp. Hiện nay đa số các loại mainboard chỉ hỗ trợ chạy 1 loại RAM duy nhất (cùng 1 loại khe cắm). Tuy nhiên cũng có vài loại mainboard cho phép bạn cắm và chạy cùng lúc nhiều loại RAM khác nhau. Tốc độ RAM: Các loại SDRAM, DDR SDRAM, RDRAM đều được định tốc độ bằng hoặc hơn tốc độ bus hệ thống (FSB - Front side bus, tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU và RAM). Nếu hệ thống bạn đang chạy với SDRAM PC66 thì hãy thay thế nó bằng SDRAM PC100 để đạt tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp nhiều loại SDRAM ở các tốc độ khác nhau thì hệ thống chỉ chạy được với tốc độ thấp nhất trong số đó. Thứ tự khe cắm (bank): Trong một vài mainboard thì khe gần CPU nhất (thường là bank 0) phải được gắn RAM đầu tiên, sau đó là các bank tiếp theo. Trong khi đó ở một vài loại khác thì bank 0 phải được gắn thanh RAM có dung lượng cao nhất (nếu bạn dùng nhiều thanh cùng lúc). Điều này có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên hãy tìm hiểu thêm về thông số của loại mainboard mà bạn đang sử dụng nếu bạn có nhiều hơn 1 thanh RAM với kích thước không đồng đều. Nonparity hoặc ECC: Nếu hệ thống hỗ trợ tính năng sửa lỗi (error- correcting code – ECC) và có hơn 512MB Ram thì việc mua các thanh nhớ loại ECC sẽ trở nên đáng giá, vì RAM có dung lượng lớn thường xảy ra các lỗi ngẫu nhiên, vốn có thể được sửa chữa bởi mainboard nếu sử dụng RAM ECC. Tuy nhiên, bạn có thể chạy đồng thời cả hai loại nonparity và ECC mà không gặp vấn đề gì, và dĩ nhiên là chức năng sửa lỗi sẽ không hoạt động. Cách đơn giản nhất để nhận thấy RAM của bạn có phải là nonparity hoặc ECC hay không là đếm số chip nhớ trên thanh RAM, nếu con số này chia hết cho 3 thì bạn đang có thanh RAM ECC (parity memory), ngược lại nó là loại nonparity. Thông số CAS (Column address strobe): Thông số CAS (hoặc CL) càng nhỏ thì RAM càng tốt. SDRAM được sản xuất với CL2 hoặc CL3. Còn DDR SDRAM thì có thông số CL2 hoặc CL2.5 . Trừ phi mainboard của bạn yêu cầu một loại RAM có thông số CAS hoặc CL nhất định nào đó, còn ngoài ra bạn nên chọn loại RAM có thông số CAS (CL) thấp nhất vì giá cả chênh lệch hoàn toàn không đáng kể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChọn RAM cho máy tính.pdf
Tài liệu liên quan