Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn công tác
đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang, tác giả đề
xuất một số gợi ý về mặt chính sách nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của Trường như sau:
Một là, nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho
sinh viên khi đang học tập tại Trường thông qua
các biện pháp sau: Tạo môi trường sinh hoạt ở lớp
thân thiện bằng cách đổi mới phương pháp học tập
truyền thống sang phương pháp học nhóm thảo
luận, thuyết trình. Tổ chức các lớp học thuật như:
võ, vẽ, khiêu vũ,. tạo điều kiện cho sinh viên có
nhiều cơ hội giao lưu với nhiều bạn bè. Nâng cao
chất lượng của các cuộc giao lưu văn nghệ, cuộc
thi tài năng, và các hội nghị cấp khoa (hội nghị học
tốt, gặp gỡ cựu sinh viên,.) để thu hút sinh viên
tham gia.
Hai là, nâng cao sự nhiệt tình cảm thông đối với
sinh viên từ phía Nhà Trường thông qua các biện
pháp sau: Tư vấn hỗ trợ sinh viên về phương pháp
tự học, nghiên cứu tự thiết kế chương trình học
theo khả năng của bản thân, để đáp ứng được đào
tạo tín tín chỉ. Ngoài ra, nhà trường cần bố trí lịch
học và thi hợp lý, thông báo lịch học và thi cho học
viên chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu
những kỳ vọng, và cảm nhận của người học là một
trong những hoạt động không thể thiếu trong quá
trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để làm được điều này, nhà trường cần định kỳ lấy ý
kiến của người học, tìm hiểu những mong muốn và
đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng
của người học ngày càng được cải thiện.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng của khóa học đại học và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CHẤT LƯỢNG CỦA KHÓA HỌC ĐẠI HỌC VÀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
UNIVERSITY COURSE QUALITY AND STUDETNS’ SATISFACTION:
THE CASE OF NHA TRANG UNIVERSITY
Đỗ Văn Cao1, Vũ Văn Xứng2, Phạm Thành Thái3
Ngày nhận bài: 15/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 26/9/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẮT
Bài báo này nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng khóa học tại Trường Đại học
Nha Trang. Tác giả đã sử dụng phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu như Cronbach alpha, phân tích EFA, phân tích
hồi quy bội, và phân tích ANOVA. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo tại trường,
đồng thời đã đo lường 5 nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên và đề xuất các giải pháp, trong đó nhà trường cần
chú trọng cải thiện nhân tố đời sống văn hóa xã hội. Ngoài ra, các nhân tố khác về sự nhiệt tình cảm thông; đội ngũ giảng
viên; chương trình đào tạo và quản lý phục vụ đào tạo cũng cần được nhà trường quan tâm đầu tư.
Từ khóa: Chất lượng của khóa học đại học, sự hài lòng của sinh viên, Trường Đại học Nha Trang, Cronbach alpha,
phân tích EFA
ABSTRACT
This study evaluated the level of student’s satisfaction with course quality at Nha Trang University. The author used
the methods and data analysis tools such as Cronbach alpha, EFA analysis, a multiple regression analysis, and ANOVA.
The results have shown that students satisfi ed with the quality of education at the university. The research have also
measured fi ve factors affecting student satisfaction and proposed potential solutions, in which the school should focus
on factors that improve social and cultural life. In addition, other factors such as enthusiasm sympathy; teaching staff;
training programs and management of training services should be more interested.
