Chọn bộ xử lý Intel cho máy tính để bàn
Sự phát triển của các thế hệ bộ vi xử lý Intel trong thời gian gần đây đã lên đến mức chóng mặt. Nào là Pentium D 8xx, Pentium D 9xx rồi Core2 Duo, Core2 Extreme, Core2 Quad . Giữa một rừng bộ vi xử lý như thế, chọn mua cái nào cho hài hòa giữa mục đích công việc và túi tiền của mình thật không phải là chuyện dễ .
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn bộ xử lý Intel cho máy tính để bàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự phát triển của các thế hệ bộ vi xử lý Intel trong thời gian gần đây đã lên đến mức
chóng mặt. Nào là Pentium D 8xx, Pentium D 9xx rồi Core2 Duo, Core2 Extreme, Core2
Quad... Giữa một rừng bộ vi xử lý như thế, chọn mua cái nào cho hài hòa giữa mục đích
công việc và túi tiền của mình thật không phải là chuyện dễ...
Bộ xử lý (BXL) 2 nhân của Intel giờ đã khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, khởi đầu là
Pentium D 8xx và theo sau nó là một loạt các model 2 nhân khác: Pentium D 9xx, Core2
Duo, Core2 Extreme, Core2 Quad. Tất cả đề đều là BXL đa nhân tương đối mới của
Intel, vậy chúng có gì khác nhau, hiệu năng ra sao?
Pentium D 8xx: là BXL lõi kép đầu tiên của Intel, tên mã Smithfield, băng thông ở mức
800 MHz (trừ Pentium D 805 bus 533 MHz). Có lẽ là BXL lõi kép đầu tiên nên nó gặp
khá nhiều hạn chế, mà rõ nét nhất là hiện tượng thắt cổ chai dữ liệu do băng thông ở mức
800 MHz/CPU hay 400 MHz cho mỗi lõi, điện năng tiêu thụ cao và khá nóng. Một số
BXL tiêu biểu ở dòng này như Pentium D 805 (2.66 GHz), 820 (2.80 GHz), 830 (3.0
GHz) và 840 (3.2 GHz).
Pentium D 9xx: tên mã Presler, do ra đời sau và được rút kinh nghiệm từ BXL Pentium D
8xx nên đã có những cải tiến và có vẻ tốt hơn người anh em Pentium D 8xx. Pentium D
9xx được sản xuất trên công nghệ 65 nm, bộ nhớ đệm L2 4 MB nên hiệu năng cao hơn, ít
tốn điện năng và tỏa nhiệt ít hơn. Một số BXL tiêu biểu ở dòng này như Pentium D 915
và 920 (2.8 GHz); 925 và 930 (3.0 GHz); 935 và 940 (3.2 GHz); 945 và 950 (3.4 GHz);
960 (3.6 GHz).
Trong khi còn chưa kịp thưởng thức và trải nghiệm hết sức mạnh của BXL Pentium D thì
Intel một lần lại nữa làm chúng ta phải suy nghĩ với việc tung ra BXL Core2 Duo. Core2
Duo được xây dựng trên một kiến trúc hoàn toàn mới so với Pentium D, với một loạt các
công nghệ mới được tích hợp như: Intel Smart Cache, Intel Power Intelligent Capability,
Advanced Digital Media Boot... mà theo Intel thì sức mạnh của Core2 Duo hơn Pentium
D khoảng 40% và điện năng tiêu thụ giảm đi cũng bằng con số ấy, và thật sự Core2 Duo
đã làm hài lòng nhiều đối tượng kể cả những người khó tính nhất. Core2 Duo gồm 2
dòng:
- Core2 Duo tên mã Conroe, bộ nhớ điệm 4 MB, bus 1066 gồm E 6320 (1.86 GHz), 6420
(2.13 GHz), E 6600 (2.4 GHz), E 6700 (2.66 GHz).
- Core2 Duo tên mã Allendale, gồm E 6300 (1.86 GHz), E 6400 (2.13 GHz) và E 4300
(1.8 MGz), E 4400 (2.0 GHz) với bộ nhớ điệm 2 MB, bus 800 giá cạnh tranh dành cho
người dùng trung cấp.
Trong tháng 6 , nhằm đa dạng hóa sản phẩm của mình và thêm nhiều lựa chọn cho người
tiêu dùng, Intel lại tung ra dòng Pentium Duo Core E2xxx như là một bản rút gọn của
Core2 Duo. Mặc dù không bằng Core2 Duo, nhưng so với Pentium D thì sức mạnh của
nó cao hơn từ 10% - 30% tùy theo ứng dụng. Đây cũng là điều mà chúng ta cũng nên lưu
tâm. Hai đại diện của dòng này là Duo Core E2140 (1.6GHz) và E2160 (1.8GHz).
Ngoài ra, còn có Core2 Extreme dành cho các game thủ với những đặc điểm giống như
Core2 Duo và bộ xử lý 4 nhân Core2 Quad. Hai loại này thuộc hàng cao cấp nên còn khá
đắt tiền và chưa phổ biến lắm tại thị trường Việt Nam.
Như vậy bạn có thể thấy việc chọn BXL quả là điều không dễ chút nào cả. Tuy nhiên bạn
có thể dựa trên nhu cầu công việc của mình và giá cả / hiệu năng sử dụng mà quyết định
chọn loại nào. Cần lưu ý rằng sức mạnh của các BXL trên chỉ phát huy trong môi trường
đa nhiệm, các phần mềm trên máy phải hỗ trợ xử lý song song. Nếu bạn chỉ làm việc với
các phần mềm đơn lẻ thì sức mạnh của các BXL trên không chênh nhau là mấy và kinh
nghiệm sử dụng thực tế cho thấy Pentium D, hay mới nhất là Pentium Duo Core E2xxx,
với hiệu năng và mức giá cũng vừa phải (dưới 100 USD) cũng đã đáp ứng được tất cả các
ứng dụng hằng ngày rồi. Nếu bạn thích Core2 Duo hơn thì E4300, E4320, E4400, E4420
với mức giá từ 115 - 150 USD cũng đáng để bạn quan tâm. Nếu bạn là người ham mê tốc
độ, công nghệ và dư dả tiền bạc thì Core2 Duo, Core2 Extreme, hay Core2 Quad là lựa
chọn đáng giá. Nếu chờ thêm một vài tháng nữa thì sẽ còn có rất nhiều BXL có bus hệ
thống 1333 MHz với 4 nhân, 8 nhân và thậm chí nhiều hơn nữa chắc chắn xuất hiện.
Và điều cuối cùng là trước khi quyết định chọn BXL nào, bạn nên chú ý tới việc lựa chọn
bo mạch chủ cho tương xứng, vì nếu bạn chọn BXL tốt nhưng bo mạch chủ không tương
thích tốt, không hỗ trợ đầy đủ BXL (hầu như các bo mạch chủ bán trên thị trường đều ghi
là hỗ trợ Core2) thì không thể phát huy tối đa sức mạnh của nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chọn bộ xử lý Intel cho máy tính để bàn.pdf