Chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG I. Nguyên tắc chia tài sản khi li hôn. 1 II. Cơ sở pháp lý của việc chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 2 III. Thực tiễn xét xử và một số biện pháp giải quyết 4 a) Xác định sở hữu chung. 4 b) Chia hiện vật 5 c) Định giá nhà ở. 6 d) Khối tài sản chung có nhiều nhà ở. 6 IV. Một số kiến nghị 7 C. PHẦN KẾT LUẬN

doc8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU Thực tiễn xét xử cho thấy, trong việc chia tài sản là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì khó khăn, phức tạp nhất là đối với tài sản là nhà ở. Bởi lẽ, đây là tài sản có giá trị lớn, tuy là bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu hay sử dụng nhưng do quá trình mua bán, tặng cho hoặc đăng kí đứng tên hộ chủ không đảm bảo theo cách thủ tục của pháp luật; hơn nữa trong thời kì hôn nhân của vợ chồng, mỗi bên cũng đóng góp nhất định vào khối tài sản đó nên khi ra tòa thường hay xảy ra tranh chấp bên nào được chia nhiều hơn bên nào. Để làm rõ hơn về thực tiễn áp dụng pháp luật của vấn đề trên đề tài nghiên cứu của em là: “Chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn”. B. PHẦN NỘI DUNG I. Nguyên tắc chia tài sản khi li hôn Căn cứ Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau: - Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.  - Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:  + Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; + Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.  - Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. II. Cơ sở pháp lý của việc chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì áp dụng nguyên tắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng để chia theo như quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.” Việc không thể chia được ở đây thường là do diện tích nhà ở quá nhỏ hoặc vì đặc điểm nào đó mà nhà không thể chia cho cả hai bên sử dụng thì một bên trực tiếp sử dụng và bên không trực tiếp sử dụng sẽ được bên kia thanh toán phần giá trị mà họ được hưởng căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm Tòa án xét xử. Trong trường hợp nhà ở hiện tại của hai vợ chồng là ở chung với gia đình cha mẹ chồng (hoặc cha mẹ vợ) thì áp dụng quy định tại điều 96 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn. Theo đó: “1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.” Nếu nhà ở đó thuộc sở hữu của cha mẹ thì đương nhiên không chia. Riêng đối với nhà ở, nếu là tài sản riêng của vợ hoặc chồng mà muốn nhập vào khối tài sản chung thì phải tiến hành theo đúng trình tự thủ tục pháp luật, quy định tại Điều 13 – Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ như sau: “1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. 2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.” III. Thực tiễn xét xử và một số biện pháp giải quyết Với những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng trên đã tạo thuận lợi cho các cấp Toà án chia nhà ở khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, vẫn còn một số bản án có thiếu sót đó chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây: a) Xác định sở hữu chung Trước khi xem xét phân chia nhà ở, cần phải xác định rõ đâu là nhà chung, nhà riêng của vợ chồng, nhà nào là tài sản chung của vợ chồng với người khác, nhà nào là di sản thừa kế mà vợ, chồng chỉ là một thừa kế và đang quản lý tài sản… Chỉ khi đã làm rõ được các yêu cầu này thì Thẩm phán mới có cơ sở để phân chia nhà ở cho vợ, chồng. Thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ án mà nhà ở được Toà án phân chia cho vợ, chồng không phải là tài sản chung vợ chồng mà là di sản thừa kế chưa chia. Sai sót này thường do Thẩm phán tin tưởng vào lời khai của vợ, chồng mà không điều tra rõ về nguồn gốc ngôi nhà đang tranh chấp. Cũng