Keywords: University course quality, student’s satisfaction, Nha Trang University, Cronbach alpha, EFA analysis
1 Đỗ Văn Cao: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Vũ Văn Xứng: Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Phạm Thành Thái: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay,
trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực, việc nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường đại học càng
trở nên cấp thiết. Trước tình hình đó Trường Đại
học Nha Trang đã quyết tâm hành động phát huy
truyền thống, sức mạnh của tập thể nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng đào tạo của trường như:
đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy ý kiến đánh
giá của người học, chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ,
coi người học là trung tâm, phát huy tính chủ động
sáng tạo của người học,... Vì sinh viên vừa là đối
tượng giáo dục, có lợi ích gắn bó mật thiết với tính
hiệu quả của chương trình giảng dạy; vừa là thành
phần tham gia trực tiếp vào các hoạt động giảng
dạy và học tại trường. Do đó, sinh viên luôn đưa ra
những nhận xét khách quan và chân thực nhất về
chất lượng đào tạo của trường, từ đó đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp
ứng sự hài lòng của sinh viên.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các thành phần thuộc chất lượng
đào tạo của khóa học và sự hài lòng của sinh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
viên tại Trường Đại học Nha Trang, với khách thể
nghiên cứu là sinh viên đại học chính quy năm cuối
tại Trường Đại học Nha Trang.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1/8/2012 -
30/1/2013.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ
sở lý thuyết về sự hài lòng của sinh viên về chất
lượng khóa học, cấu trúc thứ bậc của các tiêu chí
hài lòng của sinh viên và nghiên cứu của các tác
giả trước. Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước:
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với
phương pháp nghiên cứu định lượng. Thang đo cho
các khái niệm nghiên cứu được sử dụng là thang đo
Likert 5 điểm, được xác định như sau: < 3 mức thấp;
3,00 ÷ 3,24 mức trung bình; 3,25 ÷ 3,49 mức
trung bình khá; 3,5 ÷ 3,74: mức khá cao/ khá tốt;
3,75 ÷ 3,99: mức tốt/ mức cao; ≥ 4,00: mức rất tốt/
rất cao. Một số phương pháp phân tích được sử
dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra
như: Phân tích Cronbach Alpha và phân tích nhân tố
khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) được
sử dụng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo;
để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
đề tài sử dụng phân tích tương quan, hồi quy tuyến
tính bội, và phân tích phương sai (ANOVA). Dữ liệu
cho nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp với kích thước
mẫu là 500 sinh viên năm cuối thuộc các khoa: Kinh
tế, Kế toán - Tài chính, Ngoại ngữ, Xây dựng, Công
nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật giao
thông, Cơ khí và Viện Công nghệ sinh học và môi
trường được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu
định mức với thuộc tính kiểm soát là Khoa.
3. Cơ sở lý thuyết về chất lượng khóa học đại
học và sự hài lòng của sinh viên
Chất lượng khóa học đại học là khái niệm
đa hướng được đo lường thông qua 6 khái niệm
thành phần của nó, gồm: (1) Đội ngũ giảng viên, (2)
Chương trình đào tạo, (3) Cơ sở vật chất và trang
thiết bị học tập, (4) Công tác quản lý và phục vụ đào
tạo, (5) Sự nhiệt tình cảm thông của Trường và (6)
Đời sống văn hóa xã hội.
Chương trình đào tạo là kế hoạch đào tạo của
khoa cho từng môn học bao gồm nội dung, thời
lượng, đề thi cho từng môn học và tuần tự học các
môn trong quá trình học [5]. Thang đo này bao gồm
5 biến quan sát: Nội dung chương trình đào tạo
của Trường là hợp lý (Q1.1); thời lượng dành cho
học phần là phù hợp (Q1.2); các học phần trong
chương trình được tổ chức một cách có hệ thống
(Q1.3); không có quá nhiều áp lực trong học tập,
nghiên cứu (Q1.4); nội dung được học có giá trị hữu
ích cho sinh viên (Q1.5).
