ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI
1.1.1 Lịch sử
Con người thực hiện việc sản xuất ra thức ăn từ nhiều ngàn năm trước, các cây trồng và vật nuôi được giữ lại để làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Từng bước con người đã phát triển một hệ thống phức tạp quản lý tài nguyên đất đai để sản xuất, đó là ngành nông nghiệp. Có thể nói ngành nông nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên của loài người trên trái đất, một số ngành nghề phát triển tiếp theo cũng xuất phát từ ngành nông nghiệp, sự phát triển của xã hội nhờ vào sự thặng dư thực phẩm được tạo ra bởi các nhà nông.
Động vật nói chung tồn tại rất lâu đời trên trái đất, con người đã sử dụng thịt, xương và da của chúng trước khi sự gia hoá xảy ra. Con người đã săn bắt và tiêu thụ các động vật khoảng 2 triệu năm trước khi thuần hoá chúng. Các hành vi thay đổi cần thiết để cho người thợ săn và người rừng trở thành người nông dân đã là một cuộc cách mạng sản xuất lớn. Trong thực tế, sự gia hoá loài vật đại diện cho một bước phát triển quan trọng, đó là những gì mà chúng ta gọi là văn minh. Từ những thú đã được thuần hoá đưa đến sự cần thiết cuối cùng là quản lý, chăm sóc và tìm hiểu để sử dụng chúng một cách tốt nhất cho lợi ích của chúng ta. Những nhu cầu đó tạo ra sự nghiên cứu phát triển một ngành học mà ngày nay chúng ta gọi là ngành chăn nuôi.
35 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chăn nuôi đại cương - Đại cương về ngành chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến khía cạnh di truyền, bao gồm các hành vi hoăc là đáp ứng học hỏi của động vật đối với môi trường. Các ví dụ bao gồm các hành vi tự bảo vệ được và hành vi tìm kiếm thực phẩm và nước.Các loài khác nhau cho thấy mức độ khác nhau của hành vi theo bản năng so với các hành vi học được. Ví dụ, các loài gia cầm phụ thuộc nhiều hơn vào bản năng hơn so với heo có não lớn hơn và phức tạp hơn. Một ảnh hưởng rất quan trọng sự gia hoá về hành vi là để giảm đáp ứng khi môi trường thay đổi. Hành vi đơn lẻ thay đổi này được tìm thấy ở hầu như ở tất cả các nhóm động vật được gia hoá.
1.3.2. Những môi trường khí hậu của thế giới
Xã hội của con người sống và sản xuất nông nghiệp trong nhiều loại khí hậu. Phần lớn các khí hậu nầy đưa đến một số mức độ căng thẳng. Có bốn nhóm khí hậu chính là:
(1) Khí hậu nhiệt đới
Rừng với mưa nhiều che phủ hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm. Nơi đó chỉ được chút ít đất được sử dụng cho nông nghiệp. Các khu vực ẩm độ trung bình chủ yếu là các phần của vùng nhiệt đới được sử dụng cho nông nghiệp. Thời tiết chính thay đổi từ mùa nầy qua mùa khác trong vùng nhiệt đới không phải là nhiệt độ ở xung quanh nhưng là tổng số và phân phối lượng mưa. Điều này có nghĩa là chỉ có hai mùa mưa và khô, với ít sự khác biệt giữa hai mùa về nhiệt độ môi trường. Các tên này là rất tượng hình. Trời mưa gần như mỗi ngày trong suốt mùa mưa, và trong mùa khô, nó có thể không mưa tại chút nào (Bảng 1.11).
Bảng 1.11 Phân loại các vùng giữa các khu vực nhiệt đới.
Các vùng
Độ dài của mùa mưa.
Rừng mưa nhiệt đới
11 tháng hoặc hơn
Vùng nhiệt đới ẩm
7-11 tháng
Vùng nhiệt đới bán ẩm
4,5 – 7 tháng
Vùng nhiệt đới bán khô hạn
2-4,5 tháng
Bán sa mạc và sa mạc
0-2 tháng
Độ dài phân chia mùa khô của chu kỳ rất có ảnh hưởng về số lượng và loại thực vật sản xuất, mà phần lớn sẽ xác định hệ thống sản xuất chăn nuôi. Trong nhiều nước đang phát triển, chu kỳ này là nhân tố chủ yếu áp lực nhà chăn nuôi tiến hành di chuyển gia súc lên núi hoặc đời sống du cư. Nếu chu kỳ mùa khô quá dài, người dân đang buộc phải di chuyển động vật từ khu vực này vào khu vực khác để tìm nguồn thức ăn. Hai vấn đề quan trọng nhất liên quan đến bất kỳ sự cố gắng nào để sản xuất động vật nông nghiệp trong vùng nhiệt đới ẩm là căng thẳng do quá nóng và vấn đề thứ hai hạn chế chính cho sản xuất chăn nuôi trong vùng nhiệt đới ẩm là bệnh và ký sinh trùng, chúng phát triển mạnh trong môi trường nóng, ẩm và là một mối đe dọa. Bệnh tật và ký sinh trùng có lẽ là các yếu tố giới hạn chính trong giai đoạn đầu việc không thích nghi của động vật cho các mục đích của sự phân loại thú theo địa phương.
(2) Khí hậu xa mạc
Hai vấn đề chính hạn chế sản xuất chăn nuôi trong khu vực bán khô hạn trên thế giới. Ở một mức độ thấp, khu vực nầy cũng có các vấn đề về vùng nhiệt đới bán ẩm. Những vấn đề là (1) mùa và giới hạn lượng mưa, dẫn đến thiếu nước uống và nước để phát triển thức ăn cho gia súc, và (2) căng thẳng gây ra do nhiệt.
Các vùng nhiệt đới bán khô hạn chứa ký sinh trùng và côn trùng nhưng không đến mức độ cao như vùng nhiệt đới ẩm. Đây là vấn đề còn chưa quan trọng trong vùng nhiệt đới ẩm độ trung bình. Đây là một trong những lý do quan trọng tại sao một tỷ lệ phần trăm cao chăn nuôi trong vùng nhiệt đới có ẩm độ trung bình và khu vực bán khô hạn.
Một vấn đề trong các khu vực khô hơn trên thế giới là gió thổi mạnh vì những sự kết hợp giữa tình trạng ẩm ướt của một khu vực và số lượng gió. Gió là một nguyên nhân chính của sự xói mòn trong điều kiện rất khô, khu vực chăn thả quá mức và là một yếu tố đóng góp vào quá trình sa mạc hoá. Do bị tác động bởi nhiệtđộ và thiếu nước nên có rất ít động vật nông nghiệp trong sa mạc.
(3) Khí hậu hàn đới
Các vấn đề liên quan đến sản xuất chăn nuôi trong các khu vực hàn đới trên thế giới là căng thẳng về lạnh và khả dụng của thực phẩm. Từ một quan điểm thực tế, các khu vực rất lạnh thì không có nguồn thức ăn mà chúng chủ yếu là không có chăn nuôi lớn trừ tuần lộc.
(4) Khí hậu ôn đới
Nói chung, đây là những khu vực sản xuất nông nghiệp nhiều nhất trên thế giới. Bởi vì trong thực tế, chúng ta thường sử dụng khu vực ôn đới như là tiêu chuẩn mà tất cả khí hậu các khu vực khác được so sánh. Các cây trồng và vật nuôi sản xuất tốt ở các khu vực khí hậu ôn đới. Tất cả các nước phát triển ít nhất là một phần của ranh giới của họ có trong vùng khí hậu ôn đới.
1.3.3. Những yếu tố về văn hóa và xã hội
1.3.3.1. Ảnh hưởng tôn giáo
Tôn giáo là một phần quan trọng trong nền văn hóa của con người xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ba tôn giáo lớn của thế giới ảnh hưởng đến các số lượng và sự sử dụng các vật nuôi. Đạo Hồi, được gọi là những người Hồi giáo, cấm tất cả các việc liên quan tới heo. Kết quả là, trong các khu vực Hồi giáo (chủ yếu là miền Bắc Châu Phi và Cận Đông), con heo hầu như vắng mặt. Đạo Do Thái cũng xem xét thịt heo là bẩn thỉu và cấm tiêu thụ nó, do đó có rất ít con heo ở Do Thái. Các tôn giáo như đạo Hindu là chủ yếu ở Ấn Độ và được xem là quốc giáo. Trên 90% dân số của Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và tôn giáo này là coi bò là vật thờ cúng và không được giết mổ cũng không được bán cho giết mổ. Kết quả là, có một đàn bò tích lũy to lớn ở Ấn Độ.
