Chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh nhìn ở góc độ đối sánh

Có thể nói rằng, Mỹ là một trong những đối tác chiến lược quan trọng, đồng thời là đối tác thương mại, đầu tư và viện trợ lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, nên Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực này về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ lấy danh nghĩa chống khủng bố nên đã can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thực hiện chính sách đơn phương làm cho các nước Đông Nam Á bất mãn trước những việc làm của Mỹ. Theo tính toán của mình, các nước Đông Nam Á vẫn hoan nghênh Mỹ đến khu vực này và xem Mỹ là lực lượng quan trọng đảm bảo an ninh cho khu vực Đông Nam Á, đồng thời có thể dựa vào ảnh hưởng của Mỹ để giành vai trò chi phối trong việc hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn khác ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á tăng lên, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc và chính sách “ngoại giao láng giềng thân thiện” đã tạo những cơ hội phát triển tốt cho các nước Đông Nam Á trong hiện tại và tương lai./.

pdf9 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh nhìn ở góc độ đối sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 84-92 CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH NHÌN Ở GÓC ĐỘ ĐỐI SÁNH LÊ VĂN ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ THỊ NGỌC HIỀN Trường THPT Long Bình, Tiền Giang Tóm tắt: Mỹ và Trung Quốc đều là những nước lớn có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc với Đông Nam Á đều có những bước phát triển rất lớn. Mặc dù, hai nước có xuất phát điểm về chiến lược và sách lược khác nhau đối với Đông Nam Á, nhưng cả hai bên cùng có điểm hợp tác ở khu vực này. Một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phồn vinh phù hợp với lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, việc phân tích, so sánh chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp hiểu rõ chiều hướng chiến lược cũng như những ảnh hưởng của hai nước này tới tình hình khu vực Đông Nam Á. Ngay khi xây dựng chiến lược toàn cầu và chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã nhận thức được vị trí hết sức quan trọng của Đông Nam Á. Khu vực này nằm trên tuyến đường biển chiến lược của Mỹ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đa số nguồn năng lượng dầu lửa và khí đốt từ vùng Vịnh nhập khẩu vào Mỹ và hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đều đi qua tuyến đường này. Bên cạnh đó, là một cường quốc quân sự, Mỹ cần có “hành lang tự do” cho lực lượng của mình ra vào khu vực Đông Nam Á nhằm đáp ứng những tình huống đột xuất có thể xảy ra ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đông Nam Á có vị trí chiến lược và là huyết mạch giao thông quan trọng gắn kết với Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã làm cho quốc gia này ngày càng phải dựa vào nguyên, nhiên liệu được chuyên chở bằng đường thủy qua các eo biển Malacca, Sunđa, Lăm bốc, Makasa trong vùng biển Đông. Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Đông Nam Á càng được coi là trọng điểm chiến lược trong chính sách của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, có thể nói trục đường qua Đông Nam Á có vị trí chiến lược trọng điểm cả về kinh tế và quân sự đối với nhiều nước trong đó có Trung Quốc và Mỹ. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ với Đông Nam Á đã có bước phát triển rất lớn. Việc so sánh chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu rõ chiều hướng chiến lược cũng như những ảnh hưởng của hai nước tới tình hình khu vực này. 1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á Sau Chiến tranh lạnh, được xem là siêu cường duy nhất, Mỹ luôn nhấn mạnh vai trò người lãnh đạo thế giới với mưu đồ đặt toàn cầu dưới tầm kiểm soát chiến lược của CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH... 85 mình. Ngoài ra, Mỹ luôn coi Đông Nam Á là cứ điểm quan trọng trong chiến lược toàn cầu, một trong những mắt xích trung tâm trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương, “tầm quan trọng của châu Á đang trở nên