Đội ngũ giảng viên là các phẩm chất của giảng
viên tác động đến quá trình học tập của người học,
bao gồm các hoạt động giảng dạy và ngoài giảng
dạy của giảng viên [5]. Thang đo này bao gồm 7
biến quan sát: giảng viên có thái độ gần gũi và thân
thiết với học viên (Q2.1); giảng viên có trình độ trình
độ hiểu biết sâu (Q2.2); giảng viên có trình độ trình
độ hiểu biết rộng (Q2.3); giảng viên có kinh nghiệm
thực tiễn phong phú và sinh động (Q2.4); giảng viên
cung cấp bài giảng và tài liệu học tập rõ ràng, xúc
tích (Q2.5); giảng viên có thái độ làm việc tận tụy,
nghiêm túc trong giảng dạy (Q2.6); giảng viên giúp
đỡ sinh viên khi gặp khó khăn trong học tập (Q2.7).
Công tác quản lý và phục vụ đào tạo thể hiện
qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cung cách
ph ục vụ chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên
phục vụ trong trường đối với sinh viên [4]. Thang đo
này bao gồm 6 biến quan sát: các thông tin cần thiết
được thông báo đến sinh viên chính xác (Q3.1); các
thủ tục hành chính được khoa giải quyết nhanh cho
sinh viên (Q3.2); văn phòng chức năng của Trường
giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của sinh viên thỏa
đáng (Q3.3); các phòng ban chức năng nhiệt tình,
vui vẻ, tôn trọng sinh viên (Q3.4); nhân viên thư
viện có thái độ vui vẻ và tôn trọng sinh viên (Q3.5);
nhân viên phục vụ thiết bị giảng dạy, âm thanh giảng
đường luôn phục vụ nhanh chóng kịp thời (Q3.6).
Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập là năng
lực phục vụ của cơ sở vật chất phục vụ học tập như
máy móc trang thiết bị, giảng đường, âm thanh, máy
chiếu bao gồm cả thư viện [2]. Thang đo này bao
gồm 4 biến quan sát: Thiết bị công nghệ thông tin
phục vụ giảng dạy và học tập hoạt động tốt (Q4.1);
các giảng đường đảm bảo chỗ ngồi cho sinh viên
(Q4.2); website của Trường hoạt động có hiệu quả
(Q4.3); nguồn tài liệu trong thư vi ện đáp ứng được
nhu cầu của người học (Q4.4).
Sự nhiệt tình cảm thông là việc thể hiện sự
quan tâm, chăm sóc, chia sẻ đến từng cá nhân sinh
viên [4]. Thang đo này bao gồm 5 biến quan sát:
Khóa học có sự linh động mềm dẻo để đáp ứng
nhu cầu học tập của sinh viên (Q5.1); Trường sắp
xếp giờ học chính hợp lý và thuận tiện cho sinh viên
(Q5.2); Trường sắp xếp giờ thi, lịch thi hợp lý và
thuận tiện cho sinh viên (Q5.3); Trường thực hiện
kế hoạch giảng dạy đúng như đã thông báo (Q5.4);
Nhà trường thông báo các thông tin mới chính xác
và kịp thời (Q5.5).
Đời sống văn hóa và xã hội là các hoạt động
đoàn hội và các hoạt động ngoài học tập của khoa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95
giúp SV có nhiều cơ hội học tập và giao lưu, kết
bạn và trao đổi học tập [2]. Thang đo này bao gồm
6 biến quan sát: các cuộc giao lưu văn nghệ của
đoàn khoa thu hút sinh viên tham gia (Q6.1); các
cuộc thi tài năng do khoa tổ chức hấp dẫn và thú
vị (Q6.2); các hội nghị cấp khoa thu hút sinh viên
(Q6.3); môi trường sinh hoạt ở lớp là gần gũi và
thân thiện (Q6.4); sinh viên có nhiều cơ hội giao lưu
với nhiều bạn bè (Q6.5); sinh viên có cơ hội tham
gia các lớp học thuật (Q6.6).
Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng
khóa học là một phản ứng mang tính cảm xúc
của sinh viên được tích lũy theo thời gian đáp lại
chất lượng giáo dục đào tạo mà sinh viên nhận
được trong quá trình học tập tại cơ sở đào tạo [3].