1.3.3.2. Mức độ phát triển kinh tế
Hai mức độ phát triển, các nước phát triển và các nước đang phát triển, xuất hiện nhiều lần trong cuốn sách này. Các mức độ phát triển một đất nước quy vào các cấp độ phát triển kinh tế. Trong cuốn sách này, sự phân loại của các quốc gia vào một hay các loại tương tự như sử dụng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) và được tổng kết trong bảng 1.13
Bảng 1.12 Phân loại của FAO các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển
Các quốc gia đã phát triển
Các quốc gia đang phát triển
Bắc Mỹ: Canada và Hoa Kỳ
Châu Âu
Châu Đại Dương: Australia và New Zealand
Châu Á: Israel và Japan
Châu Phi: Nam Phi
Liên Bang Nga
Bắc Mỹ: Trừ Canada và Hoa Kỳ.
Châu Đại Dương: Trừ Australia và New Zealand.
Châu Á: Trừ Israel và Japan
Châu Phi: Tất cả các quốc gia trừ Nam Phi
Châu Mỹ Latin: Tất cả các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Nguồn: FAO, 1997
Mặc dù không được sử dụng bởi FAO, cách phân loại khác được sử dụng phổ biến là thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai, và thế giới thứ ba. Thế giới thứ nhất chỉ đề cập đến các quốc gia phát triển với một nền kinh tế thị trường; thế giới thứ ba các quốc gia đang phát triển với một nền kinh tế thị trường. Tất cả các quốc gia thế giới thứ hai có một nền kinh tế kế hoạch tập trung, cho dù như tên gợi ý, các nước phát triển đã đạt tới mức cao hơn về mức độ phát triển kinh tế so với các nhóm nước khác. Sự khác biệt đáng kể được xem xét trong phát triển kinh tế của các quốc gia khác nhau trong mỗi thể loại, đặc biệt là một trong những quốc gia đang phát triển. Thế giới thứ ba thường là những quốc gia nghèo nhưng từ những nước được hưởng một cuộc sống khá cao, đạt tiêu chuẩn sinh hoạt cho đến các nước nghèo vô cùng, bình quân đầu người thu nhập khoảng hơn 100 USD mỗi năm (Bảng 1.13).
Bảng 1.13 GDP bình quân đầu người (USD) của một số quốc gia năm 2008
T.hạng
Quốc gia
Người/năm
T.hạng
Quốc gia
Người/năm
1
Luxembourg
113.044
37
Hàn Quốc
19.505
2
Norway
95.062
94
Thái Lan
4.115
3
Qatar
93.204
106
Trung Quốc
3.315
4
Thụy Sĩ
67.385
118
Indonesia
2.246
5
Đan Mạch
62.626
141
Viêt Nam
1.040
15
Hoa Kỳ
46.859
144
Ấn Độ
1.016
22
Singapore
38.972
179
CHDC Congo
184
23
Nhật Bản
38.559
180
Burundi
138
Nguồn: International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2009
1.3.3.3. Mức độ phát triển nông nghiệp
Ba mức độ phát triển nông nghiệp là: đã phát triển, tự sản tự tiêu và nông nghiệp nguyên thủy. Các hệ thống chăn nuôi trong ngành nông nghiệp phát triển được phân chia sâu và phạm vi rộng hơn. Việc các hệ thống chuyên sâu thường nhỏ, cần nhiều lao động hơn cho mỗi đơn vị trang trại. Các hệ thống lớn thường là đơn vị lớn sử dụng lao động với tỷ lệ ít hơn. Trong các hệ thống lớn, các loại giống của vật nuôi phổ biến nhất được xác định bởi phạm vi khu vực là ẩm ướt hay khô.
Hầu hết các nước phát triển cũng có một ngành nông nghiệp phát triển. Các trường hợp ngoại lệ là một số trong những quốc gia ở Đông Âu và Liên bang Nga. Nhiều quốc gia trong nhóm này thuộc hai nhóm có một ranh giới rất nhỏ là giữa ngành nông nghiệp phát triển và một nông nghiệp tự sản tự tiêu . Không có những quốc gia có một ngành nông nghiệp phát triển đã được phân loại do FAO ở một nước đang phát triển.
*Ngành nông nghiệp phát triển thường được kết hợp với các đặc tính sau:
- Một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 10%) trong tổng dân số tham gia vào các trang trại.
- Tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất nông nghiệp với mỗi đơn vị sản xuất, chỉ có một hoặc hai sản phẩm.
- Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cao với ít hoặc không có động vật hoặc lao động chân tay.
- Thu nhập bình quân đầu người cao.
- Một tỷ lệ cao dân biết đọc, viết trên tổng dân số.
*Ngành nông nghiệp tự sản tự tiêu là mức độ phát triển nông nghiệp được tìm thấy ở hầu hết các nước đang phát triển bên ngoài Châu Phi. Nông nghiệp tự sản tự tiêu thường được kết hợp với các đặc tính sau:
- Khoảng một nửa dân số tham gia vào các trang trại.
- Mỗi gia đình nông trại sản xuất những gì đủ để tiêu thụ với phần thặng dư chỉ là một bổ sung nhỏ để bán hoặc trao đổi. Những sản phẩm được bổ sung thêm này chỉ vừa đủ để cung cấp các nhu cầu của phần người dân mà không phải là trên một trang trại sản xuất thức ăn riêng của mình. Vì vậy, các quốc gia có ít hoặc không có sản phẩm nông sản xuất khẩu.
- Cơ giới ít và nhiều lao động chân tay và động vật.
- Thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp .
- Một tỷ lệ tương đối thấp người dân biết đọc, viết.
*Ngành nông nghiệp nguyên thủy được tìm thấy hầu hết là ở Châu Phi. Sản xuất nông nghiệp nguyên thủy có các đặc tính sau:
- Hầu như toàn bộ dân số tham gia vào việc sản xuất thức ăn riêng của họ, vì không có ai sản xuất dư thừa thêm để có thể được mua được.
- Nói chung có một sự khan hiếm thực phẩm và dinh dưỡng ở mức độ thấp.
- Không có cơ giới và rất ít sức kéo động vật được sử dụng trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các lao động là lao động chân tay, điều đó có nghĩa là chỉ có một lượng nhỏ diện tích có thể được canh tác của một cá nhân.
- Bình quân thu nhập đầu người vô cùng thấp.
- Rất ít cá nhân biết đọc và viết.
