Chế độ hưu trí Việt Nam

Hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong 5 chế độ của hệ thống BHXH, được quy định tại Mục 4 chương III Luật BHXH từ Điều 49 đến Điều 62, bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, điều chỉnh lương hưu; về điều kiện và mức hưởng BHXH một lần; về bảo lưu thời gian đóng BHXH; và mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần; về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH và tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng. Theo nghĩa chung nhất thì Chế độ hưu trí được hiểu là “chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa”. Còn dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động. Với quy định trong Luật BHXH, về cơ bản chế độ hưu trí đảm bảo tính kế thừa của các quy định trước đây và không có những thay đổi lớn như: Điều kiện về tuổi được nghỉ hưu (cả đối với trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động), mức lương hưu hàng tháng. Do vậy, chế độ hưu trí nhìn chung đảm bảo tương quan về lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau khi thực hiện Luật BHXH, không tạo nên sự chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu có cùng tuổi nghỉ hưu, cùng điều kiện làm việc và cùng thời gian đóng BHXH, đảm bảo công bằng trong hưởng thụ.

doc21 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 9333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ hưu trí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Khái niệm. Hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong 5 chế độ của hệ thống BHXH, được quy định tại Mục 4 chương III Luật BHXH từ Điều 49 đến Điều 62, bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu  hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, điều chỉnh lương hưu; về điều kiện và mức hưởng BHXH một lần; về bảo lưu thời gian đóng BHXH; và mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần; về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH và tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng. Theo nghĩa chung nhất thì Chế độ hưu trí được hiểu là “chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa”. Còn dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động. Với quy định trong Luật BHXH, về cơ bản chế độ hưu trí đảm bảo tính kế thừa của các quy định trước đây và không có những thay đổi lớn như: Điều kiện về tuổi được nghỉ hưu (cả đối với trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động), mức lương hưu hàng tháng. Do vậy, chế độ hưu trí nhìn chung đảm bảo tương quan về lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau khi thực hiện Luật BHXH, không tạo nên sự chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu có cùng tuổi nghỉ hưu, cùng điều kiện làm việc và cùng thời gian đóng BHXH, đảm bảo công bằng trong hưởng thụ. Tầm quan trọng của BH hưu trí. a. Khía cạnh xã hội Trong hệ thống BHXH bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho những người không còn tham gia quan hệ lao động nữa vì vậy chế độ này rất cần thiết và không thể thiếu được bởi bất cứ người lao động nào cũng đến lúc hết tuổi lao động nhưng họ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu của họ là nguồn thu nhập chính của họ lúc này. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ BHXH. Sở dĩ, chế độ bảo hiểm hưu trí giữ vị trí quan trọng vì đó không chỉ là vấn đề quan tâm của người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm mà còn do hầu hết mọi người tham gia đều là đối tượng của bảo hiểm hưu trí. Nếu như các chế độ BHXH chỉ áp dụng cho một số đối tượng lao động nhất định như chế độ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp chỉ áp dụng đối với những người bị tai nạn lao động hoặc bị mắc bệnh nghề nghiệp. Chế độ hưu trí áp dụng cho hầu hết những đối tượng tham gia BHXH ngoại trừ trường hợp họ không may mắn chết khi làm việc còn lại những người tham gia BHXH khi hết tuổi đều được hưởng. theo Dự báo Dân số của Liên hợp quốc (2002) về dân số Việt Nam đến năm 2050, tỷ lệ người già (trên 60 tuổi) sẽ chiếm khoảng 25% dân số và tỷ lệ phụ thuộc của dân số già là 42% Hơn nữa phần lớn phí đóng vào BHXH đều dành cho việc chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí. Trong số 20% quỹ lương mà người lao động và người sử dụng lao động đóng góp vào BHXH thì có tới 16% dành cho chế độ hưu trí và tử tuất trong đó chủ yếu dành cho chế độ hưu trí. Trong thời gian tới tỷ lệ hưu trí tử tuất tiếp tục tăng chiếm khoảng 22%tổng số lương. Hơn nữa thời gian hưởng chế độ này thường lâu dài nên nó ảnh hưởng đến người lao động nhiều hơn so với