Chính sách giao thương cởi mở của chúa Nguyễn ở đàng trong (thế kỷ XVI- XVIII) - Dương Thị Huyền

KẾT LUẬN Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chính quyền Đàng Trong đã hết sức coi trọng vai trò của ngoại thương, đặt ngoại thương như một nhân tố sống còn của kinh tế. Cũng là lần đầu tiên, có một chính quyền quân chủ công khai thừa nhận vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển của đất nước. Tính chất hướng biển mạnh mẽ của chúa Nguyễn thể hiện một tầm nhìn mới, một khả năng thích ứng đồng thời cũng cho thấy sự kế thừa, phá huy truyền thống của người Chăm trong việc ứng xử với đại dương. Trong một tư duy năng động, thoáng mở, nguồn lực tri thức, kinh nghiệm của chính quyền Đàng Trong là sự tích hợp của nhiều truyền thống, nhiều dòng văn hóa bản địa, khu vực và quốc tế. Những người đứng đầu chính quyền Thuận Hóa đã phát hiện thấy và nhân lên sức mạnh của nguồn tài nguyên nhân lực. Các chính sách hợp thời và hợp lòng người thực sự đã tạo nên những động lực mới cho chính quyền thực hiện thành công chính sách phát triển. Đặt trong mối liên hệ, so sánh với các thể chế chính trị khác trong nước và khu vực, có thể coi đây là thành tựu phi thường của Đàng Trong. Thay vì duy tồn những định kiến, thiết chế, tư duy truyền thống, trên vùng đất mới ở phương Nam, các chúa Nguyễn đã nắm lấy cơ hội để biến Đàng Trong thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới giao thương khu vực. Các thương cảng miền Trung trở thành điểm đến trọng yếu của các đoàn thuyền buôn châu Á, châu Âu. Kết quả là, vào thế kỷ XVIXVIII, Đàng Trong đã xác lập được nhiều mối liên hệ với các đối tác thương mại Trung Hoa, Nhật Bản, Đông Nam Á và châu Âu. Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều phức tạp, việc lựa chọn mô hình bạn đồng minh chiến lược, lựa chọn mô hình phát triển và kiên quyết thực hiện thành công các chính sách đối ngoại, bảo vệ chủ quyền của chính quyền Thuận Hóa đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho chính thể về sau

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách giao thương cởi mở của chúa Nguyễn ở đàng trong (thế kỷ XVI- XVIII) - Dương Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148 143 CHÍNH SÁCH GIAO THƯƠNG CỞI MỞ CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỶ XVI- XVIII) Dương Thị Huyền* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Lịch sử Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII) đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa. Sau gần nửa thế kỷ giao tranh giữa các thế lực Trịnh- Nguyễn (1627- 1672), một cuộc phân cát Đàng Ngoài (Tonkin)- Đàng Trong (Cochinchina) được xác lập, đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền chúa Nguyễn đã đặt sự tồn vong của chính thể trên nền tảng kinh tế ngoại thương chứ không dựa trên bệ đỡ kinh tế nông nghiệp truyền thống. Các chúa Nguyễn với cái nhìn cởi mở về biển, đã thực thi những chính sách khuyến thương mạnh mẽ, tích cực mở rộng quan hệ bang giao với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Do đó, Đàng Trong nhanh chóng trở thành một vương quốc cường thịnh, một trung tâm thương mại ở Đông Nam Á. Từ khóa: Đàng Trong, Đàng Ngoài, kinh tế ngoại thương, đô thị, thương cảng. BỐI CẢNH LỊCH SỬ* Từ nửa sau thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát triển mạnh mẽ, dẫn đến yêu cầu ngày càng lớn về thị trường. Các nước tư bản phương Tây đổ xô đi tìm kiếm những thị trường ở các châu lục khác. Trong cuộc cạnh tranh tìm thị trường ấy thì Thái Bình Dương là mục tiêu hoạt động quan trọng của họ. Đàng Trong là một vùng đất mới giàu tài nguyên nên ngay lập tức trở thành điểm đến lý tưởng của các thương nhân phương Tây. Những thương nhân đầu tiên đến Đàng Trong thời kì này là