Bảng 1.14 trình bày so sánh về tỷ lệ phần trăm dân số trong các mức độ phát triển kinh tế khác nhau tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nói chung, các nước phát triển có một ngành nông nghiệp phát triển và các nước đang phát triển hoặc có ngành nông nghiệp tự sản tự tiêu hoặc ngành nông nghiệp nguyên thủy. Một số điều nổi bật trong bảng 1.14 liên quan tới tỷ lệ phần trăm dân số tham gia vào nông nghiệp. Nông dân được xác định là thiểu số ở Hoa Kỳ và các nước phát triển. Mặc dù hầu hết các nước phát triển có ít hơn 15% dân số của họ tham gia vào sản xuất nông nghiệp, có một số quốc gia có một tỷ lệ phần trăm tương đối cao hơn. FAO cho là 30% là giới hạn trên cho các phân loại như là một quốc gia phát triển. Bao gồm trong nhóm có hơn 15% dân số tham gia vào sản xuất nông nghiệp là một số quốc gia ở phía Đông và phía Nam-Đông Âu mà thực tế một số nông nghiệp tự sản tự tiêu. Trước đây FAO cho rằng hầu hết tất cả các dân số tham gia sản xuất nông nghiệp trong nông nghiệp nguyên thủy. Bảng 1.14 không hoàn toàn phù hợp với tuyên bố này. Trung bình chung của Châu Phi cho đến nay còn xa từ "hầu như tất cả những" người dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều quốc gia Châu Phi có 80-90% hoặc nhiều hơn dân số của họ tham gia vào nông nghiệp. Vì nó không giống sản xuất nông nghiệp hoàn toàn nguyên thủy trong bất cứ quốc gia nào, các con số 80-90% cho thấy rằng trong các lĩnh vực nông nghiệp nguyên thủy, phần lớn dân số là có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.14 Tỉ lệ dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp 2007
Lục địa và Quốc gia
Tỉ lệ dân sản xuất nông nghiệp so với tổng số dân (%)
Toàn thế giới
38,4
Tất cả các quốc gia phát triển
6,6
Tất cả các quốc gia đang phát triển
49,8
Các quốc gia đang phát triển, Phi Châu
55,9
Châu Á
50,7
United State (Hoa Kỳ)
1,9
Canada (Gia Nả Đại)
2,2
Denmark (Đan mạch)
3,2
Australia (Úc)
4,3
Argentina (Á Căn Đình)
9,2
Greece (Hy Lạp)
11,7
Nam Phi
12,4
Cuba
14,8
Brazil (Ba Tây)
14,3
Poland (Ba Lan)
17,4
Azerbaijan (miền tây nam Á Châu)
25,1
Turkmenistan (miền tây nam Trung Á)
31,8
Việt Nam*
50,2
Bangladesh
51,8
Trung Quốc
64,3
Rwanda (miền đông Trung Phi)
90,1
Bhutan (miền đông Himalayas)
93,6
Nguồn FAO, 2007
Đọc, viết chỉ đề cập đến khả năng đọc và viết và không nói lên trí thông minh hay khả năng học hỏi. Tuy nhiên, đó là một khiếm khuyết của một quốc gia vào khả năng đọc và viết, có một số dân mù chữ cao. Nạn mù chữ là một trong những trở ngại lớn trong nỗ lực giới thiệu công nghệ mới để cải thiện mức độ phát triển nông nghiệp. Nếu mọi người có thể không đọc, họ học công nghệ mới chỉ bằng cách nói và nhìn. Một chuyên gia khuyến nông có thể viết những thông tin về nông nghiệp, tin rằng có thể tiếp cận với hàng trăm ngàn người dân có thể nói với họ về các phương pháp nâng cao chất lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu nó đòi hỏi phải liên hệ với cá nhân và giải thích bằng lời nói, việc mở rộng cùng một nhân viên có thể tiếp cận chỉ là một vài trăm người mỗi tháng. Hầu hết mọi người ở các nước đang phát triển nhận thấy là bước đầu tiên để cải thiện trình độ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế là nhằm nâng cao trình độ giáo dục cấp. Đây là lý do chính- tại sao trường đại học các quốc gia phát triển đã có nhiều sinh viên từ các nước đang phát triển.
1.3.4. Sự phân bố vật nuôi trên thế giới
Bảng 1.15 Số lượng vật nuôi nông nghiệp trên thế giới (x1.000 con)
Loài thú
Thế giới
Châu Mỹ
Châu Đại Dương
Châu Phi
Châu Âu
Châu Á
Gia súc
Bò
1.357.943
496.355
37.417
238.450
136.500
449.222
Cừu
1.049.279
86.929
139.727
252.620
137.388
432.616
Heo
942.637
145.464
5.418
22.501
194.996
574.258
Dê
780.755
36.640
879
230.478
18.294
494.465
Trâu
171.106
1.148
0
3.811
284
165.863
Ngựa
54.968
29.893
379
3.679
6.477
14.540
Lừa
41.181
7.826
9
14.499
753
18.094
La
12.748
0
-
1.023
240
4.934
Lạc đà
19.091
6.552
-
15.605
12
3.474
Họ lạc đà
6.290
6.290
-
-
-
-
T.cộng
4.435.998
817.096
183.828
782.665
494.942
2.157.467
Gia cầm
Gà
16.094.406
4.508.700
113.636
1.342.868
1.817.573
8.311.631
Vịt
1.017.860
23.856
915
16.360
65.528
911.203
Ngỗng
277.176
673
69
12.282
14.947
249.206
Gà tây
273.848
140.608
1.676
9.220
109.007
13.338
T.cộng
17.663.291
4.673.835
116.295
1.380.730
2.007.054
9.485.377
Loài gặm nhấm
Thỏ
519
4,8
-
12
117
385
Loài khác
16.325
16.325
-
-
-
-
Côn trùng
Tổ ong
61.500
10.717
707
15.473
15.925
18.678
Kén tằm (MT)
317.754
9.787
-
166
1.250
306.551
Nguồn: FAO, 2007
Theo số liệu thống kê của FAO (2007), hiện có khoảng 4,4 tỷ gia súc và 17,6 tỷ gia cầm được phân bố khắp nơi trên thế giới (Bảng 1.15). Số lượng gia súc đã được gia tăng với một tỷ lệ rất khiêm tốn trong gần ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, đã và đang tiếp tục thay đổi về số lượng của một số loài. Số gia cầm đã tăng lên khá nhất quán và với một tỷ lệ nhanh chóng hơn.
Cho đến thời gian rất gần đây, hơn hai phần ba gia súc được tìm thấy trong các nước đang phát triển, nhưng chúng chỉ sản xuất được có hơn một phần ba thịt, sữa, và len trên thế giới. Lý do năng suất thấp bao gồm nhiều yếu tố như căng thẳng môi trường, những thách thức về bệnh tật, thiếu việc cập nhật công nghệ, và các vấn đề khác của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, trật tự nông nghiệp mới trên thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, mà nguyên nhân là tỷ lệ vật nuôi lớn hơn của thế giới được tìm thấy trong các nước đang phát triển. Ngoài ra, năng suất của vật nuôi ở các nước đang phát triển đang được cải thiện.
Động vật nộng nghiệp đã thực hiện một đóng góp chính vào sức khỏe của con người nhiều thiên niên kỹ, ngoài việc cung cấp thực phẩm chúng còn cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ, đã được trình bày trong mục “Vật nuôi sử dụng đích khác”. Chúng là một nguồn lực tái tạo, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ phục vụ con người.
1.4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
Về phương diện địa lý, Việt Nam được chia ra sáu vùng sinh thái, các vùng nầy có một số đặc điểm tương đồng về đất đai, khí hậu, tập quán canh tác cũng như có một số chủng loại nông phẩm riêng của vùng. Bảng 1.16 trình bày về diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số được phân chia trong sáu vùng nầy.
Bảng 1.16. Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số được phân chia trong sáu vùng sáu vùng của Việt Nam.
Dân số
(Nghìn người)
Diện tích (*)(Km2)
Mật độ dân số (Người/km2)
Số tỉnh, TP trong vùng
CẢ NƯỚC
86.210,8
331.150,4
260
63
I. Đồng bằng sông Hồng
19.654,8
21.061,5
933
11
II. Đông Nam Bộ
12.828,8
23.605,5
543
6
III. Đồng bằng sông Cửu Long
17.695,0
40.602,3
436
13
IV. Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
19.820,2
95.894,9
207
14
V. Trung du và miền núi phía Bắc
11.207,8
9.5346,0
118
14
VI. Tây Nguyên
5.004,2
54.640,3
92
5
(*) Diện tích tính đến 01/01/2008 theo Quyết định số 1682/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo địa giới hành chính mới (năm 2008), Việt Nam có 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Dân số cả nước trên 86 triệu, bình quân 260 người/km2, trong đó mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (933 người/km2) và thấp nhất là Tây nguyên (92 người/km2).
Bảng 1.17 Các tỉnh thành phố trong sáu vùng sinh thái.