Thang đo sự hài lòng của sinh viên bao gồm 7 biến
quan sát: sinh viên cảm thấy hài lòng về chương
trình đào tạo của Nhà trường (Q7.1); sinh viên hài
lòng về đội ngũ giảng viên của Nhà trường (Q7.2);
sinh viên hài lòng với cơ sở vật chất và trang thiết
bị học tập của Nhà trường (Q7.3); sinh viên hài
lòng đối với công tác quản lý và phục vụ đào tạo
tại Trường (Q7.4); sinh viên hài lòng với sự nhiệt
tình cảm thông của Khoa (Q7.5); sinh viên hài lòng
về đời sống văn hóa xã hội tại Trường (Q7.6); sinh
viên hài lòng về chất lượng Khóa học của mình
(Q7.7).
Như vậy, các yếu tố cấu thành nên chất lượng
khóa học mà sinh viên nhận được sẽ ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng của họ khi học tập tại trường.
4. Mô hình nghiên cứu
Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Trường ĐH Nha Trang
Đời sống văn hóa xã hội
Chương trình đào tạo
Công tác quản lý và phục vụ đào tạo
Sự nhiệt tình cảm thông
Cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập
Đội ngũ giảng viên
Sự hài lòng của sinh viên
Trong mô hình nghiên cứu, tất cả các yếu tố
thuộc thành phần chất lượng khóa học đại học đều
giả thiết là có tác động dương đến sự hài lòng của
sinh viên.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn
mẫu định mức với thuộc tính kiểm soát là Khoa
chuyên ngành. Tác giả tiến hành điều tra bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp sinh viên các
Khoa trong trường. Tổng số bản câu hỏi phát ra là
500, số bản câu hỏi thu về là 500, số mẫu hợp lệ là
497 với tỷ lệ 99,4%.
Bảng 1. Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu
Giới tính Số lượng Phần trăm (%)
Nam 189 38,0
Nữ 308 62,0
Tổng cộng 497 100,0
Bảng 1 trình bày kết quả thống kê mẫu theo
giới tính. Kết quả cho thấy trong tổng số 497 sinh
viên, có 189 quan sát là nam, chiếm 38% và 308 nữ,
chiếm 62%. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với
cơ cấu sinh viên nam, nữ tại Trường Đại học Nha
Trang. Do vậy, mẫu nghiên cứu có thể đại diện cho
tổng thể nghiên cứu.
Bảng 2. Thống kê sinh viên theo khoa/viện
STT Ngành học Số lượng Phần trăm (%)
1 Khoa Kinh tế 109 21,9
2 Khoa kế toán – Tài chính 173 34,8
3 Khoa Công nghệ thực phẩm 66 13,3
4 Khoa Công nghệ thông tin 32 6,4
5 Viện công nghệ sinh học môi trường 40 8,0
6 Khoa Kỹ thuật giao thông 43 8,7
7 Khoa cơ khí 34 6,8
Tổng cộng 497 100,0
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 2 trình bày kết quả thống kê mẫu theo
Khoa/viện trong toàn Trường. Kết quả cho thấy
Khoa Kế toán - Tài chính có 173 mẫu (34,8%);
Khoa Kinh tế có 109 mẫu (21,9%); Khoa công
nghệ thực phẩm có 66 mẫu (13,3%); Khoa công
nghệ thông tin có 32 mẫu (6,4%); Viện công nghệ
sinh học môi trường có 40 mẫu (8%); Khoa kỹ
thuật giao thông có 43 mẫu (8,7%); Khoa cơ khí
có 34 mẫu (6,8%). Nhìn chung, cỡ mẫu phân bổ
theo Khoa là phù hợp với tỷ lệ sinh viên trong
từng khoa so với tổng sinh viên của 7 Khoa, Viện
đào tạo của Trường.
2. Kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố và độ tin cậy của thang đo
Nhân tố Biến quan sát
Các nhân tố Cronbach’s alpha
1 2 3 4 5 6 7
Đội ngũ
giảng viên
Q2.1 0,689
0,736
Q2.2 0,611
Q2.5 0,610
Q2.6 0,607
Q2.4 0,568
Q2.7 0,527
Q2.3 0,520
Công tác
quản lý và
phục vụ
đào tạo
Q3.1 0,732
0,648
Q3.3 0,697
Q3.4 0,639
Q3.5 0,525
Q3.2 0,516
Q3.6 0,502
Đời sống
văn hóa và
xã hội
Q6.2 0,784
0,743
Q6.3 0,764
Q6.4 0,712
Q6.6 0,676
Q6.5 0,652
Q6.1 0,614
Sự nhiệt
tình cảm
thông
Q5.3 0,748
0,708
Q5.2 0,722
Q5.5 0,705
Q5.1 0,697
Q5.4 0,682
Cơ sở vật
chất và
trang thiết
bị học tập
Q4.1 0,692
0,638
Q4.3 0,679
Q4.4 0,508
Q4.2 0,429
Chương
trình đào
tạo
Q1.3 0,789
0,613
Q1.5 0,776
Q1.4 0,767
Q1.1 0,657
Q1.2 0,627
Sự hài lòng
của sinh
viên
Q7.3 0,832
0,794
Q7.5 0,822
Q7.2 0,712
Q7.1 0,709
Q7.4 0,707
Q7.7 0,701
Q7.6 0,631
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97
Từ bảng 3 cho thấy có tổng cộng 7 nhân tố được
rút ra đúng như mong đợi của nghiên cứu, các chỉ
báo đo lường hội tụ trên những khái niệm giả thiết và
các nhân tố là tách rời và các giá trị trọng số nhân tố
đều lớn hơn 0,5. Những chứng cứ này đã khẳng định
tính đơn hướng của các chỉ báo, độ giá trị phân biệt
và hội tụ của các thang đo lường sử dụng trong mô
hình. Bên cạnh đó các hệ số Cronbach’s alpha của
cả 7 thang đo các khái niệm đều lớn hơn 0,6, điều
này chứng tỏ độ tin cậy của các thang đo.
3. Kết quả phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết
Bảng 4. Kết quả phân tích mô hình hồi qui
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê
Student
Mức ý
nghĩa
Hệ số kiểm định đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 1,026 0,166 6,197 0,000
CTDT 0,158 0,040 0,158 30,979 0,000 0,755 1,324
DNGV 0,169 0,045 0,165 30,796 0,000 0,633 1,579
QLPV 0,130 0,044 0,117 20,936 0,003 0,750 1,334
CSVC 0,037 0,035 0,042 10,070 0,285 0,783 1,277
NTCT 0,231 0,035 0,256 60,636 0,000 0,803 1,246
VHXH 0,359 0,041 0,374 80,691 0,000 0,645 1,550
Biến số phụ thuộc: Sự hài lòng của sinh viên; R2 điều chỉnh= 0,406, F(Sig) = 57,539( 0,000)
Thống kê F = 57,539 với Sig = 0,000 chứng tỏ
mô hình hồi quy là phù hợp. Cả 6 biến số góp phần
giải thích 40,60% sự biến động của sự hài lòng của
sinh viên. Các hệ số Tolerance là khá cao từ 0,633
trở lên, và các hệ số VIF đều dưới 2,0, điều này
chứng tỏ sự cộng tuyến giữa các biến độc lập là rất
thấp, phù hợp với giả định trong nghiên cứu này là
các biến số là độc lập với nhau.