người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp Về phía Trung Quốc, một mặt, sự phát triển kinh tế trong thời nhà Minh đã kích thích trào lưu mậu dịch đối ngoại, mặt khác phong trào di dân sang các nước Nam dương đã tạo thêm nhiều căn cứ ở hải ngoại cho cuộc thông thương. Do đó, từ thế kỷ XVII, sự thông thương của Trung Quốc với Đàng Trong ngày càng được tăng cường. Về phía Nhật Bản, đầu thế kỷ XVII Mạc phủ Tokugawa ban hành chính sách “mở cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu buôn Nhật Bản đi buôn bán ở nước ngoài. Thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản hoạt động ráo riết trên các cảng biển Đàng Trong như: Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định), Bến * ĐT: 0975702362; Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com Nghé (Gia Định) góp phần tạo nên không khí buôn bán nhộn nhịp trong khu vực Đông Nam Á cũng như ở Đàng Trong. Trong bối cảnh Đại Việt thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn cũng được xem như một trong những nhân tố kích thích sự nỗ lực của chính quyền hai bên tìm mọi cách để phát triển hơn nữa quan hệ giao thương với các nước bên ngoài nhằm tranh thủ sức mạnh quân sự, tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Cả chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều nhận thấy những mối lợi trong cuộc thông thương về nhiều mặt; trước hết là thuế thương cảng và mối lợi độc quyền mua bán có thể giúp cho họ bồi đắp nền tài chính cần thiết để xây dựng binh lực; thứ đến các nhu cầu cung cấp nhiều vật liệu quân dụng và vũ khí phải nhờ các tàu ngoại quốc bán cho; cuối cùng là mong muốn lợi dụng sự viện trợ của người phương Tây về quân sự để giành ưu thế đối với địch thủ. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc chiến tranh mà các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cần phải mở rộng quan hệ buôn bán nhằm xây dựng một nền kinh tế hàng hóa vững mạnh để đối trọng với sức mạnh kinh tế Đàng Ngoài của các chúa Trịnh. Bên cạnh đó, nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với cư dân nông nghiệp vùng khô, Nguyễn Hoàng và sau đó là Nguyễn Phúc Nguyên đã xác lập một Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148 144 chiến lược phát triển mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển biến chung của khu vực. Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn ra công tạo dựng. CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO THƯƠNG Đứng trước sự phát triển của nền thương mại quốc tế, để đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã không ngừng đưa ra những chính sách giao thương tích cực, cởi mở, dùng giao thương làm đòn bẩy để phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh và tiềm lực quốc gia. Thứ nhất, chúa Nguyễn đã chú trọng sản xuất, giao thương nội địa làm cơ sở giao thương với nước ngoài. Thực hiện âm mưu cát cứ, xây dựng một giang san riêng để chống lại họ Trịnh, Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Tần một mặt củng cố việc phòng thủ đất Thuận- Quảng, mặt khác đẩy mạnh việc khai hoang, mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam đặc biệt vùng châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long. Họ đã “chiêu mộ những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới đây, phát chặt mở mang, hết thảy thành bằng phẳng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau và làm nhà cửa”[5, tr.345]. Đầu thế kỉ XVII, giáo sĩ C.Borri đến Đàng Trong đã nhận xét: “Đất đai màu mỡ và sinh lợi mỗi năm họ gặt ba lần, thu được lượng thóc lúa dồi dào đến mức không phải làm gì thêm để kiếm sống” [3, tr.147]. Mỗi vùng đều có đặc sản riêng: hồ tiêu ở Hà Tiên, mía ở Bình Thuận và Quảng Nam, dâu ở Thuận Hóa, Quảng Nam, bông ở