I. Đồng bằng sông Hồng
1. Hà Nội
2. Vĩnh Phúc
3. Bắc Ninh
4. Quảng Ninh
5. Hải Dương
6. Hải Phòng
7. Hưng Yên
8. Thái Bình
9. Hà Nam
10. Nam Định
11. Ninh Bình
II. Trung du và miền núi phía Bắc
1. Hà Giang
2. Cao Bằng
3. Bắc Kạn
4. Tuyên Quang
5. Lào Cai
6. Yên Bái
7. Thái Nguyên
8. Lạng Sơn
9. Bắc Giang
10. Phú Thọ
11. Điện Biên
12. Lai Châu
13. Sơn La
14. Hòa Bình
III. Bắc Trung Bộ và DH miền Trung:
1. Thanh Hoá
2. Nghệ An
3. Hà Tĩnh
4. Quảng Bình
5. Quảng Trị
6. Thừa Thiên-Huế
7. Đà Nẵng
8. Quảng Nam
9. Quảng Ngãi
10. Bình Định
11. Phú Yên
12. Khánh Hoà
13. Ninh Thuận
14. Bình Thuận
IV. Tây Nguyên
1. Kon Tum
2. Gia Lai
3. Đắk Lắk
4. Đắk Nông
5. Lâm Đồng
V. Đông Nam Bộ
1. Bình Phước
2. Tây Ninh
3. Bình Dương
4. Đồng Nai
5. Bà Rịa-Vũng Tàu
6. TP. Hồ Chí Minh
VI. Đồng bằng sông Cửu Long
1. Long An
2. Tiền Giang
3. Bến Tre
4. Trà Vinh
5. Vĩnh Long
6. Đồng Tháp
7. An Giang
8. Kiên Giang
9. Cần Thơ
10. Hậu Giang
11. Sóc Trăng
12. Bạc Liêu
13. Cà Mau
1.4.1. Chăn nuôi heo
- Tốc độ tăng đàn: Thời gian qua đàn heo trong cả nước luôn có sự tăng trưởng, tổng đàn từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 26,7 triệu con năm 2008, tăng bình quân đạt trên 4%/năm. Tại thời điểm 01/8/2008, các vùng có số đầu heo nhiều theo thứ tự là: vùng ĐBSH có 7,3 triệu con, chiếm 27,5% tổng đàn cả nước; Trung du và miền núi phía Bắc 5,9 triệu con, chiếm 22,2 %; Bắc Trung Bộ DHMT 5,8 triệu con, chiếm 22,2%; ĐBSCL 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; ĐNB 2,3 triệu con, chiếm 8,9%; Tây Nguyên 1,6 triệu con, chiếm 5,8% (Bảng 1.18).
Năm tỉnh có số đầu heo lớn nhất là Hà Nội 1,67 triệu, Nghệ An 1,17 triệu Thanh Hoá 1,15 triệu, Đồng Nai 1,14 triệu, , Bắc Giang 928 ngàn con.
Tổng đàn heo nái tại thời điểm 01/8/2006 là 4,33 triệu con (chiếm 16,2% tổng đàn), tăng 455 ngàn con so với cùng kỳ năm 2005, trong đó nái ngoại là 9,6%. ước tính số lượng heo nái ngoại là 372 ngàn con. Các tỉnh có tỷ lệ heo ngoại cao là thành phố Hồ Chí Minh 100% nái ngoại, Đồng Nai, Bình Dương,...
- Năng suất, sản lượng thịt: Khối lượng heo xuất chuồng trung bình cả nước là 63,1 kg/con. ước tính heo ngoại xuất chuồng 6,18 triệu con với khối lượng bình quân là 82,5 kg/con, heo lai nội ngoại 26,0 triệu con với khối lượng xuất chuồng 60,4 kg/con; heo nội xuất chuồng là 3,3 triệu con, khối lượng 39 kg/con. Tỷ lệ nạc heo ngoại 54-58%, heo lai nội ngoại là 42-52%; heo nội 34-42%.
Bảng 1.18 Số lượng heo phân theo vùng
1995
2000
2005
Sơ bộ 2008
Tỷ lệ (%)
CẢ NƯỚC
16.306
20.194
27.435
26.702
100,00
Đồng bằng sông Hồng
4.517
5.688
7.796
7.334
27,47
Trung du và miền núi phía Bắc
3.360
4.088
5.446
5.927
22,20
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
4.370
4.953
6.526
5.880
22,02
Đồng bằng sông Cửu Long
2.377
2.977
3.829
3.630
13,59
Đông Nam Bộ
900
1.365
2.248
2.373
8,89
Tây Nguyên
783
1.123
1.591
1.557
5,83
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009
Sản lượng thịt heo hơi năm 1995 là 1 triệu tấn, năm 2007 là 2,55 triệu tấn tăng 12,79%/năm, mức tăng tương đối cao so với một số quốc gia (Bảng 1.19). Thịt heo luôn chiếm tỉ lệ cao, từ 76-77% trong tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong nước. Riêng năm 2004 và năm 2005, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm tỷ lệ thịt heo tăng lên tương ứng 80,3 và 81,4%. Bình quân thịt heo tiêu thụ 27,4 kg hơi/người/năm (Tương đương 18,9 kg thịt xẻ/người/năm 2005).
Bảng 1.19 Sản lượng thịt heo một số nước trên thế giới (ngàn tấn)
Thứ hạng
Quốc gia (182)
1995
2000
2005
2007
tăng/năm từ 95-07 (%)
1
Trung Quốc
33.401
40.752
46.622
43.951
2,63
2
Hoa Kỳ
8.097
8.597
9.383
9.953
1,91
3
Đức
3.602
3.982
4.500
4.985
3,20
4
Tây Ban Nha
2.175
2.905
3.168
3.544
5,25
5
Việt Nam
1.007
1.409
2.288
2.553
12,79
15
Nhật
1.300
1.256
1.245
1.251
-0,32
19
Thái Lan
489
475
669
880
6,67
22
Indonesia
572
413
550
597
0,36
26
Ấn Độ
495
476
497
497
0,03
- Phương thức và công nghệ chăn nuôi: Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi heo truyền thống mà đặc trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp, chăn nuôi heo theo phương thức tập trung công nghiệp đang có xu hướng ngày càng phát triển. Các tỉnh có chăn nuôi heo trang trại nhiều như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hà Tây, Đắc Lắc, Hải Dương, Thanh Hoá, Thái Bình, Tiền Giang...Đã có một số điển hình hợp tác xã chăn nuôi heo hướng nạc như Nam Sách-Hải Dương; Đan Phượng-Hà Tây; Yên Định-Thanh Hoá. Đây là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều lợi thế giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như cung cấp con giống, thức ăn công nghiệp, thú y, thụ tinh nhân tạo và bao tiêu sản phẩm...
Tỷ trọng chăn nuôi heo trang trại (công nghiệp và bán công nghiệp) tăng nhanh. Hơn 6 triệu heo thịt ngoại và phần lớn heo lai F2, F3 được chăn nuôi trang trại, gia trại. Năm 2005, cả nước có khoảng 10 triệu heo giết mổ đạt tỉ lệ nạc từ 50-58%/tổng số 36,3 triệu heo giết thịt.
Hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho heo con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động là những tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại đã được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi heo ở các vùng chăn nuôi heo trọng điểm như ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL và TN.
Sản xuất giống và nhân giống heo bằng thụ tinh nhân tạo đang được nhiều địa phương đầu tư phát triển như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hoá, TP Hồ Chi Minh, Bình Dương, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ... Nhiều cơ sở chăn nuôi heo đã áp dụng tin học trong theo dõi, quản lý giống.
Tuy nhiên, chăn nuôi heo ở nước ta vẫn phổ biến là nhỏ, phân tán trong nông hộ; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao: Năm 2005, sản lượng thịt sản xuất trung bình/nái/năm đạt 589 kg (nái ngoại đạt 1.423 kg/nái/năm; heo lai nội ngoại 563 kg/nái/năm, heo nội 248 kg/nái/năm), trong khi đó các nước có trình độ chăn nuôi heo tiên tiến là 1.800-1.900 kg/nái/năm. Công tác chọn lọc, nuôi dưỡng và quản lý đực giống chưa tốt; giết mổ, chế biến thịt phổ biến còn thủ công, chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.4.2. Chăn nuôi gia cầm
- Tốc độ tăng đàn: Trước khi xẩy ra dịch cúm gia cầm, số lượng gia cầm hàng năm tăng tưởng ở mức cao. Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2001 là 218 triệu con, năm 2003 là 254 triệu con và năm 2005 chỉ còn 220 triệu con. Tốc độ tăng đàn 2001-2003 là 9,0% năm. Theo thống kê sơ bộ, năm 2008 gia cầm cả nước có 247 triệu con, vùng ĐBSH cao nhất với 68,6 triệu con chiếm gần 28% (Bảng 1.20). Năm tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn là Hà Nội 15,7 triệu con; Nghệ An 12,6; Thanh Hóa 12,5; Bắc Giang 12; Phú Thọ 8 triệu con.
