Chế tạo vật liệu tổ hợp Cu - Al2o3 bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh
Trong công trình này đã bước đầu thiết lập
thành công quy trình công nghệ chế tạo vật
liệu tổ hợp nền Cu hóa bền bởi cốt hạt Al2O3
phân tán ứng dụng trong chế tạ o vật liệu tiế p
điể m điện bằng phương pháp nghiền trộn
hành tinh (chủ yếu là lựa chọn được chế độ
nghiền hợp lý). Sản phẩm cuối cùng thu
được là vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 với cỡ hạt
Al2O3 trong khoảng < 0.4 m. Ảnh hưởng
của hàm lượng Al2O3 đến cơ tính và tính dẫn
điện của vật liệu đã được khảo sát trong
khoảng từ 1.0 đến 4.0% Al2O3: độ cứng tăng
từ 47 đến 157.2 HV, độ dẫn điện giảm từ
100 xuống 72.1%IACS, hàm lượng Al2O3 tối
ưu đối với vật liệu điện có thể khẳng định
trong khoảng 2.0%
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế tạo vật liệu tổ hợp Cu - Al2o3 bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 9
CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỔ HỢP Cu - Al2O3
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN TRỘN HÀNH TINH
Hồ Ký Thanh*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả của nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp nền Cu – cốt hạt Al2O3 phân tán
bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh. Kết quả cho thấy các hạt Al2O3 nhỏ mịn (cỡ hạt 0.30
0.39m) phân bố khá đồng đều trong nền Cu tạo nên hiệu quả hóa bền tốt. Sau quá trình ép – thiêu
kết hỗn hợp Cu, CuO (do Cu bị ôxy hóa trong quá trình nghiền) và Al2O3, toàn bộ CuO được hoàn
nguyên. Sản phẩm cuối cùng là hệ vật liệu Cu – Al2O3. Độ cứng tế vi của vật liệu tổ hợp này tăng
khi hàm lượng Al 2O3 tăng, đó là kết quả của sự phân tán các hạt Al 2O3 nhỏ mịn trong nền Cu .
Ngược lại, độ dẫn điện giảm so với Cu nguyên chất .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc gia cố Cu nguyên chất bằng các loại cốt
hạt ceramic phân tán như Al2O3, TiC, TiB2,
v.v [1–5] đã tạo ra các hệ vật liệu tổ hợp
mới. Các hệ vật liệu tổ hợp nền Cu này không
những vẫn giữ nguyên được các ưu điểm của
Cu nguyên chất như độ dẻo dai, độ dẫn điện,
dẫn nhiệt tốt, mà còn hạn chế được nhược
điểm Cu ở nhiệt độ cao thường kém bền và
khả năng chịu mài mòn thấp. Tùy theo thành
phần Al2O3 gia cố mà các hệ vật liệu tổ hợp
Cu – Al2O3 có thể được ứng dụng để chế tạo
bạc lót , séc măng , hoặc điện cực hàn trong
các ngành chế tạo ôtô , xe máy và đóng tàu ,
hoặc để chế tạo các tiếp điểm điện , v.v
trong ngành kỹ thuật.
Phương pháp nghiền trộn hành tinh là một
phương pháp khá thông dụng trên thế giới để
chế tạo vật liệu tổ hợp với thành phần ban đầu
là các loại bột. Ưu điểm của phương pháp này
so với các phương pháp khác (ôxy hóa bên
trong, phản ứng nhiệt độ cao tự lan truyền –
SHS, nghiền cơ – hóa ) là có thể khống chế
chính xác thành phần pha gia cố (Al2O3).
Thêm vào đó, phương pháp yêu cầu thiết bị
và quy trình công nghệ đơn giản mà vẫn đảm
bảo tỷ trọng cao, cơ tính tổng hợp và độ dẫn
Tel: 0984 194198, Email:hokythanh@gmail.com
điện, dẫn nhiệt tốt của vật liệu tổ hợp Cu –
Al2O3.