các chế độ BHXH khác. Vì thế chế độ bảo hiểm hưu trí đã góp phần cùng với chế độ BHXH khác tạo nên ý nghĩa của BHXH nói chung trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý. Đối với người lao động là kết quả tích luỹ trong suốt quá trình làm việc, sau khi về hưu họ thấy yên tâm trong cuộc sống là chỗ dựa tinh thần giúp họ không thấy mặc cảm là gánh nặng cho gia đình và xã hội. b. Khía cạnh pháp lý Tổ chức lao động quốc tê (ILO) đã thông qua Công ước số 102 năm 1952 quy định những quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội trong đó khuyến nghị các quốc gia thành viên phải thực hiện ít nhất 3 trong 9 chế độ được quy định trong công ước, trong đó có chế độ bảo hiểm hưu trí. Điều này chứng tỏ bảo hiểm hưu trí luôn được ILO, chính phủ các nước cũng như người lao động hết sức quan tâm. Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các Hiến pháp sau này đều khẳng định quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Lao động- TBXH đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Đặc biệt, khi Bộ luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995, trong đó có một chương (Chương XII) quy định về bảo hiểm xã hội Chính phủ cũng đã ra Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Đặc biệt là từ khi luật BHXH 2006 được ban hành nó không chỉ đánh dấu một mốc mới về công tác lập pháp trong lĩnh vực BHXH mà còn cải thiện chế độ hưu trí theo hướng công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế tiến tới giai đoạn phát triển ổn định và bền vững. Nguyên tắc của chế độ bảo hiểm hưu trí. Chế độ bảo hiểm hưu trí là một trong những chế độ của BHXH nên cũng tuân theo các nguyên tắc chung của BHXH(Điều 5 Luật BHXH ) “1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội” Ngoài ra chế độ bảo hiểm hưu trí còn tuân theo các nguyên tắc riêng biệt: Nguyên tắc phân biệt hợp lý chế độ bảo hiểm hưu trí giữa lao động nam và lao động nữ. Nguyên tắc ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định như người lao động hành nghề có tính chất nặng nhọc độc hại, làm việc ở vùng xã xôi hẻo lánh, làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng… Phân loại. + Theo hình thức tham gia: có hai hình thức người lao động tham gia là BH bắt buộc và BH tự nguyện. Chế độ hưu trí là một chế độ BHXH theo đó việc áp dụng nó là bắt buộc đối với tất cả những người lao động làm việc theo hợp đồng dài han, HĐ lao động có thời hạn từ trên 3 tháng, và các đối tượng khác được quy định cụ thể tại điều 2 LBHXH; còn một số đối tượng khác có thể áp dụng loại hình BH tự nguyện. + Theo hình thức hưởng: Việc hưởng chế độ hưu trí hiện nay được thể hiện dưới các hình thức, đó là hưởng lương hưu hàng tháng với mức lương đây đủ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, hưởng lương hưu hàng tháng với mức thấp hơn và hưởng hưu trí một lần. Đối tượng tham gia. 1.5.1 BH hưu trí bắt buộc: Theo quy định tại điều 2 Luật BHXH 2006, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người lao động và người sử dụng lao động + Về phía người lao động, thì đó là những đối tượng tham gia QHLĐ ký HĐ lao động không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, cán bộ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…. + Về phía người sử dụng lao động: đó là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, CT-XH, các cơ quan tổ chức khác và các cá nhân khác có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động… 1.5.2. BH hưu trí tự nguyện Các đối tượng tham gia BH hưu trí tự nguyện là những người lao động khác không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH. 1.6 Quỹ BH hưu trí * Quỹ BH hưu trí bắt buộc Nguồn hình thành quỹ là từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Theo quy định của luật BHXH thì mức đóng góp và phương thức đóng góp như sau: Người lao động hàng tháng đóng góp 5% tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm vào 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Người sử dụng lao động đóng 11% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ 2010 trở đi, thì cứ hai năm mỗi lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%. Đối với Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn thì mức đóng là 16% vào quỹ hưu trí tử tuất, đến 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%. * Quỹ BH tự nguyện Nguồn hình thành quỹ BH tự nguyện khác với quỹ BH bắt buộc là không có sự tham gia của người sử dụng lao động. Mức đóng của người lao động vào quỹ BH tự nguyện là hàng tháng đóng 16%mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng , từ 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ. Thông thường để được hưởng một chế độ bảo hiểm xã hội người hưởng bảo hiểm phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Tuỳ từng chế độ bảo hiểm cụ thể mà điều kiện hưởng khác nhau nhưng nhìn chung đều căn cứ vào mức đóng góp của người tham gia bảo hiểm. Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí, điều kiện quan trọng để người lao động được hưởng bảo hiểm chính là thời gian đóng và tuổi đời. Do vậy, phải đến một mức độ tuổi và có một khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhất định người lao động mới được nghỉ hưu và hưởng trợ cấp. Về nguyên tắc, chế độ bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm dành cho những người đã già không còn tham gia quan hệ lao động nữa, vì vậy, chỉ đến khi hết tuổi lao động người lao động mới đựơc hưởng chế độ này. Trên thế giới, tuỳ điều kiện kinh tế xã hội cũng như tập quán của từng nước mà độ tuổi về hưu của ngừơi lao động đựơc quy định ở các quốc gia khác nhau. Ngay tại một quốc gia ở các thời kỳ khác nhau cũng có những quy định khác nhau về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội. A. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ BẮT BUỘC 1. Chế độ hưu trí hàng tháng. Chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều kiện chung để được hưởng chế độ hưu trí là: đối với lao động nam đủ 60 tuổi, lao động đủ 55 tuổi và có thời đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. Tuổi nghỉ hưu này được giảm tối đa 5 tuổi, cụ thể là 55 tuổi đến 60 tuổi đối với lao động nam, 50 tuổi đến 55 tuổi đối với lao động nữ trong các trường hợp người lao động đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại; có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Đối với những người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân được giảm 5 năm tuổi đời so với những người lao động ở khu vực dân sự.( Điều 50 Luật BHXH ). Ở Mỹ, độ tuổi nghỉ hưu ở cả hai giới là 65 tuổi, ở Anh độ tuổi nghỉ hưu của nam là 65 và nữ là 60 tuổi, ở Nhật tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Hiện nay do tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên nên một số đất nước đang có xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động hoặc áp dụng chế độ hưu trí mền dẻo với các biện pháp không chính thức khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc và nghỉ hưu muộn hơn. Về cơ bản những quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi nghỉ hưu là tương đồng với pháp luật của các nước trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế ở khu vực sản xuất kinh doanh, người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại. tuy tuổi nghỉ hưu đã giảm xong nhiều người lao động vẫn khó thể tiếp tục làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật. Mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng tính trên cơ sở thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương của tiền lương tháng làm cơ sở đóng BHXH. Trước đây quỹ BHXH do ngân sách nhà nước tài trợ nhưng bây giờ quy BHXH được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy mà cách tính mức hưởng bảo hiểm phải dựa vào các yếu tố nêu trên. Điều 52 Luật BHXH quy định mức bảo hiểm cao nhất bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm nhằm đảm bảo sự công bằng giữa lao động nữ và lao động nam khi về hưu bởi lao động nữ về hưu sớm hơn lao động nam 5 năm. Do vậy, lao động nữ đủ 5 tuổi và đủ 25 năm đóng BHXH cũng sẽ được hưởng mức lương hàng tháng tối đa như lao động nam 60 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Với mức hưởng bảo hiểm hưu trí hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc mức hưởng BHXH không đựơc cao hơn tiền lương khi người lao động đang làm việc nhưng cũng không thấp hơn mức BHXH tối thiểu. Ví dụ: Ngày 20/7/2008 Ông A 60 tuổi, làm việc ở doanh nghiệp nhà nước B từ năm 1985, ông đã tham gia đóng BHXH đầy đủ trong suốt quá trình làm việc cho đến nay, giả sử mức lương bình quân tháng của ông là 1,5 triệu đồng. Hỏi chế độ bảo hiểm hưu trí của ông được giải quyết như thế nào? Theo điều 50 và 52 Luật BHXH và các quy định của Thông tư 03/2007/BLĐTBXH thì ông A đủ tuổi để hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí(đối với nam là 60 tuổi) và ông đã có thời gian đóng bảo hiểm là 23 năm(theo quy định chỉ cần có thời gian đóng bảo hiểm đủ 20 năm trở lên) vậy nên ông A sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng. Mức lương hưu hàng tháng ông A được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương(BQTL) đóng BHXH tương ứng với 15năm đóng BHXH và sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm thì tính thêm 2% đối với nam. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng ông A nhận đựơc là 15năm đầu tính bằng 45% Từ năm thứ 16 đến năm thứ 23 là 8 năm, tính thêm 8 x 2 %= 16% Như vậy tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông A là 45% + 16%= 61% Mức BQTL là 1.500.000đ Tiền lương hưu hàng tháng ông A nhận được là 61% x 1.500.000=1.050.000đ. 1.2. Chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn: Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên và có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. . Ví dụ: Ông M làm việc trong điều kiện bình thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng. - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M được tính bằng 55%; - Ông M nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng, như vậy tuổi nghỉ hưu của ông M được tính là 51 tuổi, ông M nghỉ hưu trước tuổi 60 là 9 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 9%; - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M là 55% - 9% = 46%. 2. Chế độ bảo hiểm hưu trí một lần. Theo pháp luật quy định, đối với người lao động khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi đời hoặc thời gian đóng bảo hiểm hoặc cả hai để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì tùy trường hợp mà họ được hưởng trợ cấp một lần, được chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu cho đến khi đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm. Điều này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng BHXH của người lao động mà còn căn cứ vào nguyện vọng của chính bản thân họ. Những trường hợp được hưởng hưu trí một lần được quy định tại điều 55 Luật BHXH, Điều 30 Nghị Định 152/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2007/TT BLĐTBXH. Mức bảo hiểm hưu trí một lần được tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 1,5 tháng mức tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Bà D đến nay đã đủ 55 tuổi, tham gia đóng bảo hiểm xã hiểm 17 năm, mức lương trung bình của bà là 2 triệu. Theo quy định pháp luật, bà D đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội nên bà sẽ được hưởng trợ cấp một lần như sau 17 năm x 1.5 x 2 triệu = 51 triệu. 3. Các quyền lợi khác của người lao động hưởng lương hưu hàng tháng Theo quy định của pháp luật hiện hành, Người lao động có thời gian đóng BHXH trên 25 năm đối với nữ và trên 30 năm đối với lao động nam, ngoài lương hưu hàng tháng, khi nghỉ hưu còn được hưởng thêm trợ cấp một lần. Cụ thể là từ năm 26 trở đi đối với nữ và từ năm thứ 31 đối với nam, cứ mỗi năm đóng BHXH, người lao động được nhận bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Đây là một biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia BH đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. vì trên thực tế, có nhiều có thời gian đóng bảo hiểm rất dài, trong khi đó pháp luật lại khống chế mức tối đa được hưởng là 75%, tương đương với khoảng 25 năm đóng BH đối với lao động nữ và 30 năm đối với lao động nam. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số quyền lợi khác về y tế, tử tuât…theo quy định của pháp luật *** Lưu ý: Đối với người tham gia BH hưu trí là những người thuộc lực lượng công an nhân dân, quân nhân, những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như công an nhân dân, quân nhân thì có chế độ chính sách riêng theo các quy định tại các NĐ: 68/2007, TT 148/2007, TT 130/2007, TT 01/2008… Nhìn chung các đối tượng này có cách tính lương khác và có nhiều ưu đãi hơn so với người lao động làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực khác, theo chế độ chính sách của nhà nước, cho nên việc tham gia BH của các đối tượng này được hưỡng dẫn cụ thể tại các thông tư của Bộ Quốc phòng cũng như các TT liên tịch. Ví dụ về tuổi đời để hưởng lương hưu trí, các đối tượng này thường được giảm 5 năm so vơi người lao động bình thường, hoặc dựa vào số năm công tác trong ngành đề làm căn cứ tình chế độ hưu trí B. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN . Chế độ hưu trí tự nguyện là chế độ mà người lao động được hưởng khi họ tham gia đóng BHXH tự nguyện- loại hình BH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Về cơ bản, chế độ hưu trí tự nguyện hoàn toàn giống với chế độ bắt buộc. Tuy nhiên sự khác nhau căn bản giữa hai chế độ này thể hiện ở các khía cạnh sau: Đối tượng tham gia Nếu như Đối tượng tham gia đóng BH bắt buộc là hầu hết người lao động tham gia LĐ với hợp đồng không xác định thời hạn, HĐ với thời hạn tù 3 tháng trở lên, các sĩ quan, quân nhân… (như quy định tại điều 2, khoản 1) Thì đối tượng tham gia BH tự nguyện là những trường hợp tại điều 2, khoản 5 Luật BHXH, điều 2 NĐ 190/2007, gồm: + Người lao động làm việc theo HĐ dưới 3 tháng + Cán bộ không chuyên trách cấp xã + Người lao động tự tạo việc làm + Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần + Các đối tượng tự nguyện khác Đặc điểm căn bản ở đây là tất cả các đối tượng tự mình tham gia không có sự ép buộc từ phía luật pháp, phù hợp với thu nhập thực tế của bản thân Cách tính lương hưu Khác với chế độ BH bắt buộc, việc tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH phụ thuộc vào cách thức trả lương, còn chế độ BH tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính cho toàn bộ thời gian : (Mức bq thu nhập tháng đóng BHXH= Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH/ Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện). THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP. 1. Bất cập 1.1 Bất cập trong đóng BH hưu trí trong tổng thể Chế độ BHXH nói chung: Thực chất, Bảo hiểm hưu trí là một bộ phận không thể tách rời ra trong hệ thống BHXH, cho nên xem xét việc thu và chi quỹ BH hưu trí luôn gắn liền với chế độ BHXH. Theo báo cáo tại ĐBQH khóa 12 của Chính phủ cho thấy, mặc dù số đối tượng và kinh phí thu BHXH ngày càng tăng song kết quả của việc thu bảo hiểm xã hội vẫn chưa đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động và luật BHXH, thể hiện ở một số vấn đề sau: - Các cơ quan thực thi pháp luật chưa xác định và quản lý chính xác được số lượng đối tượng đóng BHXH bắt buộc: Năm 2006 có 6.746.553 người thực tế tham gia đóng BHXH chiếm khoảng 63% số người bắt buộc phải tham gia BHXH. 9 tháng đầu năm 2007 có 7.781.000 người tham gia, chiếm khoảng 67% số người phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên việc xác định số người phải tham gia BHXH bắt buộc hàng năm chủ yếu dựa trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động và kết quả điều tra thống kê lao động chung hàng năm. Còn trên thực tế số lượng lao động cụ thể thuộc diện phải tham gia BHXH theo luật định hàng năm chưa thể xác định chính xác. Hiện nay vẫn còn nhiều người sử dụng lao động lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ thu được theo số lượng lao động mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tự giác đăng ký. - Một bộ phận doanh nghiệp còn khai mức lương thấp để giảm số tiền đóng BHXH; thậm chí có doanh nghiệp chỉ tham gia đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu. - Tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn tồn tại ở không ít các đơn vị sử dụng lao động: Năm 2006, số tiền nợ đóng BHXH là 1.058 tỷ đồng, đến tháng 9 năm 2007, số nợ đọng và chậm đóng BHXH đã là 2.156 tỷ đồng. Một số đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền khá lớn như: thành phố Hà Nội có 58 đơn vị nợ tiền bảo hiểm xã hội trên 500 triệu/đơn vị; thành phố Hồ Chí Minh có 39 doanh nghiệp nợ trên 2 quý tiền bảo hiểm xã hội với tổng số tiền là 39,01 tỷ đồng (bình quân trên 1 tỷ/1 đơn vị) Tình trạng trốn, nợ, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho ngành BHXH mà quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp của người lao động bị xâm hại, nhất là về sau nay khi họ không còn khả năng, co hôi để làm việc, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân - Phần lớn người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, hợp tác xã ít hiểu biết pháp luật lao động nói chung và pháp luật về BHXH nói riêng, hiểu không đầy đủ quyền lợi của mình trong quan hệ lao động, đặc biệt chưa thấy rõ được lợi ích của việc tham gia BHXH về lâu dài nên không kiên quyết yêu cầu chủ sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH cho mình. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và pháp luật BHXH còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó có một bộ phận lao động tuy có hiểu biết về quy định BHXH nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên đã thỏa hiệp với người sử dụng lao động không tham gia BHXH. 1.2 Bất cập trong chi quỹ BH hưu trí- BHXH. Qua xem xét tình hình thu - chi quỹ hưu trí, tử tuất của quỹ BHXH,thấy nổi lên một số vấn đề bất cập, chưa thể hiện được nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH và ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội: - Đối tượng và kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp tử tuất do quỹ BHXH đảm bảo tăng khá nhanh: năm 2002 quỹ BHXH đã phải chi trả chế độ lương hưu và trợ cấp tử tuất cho 244.476 người (bình quân 