Bảng 1.20 Lượng gia cầm phân theo khu vực
Đơn vị
2000
2005
2008
Tỷ lệ (%)
CẢ NƯỚC
196.188
219.911
247.320
100,00
I. Đồng bằng sông Hồng
54.742
64.465
68.640
27,75
II.Trung du và miền núi phía Bắc
34.514
47.835
55.447
22,42
III. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
40.385
54.392
52.509
21,23
IV. Đồng bằng sông Cửu Long
44.011
31.347
47.527
19,22
V. Đông Nam Bộ
16.434
13.143
13.645
5,52
VI. Tây Nguyên
6.102
8.729
9.552
3,86
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009
- Năng suất và sản lượng thịt, trứng: Năm 2003 là năm có sản lượng thịt, trứng cao nhất đạt 372,7 ngàn tấn, trứng đạt 4,85 tỷ quả, bình quân trên đầu người là: 4,5kg thịt hơi/người/năm tương đương 2,94 kg thịt xẻ/người/năm; 60 quả/người, tương đương 3,4 kg trứng/người/năm (Trung Quốc: khu vực nông thôn, thịt 3,8 kg thịt xẻ/người/năm, trứng 4,6 kg/người/ năm và khu vực thành thị thịt 8,4 kg, trứng 10,4 kg/người/năm). Trước dịch cúm H5N1, sản lượng thịt gia cầm hàng năm chiếm 16-17% tổng khối lượng thịt hơi các loại.
Bảng 1.21 Năm tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất Việt Nam
Thứ hạng
Đơn vị
2000
2005
Sơ bộ 2008
CẢ NƯỚC
196.188
219.911
247.320
1
Hà Nội
2.938
3.391
15.696
2
Nghệ An
6.714
10.951
12.599
3
Thanh Hoá
8.180
16.027
12.556
4
Bắc Giang
7.077
9.075
12.067
5
Phú Thọ
6.559
7.887
8.495
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009
- Phương thức và công nghệ chăn nuôi: Hiện nay chăn nuôi gia cầm ở nước ta có các phương thức chủ yếu sau: chăn nuôi nhỏ nông hộ; chăn nuôi vịt thả đồng; chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Năm 2005 cả nước có trên 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, mỗi hộ nuôi bình quân 32 con. Hai hình thức chăn nuôi nhỏ hộ gia đình và chăn nuôi vịt thả đồng, chiếm 68,5% ở gà và 73,6% ở vịt đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, nhất là chăn nuôi vịt thả đồng. Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp (gà thả vườn, vịt nuôi bán chăn thả) là 31,5% ở gà và 26,4% ở vịt. Tuy tỷ trọng đầu con chăn nuôi phương thức công nghiệp và bán công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng tỷ trọng thịt gà công nghiệp chiếm 46,5%, trứng gà công nghiệp chiếm 28,8%, thịt vịt ngan chiếm 41,8%, trứng vịt chiếm 20,8%. Chăn nuôi công nghiệp có thể tăng nhanh sản lượng thịt, trứng. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này đang gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi mặt bằng, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế trang trại.
Nhìn chung chăn nuôi gia cầm phổ biến là quy mô nhỏ, mang tính tận dụng. Khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường còn yếu; thị trường chăn nuôi gia cầm biến động. Giết mổ, chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp mới chỉ là khởi đầu và đang gặp nhiều khó khăn. Thói quen tiêu thụ gia cầm sống, buôn bán, giết mổ thủ công, phân tán đang là một trong những nguyên nhân lây lan phát tán bệnh dịch.
1.4.3. Chăn nuôi bò
- Tốc độ tăng đàn: theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, số lượng bò năm 2008 có giảm so với năm 2007, nhưng nhìn chung từ năm 1995 đến nay đàn bò tăng bình quân 5,7%/năm. Vùng VI có tỷ lệ bò tăng cao nhất (28,9%), kế đến là vùng V (10,8%).Lượng bò tập trung cao nhất ở Vùng III, chiếm 41,3% đàn bò cả nước (Bảng 1.22). Năm tỉnh có đầu bò cao nhất nước là: Nghệ An (409 ngàn con), Thanh Hóa (351 ngàn con), Gia Lai (328 ngàn con), Bình Định (308 ngàn con), Quảng Ngãi (277 ngàn con).
Bảng 1.22 Số lượng bò phân theo Vùng.
1995
2000
2005
Sơ bộ 2008
Tỷ lệ (%)
% tăng /năm
CẢ NƯỚC
3.639
4.128
5.541
6.338
100,00
5,71
III. BTB và DH MT
1.858
2.023
2.404
2.619
41,32
3,15
II. TDMNPB
537
651
876
1.059
16,71
7,48
I. Đ. B Sông Hồng
452
503
710
730
11,52
4,73
IV. Tây Nguyên
437
525
617
721
11,38
5,01
VI. Đ.B sông CL
150
197
538
714
11,26
28,95
V. Đông Nam Bộ
206
229
396
495
7,81
10,84
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009
-Mục đích chăn nuôi bò: chăn nuôi bò ở nước ta nuôi nhằm nhiều mục đích, theo thống kê của Cục Chăn Nuôi (Bảng 1.23) bò cày kéo chiếm 25,6%, bò sữa chỉ chiếm khoảng 1,5%, số còn lại là bò sinh sản và bò thịt.
Bảng 1.23 Số lượng bò (ngàn con), thịt và sữa bò (tấn) phân theo địa phương năm 2007
Tổng số
Trong đó
Sản lượng thịt
Sản lượng sữa
Cày kéo
Bò sữa
Bò cho sữa
CẢ NƯỚC
6.725
1.722
98,7
61,4
206.145
234.438
%
100,00
25,61
1,47
(62,26)
III. BTB và DH MT
2.826
825
2,9
1,7
86.711
1.916
II. TDMNPB
1.089
351
6,7
4,0
17.998
11.300
I. Đ. B Sông Hồng
823
380
9,5
6,8
23.555
12.295
IV. Tây Nguyên
756
89
2,7
2,2
24.846
5.006
VI. Đ.B sông CL
689
40
9,3
5,4
31.688
14.323
V. Đông Nam Bộ
542
37
67,7
41,3
21.346
189.598
Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2009
* Chăn nuôi bò sữa
- Tốc độ tăng đàn: Giai đoạn 2001-2005 đàn bò sữa của Việt Nam có tốc độ tăng đàn lớn nhất từ trước tới nay, bình quân tăng 24,9% năm (từ 41,2 ngàn con năm 2001 lên 104,1 ngàn con năm 2005). Đàn bò sữa năm 2005 tăng 9,5% so với năm 2004. Những địa phương có số lượng đàn bò sữa lớn là TP Hồ Chí Minh 60 ngàn con, Long An 5,8 ngàn, Bình Dương 4 ngàn, Hà Nội 3,2 ngàn,
- Năng suất, sản lượng sữa: Năng suất sữa tăng liên tục trong những năm qua bình quân 3,9 đối với bò lai và 4,9% bò thuần. Năm 2001 bò lai 3.000 kg/con/chu kỳ, bò thuần 3.800 kg/con/ck; năm 2005 bò lai 3.500, bò thuần 4.600 kg/con/ck. Trung bình toàn quốc 3.900 kg/con/ck. Điểm mới trong quản lý chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua là 47 ngàn trong tổng số 104 ngàn bò sữa đã được bình tuyển, vào sổ giống và có thể tra cứu qua mạng. Tất cả tinh bò sữa đưa vào phối giống đều từ những bò đực có tiềm năng về năng suất sữa từ 9.200 kg/con/chu kỳ đến 16.000 kg/con/chu kỳ nhờ đó chất lượng bò giống được cải thiện đáng kể.
Do năng suất sữa được cải thiện qua các năm nên sản lượng sữa tăng bình quân 32,2% năm cao hơn so với tăng trưởng đầu con (26,1%). Sản lượng sữa từ 64,7 ngàn tấn năm 2001 tăng lên 234 ngàn tấn năm 2007 (đáp ứng khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng trong nước).
- Phương thức và công nghệ chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán và thủ công vẫn là chủ yếu, trên 95% số bò sữa hiện nay được nuôi phân tán trong các nông hộ, bình quân 3-5 con/hộ (miền Bắc); 5-7 con/hộ (miền Nam).