không kém so với tầm quan trọng của châu Âu” [1, 21]. Báo cáo “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: cam kết và mở rộng 1995-1996” nhấn mạnh, khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á (bao gồm cả Đông Nam Á) là “khu vực có tầm quan trọng đang gia tăng đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Không ở đâu, các yếu tố của chiến lược ba chiều của chúng ta (Mỹ) gắn bó như ở đây và nhu cầu tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của Mỹ lại rõ rệt như ở khu vực này” [7, 36]. Do đó, Mỹ luôn luôn coi trọng quan hệ với các nước ASEAN, ra sức mở rộng kinh doanh đối với Đông Nam Á vì khu vực này có vị trí chiến lược và lợi ích sống còn của Mỹ. Trên cơ sở đó, Mỹ xác định đường lối chiến lược đối với khu vực này như sau: Thứ nhất, xác lập ưu thế địa chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực Đông Á trong đó ASEAN là nơi tập trung các trung tâm sức mạnh chủ yếu của thế giới như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Đối với Mỹ, nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu là khống chế Nhật Bản, kiềm chế Nga và Trung Quốc. Kiểm soát được Đông Nam Á sẽ giúp Mỹ giành được ưu thế địa - chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một trong những điều kiện cần thiết để ngăn chặn sự trỗi dậy của các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đảm bảo an ninh và thông suốt các tuyến đường vận chuyển trên biển. Đông Nam Á nằm ở nơi giao nhau của hai tuyến giao thông trên biển quan trọng nhất thế giới, phía Đông và Tây nối liền với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, phía Nam và Bắc nối liền Ốxtrâylia và Niu Dilân, Đông Bắc Á lại với nhau. Đường hàng hải giao thông trên biển Đông Nam Á trong đó eo biển Malacca là mạch máu kinh tế sống còn của Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Á khác. Kiểm soát được mạch máu kinh tế này không chỉ giúp Mỹ có thể sinh tồn và phát triển mà còn có lợi cho việc thao túng mạch máu kinh tế của các nước châu Á - Thái Bình Dương. Thứ ba, lợi dụng địa vị và ảnh hưởng rất quan trọng của ASEAN ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong chiến lược châu Á của mình, Mỹ coi việc phát triển quan hệ với các nước ASEAN là một trong những trọng điểm nên ra sức thâm nhập ASEAN trong lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, cố gắng đưa ASEAN vào quỹ đạo chiến lược toàn cầu của Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu, chuyển trọng điểm chiến lược toàn cầu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bước vào thế kỷ XXI, đặc biệt là từ khi triển khai cuộc chiến chống khủng bố tới nay, Mỹ đã thiết lập hoặc mở rộng các căn cứ quân sự ở khu vực này, tăng cường giao lưu và hợp tác quân sự, tăng thêm viện trợ quân sự, liên tiếp tổ chức tập trận chung và các chuyến thăm của hải quân. Đồng thời, Mỹ còn mở chiến tuyến thứ hai cho cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực Đông Nam Á và coi đây là một trong những chiến trường chính cho cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, chính quyền Bush đặt mục tiêu chống khủng bố vào trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia. Tháng 8/2002, Mỹ và ASEAN đã ra “Tuyên bố chung hợp tác chống khủng bố quốc tế”, đánh dấu sự hình thành đồng LÊ VĂN ANH - LÊ THỊ NGỌC HIỀN 86 minh chống khủng bố giữa Mỹ và ASEAN. Mỹ tỏ rõ tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng quân sự ở Đông Nam Á, gắn chặt mối liên hệ quân sự với các nước ASEAN và trong thực tế Mỹ đã thiết lập được quan hệ đồng minh với một số nước. Chính những yếu tố này có lợi cho Mỹ để đưa các nước Đông Nam Á vào quỹ đạo chiến lược toàn cầu của Mỹ trong chiến lược an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chính trị, Mỹ ra sức lấy mô hình của Mỹ để cải biến các nước Đông Nam Á. Trong khi phát triển quan hệ chính trị gần gũi với ASEAN và các nước thành viên tổ chức này, Mỹ cũng ra sức rêu rao khái niệm dân chủ, tự do và nhân quyền của mình. Để mở rộng dân chủ, Mỹ chủ trương thi hành chính sách “dính líu toàn diện” nhằm xây dựng mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, qua đó Mỹ tìm cách