Quảng Ngãi, quế ở Quy Nhơn, Thăng Hoa, Điện Bàn... Những đặc sản này cũng trở thành những thương phẩm của Đàng Trong trao đổi với lái buôn nước ngoài. Nền kinh tế nông nghiệp Đàng Trong một thời gian dài phát triển tương đối ổn định. Đó chính là cơ sở kinh tế vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và cũng là cơ sở cho kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Các chúa Nguyễn đã cho lập các quan xưởng đúc súng, tiền, đóng thuyền chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu của nhà nước, hàng hóa làm ra không đem trao đổi buôn bán. Do đó, bộ phận chủ yếu làm nên sự hưng thịnh của kinh tế hàng hóa là các nghề thủ công trong dân gian Thời kì này ở Đàng Trong đã hình thành một số trung tâm sản xuất gốm sứ lớn, sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng. Từ thế kỷ XVI, đã có rất nhiều đồ gốm sứ của Đàng Trong xuất khẩu qua cảng Hội An đến nhiều nước Đông Nam Á, nhiều nhất là Nhật Bản. Những đồ gốm này phần lớn là các loại gốm hoa lam, niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, bao gồm các loại bát đĩa, chậu hoa, hũ và đồ uống trà được phát hiện với số lượng lớn [1, tr.113-114]. Một học giả Nhật Bản khác là G.S Hasebe Gakuji còn nhận xét: “Kỹ thuật sản xuất đồ gốm ở Nhật Bản vào thế kỷ XVI còn kém xa so với kỹ thuật Đại Việt” [6, tr.183] Nghề kéo tơ dệt lụa cũng phát triển tương đối mạnh. Thương nhân Poavrơ đã nhận xét: “Tơ của họ rất đẹphọ có thể cung cấp nhiều hơn nữa nếu Đàng Trong có thị trường tiêu thụ” [9, tr.151]. Cùng với gốm sứ, tơ lụa, mía đường cũng là một mặt hàng xuất khẩu khá nổi tiếng của Đàng Trong. Nghề trồng mía đường đã có từ thời Bắc thuộc, tuy nhiên đến thế kỉ XVII, XVIII mới phát triển rộng rãi, đặc biệt là ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi Mía đường làm ra ở vùng này không chỉ cung cấp trong nước mà còn là một mặt hàng ưa thích của các thương nhân phương Tây: “Năm 1637, một chiếc tàu Hà Lan cập cảng Hội An đã mua gần 2000 cân đường chở về Batavia”. [9, tr.151] Bên cạnh các nghề thủ công truyền thống như gốm, dệt vải, mía đườngcác nghề khác như làm giấy, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm nón cũng có những bước phát triển vượt bậc. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nghề thủ công đã kích thích nội thương phát triển, từ đó hoạt động ngoại thương cũng chịu những tác động tích cực. Đối với nội thương, đó là việc buôn bán giữa các vùng miền trong nước, các mặt hàng chủ yếu là lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác cũng như các sản phẩm của rừng như gỗ Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148 145 quý, trầm hương, kỳ nam, sơn sống, quế. Nội thương cũng tích cực phục vụ ngoại thương bằng việc tập trung nguồn hàng để xuất khẩu. Thứ hai, các chúa Nguyễn chủ động mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán với Đàng Trong. Sử liệu của Borri viết năm 1621: “chúa Đàng Trong không đóng cửa với một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ. Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một quốc gia nào trên thế giới” [3, tr.148]. Các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có chính sách hạn chế ngoại thương một phần lí do xuất phát từ nhu cầu tự vệ để ngăn ngừa do thám của nước ngoài, mặt khác, do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nông ức thương”, “dĩ nông vi bản” của Nho giáo, muốn gắn chặt người nông dân với đồng ruộng, không cho họ rời quê hương đi buôn bán. Vì thế, các triều đình phong kiến thường “đóng cửa” ngoại thương hoặc có những biện pháp kiểm tra ngoại thương rất chặt chẽ. Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ XVI “Do tác động của luồng thương nghiệp thế giới và các nước trong khu vực, do yêu cầu xây dựng tiềm lực kinh tế - quân sự - chính trị lớn mạnh để mưu định nghiệp lớn, chúa Nguyễn, trước tiên là Nguyễn Hoàng, sau đó được kế tục bởi chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thực thi một chính sách ngoại thương “mở cửa”. Sẵn sàng mời gọi thương nhân nước ngoài đến đầu tư buôn bán. Nhờ vậy mà ngoại thương Đàng Trong phát triển cực kỳ rực rỡ” [8, tr.19]. Vào các thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong vẫn tiếp tục duy trì quan hệ buôn bán với các bạn hàng truyền thống ở châu Á như Trung Quốc, Mã Lai, Giava, Xiêm Trong số những nước này thì quan hệ buôn bán với Nhật Bản và Trung Quốc là mật thiết hơn cả. Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có nhiều biện pháp khuyến khích và bảo trợ cho những người Hoa buôn bán, thậm chí còn sử dụng người Hoa trong quản lí giao thương. Theo P. Poavrơ, ở thế kỉ XVIII “Ở Hội An có đến 6000 Hoa Kiều mà phần lớn là các lái buôn giàu có, vừa mua bán hàng hóa, vừa làm môi giới cho khách phương Tây, giữ các chức vụ trong các tàu ti[2, tr.234]. Đối với các thương nhân Nhật Bản, các chúa Nguyễn cũng có những chính sách nhằm khuyến khích họ đến Đàng Trong buôn bán. Trong các năm từ 1601 đến 1606 chúa Nguyễn Hoàng thường xuyên chủ động trao đổi thư từ với Mạc Phủ Tokugawa và những người đứng đầu các công ty từng có quan hệ buôn bán với Đàng Trong. Nội dung chủ yếu là nhằm xây dựng mối quan hệ thương mại giữa hai bên, đồng thời bày tỏ nhiệt tình, sẵn sàng tiếp đãi các khách buôn ngoại quốc. Để tỏ rõ thiện chí và mong muốn thiết lập quan hệ thương mại bền vững với thương nhân Nhật Bản, năm 1619, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình cho một thương nhân Nhật Bản là Araki Soutarou (Hoàng Mộc Tông Thái Lang), ban cho quốc tính và tên Việt là Nguyễn Hiển Hùng. Sự ra đời của phố Nhật ở Hội An bên cạnh phố của người Trung Quốc là do nhu cầu tất yếu của hoạt động ngoại thương, nhưng đồng thời đó cũng là kết quả phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Chưa có nơi nào trên đất châu Á mà thương điếm của người Nhật có quy mô và năng lực hoạt động có hiệu quả như thương điếm đặt tại Hội An. Không chỉ mời gọi các thương nhân trong khu vực, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng có rất nhiều chính sách ưu đãi với thương nhân phương Tây. Nói về chính sách của các chúa Nguyễn với các thuyền buôn phương Tây, giáo sĩ Banddinoti - người dẫn đường cho các thuyền buôn Bồ Đào Nha viết: “Đoàn chúng tôi vừa đến nơi thì được giáo sĩ Giulio Palani đưa vào chầu Chúa. Chúa tiếp đãi chúng tôi rất niềm nở, khoản đãi chúng tôi một bữa tiệc có nhiều món ăn, lại hứa với chúng tôi là khi cần đến, Chúa sẽ hết sức giúp đỡ” [8, tr. 32]. Năm 1613, thương gia người Bồ Đào Nha là Ferdinand Costa đến Dinh Cát để yết kiến chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Cơ hội này, Chúa Sãi nhờ Ferdinand Costa vận động thương nhân người Bồ đến buôn bán ở dinh của chúa. Theo Borri “Chúa Đàng Trong vẫn tỏ ra thích để cho người Bồ buôn bán ở nước ngài một cách lạ lùng” [3, tr. 336]. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn chủ động cấp đất Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148 146 cho người Bồ xây dựng thành phố với tất cả những gì cần thiết như đã làm với người Hoa và người Nhật. Việc chúa Nguyễn xác lập và tận dụng quan hệ với người Bồ từ đầu không nằm ngoài mục đích mua vũ khí như súng đồng của Bocarro ở Macao chống lại họ Trịnh “chúa thấy có lợi trong việc duy trì quan hệ tốt với người ngoại quốc này, họ có thể chống chọi với kẻ địch, những tặng phẩm của họ tâng bốc lòng hiếu kỳ và tính ham lợi của ngài”. Không những thế, các giáo sĩ Dòng tên đã được các chúa Nguyễn tin dùng, mặc dù chỉ trong lĩnh vực y học. Thực dụng nhưng cũng phải