Chất lượng giống bò sữa được cải thiện đáng kể, hiện nay cơ cấu giống bò sữa của Việt Nam chủ yếu là bò lai HF (tỷ lệ lai máu HF từ 50%, 75% và 87,5%) chiếm gần 85% tổng đàn bò sữa. Số lượng bò HF thuần chiếm khoảng 14% tổng số đàn, được nuôi chủ yếu tại các cơ sở giống hoặc trang trại lớn; còn lại khoảng 1% là các giống khác.
Máy vắt sữa được sử dụng chủ yếu ở các trang trại qui mô lớn, còn trong các trang trại qui mô nhỏ tỉ lệ sử dụng máy vắt sữa mới đạt khoảng 10%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tăng tỉ lệ viêm vú ở bò sữa.́
Do giá sữa thu mua thấp, không khuyến khích người chăn nuôi phát triển đàn. Trong năm 2005 ước có khoảng 10-12 ngàn bò sữa năng suất thấp đưa vào giết thịt.
Tình hình chăn nuôi bò sữa đang có chiều hướng tốt: giá giống bò sữa giảm từ 20-24 triệu đồng/con xuống 17-19 triệu đồng/con, đang trở gần về với giá thực tế, giá sữa tươi đang có chiều hướng tăng dần có lợi hơn cho người chăn nuôi và như vậy chăn nuôi bò sữa sẽ phát triển bền vững hơn.
*Chăn nuôi bò thịt
- Năng suất, sản lượng thịt: Đàn bò các giống địa phương hiện nay chiếm khoảng 70% tổng đàn. Đàn bò nội có khối lượng trưởng thành thấp, trung bình bò đực là 180-200 kg và bò cái từ 150-160 kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 43-44 %. Đàn bò lai cả nước chiếm trên 30%, chủ yếu là lai Zê bu (lai Sind, lai Sahiwal và Brahman), nơi có đàn bò lai cao là ĐNB 56,42%, ĐBSH 50%. Bò lai có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, khối lượng trưởng thành từ 230-270 kg và tỷ lệ thịt xẻ từ 49-50%. Từ năm 2002 đến nay, khoảng 3.000 bò giống Brahman, Droughtmaster nhập từ Australia, Cu Ba và được nuôi tại một số địa phương: Tuyên Quang, Sơn La, Hà Tây, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Tp HCM, Cần Thơ... Bò Zêbu thuần bước đầu cho kết quả khả quan, thích nghi được với điều kiện khí hậu và hình thức chăn nuôi bán chăn thả của Việt Nam: có khối lượng trưởng thành 400-450 kg, tỷ lệ thịt xẻ 52-55%; mức tăng trọng bình quân 500-600 gam/ngày. Tuy nhiên, vấn đề phối giống bằng TTNT và chăn nuôi tập trung trong điều kiện thiếu bãi chăn, thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng nên tỷ lệ đậu thai thấp, tuổi đẻ lứa đầu cao cần phải tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp.
Nhiều địa phương có chủ trương về chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt. Theo đó ngân sách địa phương hỗ trợ: gieo tinh nhân tạo bò, mua con giống, giống cỏ; hỗ trợ lãi suất ngân hàng, điển hình là các tỉnh TP Hồ Chớ Minh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, ... Năm tỉnh có sử dụng tinh đông lạnh để thụ tinh nhân tạo bò thịt nhiều nhất là Bình Định 50,9 ngàn liều/năm, Thanh Hoá 36,7 ngàn, Quảng Ngãi 27,4 ngàn, Quảng Nam 26,4 ngàn, Nghệ An 19,1 ngàn, Vĩnh Phúc 15,1 ngàn. Tổng sản lượng thịt bò từ 97,8 ngàn tấn năm 2001 tăng lên 206 ngàn tấn năm 2007, đạt tỷ lệ tăng trưởng 8,8%/năm; bình quân thịt bò tiêu thụ mới đạt 1,7 kg hơi/người (tương đương 0,75 kg thịt xẻ/người/năm).
- Phương thức và công nghệ chăn nuôi:
Chăn nuôi tập trung, trang trại đã hình thành và bước đầu phát triển. Theo số liệu báo cáo của các địa phương năm 2005, cả nước có 3.404 trang trại chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, trong đó miền Bắc có 1.064 trại chiếm 31,3%, miền Nam 2.340 trại chiếm 68,7% tổng số trang trại. Tuy nhiên, phần lớn bò thịt (trên 90%) vẫn là chăn nuôi nhỏ, phân tán trong các nông hộ.
Công nghệ chăn nuôi đổi mới chưa nhiều, các cơ sở giống và một số cơ sở chăn nuôi tập trung đã đầu tư cải tạo nâng cấp chuồng trại đạt yêu cầu kỹ thuật, áp dụng công nghệ tin học trong quản lý đàn bò và công nghệ vỗ béo bò thịt. Chăn nuôi bò thịt vẫn dựa vào chăn thả tự nhiên. Riêng công nghệ nhân giống bò thịt đã có tiến bộ, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đã đạt khoảng 26% và được áp dụng rộng rãi trong cả nước.
Giai đoạn 2001-2005, chăn nuôi bò thịt đã được nhiều địa phương quan tâm, chỉ đạo phát triển, bước đầu đạt kết quả, tăng nhanh hơn về đầu con, năng suất, sản lượng thịt. Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt vẫn còn một số khó khăn sau: Thiếu bò giống tốt; cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chăn nuôi bò thịt thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quảng canh tận dụng, dựa vào chăn thả tự nhiên vẫn là chủ yếu; năng suất sinh sản, tăng trọng, chất lượng thịt thấp; thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh; quy trình kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
1.4.4. Chăn nuôi trâu
- Tốc độ tăng đàn: Tổng đàn trâu cả nước là 2,92 triệu con, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 0,36%/năm. Trong đó các vùng Tây Bắc (TB), Bắc Trung Bộ (BTB), Duyên hải Miền Trung (DHMT) và Tây Nguyên (TN) có xu hướng tăng cao, tốc độ tăng của các vùng tương ứng là 4,4%, 2%, 2,3% và 12%/năm; vùng Đông Bắc (ĐB) biến động không nhiều; trong khi đó Đông Nam Bộ (ĐNB) giảm 4,4%/năm và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 0,7%/năm.
- Năng suất, sản lượng thịt: Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành trung bình con đực 400-450 kg/con, con cái 330-350kg/con; tỷ lệ thịt xẻ 43-45%. Do chăn nuôi trâu không được đầu tư phát triển nên tầm vóc của trâu Việt Nam có xu hướng giảm: theo số liệu điều tra, từ năm 1985 đến năm 2000 tầm vóc của trâu đực đã giảm từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con, giảm 11,3%; con cái tương ứng là 406 kg/con, 346,5 kg/con, giảm 14,6%. Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái do cận huyết của đàn trâu Việt Nam.
Tổng sản lượng thịt trâu từ 51,3 ngàn tấn năm 2001 tăng lên 59,8 ngàn tấn năm 2005, đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,4%/năm; bình quân thịt trâu tiêu thụ mới đạt 0,7 kg hơi/người (tương đương 0,3 kg thịt xẻ/người/năm 2005).
- Chăn nuôi trâu phổ biến là phân tán trong các nông hộ tại các vùng đồng bằng và chăn thả theo đàn tại các tỉnh miền núi, trung du; nguồn thức ăn dựa vào chăn thả tự nhiên là chính, kết hợp bổ sung thêm rơm, cỏ khô. Vào những tháng mùa khô, khi sinh đẻ hoặc bị bệnh có thêm thức ăn tinh, củ, quả. Chăn nuôi trâu chủ yếu là tận dụng, không đảm bảo nhu cầu tăng trưởng, phát triển, hạn chế đến khả năng sinh sản và cho thịt.
Việc đầu tư để cải tiến chất lượng giống trâu các năm qua chưa được quan tâm đúng mức, chỉ bắt đầu từ năm 2002 Bộ NN-PTNT và một số địa phương mới đầu tư dự án cải tiến và phát triển giống trâu, nhằm mục tiêu giảm thiểu mức độ đồng huyết, cải tiến nâng cao tầm vóc của đàn trâu Việt Nam.