Bài báo này đề cập đến việc dùng phương
pháp nghiền trộn hành tinh để tạo ra sự phân
bố đồng đều các hạt Al2O3 kích cỡ mịn (< 0.4
m) trong nền Cu. Hệ vật liệu tổ hợp Cu –
Al2O3 này có thể được trong lĩnh vực vật liệu
tiếp điểm điện, vật liệu chịu mài mòn.
KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM
Nguyên liệu ban đầu bao gồm: Cu dạng bột
(độ sạch > 99.0%, cỡ hạt < 5 m), và bột
Al2O3 (độ sạch > 99.8%, cỡ hạt trong khoảng
0.30 0.39 m). Quy trình thực nghiệm chế
tạo được tiến hành như sau.
Phối liệu
Để khảo sát giá trị tối ưu của vật liệu dùng
làm tiếp điểm điện hoặc điện cực (đảm bảo độ
dẫn điện, cơ tính), cần tăng hàm lượng Al2O3
trong vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 với các mức
khảo sát 1.0; 2.0; 4.0% theo khối lượng [1–5]
bằng cách phối trộn bột Al2O3 với bột Cu
nguyên chất.
Nghiền trộn [4–7]
Hỗn hợp vật liệu Cu + bột Al2O3 với các
thành phần khác nhau được nghiền trộn cơ
học để giảm kích thước hạt và tăng độ đồng
đều. Trong quá trình nghiền cơ học, việc lựa
chọn được chế độ nghiền phù hợp là rất quan
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 10
trọng. Quá trình nghiền trộn được thực hiện
trên máy nghiền hành tinh Pulverisette (Cộng
hòa LB Đức) làm nguội bằng không khí ,
lượng vật liệu mỗi mẻ nghiền là 50g (môi
trường nghiền là cồn 900, tỉ lệ bi : bột là 20 : 1)
với chế độ nghiền được lựa chọn như bảng 1.
Bảng 1. Chế độ nghiền trộn.
Thành phần %
Al2O3 (k.lượng)
Tốc độ nghiền,
vg/ph
Thời gian
nghiền, ph
1.0
180 120/150/180
200 120/150/180
220 120/150/180
2.0
180 120/150/180
200 120/150/180
220 120/150/180
4.0
180 120/150/180
200 120/150/180
220 120/150/180
Ép - Thiêu kết tạo khối vật liệu tổ hợp
Cu - Al2O3
Quá trình ép nguội được thực hiện trên máy
ép thủy lực 10T (Liên bang Nga). Khuôn ép
hình trụ đường kính 10mm, cao 50mm. Chày
ép và khuôn ép được chế tạo bằng thép 9XC
có độ cứng sau khi tôi trên 60 65HRC.
Quá trình thiêu kết được tiến hành trong lò
nung điện trở hình ống với nhiệt độ nung cao
nhất 1000oC. Chi tiết được nung trong hộp
thiêu kết có kích thước 70 x 100mm trong
môi trường hoàn nguyên và bảo vệ là than
hoạt tính.
Quá trình ép trước và sau thiêu kết được thực
hiện 5 lần với các áp lực ép lần lượt là
1tấn/cm2, 2tấn/cm2, 4tấn/cm2, 6tấn/cm2 và
8tấn/cm2. Lần ép đầu tiên được thực hiện với
áp lực ép nhỏ pép = 1tấn/cm
2
nhằm tạo khối có
tỉ trọng thấp, đảm bảo quá trình hoàn nguyên
được các ôxít đồng xảy ra một cách hoàn
toàn. Các lần ép sau nhằm mục đích tăng tỷ
trọng của vật liệu. Chế độ thiêu kết được lựa
chọn cho các mẫu thí nghiệm như trên hình 1.