Ngoại trừ hệ số hồi quy chỉ sự tác động của
cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập không có ý
nghĩa thống kê (Sig > 0,05), các hệ số hồi quy còn
lại đều có ý nghĩa thống kê. Mức độ tác động của
các biến số đến sự hài lòng của sinh viên thể hiện
ở hệ số hồi quy chuẩn hóa; cường độ tác động của
các nhân tố được sắp xếp giảm dần, trong đó biến
số có tác động dương mạnh nhất đến sự hài lòng
của sinh viên là đời sống văn hóa xã hội (0,374),
tiếp theo là sự nhiệt tình cảm thông (0,256), kế đến
là đội ngũ giảng viên (0,165), kế nữa là chương trình
đào tạo (0,158), và cuối cùng là quản lý và phục vụ
đào tạo (0,117).
4. Kết quả đo lường sự hài lòng của sinh viên
Trường Đại học Nha Trang đối với chất lượng
khóa học
Đời sống văn hóa xã hội: Mức độ hài lòng của
sinh viên ở mức trung bình khá đối với 4 biến quan
sát là Q6.1 (các cuộc giao lưu văn nghệ của đoàn
khoa thu hút sinh viên tham gia); Q6.2 (các cuộc thi
tài năng do khoa tổ chức hấp dẫn và thú vị); Q6.3
(các hội nghị cấp khoa thu hút sinh viên); và Q6.5
(sinh viên có nhiều cơ hội giao lưu với nhiều bạn bè)
với giá trị trung bình lần lượt là 3,34; 3,30; 3,31 và
3,32. Mức độ hài lòng của sinh viên ở mức trung
bình đối với biến quan sát là Q6.6 (sinh viên có cơ
hội tham gia các lớp học thuật như: võ, vẽ, khiêu
vũ) với giá trị trung bình là 3,14. Mức độ hài lòng
của sinh viên ở mức thấp đối với biến quan sát là
Q6.4 (môi trường sinh hoạt ở lớp là gần gũi và thân
thiện) với giá trị trung bình là 2,75.
Sự nhiệt tình cảm thông: Mức độ hài lòng của
sinh viên là khá cao đối với hai biến quan sát Q5.2
(Trường sắp xếp giờ học chính hợp lý và thuận tiện
cho sinh viên) và Q5.5 (Nhà trường thông báo các
thông tin mới chính xác và kịp thời) với giá trị trung
bình lần lượt là 3,54 và 3,56. Mức độ hài lòng của
sinh viên ở mức trung bình khá đối với hai biến quan
sát là Q5.3 (Trường sắp xếp giờ thi, lịch thi hợp lý
và thuận tiện cho sinh viên); và Q5.4 (Trường thực
hiện kế hoạch giảng dạy đúng như đã thông báo)
với giá trị trung bình lần lượt là 3,29 và 3,28. Mức độ
hài lòng của sinh viên ở mức trung bình đối với biến
quan sát là Q5.1 (khóa học có sự linh động mềm
dẻo để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên) với
giá trị trung bình là 3,08.
Đội ngũ giảng viên: Mức độ hài lòng của sinh
viên ở mức khá cao đối với biến quan sát Q2.5 (giảng
viên cung cấp bài giảng và tài liệu học tập rõ ràng,
xúc tích) với giá trị trung bình là 3,51. Mức độ hài
lòng của sinh viên ở mức trung bình khá đối với hai
biến quan sát là Q2.1 (giảng viên có thái độ gần gũi,
thân thiết với học viên); và Q2.4 (giảng viên có kinh
nghiệm thực tiễn phong phú, sinh động) với giá trị
trung bình lần lượt là 3,27 và 3,35. Mức độ hài lòng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
của sinh viên ở mức trung bình đối với hai biến quan
sát là Q2.3 (giảng viên có trình độ trình độ hiểu biết
rộng); và Q2.6 (giảng viên có thái độ làm việc tận
tụy, nghiêm túc trong giảng dạy) với giá trị trung bình
lần lượt là 3,19 và 3,20. Mức độ hài lòng của sinh
viên ở mức thấp đối với hai biến quan sát là Q2.2
(giảng viên có trình độ trình độ hiểu biết sâu); và
Q2.7 (giảng viên giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn
trong học tập) với giá trị trung bình lần lượt là 2,75
và 2,99.