Chăn nuôi trâu vẫn còn nhiều hạn chế mang tính quảng canh, tận dụng; chưa có hệ thống sản xuất giống trâu; chưa có chính sách quốc gia về phát triển chăn nuôi trâu; các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, công nghệ mới chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi.
1.4.5. Chăn nuôi dê, cừu
- Tổng đàn dê, cừu năm 2005 đạt 1,31 triệu con (riêng cừu trên 56 ngàn con) so với năm 2001 là 572,4 ngàn con, tăng trưởng cả giai đoạn 19,9% năm. Đàn dê tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc 290,2 ngàn con chiếm 22,1%; Đông Nam Bộ 247,7 ngàn con, chiếm 18,8%; Bắc Trung Bộ 200,5 ngàn con, chiếm 15,3% vùng Duyên hải Nam Trung bộ 61,9 ngàn con, chiếm 4,7%. Các tỉnh chăn nuôi dê nhiều ở phía Bắc là Hà Giang 109,4 ngàn con Nghệ An 94,7 ngàn; Sơn La 85,3 ngàn; Thanh Hoá 62,1 ngàn; các tỉnh chăn nuôi dê, cừu nhiều ở phía Nam là Ninh Thuận 107,4 ngàn;; Bình Thuận 60,8 ngàn; Bến Tre 53,1 ngàn; Gia Lai 35,8 ngàn; Đắk Lắk 38,3 ngàn; Đồng Nai 36,1 ngàn con.
- Sản lượng thịt, sữa: Sản lượng thịt dê, cừu tăng từ 3,6 ngàn tấn năm 2001 lên 9,5 ngàn tấn năm 2005. Sản lượng sữa dê năm 2001 ước tính 115 tấn, năm 2005 đạt 319 tấn.
- Công tác giống: Trong sản xuất hiện nay dê cỏ là chủ yếu, 618,8 ngàn con, chiếm 49,2%; dê lai các loại 450 ngàn con, chiếm 35,8% còn lại 16% là các giống dê khác.
Cừu chủ yếu được nuôi tại Ninh Thuận 42 ngàn con, Bình Thuận 7 ngàn con, Bến Tre 5 ngàn con. Đã nhập nội 2 giống cừu của úc là Dopper và White Sufolk với số lượng 60 con.
- Phương thức chăn nuôi: Chăn thả quảng canh, tận dụng là chính, xu thế chăn nuôi bán chăn thả, chăn nuôi trang trại đã được hình thành và phát triển ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nam, Ninh Bình, Ninh Thuận,Ặ
Những năm qua đàn dê phát triển nhanh, phương thức chăn nuôi nhốt cung cấp thức ăn chăn nuôi tại chuồng đã hình thành một số mô hình có hiệu quả.
Tuy vậy, chăn nuôi dê, cừu chủ yếu là nhỏ, phân tán, tận dụng; đối tượng chăn nuôi phần đa là người nghèo ở trung du, miền núi nên mức đầu tư thấp, hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi, thú y còn hạn chế.
1.4.6. Chăn nuôi ong, tằm
- Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng trung bình về số lượng đàn ong đạt 26% năm, sản lượng là 16,8% năm, tổng lượng mật xuất khẩu đạt 30,3 % năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,9% năm; 86,4% tổng sản lượng mật được xuất khẩu. Năm 2003 Việt Nam xuất 13.200 tấn, đạt gần 25 triệu đô la. Tuy nhiên kết quả này đã không được duy trì do việc quản lý chất lượng mật ong không tốt, xuất hiện mật giả, mật có tồn dư kháng sinh quá ngưỡng cho phép của các quốc gia nhập khẩu. Năm 2005 sản lượng mật ong đạt trên 13.591 tấn, xuất khẩu 11.500 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,4 triệu USD.
- Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của tằm thấp, trung bình đạt gần 1,3%/năm về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tằm tăng 23,14%/năm, nhưng chất lượng chưa được cải thiện. Khó khăn lớn nhất của chăn nuôi tằm hiện nay là thiếu những giống tằm thế hệ mới có năng suất, chất lượng phục vụ cho sản xuất và chế biến tơ công nghiệp; việc nhập giống tằm hiện nay chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch không quản lý và chủ động được chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi tằm thấp.
1.4.7. Thức ăn chăn nuôi
1.4.7.1. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp qua các năm
Do nhu cầu tất yếu của sản xuất, kết hợp với chính sách thông thoáng trong cơ chế quản lý, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn qua cũng đã có những chuyển biến lớn.
Bảng 1.24 Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp giai đoạn 2000 - 2006 (1000 tấn)
Năm
TĂ hỗn hợp
TĂ đậm đặc
Tổng số
TĂ hỗn hợp quy đổi
Tỷ lệ tăng BQ (%)
2000
1.700
330
2.030
2.690
2001
1.950
350
2.300
3.000
11,5
2002
2.400
340
2.740
3.420
14,0
2003
2.650
400
3.050
3.850
12,6
2004
2.700
400
3.100
3.900
1,3
2005
3.238
702
3.940
5.344
37,0
2006
4.361
747
5.118
6.600
23,5
Bình quân (%)
16,7
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2006, bình quân là 16,7%/năm. Năm 2004, do ảnh hưởng của giá thành nguyên liệu tăng và dịch cúm gia cầm, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải giảm công suất hoạt động nên sản lượng thức ăn chăn nuôi gia cầm giảm 30-35%, do vậy tỷ lệ tăng trưởng thấp (1,3%). Năm 2005, với việc phục hồi ngành chăn nuôi nên có sự tăng trưởng bù, sản lượng tăng 37,02% so với năm 2004.
Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, năm 2001 đạt 27,0%; năm 2006 đạt 41,6% (Bảng 1.25 ), song con số này so với bình quân thế giới vẫn còn quá thấp. Theo số liệu của Ruedi.A.Wild (1994), trong tổng số 1 100 triệu tấn thức ăn tinh gia súc, gia cầm sử dụng trên toàn cầu thì có tới 530 triệu tấn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (chiếm 48,2%); nông dân tự trộn 350 triệu tấn (31,8%) và 220 triệu tấn (20,0%) thức ăn được sử dụng ở dạng nguyên liệu đơn. Như vậy, so với mức trung bình chung của thế giới tỷ lệ TĂCN công nghiệp/tổng lượng thức ăn tinh sử dụng ở nước ta vẫn còn thấp.
Bảng 1.25 Tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp so với tổng lượng TĂ tinh tiêu thụ
Năm
TĂCN công nghiệp (1000 tấn)
Tỷ lệ so với nhu cầu (%)
2000
2.700
25,0
2001
3.000
27,0
2002
3.420
30,3
2003
3.850
33,4
2004
3.900
36,8
2005
5.344
38,9
2006
6 600
41,6
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại các vùng sinh thái
Theo vùng sinh thái, lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Đông Nam bộ chiếm 49,5% sản lượng của cả nước, Đồng bằng Sông Hồng 36,7%, Đồng bằng Sông Cửu Long 11,7%, các vùng còn lại tỷ lệ quá thấp từ 0,02-1,0% (bảng 1.26).
Bảng 1.26 Tổng lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất năm 2006 (tấn)
Vùng sinh thái
Hỗn Hợp
Đậm Đặc
Quy đổi
Tỷ lệ (%)
Tổng cộng
4.360.566
746.735
6.600.766
100,00
V. Đông Nam Bộ
2.442.683
275.256
3.268.449
49,52
I.Đồng bằng Sông Hồng
1.325.903
365.382
2.422.050
36,69
VI.Đồng bằng Sông Cửu Long
540.126
77.000
771.127
11,68
III.Bắc Trung Bộ DH miền Trung
32.509
16.179
81.043
1,22
II.Trung du miền núi phí Bắc
19.337
12.871
57.949
0,88
IV. Tây Nguyên
9
47
149
0,002
Để giảm ô nhiễm môi trường tại những vùng có mật độ chăn nuôi lớn (Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng) và tránh hiện tượng vận chuyển nguyên liệu từ miền núi xuống đồng bằng để chế biến rồi chuyển thức ăn chăn nuôi theo chiều ngược lại làm tăng chi phí sản xuất thì hướng phát triển một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất thiết kế phù hợp lên vùng trung du, miền núi nơi có tiềm năng chăn nuôi là điều cần thiết góp phần khai thác hết tiềm năng điều kiện tự nhiên, xã hội ở các vùng sinh thái này.