có những vụ án mà Toà án đã chia cả nhà của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cho vợ, chồng vì suy đoán cho rằng các bậc cha mẹ đã cho vợ chồng, nhưng lại không đưa ra được căn cứ xác đáng chứng minh có việc tặng cho nhà giữa cha mẹ và vợ chồng. Nhưng chủ yếu các vụ án có nhiều sai sót lại tập trung vào việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng không đúng… dẫn đến việc lấy nhà của người này chia cho người khác. Biện pháp khắc phục: Giải quyết chia nhà ở khi vợ chồng ly hôn, cần phải có sơ đồ chi tiết của ngôi nhà cần phân chia, đặc biệt là trường hợp chia cho vợ chồng cùng ở trên một ngôi nhà. Việc phân chia phải có sơ đồ kèm theo phần quyết định của bản án. Mốc giới phân chia, lối đi, việc xây tường ngăn… cũng cần phải tuyên rõ ràng, cụ thể, chính xác các số đo, tránh việc  nhầm lẫn, có thể hiểu khác nhau. Khi phân chia, phải tính toán đến việc thuận lợi, khi sử dụng cho các đương sự như : Vừa có nhà đất ở, vừa có công trình phụ (nếu điều kiện cho phép) và đặc biệt phải có lối đi. Trong thực tế, đã có một số bản án có phần quyết định phân chia nhà cho vợ chồng rất chung chung, mốc giới không rõ ràng, vẽ sơ đồ cẩu thả, tẩy xoá… Có nhiều  bản án tuyên không đúng về số đo, giao nhà cho một bên, còn đất (trên có nhà) lại giao cho bên kia… dẫn đến việc khó có thể thi hành án hoặc không thi hành án được. b) Chia hiện vật Việc phân chia nhà ở cho vợ, chồng trước tiên phải căn cứ vào nhu cầu thực sự của bên được chia. Cần phải xem xét ai cần nhà hơn để phân chia (bằng hiện vật), đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả hai bên đương sự. Chú ý đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ phải nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động được và không có tài sản tự nuôi mình. Đối với  nhà diện tích quá nhỏ cũng cần phải xét xem hai ngưòi có thực sự ở nhà đó từ trước khi ly hôn hay vợ, chồng đã có nơi ở khác (ở nhà tập thể cơ quan, quân đội…), hoặc đi công tác ở địa phương khác. Biện pháp khắc phục: Cách chia là nên chia cho người đang thực sự ở nhà đất đó, còn cho người kia nhận giá trị. Đối với nhà đất có thể chia được mà cả hai bên đều yêu cầu chia, thì tuỳ tình hình cụ thể của nhà đất mà phân chia để đảm bảo giá trị sử dụng của nhà, chứ không máy móc phải chia thành hai phần bằng nhau cho cả hai bên đương sự. Khi chia nhà đất cũng cần lưu ý đến nghề nghiệp của các đương sự để phân chia cho hợp lý. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là ki ốt bán thuốc tây thì khi ly hôn nên chia cho bên có nghề dược để tiếp tục kinh doanh… Đối với nhà đất ở vị trí thuận tiện cho kinh doanh: nhà mặt phố, trung tâm chợ… mà cả hai vợ chồng đã dùng làm địa điểm buôn bán đã nhiều năm, nếu việc phân chia nhà đất không làm mất đi giá trị sử dụng của nhà đất thì nên chia cho cả hai vợ chồng (cho dù diện tích nhỏ) để đảm bảo việc buôn bán cho cả hai vợ chồng khi ly hôn. c) Định giá nhà ở Việc định giá không đúng và chỉ phân chia hiện vật cho một bên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Để hướng dẫn việc định giá. Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn về thành phần Hội đồng định giá tại điểm 7 mục IV Công văn số 16/1999/KHXX ngày 1-2-1999 và trong Công văn số 92/2000/KHXX ngày 21-7-2000 "Hướng dẫn việc xác định giá quyền sử dụng đất thì Toà án chấp nhận giá do các bên đương sự tự nguyện thoả thuận được với nhau, nếu không thỏa thuận được thì giá quyền sử dụng đất được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng tại địa phương nơi có đất tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Thực tế, có những vụ án đương sự đưa ra các giá khác nhau và Hội đồng định giá đã dung hoà giá do các đương sự đưa ra, dẫn đến việc nếu giao hiện vật cho một bên thì bên kia sẽ khiếu nại. Biện pháp khắc phục: khi định giá nếu