Chương trình đào tạo: Mức độ hài lòng của sinh
viên ở mức trung bình khá đối với hai biến quan sát
là Q1.1 (nội dung chương trình đào tạo của Trường
là hợp lý); và Q1.5 (nội dung được học có giá trị
hữu ích cho sinh viên) với giá trị trung bình lần lượt
là 3,29 và 3,30. Mức độ hài lòng của sinh viên ở
mức trung bình đối với hai biến quan sát là Q1.2
(thời lượng dành cho học phần là phù hợp); và Q1.4
(chương trình đào tạo không có quá nhiều áp lực
trong học tập, nghiên cứu) với giá trị trung bình lần
lượt là 3,00 và 3,20. Mức độ hài lòng của sinh viên ở
mức thấp đối với biến quan sát Q1.3 (các học phần
trong chương trình được tổ chức một cách có hệ
thống) với giá trị trung bình là 2.92.
Quản lý và phục vụ đào tạo: Mức độ hài lòng
của sinh viên ở mức trung bình đối với hai biến quan
sát là Q3.4 (các phòng ban chức năng nhiệt tình, vui
vẻ, tôn trọng sinh viên); và Q3.5 (nhân viên thư viện
có thái độ vui vẻ và tôn trọng sinh viên) với giá trị
trung bình lần lượt là 3,03 và 3,17. Mức độ hài lòng
của sinh viên ở mức thấp đối với các biến quan sát
là Q3.1(các thông tin cần thiết được thông báo đến
sinh viên chính xác, với giá trị trung bình là 2,88);
Q3.2 (các thủ tục hành chính được khoa giải quyết
nhanh cho sinh viên, với giá trị trung bình là 2,41);
Q3.3 (văn phòng chức năng của Trường giải quyết
các thắc mắc, khiếu nại của sinh viên thỏa đáng, với
giá trị trung bình là 2,88); và Q3.6 (nhân viên phục
vụ thiết bị giảng dạy, âm thanh giảng đường luôn
phục vụ nhanh chóng kịp thời, với giá trị trung bình
là 2,84).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bằng kỹ thuật phân tích hồi qui bội, độ phù hợp
của mô hình, độ tin cậy và độ giá trị của các thang
đo đã được kiểm định, kết quả cho thấy, ngoại trừ
cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập không có
ý nghĩa thống kê, cả 5 yếu tố còn lại thuộc chất
lượng khóa học đại học đều có có ý nghĩa và có ảnh
hưởng dương đến sự hài lòng của sinh viên.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu
này góp phần vào hệ thống thang đo chất lượng
dịch vụ nói chung, chất lượng dịch vụ đào tạo nói
riêng và sự hài lòng của sinh viên thông qua việc
bổ sung vào đó một hệ thống thang đo chất lượng
dịch vụ và sự hài lòng của sinh. Các nhà nghiên cứu
có thể xem mô hình này như là một mô hình tham
khảo cho các nghiên cứu khác và tại các cơ sở đào
tạo khác.
Về mặt quản trị, nghiên cứu cũng đã gợi ý cho
ban lãnh đạo của Trường Đại học Nha Trang các
chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh
viên, trong đó tập trung vào các chính sách: nâng
cao đời sống văn hóa xã hội cho sinh viên khi đang
học tập tại Trường; nâng cao sự nhiệt tình cảm
thông đối với sinh viên từ phía Nhà Trường; nâng
cao chất lượng của đội ngũ giảng viên; đổi mới
chương trình đào tạo; và nâng cao công tác quản lý
và phục vụ đào tạo.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn công tác
đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang, tác giả đề
xuất một số gợi ý về mặt chính sách nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của Trường như sau:
Một là, nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho
sinh viên khi đang học tập tại Trường thông qua
các biện pháp sau: Tạo môi trường sinh hoạt ở lớp
thân thiện bằng cách đổi mới phương pháp học tập
truyền thống sang phương pháp học nhóm thảo
luận, thuyết trình. Tổ chức các lớp học thuật như:
võ, vẽ, khiêu vũ,... tạo điều kiện cho sinh viên có
nhiều cơ hội giao lưu với nhiều bạn bè. Nâng cao
chất lượng của các cuộc giao lưu văn nghệ, cuộc
thi tài năng, và các hội nghị cấp khoa (hội nghị học
tốt, gặp gỡ cựu sinh viên,...) để thu hút sinh viên
tham gia.