áp đặt các giá trị của Mỹ cho các nước, làm cho tất cả đều hòa nhập vào một cộng đồng mà ở đó Mỹ giữ vai trò lãnh đạo. Về lĩnh vực kinh tế, Mỹ ra sức phát triển quan hệ kinh tế với các nước ASEAN, coi những nước này là đối tác thương mại và đối tượng đầu tư quan trọng của nước mình. Song song đó, chính quyền Bush còn phát động “kế hoạch hợp tác ASEAN” bỏ tiền giúp các nước ASEAN tiến hành cải cách cơ chế kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế các nước này phát triển. Mỹ đã ký “Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ” (2005), thúc đẩy các sáng kiến mới “Sáng kiến doanh nghiệp ASEAN” (2002), “Chương trình hợp tác ASEAN” (2004), ký hiệp định thương mại tự do với Xingapo (2003), đàm phán hiệp định tương tự với Thái Lan và Malaixia. Với hàng loạt các văn bản ký kết trên, thương mại song phương Mỹ - ASEAN đã tăng lên 140 tỷ USD (2003) [4, 16]. 2. CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC Mục tiêu chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc được xác lập trên hai phương diện: có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc cũng như cho tình láng giềng thân thiện với các nước Đông Nam Á. Trung Quốc là một nước đang phát triển, coi phát triển kinh tế là trung tâm và trọng điểm trong chiến lược phát triển tổng thể của đất nước. Do vậy, chiến lược Đông Nam Á của Trung Quốc lấy “phát triển” làm tuyến chính. Muốn thực hiện mục tiêu phát triển thì phải có môi trường xung quanh hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, để có môi trường này thì Trung Quốc phải dựa vào mối quan hệ láng giềng thân thiện hữu nghị với các nước Đông Nam Á. Trung Quốc đã xây dựng với Đông Nam Á mối quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở bạn bè láng giềng tin cậy với 5 nguyên tắc: “Chung sống hòa bình, tiếp tục phát triển quan hệ láng giềng với các nước xung quanh; tích cực hợp tác kinh tế, thương mại bình đẳng cùng có lợi; kiên trì phương thức hòa bình, xử lý và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia; cùng các nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương tích cực tham dự đối thoại và hợp tác an ninh khu vực; ra sức gìn giữ hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương” [2, 5-6]. Trung Quốc đã đưa ra phương châm 24 chữ chỉ đạo nguyên tắc chiến lược trong quan hệ ngoại giao với Đông Nam Á, đó là: “Xóa bỏ hoài nghi, tăng thêm tin cậy, mở rộng điểm đồng, tăng cường hợp tác, thúc đẩy đoàn kết, cùng nhau phát triển” [3, 40]. CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH... 87 Ngày 7/10/2003 trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư ASEAN tổ chức tại đảo Bali (Inđônêxia) về: “Sự phát triển và chấn hưng của Châu Á”, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra chủ trương: “hòa thuận với láng giềng, an ninh với láng giềng, làm giàu với láng giềng” và nhấn mạnh đây là bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, là phương châm đã định của Trung Quốc [6, 682]. Ở mức độ nhất định, những điều này đã làm cho các nước ASEAN xóa bỏ hiểu nhầm, hiểu sai và nghi ngờ đối với Trung Quốc, tăng cường hiểu biết và sự tin cậy đối với Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN đã ký tuyên bố chung vào tháng 10/2003, xác nhận hai bên thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh”, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một tổ chức khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nước lớn ngoài khu vực đầu tiên gia nhập “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á”. Trung Quốc đã trịnh trọng cam kết với Đông Nam Á bằng những hoạt động thực tế là “Trung Quốc mãi mãi là láng giềng tốt, người bạn tốt, đối tác tốt đáng tin cậy” của các nước Đông Nam Á ở hiện tại hay trong tương lai. Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa khu vực, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á phát triển nhanh chóng, thương mại song phương vài năm gần đây đều tăng lên. Năm 2005, kim ngạch thương mại song phương đạt 130,37 tỷ USD, tăng 23,1% /năm, trong đó xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc đạt 75 tỷ USD, xuất siêu của ASEAN đạt gần 20 tỷ USD. Trung Quốc và ASEAN hiện là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của nhau. Ngoài ra, Trung Quốc và ASEAN đã tiến tới những bước thiết thực hơn để thực hiện liên kết, hai bên đã lần lượt ký hiệp định khung đến năm 2010 hoàn tất xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và hợp tác kinh tế toàn diện. Trong lĩnh vực an ninh, sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN cũng giành được những tiến triển. Việc Trung Quốc đưa ra những quan niệm an ninh mới “tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hiệp thương” và chủ trương thúc đẩy an ninh chung đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng của đông đảo các nước ASEAN. Đối thoại và phối hợp an ninh giữa hai bên trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), “10+1” và “10+3” không ngừng được tăng cường. Hai bên đã ký “Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông”, đặt cơ sở chính trị cho việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng phương thức hòa bình. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống”, tăng cường hợp tác, tấn công chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia. Có thể thấy rằng, chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc là chính sách ngoại giao láng giềng, hạt nhân của nó là tích cực triển khai ngoại giao kinh tế, lấy đó để thúc đẩy sự tin tưởng giữa các nước và khu vực láng giềng, trên cơ sở này triển khai hợp tác trên lĩnh vực chính trị và an ninh. Trung Quốc đã có một cách tiếp cận khu vực mới ở Đông Nam Á với 4 trụ cột chính: Thứ nhất, phát triển các quan hệ kinh tế trong khu vực; Thứ hai, tham gia vào các tổ chức khu vực; Thứ ba, xây dựng các mối quan hệ chiến lược và LÊ VĂN ANH - LÊ THỊ NGỌC HIỀN 88 tăng cường các mối quan hệ song phương; Thứ tư, giảm sự nghi ngờ và lo lắng của khu vực đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh. 3. XEM XÉT CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỸ TRONG SỰ ĐỐI SÁNH Từ chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc có thể thấy rõ chính sách của hai nước có sự khác nhau về bản chất. Chính sách Đông Nam Á của Mỹ có những dấu ấn của quan hệ quốc tế và chính trị cường quyền cũ. Mỹ cố gắng làm cho mối quan hệ của Mỹ với các nước ASEAN có đặc điểm mang tính liên kết thành đồng minh, tính quân sự và tính bài ngoại. Mỹ đã cùng một số nước Đông Nam Á ký hiệp ước phòng vệ chính thức, duy trì quan hệ đồng minh quân sự, Mỹ ra sức tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á, phát triển hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á để xây dựng hệ thống an ninh khu vực do Mỹ nắm vai trò chủ đạo, một mình thao túng toàn bộ công việc của khu vực. Mỹ không những ra sức ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á, mà còn có mưu đồ biến khu vực này thành căn cứ để phòng ngừa, ngăn chặn các nước lớn. Nói chung, chính sách Đông Nam Á của Mỹ là nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu thế giới của mình. Ngược lại, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN được xây dựng trên một số chuẩn mực quốc tế và khu vực, như: “Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á” và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, “Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh giữa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ASEAN”, cùng những văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực đã ký giữa hai bên. Đặc trưng trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc mang tính không liên kết, phi quân sự và không mang tính bài ngoại. Lãnh đạo hai bên đã từng nhấn mạnh trong Tuyên bố chung vào tháng 10/2003: “hướng tới quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và phồn vinh” của Trung Quốc và các nước ASEAN thông qua việc làm sâu sắc và phát triển toàn diện trong quan hệ hợp tác Trung Quốc - ASEAN trong thế kỷ XXI. Quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN là điển hình của mối quan hệ quốc tế kiểu mới - tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Sự khác nhau về chính sách và xuất phát điểm đối với Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc đã