Giá thức ăn chăn nuôi
Giá TACN của Việt Nam luôn cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10-20%. Nguyên nhân gía thức ăn chăn nuôi công nghiệp cao:
- Nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 75-78% về khối lượng so với nhu cầu, số còn lại phải nhập từ nước ngoài (khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 80-90% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia) chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất TACN công nghiệp.
- Tại các nước sản xuất hàng nông sản xuất khẩu, Chính phủ đã ngừng trợ giá cho người sản xuất (theo quy định của WTO), giá một số loại nông sản phục vụ chăn nuôi (ngô, đậu tương...) trở về với giá thực tế sản xuất.
- Một số nước đã cấm sử dụng đạm động vật (bột xương, thịt, phụ phẩm động vật đặc biệt là của đại gia súc để đề phòng bệnh bò điên) dẫn đến nhu cầu sử dụng đạm thực vật tăng.
- Trung Quốc trước đây là một nước xuất khẩu ngô và đậu tương thì đến nay để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng đã nhập khẩu các loại nguyên liệu này.
- Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Một số nước lớn trên thế giới đặc biệt là Mỹ đã sử dụng một lượng lớn ngũ cốc để chế Ethanol thay thế một phần xăng dầu.
- Hệ thống phân phối sản phẩm các doanh nghiệp phải qua nhiều cấp đại lý, tỷ lệ hoa hồng kích thích tiêu thụ sản phẩm cao dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đến chuồng nuôi trội lên nhiều.
Khả năng cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước
Năm 2006, một số nguyên liệu trong nước cung cấp làm thức ăn cho chăn nuôi: tấm, thóc và cám gạo 6,09 triệu tấn, ngô 3,44 triệu tấn, sắn và khoai 2,8 triệu tấn, đậu tương và khô dầu 127 nghìn tấn, bột cá 111,8 nghìn tấn; khoáng và thức ăn bổ sung 138 nghìn tấn (phụ lục 9), còn lại chúng ta phải nhập khẩu khoảng 22% so với tổng nhu cầu thức ăn tinh trong đó đặc biệt khô dầu đậu tương chiếm một lượng lớn phải nhập khẩu 96%.
Bảng 1.27 Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước dành cho chăn nuôi (1000 tấn)
Nguyên liệu
Năm
2005
2006
Tấm, thóc và cám
6.084
6.090
Ngô
3.401
3.437
Sắn và khoai
2.421
2.785
Đậu tương và khô dầu
114
127
Bột cá
35
112
Khoáng và TĂBS
68
138
Tổng cung cấp trong nước
12.123
12.975
Lượng TĂ tinh sử dụng
13.630
15.864
Nguồn : Cục Chăn Nuôi, 2007
Ghi chú: Tấm 3% so với tổng số gạo; thóccho CN bằng 3% tổng số thóc và cám =11%
Dành cho chăn nuôi: ngô 90%; sắn và khoai 80%; đậu tương 33% so với tổng sản lượng.
Cho đến nay, ở nước ta chưa tự sản xuất được nguyên liệu để chế biến premix, chất phụ gia và một số các loại chất bổ sung khác. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu các loại nguyên liệu đơn từ nước ngoài về phối trộn thành premix dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Đối với acid amin, hiện nay chỉ có một đơn vị duy nhất - công ty TNHH VEDAN, sản xuất được Lyzine 12-15 nghìn tấn/năm, nhưng chủ yếu xuất bán ra nước ngoài theo hợp đồng đã được ký trước.
Tình hình nhập khẩu TACN
Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước còn thiếu, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu trên 2 triệu tấn nguyên liệu TĂCN. Năm 2006, nhập khẩu 3.220 nghìn tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (ngô 564,5 nghìn tấn, khô dầu các loại 1.591,8 nghìn tấn, bột cá 54,8 nghìn tấn, cám mì 363,3 nghìn tấn, bột mì 127,7 nghìn tấn, đậu tương 17,6 nghìn tấn, gluten ngô 35 nghìn tấn, phụ phẩm động vật 84,2 nghìn tấn, premix vitamin 8,3 nghìn tấn, khoáng và phụ gia 74,7 nghìn tấn) trị giá 11,79 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 43,62% giá trị trong tổng số 27,02 nghìn tỷ đồng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sản xuất trong nước (Bảng 1.28).
Bảng 1.28 Số lượng một số nguyên liệu nhập khẩu cả nước năm 2006 (tấn).
Số TT
Loại nguyên liệu
Tổng lượng nhập khẩu
Tổng
3.220.929
1
Ngô
564.488
2
Cám gạo chiết ly
190.224
3
Cám mỳ
363.322
4
Bột Mỳ
127.290
5
Dầu TV, dầu cá
26.384
6
Khô dầu
1.591.833
7
Đậu tương
17.632
8
Gluten Ngô
34.977
9
DDGS
10.689
10
Váng sữa, lactose
50.162
11
Bột Cá
54.840
12
Phụ phẩm động vật
84.154
13
Premix Vitamin
8.343
14
A.a (Lys; Met; Thre)
21.923
15
Khoáng, phụ gia
74.666
Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2007
1.4.7.2. Thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp
Theo báo cáo của các địa phương, diện tích trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc năm 2001 là 3.499 ha, đến năm 2005 là 27.563 ha. Năm 2005 có 3.071 ha ngô dầy làm thức ăn chăn nuôi. Sản lượng cỏ trồng là 4.553 ngàn tấn năm 2005 trong tổng số khoảng 84 triệu tấn cần để nuôi 8,5 triệu trâu bò; 1,3 triệu dê cừu và 110 ngàn con ngựa, mới đáp ứng được khoảng 4,8%, còn trên 95% là thức ăn tự kiếm hoặc tận dụng. Đây là một trở ngại lớn cho chăn nuôi đại gia súc.
Một số vùng có diện tích trồng cỏ lớn như Đông Bắc 7.186 ha, Đông Nam bộ 5.617 ha, Bắc Trung bộ 4.003 ha và Duyên hải Nam Trung bộ 3.935 ha. Các vùng còn lại chỉ đạt 1.502-1.979 ha.
Ngoài trồng cỏ để giải quyết thức ăn thô xanh, nước ta còn một khối lượng lớn phụ phẩm trong sản xuất nông, công nghiệp có thể tận dụng và chế biến nâng cao chất lượng làm thức ăn chăn nuôi. Lượng phụ phẩm nông nghiệp ước tính hàng năm có khoảng 36,8 triệu tấn, trong đó dây khoai lang 0,19 triệu tấn, rơm 32,3 triệu tấn, dây lá lạc 0,45 triệu tấn, ngọn và lá ngô 0,62 triệu tấn, lá sắn 0,19 triệu tấn và ngọn lá mía 3,0 triệu tấn, rỉ mật đường, bã dứa,...Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng cho chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 18% (7,5 triệu tấn), còn lại 29,3 triệu tấn chưa được sử dụng cho chăn nuôi, chưa tận dụng tốt nguồn phụ phẩm này thông qua chế biến-dự trữ để cung cấp cho gia súc vào các tháng mùa khô.
- Giống cỏ và công nghệ canh tác: Hiện nay tập đoàn giống cỏ trong sản xuất có khoảng 19 giống đã qua chọn lọc thích nghi (trong tổng số khoảng 160 giống đã được nghiên cứu) cho năng suất khá. Một số mô hình trồng cỏ thâm canh tại Củ Chi-TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tây, Phú Yên, Vĩnh Phúc,... năng suất cỏ có thể đạt 250-350 tấn/ha/năm, doanh thu có thể đạt 40-60 triệu đồng/ha/năm. Đây là một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả và giúp cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ có triển vọng phát triển. Vấn đề cần phải lưu ý là phải tăng cường công tác chế biến thức ăn thô xanh (ủ chua, chế biến phụ phẩm,...) để dự trữ cung cấp thức ăn cho gia súc vào mùa đông, mùa khô, đồng thời nghiên cứu phát triển tập đoàn cỏ họ đậu nhằm cân đối dinh dưỡng cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chăn nuôi đại cương-đại cương về ngành chăn nuôi.doc