thấy thái độ cởi mở, tầm nhìn khoáng đạt của chính quyền Đàng Trong. Các năm 1617- 1618, chúa Nguyễn gửi thư cho công ty Đông Ấn Hà Lan ở Batavia mời sang Đàng Trong buôn bán: “Tôi tha thiết mong mọi người đến buôn bán ở các bến cảng nước tôi. Nếu chúa không lấy làm phiền, xin cứ cho người tới nước tôi buôn bán. Điều đó làm tôi dễ chịu cũng như tôi buôn bán với các nước khác” [8, tr. 32]. Đến năm 1633 việc buôn bán giữa người Hà Lan và Đàng Trong được thực hiện thông qua việc thiết lập một thương điếm ở Hội An. Thứ ba, để tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động thương mại của người nước ngoài, các chúa Nguyễn chú trọng xây dựng hệ thống các thương cảng dọc ven biển. Từ đầu thế kỉ XVI, do lệnh “hải cấm’ của nhà Minh bãi bỏ, chính sách mở cửa của Mạc phủ, các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Trong tấp nập hẳn lên. Thương cảng Hội An (Faifo) nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của Đàng Trong, thu hút thương khách nhiều nước đến buôn bán. Nhưng các thương vụ diễn ra trên đất Hội An chỉ 6 tháng đầu mỗi năm vào mùa khô, đến cuối mùa hè các thuyền căng buồm để gió mùa tây-nam đưa về đất bắc, Hội An trở nên hoang vắng. Trước tình hình đó, phủ chúa phải có giải pháp nhằm thỏa mãn yêu cầu cho thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc và cũng vì lợi ích của chính quyền sở tại là cho phép họ chọn một nơi gần thương cảng Hội An để lập phố buôn bán và cư trú lâu dài. Từ đó ở Hội An đã hình thành hai khu phố tự trị của người Nhật và người Hoa. Viết về đô thị Hội An, Chritoforo Borri mô tả như sau: “Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỉ lệ người của họ để dựng nên một đô thị, đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng tôi có thể nói có hai thành phố, một của người Trung Quốc và một của người Nhật. Họ sống riêng biệt và theo phong tục, tập quán của mỗi nước” [3; tr. 334]. Để đảm bảo an toàn cho đặc khu kinh tế Hội An, chúa Nguyễn đã bố trí một lực lượng hải quân mạnh ngay phía hữu ngạn sông Thu Bồn. Bên cạnh đó, vị trí đặc thù của Dinh trấn Thanh Chiêm cũng là nhân tố có ý nghĩa cho sự phát triển của thương cảng này. Không chỉ nhằm bảo đảm các hoạt động kinh tế cho thương cảng quan trọng nhất Đàng Trong, Thanh Chiêm còn có nhiệm vụ kiểm soát vùng thượng lưu sông Thu Bồn, tuyến giao lộ Bắc- Nam, bảo đảm an ninh cho Hội An và toàn khu vực. Bên cạnh Hội An, chúa Nguyễn còn cho thiết lập nhiều cảng thị khác: Thanh Hà, Nước Mặn, Hà Tiên Năm 1636, ngay lúc mới chuyển dinh từ Phước Yên vào Kim Long, chúa Nguyễn Phúc Lan cho phép thành lập phố Thanh Hà. Trong một văn bản còn lưu tại địa phương cho biết: “Chúa Thượng vương sau khi dời phủ về Kim Long bèn cho phép tiền hiền chúng ta kiến thiết khu chợ nơi giáp giới hai xã Thanh Hà và Địa Linh”. Thanh Hà trở thành một thương cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thương hàng đầu của thời Kim Long – Phú Xuân thịnh trị vào thế kỷ XVII – XVIII. Thanh Hà là địa chỉ hấp dẫn thương khách nhiều nước Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Đô thị Đàng Trong ra đời là hệ quả của chính sách tiến bộ của các chúa Nguyễn đón nhận đúng thời cơ thương mại quốc tế và di dân đô thị đang phát triển. Tầm nhìn đó đã vượt xa các nguyên thủ phương Đông cùng thời lấy làng xã làm nền tảng, nông dân làm chỗ dựa, nông nghiệp làm trọng tâm và cấm vận là chủ yếu. Sự ra đời và phát triển đô thị Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn là một hiện tượng lịch sử đáng được ghi nhận và đánh giá cao. Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148 147 Thứ tư, các chúa Nguyễn chú trọng kiện toàn bộ máy quản lý ngoại thương. Trên phương diện kinh tế, việc mở rộng giao thương quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho chính quyền Đàng Trong. Một số nguồn sử liệu cho thấy, hàng năm số thuyền buôn đến nhiều hay ít đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của chính quyền. Do vậy, ngay từ buổi đầu, chúa Nguyễn đã chủ động đặt ra chế độ thuế quan đối với các tàu buôn ngoại quốc. Chính quyền Đàng Trong đã lập ty tàu vụ và thiết lập cả một bộ máy viên chức có trách nhiệm giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh tế đối ngoại và thu thuế xuất- nhập khẩu. Theo Lê Quý Đôn: “Tại các làng Minh Hương ở Hội An, Cù Lao Chiêm, Cẩm Phố, Làng Câu thì có chức quan sai ty thái bảo. Hễ tàu nước ngoài đến xứ Quảng Nam, vào cửa biển Đại Chiêm đến phố Hội An hay vào cửa biển Đà Nẵng đến xứ Lưu Lâu mà buôn bán thì phải nạp các hạng thổ vật và phải nạp thuế theo lệ định” [5, tr.335]. Hệ thống quản lý ngoại thương mà các chúa Nguyễn thiết lập không chỉ đơn giản là những viên quan thu thuế ở các cảng thị mà họ còn đồng thời là đại diện cho chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại. Mặc dù ít nhiều chưa thể thoát khỏi tính chất “phong kiến” nhưng hệ thống quản lý ngoại thương của chúa Nguyễn đã được thiết lập chặt chẽ và tương đối thống nhất. Cơ quan quản lý ngoại thương được coi như một thiết chế trọng yếu trong hệ thống chính quyền. Điều quan trọng là, những người đứng đầu bộ máy này thường là các thế tử, người kế ngôi chúa. Kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, trong việc ứng xử với các thách thức khu vực đã tôi rèn bản lĩnh cho người đứng đầu chính quyền Đàng Trong. Cơ chế tuyển chọn, đào tạo đó thể hiện bản lĩnh chính trị của các chúa Nguyễn mà người có công khai mở cho những chủ trương lớn, định chế lâu dài của Đàng Trong là chúa Tiên- Nguyễn Hoàng. Như vậy, nhờ những chính sách “mở cửa”, ưu đãi đối với thương nhân nước ngoài mà ngoại thương Đàng Trong phát triển hết sức rực rỡ vào thế kỷ XVI - XVII. Vai trò của thương mại đối với Đàng Trong quan trọng đến mức mà nền kinh tế Đàng Trong mạnh hay yếu chủ yếu phụ thuộc vào số thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán. Trong Hải ngoại ký sự, Thích Đại Sán trích dẫn lời Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725) đáp lại ông khi ông cầu cho Đàng Trong được mưa thuận gió hòa: “các năm trước, thuyền ngoại dương đến buôn bán, một năm chừng sáu, bảy chiếc, năm nay (1695), số thuyền lên đến 16, 17 chiếc, trong nước, nhờ đó tiêu dùng được dư dật” [10; tr.128]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kim thì: “Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ nền kinh tế hải thương lại có quan hệ mở rộng, đa dạng và phát triển hưng thịnh như giai đoạn thế kỷ XVI – XVII. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở châu á và châu Âu, đều đến và thiết lập quan hệ trao đổi, buôn bán với Đàng Trong” [8; tr.33]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, sự thịnh vượng quốc gia tùy thuộc vào ngoại thương chứ không chỉ riêng nông nghiệp. Theo Litana: “Ngoài thương nghiệp, không gì khác có thể giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đương đầu với một vùng đất có tiềm lực nhiều gấp đôi gấp ba Đàng Ngoài về mọi mặt. Đối với các nước khác ở Đông Nam Á, vấn đề ngoại thương có thể chỉ là vấn đề làm giàu, nhưng đối với Đàng Trong vào buổi đầu, đây là vấn đề sống chết” [7; tr.105]. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển. KẾT LUẬN Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chính quyền Đàng Trong đã hết sức coi trọng vai trò của ngoại thương, đặt ngoại thương như một nhân tố sống còn của kinh tế. Cũng là lần đầu tiên, có một chính quyền quân chủ công khai thừa nhận vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển của đất nước. Tính chất hướng biển mạnh mẽ của chúa Nguyễn thể hiện một tầm nhìn mới, một khả năng thích ứng đồng thời cũng cho thấy sự kế thừa, phá huy truyền thống của người Chăm trong việc ứng xử với đại dương. Trong một tư duy năng động, thoáng mở, nguồn lực tri thức, kinh nghiệm của chính quyền Đàng Trong là sự tích hợp của nhiều truyền thống, nhiều dòng văn hóa bản địa, khu vực và quốc tế. Những người đứng đầu chính quyền Thuận Hóa đã phát hiện thấy và nhân lên sức mạnh của nguồn tài nguyên nhân lực. Các chính sách hợp thời và Dương Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 143 - 148 148 hợp lòng người thực sự đã tạo nên những động lực mới cho chính quyền thực hiện thành công chính sách phát triển. Đặt trong mối liên hệ, so sánh với các thể chế chính trị khác trong nước và khu vực, có thể coi đây là thành tựu phi thường của Đàng Trong. Thay vì duy tồn những định kiến, thiết chế, tư duy truyền thống, trên vùng đất mới ở phương Nam, các chúa Nguyễn đã nắm lấy cơ hội để biến Đàng Trong thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới giao thương khu vực. Các thương cảng miền Trung trở thành điểm đến trọng yếu của các đoàn thuyền buôn châu Á, châu Âu. Kết quả là, vào thế kỷ XVI- XVIII, Đàng Trong đã xác lập được nhiều mối liên hệ với các đối tác thương mại Trung Hoa, Nhật Bản, Đông Nam Á và châu Âu. Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều phức tạp, việc lựa chọn mô hình bạn đồng minh chiến lược, lựa chọn mô hình phát triển và kiên quyết thực hiện thành công các chính sách đối ngoại, bảo vệ chủ quyền của chính quyền Thuận Hóa đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho chính thể về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Aoyagi Yoji, Đồ gốm Việt Nam đào được ở quần đảo Đông Nam, Đô thị cổ Hội An; Nxb KHXH, 1991. [2]. Đỗ Bang, Phố cảng Hội An - thời gian và không gian lịch sử, Hội thảo khoa học về Đô thị cổ Hội An, 1985. [3]. Chritophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1998. [4]. Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Nxb Khoa Học, Hà Nội, 1964. [5]. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1978. [6]. Vũ Minh Giang, Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2002. [7]. Litana, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Nxb Trẻ, 1999. [8]. Nguyễn Văn Kim, Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (363), tr. 19- 35. [9]. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN, 2001. [10]. Thích Đại Sán, Hải ngoại ký sự, Nxb Trẻ, 1999. SUMMARY THE OPEN TRADE POLICY OF NGUYEN LORDS IN COCHINCHIA (16th- 18th CENTURY) Duong Thi Huyen* College of Sciences – TNU History of Vietnam (from the sixteenth century to the eighteenth century) was took place more profound changes in all aspects: economic, political, cultural. After nearly half a century of fighting between political forces Trinh-Nguyen (1627 - 1672), a territorial division was held boundaries Tonkin and Cochin established, has opened a new page in the history of national. For the first time in the history, the Nguyen government has put the survival of the polity grounded on trade-economic rather than economic platform based on traditional agriculture. The Nguyen Lords, with a view towards the sea, has implemented the policy of strong trade, extended exchange relations with many countries in the region, in the world. Therefore, Cochichina quickly became a prosperous kingdom, a commercial center in Southeast Asia. Key words: Union military, foreign trade, Cochinchina, Tonkin, City, Commercial port. Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Hương Canh – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN * ĐT: 0975702362; Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41492_45263_9520148255825_779_2048522.pdf