quyết định hai bên có những lập trường và phương thức khác nhau trong khi giải quyết các công việc và trong tham gia hợp tác khu vực. Trong vấn đề phát triển chủ nghĩa khu vực, Trung Quốc được coi là một thành viên của khu vực Đông Á và là nước tích cực thúc đẩy sự phát triển của hợp tác khu vực. Trung Quốc luôn ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á, tích cực tham gia tiến trình hợp tác “10+1”, và “10+3”, mong muốn phát triển với các nước khu vực này. Mặc dù Trung Quốc là một nước đang phát triển , nhưng luôn sẵn sàng đứng ra giúp đỡ khi các nước Đông Á gặp khó khăn. Chẳng hạn, khi cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 đang hoành hành hết sức dữ dội và gây hậu quả khôn lường cho nền kinh tế các nước châu Á, thì Trung Quốc, một nước lớn có quy mô kinh tế đứng thứ 7 thế giới hầu như không bị tác động gì! Tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tháng 6/1997 là 8,2923 NDT/USD, tháng 7/1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á bắt CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH... 89 đầu nổ, thì tỷ giá giảm nhẹ là 8,290 NDT/USD, rồi sau đó giảm xuống còn là 8,2855 NDT/USD. Như vậy, không những Trung Quốc đã giữ vững tỷ giá đồng tiền của mình, mà họ còn đóng góp 1 tỷ USD trong số 17 tỷ USD cho “quỹ tín dụng khẩn cấp quốc tế” để giúp cho “mắt bão” Thái Lan khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngoài ra, họ còn tuyên bố sẵn sàng bỏ ra 20% dự trữ ngoại tệ của mình để giúp cho Hồng Kông duy trì sự ổn định của đồng đôla Hồng Kông (HKD). Số dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (145 tỷ USD) cùng với số dự trữ ngoại hối của Hồng Kông (90 tỷ) sẽ đủ đảm bảo duy trì được sự ổn định của đồng HKD. Kể từ khi đồng bath (Thái Lan) phá giá ngày 2/7/1997 mở đầu cho “cơn bão tiền tệ châu Á”, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vẫn vững vàng giữ vững tỷ giá so với đồng đôla Mỹ (USD), ngày 23/8/1998 tỷ giá ở mức 8, 2772 NDT/USD [5, 2]. Điều đó đã khiến cho các nước châu Á và thế giới vô cùng khâm phục. Bởi lẽ Trung Quốc quyết tâm giữ giá đồng NDT đã làm cho nền kinh tế khu vực và thế giới ổn định, nó góp phần không nhỏ vào công việc khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á. Cách làm của Trung Quốc đã giúp tránh được khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng thứ hai, tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng đồng thời giữ xu thế tích cực cho hợp tác. Trung Quốc luôn quan tâm tới lợi ích của các nước ASEAN, tích cực đề xướng và tham gia những chương trình có lợi cho ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra nhiều ý kiến và kiến nghị thiết thực khả thi đối với việc thúc đẩy hợp tác khu vực. Trung Quốc chủ trương hợp tác Đông Á nên tôn trọng hiện thực mang tính đa dạng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực này, tuân theo nguyên tắc cùng có lợi, tiến dần từng bước, phát triển theo quỹ đạo ổn định, có hiệu quả. Trong khi đó, Mỹ - một cường quốc ở xa khu vực không yên tâm với việc hợp tác Đông Á lấy ASEAN làm lực lượng chủ đạo sẽ nảy sinh hiệu ứng bài ngoại, làm suy yếu sự tồn tại và ảnh hưởng của Mỹ ở đây. Do đó, Mỹ có thái độ phản đối và tiêu cực đối với sự hợp tác Đông Á. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, Thủ tướng Malaixia Mahathir đã đưa ra ý tưởng về diễn đàn kinh tế Đông Á. Vì ý tưởng này không bao gồm Mỹ, nên đã vấp phải sự phản đối công khai của Mỹ. Theo Mỹ, khi ý tưởng của thủ tướng Malaixia thành công sẽ gây tổn hại tới lợi ích kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Mỹ ở Đông Á. Sự phản đối kịch liệt của Mỹ đã khiến cho Nhật Bản thay đổi thái độ, cuối cùng ý tưởng này không được thực hiện. Việc Mỹ đặt mình ngoài “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á” lần đầu tiên cũng đã cho thấy thái độ tiêu cực và sự ngăn chặn của họ. Mỹ và Trung Quốc cũng có những lập trường khác nhau về phương hướng phát triển của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). ARF do ASEAN đề xuất, thành lập và điều hành cụ thể, là hội nghị hiệp thương về các vấn đề an ninh mang tính xuyên khu vực để đẩy nhanh xây dựng cơ chế hợp