Thành phần pha của các mẫu vật liệu được
phân tích trên máy Rơn-ghen D5005 Siemens
(Cộng hòa LB Đức). Hình dạng, kích thước
và cấu trúc tế vi của vật liệu được quan sát,
phân tích trên kính hiển vi điện tử quét SEM
Hitachi S–4800 (Nhật Bản). Tỷ trọng của mẫu
thí nghiệm được đo bằng cân thủy tĩnh theo
nguyên lý Acsimet trên cân điện tử có độ
chính xác đến 10–4g. Độ dẫn điện của mẫu thí
nghiệm được đo theo nguyên lý so sánh. Độ
cứng HV được xác định bằng cách sử dụng
mũi đâm kim cương với tải trọng là 1kG trên
máy Duramin Struers (Đan Mạch).
Hình 1. Chế độ thiêu kết mẫu vật liệu tổ hợp
Cu – Al2O3 sau khi ép sơ bộ:
I- giai đoạn nung; II- giai đoạn hoàn nguyên;
III- giai đoạn thiêu kết; IV- giai đoạn làm nguội.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân tích thành phần pha
Trong quá trình nghiền trộn, mặc dù được bảo
vệ bằng cồn 900 nhưng vẫn có một phần Cu bị
ôxy hóa. Do vậy, sau khi ép sơ bộ phải tiến
hành hoàn nguyên để loại trừ ảnh hưởng của
các ôxít đồng, đảm bảo tính dẫn điện của vật
liệu tổ hợp Cu – Al2O3. Môi trường hoàn
nguyên được lựa chọn là than hoạt tính. Al2O3
là pha bền , rất ổn định, trong khi đó các dạng
ôxít đồng kém bền sẽ bị khử trong quá trình
hoàn nguyên. Sau quá trình hoàn nguyên, các
đỉnh của pha ôxít không xuất hiện trên giản
đồ nhiễu xạ X–Ray (hình 2) mà chỉ tồn tại các
đỉnh của pha Cu. Với các pha có thành phần
nhỏ như Al2O3 sẽ không xuất hiện trên biểu
đồ X–Ray.
Như vậy, vật liệu sau khi chế tạo sẽ tồn tại hai
pha Cu và Al2O3. Cuối cùng, mục đích tạo ra
vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 bằng phương pháp
nghiền trộn cơ học đã đạt được.
200
400
600
800
1000
0
3h 2h
nhiÖt ®é [ C]o
750
950
I II III IV
thêi gian [h] thêi gian [h]
IVIIIIII'
950
750
onhiÖt ®é [ C]
2h3h
0
1000
800
600
400
200
400
1h
I
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 11
Hình 2. Giản đồ X–Ray mẫu vật liệu tổ hợp Cu - Al2O3 sau hoàn nguyên – thiêu kết (2.0% khối lượng Al2O3)
Hình dạng và tổ chức tế vi
Sau khi nghiền, kích thước hạt vật liệu tổ hợp
Cu – Al2O3 có sự gia tăng một cách đáng kể
(tăng từ 10m lên > 20m như trên hình 3)
tùy thuộc vào chế độ nghiền. Sở dĩ như vậy là
vì khi nghiền trộn với năng lượng nghiền lớn,
các hạt Cu dẻo bị biến dạng và dính vào nhau,
trên bề mặt của chúng có các hạt Al2O3 kích
thước nhỏ mịn bám dính. Sau khi nghiền trộn
hạt vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 có dạng hình
tấm (hình 3a, b).
Quan sát tổ chức tế vi của vật liệu tổ hợp Cu
– Al2O3 (hình 4 và 5) các hạt Al2O3 (màu
sáng) với kích cỡ < 0.4 m phân bố khá đồng
đều trên nền Cu (màu sậm), không phát hiện
thấy lỗ xốp trên mặt cắt, cấu trúc tế vi hứa
hẹn một hệ vật liệu có tỷ trọng cao. Hơn nữa
độ đồng đều của Al2O3 phân bố trong nền Cu
là một hàm số phụ thuộc vào chế độ nghiền
(tốc độ và thời gian nghiền). Khi tăng thời
gian nghiền và tăng tốc độ nghiền thì độ đồng
đều của Al2O3 càng cao, từ đó có thể khẳng
định rằng cơ tính của hệ vật liệu sẽ đồng đều
hơn. Việc các hạt Al2O3 phân bố đồng đều đã
chứng tỏ rằng chế độ nghiền là hợp lý. Các
mẫu sau ép thể hiện hầu như không có lỗ xốp,
điều đó chứng tỏ rằng chế độ thiêu kết và chế
độ ép là hoàn toàn hợp lý.