20 người đóng/1 người hưởng BHXH), đến 2006 quỹ BHXH đã phải chi trả cho 596.350 người (bình quân 11 người đóng/1 người hưởng BHXH). Năm 2002, kinh phí chi trả quỹ BHXH mới chiếm khoảng 37,1% tổng quỹ thu được trong năm, đến năm 2006 tỷ lệ này đã là 57%. Trong khi đó, theo nguyên tắc đóng – hưởng và cân đối thu – chi của quỹ thì đến năm 2015 quỹ BHXH mới phải chi trả lương hưu và trợ cấp tử tuất cho những người về hưu đầu tiên. - Việc chi trả quỹ BHXH ngày càng tăng đi đôi với mức hưởng tăng lên của các đối tượng: Mức lương hưu của các đối tượng tăng lên khá cao, nếu như mức lương hưu bình quân chung năm 2002 là 446 ngàn đồng/tháng thì theo tiến trình thực hiện đề án cải cách chính sách tiền lương năm 2003-2007, tiền lương hưu bình quân năm 2007 là 1.374 ngàn đồng/tháng, tăng thêm 208% so với năm 2002. Việc điều chỉnh lương hưu của các đối tượng về hưu trong các giai đoạn khác nhau nhằm giải quyết bất hợp lý về tiền lương hưu giữa các thời kỳ và bảo đảm đời sống cho người về hưu trước tháng 9/1985 và tháng 4/1993, xoá dần sự phân biệt tiền lương hưu theo năm công tác đóng BHXH, tuổi nghỉ hưu và mức lương bình quân trước khi nghỉ hưu. Trong hai ngày 5-6/3/2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá về tình hình thực hiện luật Bảo hiểm xã hội trong hai năm 2007, 2008. “Tính đến cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần 70% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Bên cạnh đó, có trên 6.200 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó chủ yếu là những người trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, số tiền nợ đóng BHXH là 2000 tỷ đồng, chiếm 7,0% tổng số phải thu theo chỉ tiêu được giao. Số tiền nợ trong hai năm qua tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp. Trong đó, riêng năm 2008, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 35%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 33% tổng số tiền chậm đóng, nợ đóng BHXH. Về việc thực hiện chế độ BHXH, cuối năm 2008 đã giải quyết trên 117.700 người hưởng BHXH hàng tháng, trong đó hưu trí là 96.500 người, giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn cho 2,5 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, gần 600. 000 lượt người hưởng chế độ thai sản, trên 4.500 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN và khoảng 500.000 lượt người hưởng trợ cấp dưỡng sức, phụ hồi sức khỏ”.. 1.3 Những bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành Một số quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành không còn phù hợp, cụ thể: + Quyền lợi và trách nhiệm khi đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định trong các chế độ, nhất là hưu trí chưa hợp lý; người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít, về hưu sớm nhưng hưởng chế độ với thời gian dài; tổng số tiền đóng vào quỹ của mỗi người từ khi đi làm đến khi nghỉ hưu thấp hơn nhiều so với tổng số tiền lương hưu mà người đó đã hưởng từ khi nghỉ hưu đến khi chết; ngược lại, người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài nhưng chưa hưởng lương hưu hoặc mới hưởng lương hưu ít năm bị chết mà thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì chỉ được hưởng tối đa 12 tháng lương hưu. Theo mức đóng hiện nay thì tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội trong 30 năm của một người hưởng lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định chỉ đủ chi trả lương hưu bình quân 8 năm. Trong khi đó, thời gian hưởng lương hưu của người nghỉ hưu bình quân là 16 năm. Do đó, Quỹ bảo hiểm xã hội phải bù thêm bình quân 8 năm cho mỗi người nghỉ hưu. + Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn (thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất) chưa bảo đảm cân đối dài hạn. Kết quả tính toán cho thấy, quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn có thể có khả năng cân đối thu- chi đến năm 2019, từ năm 2020 trở đi, số chi lớn hơn số thu. Quỹ sẽ giảm nhanh và dự báo năm 2031 số chi sẽ lớn hơn rất nhiều so với số thu. Nguyên nhân của tình trạng này là do các quy định về quyền lợi hưởng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa hợp lý; tỷ lệ số người đóng bảo hiểm xã hội cho một người hưởng lương hưu giảm dần (năm 2000 có 34 người đóng/1 người hưởng, thì năm 2004 giảm còn 19 người). Pháp luật qui định về tuổi nghỉ hưu là nam phải đủ 60, nữ phải đủ 55 , song, từ năm 1999 đến nay, do thực hiện một số chính sách xã hội như tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức trong khu vực hành chính sự nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước nên tuổi nghỉ hưu bình quân chỉ đạt 51,8 đã làm giảm nguồn thu và tăng chi trả từ Quỹ; tiền đầu tư có mức tăng trưởng thấp + Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa được quy định cụ thể, nên người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có nguyện vọng chưa được tham gia loại hình bảo hiểm xã hội này. Chính sách về bảo hiểm thất nghiệp cho người bị thất nghiệp chưa được ban hành, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp hiện nay ở nước ta chiếm khoảng 6%, người lao động đều phải tự lo nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. + Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội đa số là những văn bản dưới luật và còn tản mạn, chồng chéo. Những năm gần đây, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội như: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam nên việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội còn chưa đồng bộ, thống nhất. 2.Giải pháp Như trên đã phân tích, tình hình thực tiễn hiện nay, quỹ BHXH có nguy cơ bị đe dọa, tương lai nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ xảy ra tình trạng vỡ nợ quỹ lương cũng như quỹ BHXH. Do đó cần phải có những giải pháp tích cực. Theo bà Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, để đảm bảo an toàn cho Quỹ BHXH thì nên thực hiện 7 giải pháp: “Thứ nhất, phải cân đối được thu - chi bằng cách điều chỉnh tỷ lệ đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động đồng thời với việc quản lý, sử dụng Quỹ BHXH một cách hợp lý, để quỹ này có thể sinh lời, tăng trưởng. Thứ hai, về quản lý Quỹ BHXH, trong thời gian tới, để tăng mức sinh lời của quỹ thì phải đầu tư vào những lĩnh vực vừa an toàn vừa sinh lời, lãi suất phải “dương” so với trượt giá. Quỹ BHXH là một quỹ rất lớn, có số dư rất lớn. Năm 2004, chúng ta thu 10.000 tỷ đồng. Khối lượng tiền này, nếu được quay vòng đầu tư sinh lời an toàn nhất thì sau 10 - 20 năm nữa, khoản sinh lời sẽ rất đáng kể. Thứ ba, xin tiếp thu việc giảm chi phí quản lý theo sự chỉ đạo của Chính phủ: giảm từ mức 4% xuống còn 3,6% và tiến tới không quá 3% trong số sinh lời để làm quản lý. Chúng tôi sẽ dùng công nghệ khoa học, tổ chức lại lao động... để giảm chi phí xuống thậm chí chỉ ở mức 2%. Thứ tư, cần phát huy tối đa tiềm năng lao động còn trong độ tuổi. Hạn chế tối đa số lao động về hưu sớm. Thứ năm, sẽ tăng thu. Thứ sáu, tăng cường chế tài để xử lý các doanh nghiệp trốn, nợ đóng BHXH cho người lao động. Thứ bảy, thay đổi cách tính bình quân khi nghỉ hưu. Hiện nay mức tính bình quân là 5 năm, tới đây sẽ là 10 năm, tiến tới tính cho cả tổng thời gian đóng BHXH”. Như vậy, để xây dựng một môi trường an sinh hiệu quả và hoàn thiện chúng ta nên thực hiện các giải pháp sau: - Xúc tiến mạnh mẽ công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người lao động, người sử dụng lao động về pháp luật bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao nhận thức quyền lợi và trách nhiệm thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, góp phần làm lành mạnh quan hệ lao động, tăng thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các băn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội :Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức; về bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; về bảo hiểm xã hội tự nguyện;; về giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội và Nghị định quy định về tổ chức bảo hiểm xã hội.: - Kiện toàn hệ thống thanh tra, trước hết là hệ thống thanh tra lao động. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ sở với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lao động, Liên đoàn Lao động và Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố về việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; đồng thời, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia và thụ hưởng; nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội, tinh thần tận tâm, tận tuỵ phục vụ, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động. KẾT LUẬN Chế độ BH hưu trí là một chế độ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống BHXH, thu hút sụ quan tâm của dông đảo người lao động, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu có thể thấy rằng việc thực hiện chế độ hưu trí nói riêng và BHXH nói chung thực tế tồn tại nhiều bất cập. Qua đó đưa ra một số hướng giải pháp, mong rằng trong thời gian tới cũng như về sau, BH hưu trí sẽ được hoàn thiện và thể hiện đúng vai trò của nó vì một nền an sinh vững chắc cho toàn xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ hưu trí Việt Nam.doc