tác an ninh sau Chiến tranh lạnh, cũng là cơ chế đối thoại và hợp tác an ninh đa phương chính thức duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. ASEAN quy định ARF lấy tôn chỉ của “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á” làm nội dung chủ đạo. Sự ra đời của ARF là một thắng lợi ngoại giao lớn của các nước ASEAN sau Chiến tranh lạnh, nhằm tập hợp những nước có vai trò quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương vào các cuộc thảo luận để định hướng về an ninh LÊ VĂN ANH - LÊ THỊ NGỌC HIỀN 90 trong tương lai, nhằm tăng cường vai trò của mình và lôi kéo các nước tham gia vào giải quyết các vấn đề khu vực. Vì vậy, việc công nhận Trung Quốc là thành viên đối thoại chính thức của ASEAN đã tạo điều kiện cho chính sách “nhích dần” tới ASEAN của Trung Quốc. Đối với Mỹ, mặc dù tham gia các hoạt động của diễn đàn này nhưng Mỹ chỉ coi ARF là một sự bổ sung cho đồng minh song phương của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã nhiều lần khiêu khích vị trí và vai trò chủ đạo của ASEAN đối với ARF và Mỹ đã đưa ra những yêu cầu không hợp với thực tế phát triển ARF theo mô hình của “Tổ chức an ninh châu Âu”. Mỹ thường xuyên phê phán ARF với “vai trò có hạn”, những “tiến triển chậm chạp trong việc làm sâu sắc các vấn đề an ninh”. Trái với Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ ASEAN đề xướng thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng như tính chất, vai trò, phương hướng phát triển, chủ trương của tổ chức ARF, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong đó, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động của ARF, với hy vọng ARF trở thành nơi đối thoại để các nước châu Á - Thái Bình Dương mở rộng nhận thức chung, tăng thêm lòng tin trong những vấn đề chính trị và an ninh. Trung Quốc còn đưa ra sáng kiến nguyên tắc hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ ARF: một là, lấy Hiến chương Liên Hiệp Quốc và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình làm cơ sở, thiết lập mối quan hệ quốc gia kiểu mới cùng tôn trọng lẫn nhau, chung sống hữu nghị; hai là, lấy thúc đẩy kinh tế cùng phát triển làm mục tiêu, xây dựng quan hệ kinh tế cùng có lợi, cùng phối hợp; ba là, lấy hiệp thương bình đẳng, giải quyết bằng phương thức hòa bình làm nguyên tắc chuẩn mực để giải quyết những tranh chấp giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từng bước xóa bỏ những bất ổn của khu vực; bốn là, lấy thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực làm tôn chỉ, giữ vững nguyên tắc trang bị quân sự chỉ dùng để phòng ngự, không chạy đua vũ trang với bất kỳ hình thức nào, không phổ biến hạt nhân, các nước có vũ khí hạt nhân cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đối với những nước và khu vực không có hạt nhân, ủng hộ chủ trương xây dựng khu phi hạt nhân, khu vực hòa bình; năm là, lấy việc tăng thêm hiểu biết và tin cậy làm mục đích, thúc đẩy đối thoại và bàn bạc an ninh song phương hoặc đa phương với nhiều hình thức. Trung Quốc chủ trương ARF kiên trì những nguyên tắc như tham gia bình đẳng, tìm kiếm điểm đồng, hiệp thương nhất trí, tiến dần từng bước. Xuất phát từ quan niệm giá trị và ý thức hệ, Trung Quốc phát triển quan hệ với ASEAN và các nước thành viên trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và với thái độ bình đẳng cùng có lợi, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.Trong khi đó, Mỹ lại áp đặt quan niệm giá trị và ý thức hệ của mình cho các nước Đông Nam Á. Mỹ gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” và thương mại lại với nhau, tiến hành trừng phạt kinh tế đối với các nước Đông Nam Á không chấp nhận quan niệm giá trị và ý thức hệ của Mỹ. Rõ ràng một Đông Nam Á hòa bình ổn định, phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ, chính là cơ sở để Trung Quốc và Mỹ đẩy nhanh hợp tác ở khu vực này. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ có những khác biệt về bản chất trong chiến lược và chính sách đối với Đông Nam Á, nên hai bên vẫn tồn tại mâu thuẫn và bất đồng ở khu CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH... 91 vực này. Đặc biệt, thời gian gần đây khi Trung Quốc và ASEAN xích lại gần nhau, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á ngày càng tăng khiến cho Mỹ không đồng tình, Mỹ lo lắng Trung Quốc trở thành đối thủ mạnh có thể thách thức vai trò lãnh đạo trong tương lai với Mỹ ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Do đó, để ngăn ngừa và làm suy yếu sự hiện diện cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực, Mỹ coi ASEAN là lực lượng kiềm chế Trung Quốc và vũ khí chủ yếu nhất mà Mỹ lợi dụng chính là “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, làm cho các nước Đông Nam Á tăng thêm nghi ngờ về cái gọi là “mối đe dọa”, tăng thêm cảm giác không tin cậy đối với Trung Quốc. Có thể nói rằng, Mỹ là một trong những đối tác chiến lược quan trọng, đồng thời là đối tác thương mại, đầu tư và viện trợ lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, nên Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực này về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ lấy danh nghĩa chống khủng bố nên đã can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thực hiện chính sách đơn phương làm cho các nước Đông Nam Á bất mãn trước những việc làm của Mỹ. Theo tính toán của mình, các nước Đông Nam Á vẫn hoan nghênh Mỹ đến khu vực này và xem Mỹ là lực lượng quan trọng đảm bảo an ninh cho khu vực Đông Nam Á, đồng thời có thể dựa vào ảnh hưởng của Mỹ để giành vai trò chi phối trong việc hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn khác ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á tăng lên, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc và chính sách “ngoại giao láng giềng thân thiện” đã tạo những cơ hội phát triển tốt cho các nước Đông Nam Á trong hiện tại và tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu cơ bản châu Á về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương (1993), Vai trò của Hoa Kỳ ở châu Á - quyền lợi và chính sách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Bản tin Trung Quốc (1998), Chính trị - ngoại giao, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt nam, Số 4. [3] Học viện chính trị quốc gia Tp HCM (1999), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: chính sách của Trung Quốc đối với các nước ASEAN và Việt Nam hôm nay, TP Hồ Chí Minh. [4] Trần Khánh (2006), Tác động của môi trường địa chính trị Đông Nam Á đang thay đổi đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1. [5] Đinh Công Tuấn (2000), Trung Quốc và cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu châu Âu, Hà Nội. [6] Cổ Tiểu Tùng (2004), Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và Đông Nam Á, Trung Quốc 25 năm cải cách - mở cửa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Khoa học xã hội và nhân văn, NXB Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. [7] Lê Kim Sa (2001), Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ Bill Clinton đến George W.Bush, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 7, tr. 36-42. LÊ VĂN ANH - LÊ THỊ NGỌC HIỀN 92 Title: SOUTHEAST ASIA POLICY OF AMERICA AND CHINA FROM A COMPARATIVE VIEW AFTER COLD WAR Abstract: Both the US and China are large countries which have certain effects on the Southeast Asia region. Since the beginning of the 21st century, there have been considerable developments in the relationship between the US, China and Southeast Asia. Although the two countries had different starting points in the strategies and tactics towards Southeast Asia, the two parties have similar cooperative points in this region. A peaceful, stable and prosperous Southeast Asia suits the community benefits for both the US and China. Therefore, analyzing and comparing the US and China’s policy towards Southeast Asia will help bring out profound understanding on the strategic trend as well as the two countries influence on the situation of the Southeast Asia region. PGS. TS. LÊ VĂN ANH Hiệu trưởng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. ThS. LÊ THỊ NGỌC HIỀN GV Lịch sử, Trường THPT Long Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_338_levananh_lethingochien_15_le_van_anh_0704_2021185.pdf