a. thời gian 120ph, tốc độ 220vg/ph
b. thời gian 180ph tốc độ 220vg/ph
Hình 3. Hình dạng hạt vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3
sau khi nghiền trộn
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 12
a.
b.
Hình 4. Tổ chức tế vi của vật liệu tổ hợp
Cu - 4%(khối lượng)Al2O3 (180ph/220vg/ph)
a.
b.
Hình 5. Tổ chức tế vi của vật liệu tổ hợp
Cu - 2%(khối lượng)Al2O3 (180ph/220vg/ph)
Tính chất của vật liệu tổ hợp Cu - Al2O3
Các tính chất cơ học và vật lý của hệ vật liệu
Cu – Al2O3 (trong đó hàm lượng Al2O3 thay
đổi từ 1.0% đến 4.0% theo khối lượng) chế tạo
bằng phương pháp nghiền trộn hành tinh được
trình bày trên bảng 2. Tất cả các mẫu đều đạt
tỷ trọng tương đối trên 97.0%.
Bảng 2. Một số tính chất của vật liệu tổ hợp
Cu - Al2O3
Thành
phần %
Al2O3
Độ dẫn
điện,
% IACS
Độ cứng
tế vi, HV
Chế độ
nghiền,
t/v
0.0 100.0 47.0
1.0
85.3 89.5 180/180
– 90.5 180/200
– 92.1 180/220
2.0
79.6 120.9 180/180
– 123.4 180/200
– 124.1 180/220
4.0
73.5 150.3 180/180
– 155.3 180/200
– 157.2 180/220
Theo bảng 2 có thể nhận thấy, khi hàm lượng
Al2O3 trong vật liệu tăng, độ cứng của vật liệu
tổ hợp Cu – Al2O3 tăng khá mạnh và độ dẫn
điện có giảm (tương ứng với sự tăng hàm
lượng Al2O3). Độ cứng tăng lên là do các hạt
Al2O3 kích cỡ mịn phân tán của trong nền Cu
tạo nên hiệu quả hóa bền rất cao.
Thêm vào đó , từ bảng 2 ta thấy, khi tăng tốc
độ nghiền trộn (giữ nguyên tỉ lệ bi : bột và
thời gian nghiền trộn) thì độ cứng của vật liệu
tổ hợp tăng đồng thời với nó là độ dẫn điện
giảm. Sở dĩ độ dẫn điện giảm do sự tăng hàm
lượng Al2O3 không dẫn điện làm giảm tính
dẫn điện của vật liệu này . Bên cạnh đó , khi
tăng tốc độ nghiền trộn thì sản phẩm bột sau
nghiền sẽ bị lẫn các tạ p chất (do sự mài mòn
của bi nghiền , tang nghiền), lượng Cu bị ô xi
hóa nhiều , trong quá trình hoàn nguyên vẫn
chưa triệt để (hàm lượng ô xít này không thể
nhận thấy trên giản đồ X – Ray). Còn độ cứng
tăng là do sự phân bố đồng đều hơn của các
hạt Al2O3 trong nền Cu tạo nên hiệu quả hóa
bền tốt hơn. Kết quả bước đầu này giúp khẳng
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 13
định hệ vật liệu này hoàn toàn có khả năng
đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu làm tiếp
điểm, làm điện cực, .