Hai là, nâng cao sự nhiệt tình cảm thông đối với
sinh viên từ phía Nhà Trường thông qua các biện
pháp sau: Tư vấn hỗ trợ sinh viên về phương pháp
tự học, nghiên cứu tự thiết kế chương trình học
theo khả năng của bản thân, để đáp ứng được đào
tạo tín tín chỉ. Ngoài ra, nhà trường cần bố trí lịch
học và thi hợp lý, thông báo lịch học và thi cho học
viên chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu
những kỳ vọng, và cảm nhận của người học là một
trong những hoạt động không thể thiếu trong quá
trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để làm được điều này, nhà trường cần định kỳ lấy ý
kiến của người học, tìm hiểu những mong muốn và
đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng
của người học ngày càng được cải thiện.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99
Ba là, nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng
viên thông qua các biện pháp sau: Luôn cập nhật
bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng
cao kiến thức chuyên môn để truyền đạt tới sinh
viên những tiết học sinh động và hiệu quả. Giảng
viên cần phải cung cấp bài giảng và tài liệu học tập
rõ ràng, xúc tích cho sinh viên. Giảng viên cần phải
có thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc trong giảng
dạy; có thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên, giúp
đỡ sinh viên khi gặp gỡ khó khăn trong học tập.
Bốn là, đổi mới chương trình đào tạo theo các
hướng sau: Nhà trường cần xây dựng chương trình
đào tạo có nội dung hợp lý, và có giá trị hữu ích cho
sinh viên. Thời lượng dành cho các học phần trong
chương trình đào tạo phải phù hợp; các học phần
trong chương trình được tổ chức một cách có hệ
thống; và không gây quá nhiều áp lực trong học tập,
nghiên cứu cho sinh viên. Ngoài ra, Nhà trường phải
luôn luôn cập nhật chương trình cho phù hợp với sự
thay đổi hàng ngày của nền khoa học kỹ thuật, tăng
học phần tự chọn, các học phần nhiệm ý về kỹ năng
mềm nhằm trang bị cho sinh viên thái độ, kiến thức
và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các
tổ chức doanh nghiệp.
Năm là, nâng cao công tác quản lý và phục vụ
đào tạo thông qua các biện pháp sau: Văn phòng
chức năng của Trường cần giải quyết các thắc mắc,
khiếu nại của sinh viên một cách thỏa đáng, nhanh
chóng, nhiệt tình, vui vẻ và tôn trọng sinh viên. Các
thông tin cần thiết cần được thông báo đến sinh viên
một cách chính xác, kịp thời. Các thủ tục hành chính
cần được khoa giải quyết nhanh cho sinh viên. Việc
phục vụ thiết bị giảng dạy, âm thanh giảng đường
cần phải được phục vụ một cách nhanh chóng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hiển, 2011. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ dạy và học của Trường Đại học Nha Trang,
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Nha Trang.
2. Nguyễn Thành Long, 2006. Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An
Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An Giang.
3. Lê Thị Thủy, 2009. Khảo sát và đo lường mức độ hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang về chất
lượng khóa học đại học. Đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nha Trang.
4. Nguyễn Thị Thắm, 2010. Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên,
ĐH Quốc gia TP.HCM, Luận văn thạc sĩ, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_4_2014_16_do_van_cao_579_2024547.pdf