bên nào đưa ra giá cao và xin nhận hiện vật thực sự có nhu cầu về nhà ở thì nên giao nhà đất cho bên đó. d) Khối tài sản chung có nhiều nhà ở Thực tế đã có những vụ án Toà án đã chia nhà đất không hợp lý, dẫn đến khó khăn cho việc sử dụng, làm ăn, buôn bán… của vợ, chồng. Cá biệt có những trường hợp chồng ở trong nước kinh doanh đồ mộc, có xưởng mộc tại nhà, đã kinh doanh ổn định rất nhiều năm, trong khi người vợ đang làm ăn sinh sống tại nước ngoài nhưng khi vợ chồng ly hôn, Toà án cấp sơ thẩm lại chia cho người vợ ngôi nhà có xưởng mộc, còn chồng ở ngôi nhà khác (vụ Nguyễn Thị Khánh - Trần Anh Đảm ở Bắc Giang). Biện pháp khắc phục: Khi phân chia cần phải chia nhà ở cho cả hai bên đương sự. Khi chia nhà ở phải xem xét nhu cầu về đi lại cũng như kinh doanh, buôn bán, nghề nghiệp của các đương sự. IV. Một số kiến nghị - Cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể về cách xác định tài sản chung hay riêng. Như phần trên việc chia tài sản của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn thường gặp phải vướng mắc khi xác định tài sản chung hay riêng (thường xảy ra với nhà ở được tặng cho trong thời kì hôn nhân) và khó khăn khi xác định công sức của bên không sở hữu nhà trong quá trình tu bổ nhà ở để thanh toán cho họ phần giá trị xứng đáng với công sức của họ (đối với tài sản riêng). Đa phần các vụ việc tranh chấp liên quan đến nhà ở khi ly hôn đều được xử thấu tình đạt lý, bám sát nguyên tắc chia tài sản chung và xác định tài sản riêng. Tuy nhiên, đa phần không có nghĩa là toàn bộ. Do nhà ở là bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu nên việc xác định chủ sở hữu nhà về cơ bản là không khó. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thủ tục hành chính về vấn đề này cũng chính xác như luật định. Nhất là với nhà ở được tặng cho, nhiều khi chỉ đến lúc vợ chồng ly hôn mới bắt đầu xảy ra tranh chấp về việc cho riêng hay cho chung, “cho mượn tạm thời” hay “tặng cho luôn”. Cần phải căn cứ chính xác vào giấy tờ của hợp đồng tặng cho tài sản để quyết định. Nếu không có chứng thực hợp pháp thì không thể coi là tài sản của vợ chồng, không thể chia. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm đội ngũ cán bộ của cơ quan hành chính. Việc cơ quan hành chính một số nơi không làm việc đúng nguyên tắc làm nảy sinh một số bất cập khi nhà chung nhưng bị đứng tên riêng. Đó là nhà ở được mua trong thời kỳ hôn nhân, bởi vợ hoặc chồng và khi đăng kí tên chủ hộ chỉ có một trong hai người. Các cơ quan hành chính khi làm thủ tục đứng tên cho một người cần xác định rõ, họ đã lập gia đình hay chưa. Nếu đã kết hôn thì phải yêu cầu có mặt vợ hoặc chồng của họ khi làm thủ tục cấp sổ đỏ, phải được sự ưng thuận của cả hai bên nếu muốn xác nhận ngôi nhà đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. - Cần có quy định của pháp luật về xác định phần giá trị của bên không sở hữu nhà ở đối với ngôi nhà thuộc sở hữu của bên kia. Việc không quy định rõ ràng dẫn đến mỗi tòa xử một cách khác nhau, không có đường lối nào để xét xem đó là hợp lý hay chưa hợp lý. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có một văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về việc xác định phần công sức của bên không sở hữu đã bỏ ra đối với ngôi nhà trong quá trình hôn nhân.và mức thanh toán của bên sở hữu đối với bên kia. C. PHẦN KẾT LUẬN Pháp luật Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến những chế định về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn, nhất là nhà ở. Cán bộ quản lý hành chính về nhà đất ở các địa phương cũng cần phải nâng cao năng lực nghề nghiệp, làm đúng công tác trong việc xác định chủ sở hữu nhà ở thực sự, tránh tình trạng thiếu minh bạch dẫn đến những tranh chấp về tài sản sau này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn.doc
Tài liệu liên quan