KẾT LUẬN
Trong công trình này đã bước đầu thiết lập
thành công quy trình công nghệ chế tạo vật
liệu tổ hợp nền Cu hóa bền bởi cốt hạt Al2O3
phân tán ứng dụng trong chế tạo vật liệu tiếp
điểm điện bằng phương pháp nghiền trộn
hành tinh (chủ yếu là lựa chọn được chế độ
nghiền hợp lý). Sản phẩm cuối cùng thu
được là vật liệu tổ hợp Cu – Al2O3 với cỡ hạt
Al2O3 trong khoảng < 0.4 m. Ảnh hưởng
của hàm lượng Al2O3 đến cơ tính và tính dẫn
điện của vật liệu đã được khảo sát trong
khoảng từ 1.0 đến 4.0% Al2O3: độ cứng tăng
từ 47 đến 157.2 HV, độ dẫn điện giảm từ
100 xuống 72.1%IACS, hàm lượng Al2O3 tối
ưu đối với vật liệu điện có thể khẳng định
trong khoảng 2.0%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn Dũng, Nguyễn Đặng Thủy; Nghiên
cứu chế tạo vật liệu tổ hợp Cu–TiB2 bằng phương
pháp nghiền trộn hành tinh kết hợp thiêu kết xung
Plasma; Tạp chí Khoa học Công nghệ Kim loại,
số 17, 2007.
[2]. D. W. Lee, B. K. Kim; Nanostructured Cu–
Al2O3 composites produced by thermo-chemical
process for electrode application, Mat. Lett. Vol.
58, 2004, pp. 378–383.
[3]. Kea Myung Kang and Jong Unchoi; Korean
J.Mat. Re. Vol 14. No.1, 2004.
[4]. C. Suryanarayana; Mechanical alloying and
milling, Prog. Mat. Sci.; Vol. 46, 2001, pp. 1–84.
[5]. L. Lui, M. O. Lai, S. Zhang; J. Mat. Proces.
Tech.; Vol. 52, 1995, pp. 539 – 546.
[6]. J. P. Tu, N. Y. Wang, Y. Z. Yang, W. X. Qi, F.
Liu, X. B. Zhang, H. M. Lu, M. S. Liu; Preparation
and properties of TiB2 nanoparticle reinforced
copper matrix composites by in situ processing,
Mat. Lett. Vol. 52, 2002, pp. 448 – 452.
[7]. Trần Văn Dũng, Lê Việt Dũng, Hồ Ký Thanh,
Nguyễn Đặng Thủy; Chế tạo vật liệu tổ hợp Cu–
Al2O3 bằng phương pháp nghiền trộn cơ học kết
hợp ô xy hóa bên trong, Tạp chí Khoa học Công
nghệ Kim loại, số 21, 2008.
[8]. V. Rajković, O. Erić, D. Božić, M. Mitkov, E.
Romhanji; Characterization of Dispersion
Strengthened Copper with 3wt%Al2O3 by
Mechanical Alloying, Science of Sintering, Vol.
36, 2004, pp. 205–211.
[9]. CHENG Jianyi, WANG Mingpu, LI Zhou,
WANG Yanhui; Nano scale Al2O3 Dispersion-
strengthened Copper Alloy Produced by Internal
Oxidation, China – EU Forum on Nanosized
Technology, 2002, pp. 93–102.
SUMMARY
FABRICATION OF Cu – Al2O3 COMPOSITES BY PROCESSING OF PLANETARY BALL
MILLING
Ho Ky Thanh
Thai Nguyen University of Technology
This paper presents result of research to fabricate Dispersed Al2O3 – Strengthened Cu matrix composites by
processing of planetary ball milling. The results revealed that grains of Al2O3 (grain size 0.30 0.39m) distribute
relatively equal in the Cu matrix, which creates effectively high strengthening. After recycling process and
sintering, the final received product was Cu – Al2O3 composites. The micro-hardness of the synthesized
composites increased with increasing of Al2O3 content, which was the result of dispersion of the fined Al2O3 grain
size in Cu matrix. Whereas, the electrical conductivity decreased comparing with pure Cu.
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 14
Hồ Ký Thanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 9 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32822_36659_248201284520913_9639_2052687.pdf