Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu
10.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Vaccin thủy đậu sản xuất từ virut sống giảm độc lực.
- Tiêm ngừa từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, tiêm một liều duy nhất. Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên, tiêm phòng 2 mũi cách nhau 6 tuần
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THUỶ ĐẬUMỤC TIÊU. Trình bày được dịch tễ học, triệu chứng, biến chứng của người bệnh thủy đậu. Xác định được các nhu cầu cần chăm sóc của người bệnh thủy đậu. Nhận định và thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho người bệnh thủy đậu1. Đại cương:Là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch do virus thuỷ đậu (varicella zoster hay còn gọi là herpes varicella).Lây theo đường hô hấp, với biểu hiện bệnh là sốt phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc.Biểu hiện lâm sàng là phát ban nhiều lứa tuổi: hồng ban dát → hồng ban sẩn → phỏng nước trên nền hồng ban → vảy tiếtHay gặp biến chứng bội nhiễm tổn thương da. Có thể có viêm não và viêm phổiĐiều trị triệu chứng và thuốc kháng virus acyclovirPhòng bệnh bằng vắc-xin2. Tác nhân gây bệnh - Bệnh do virut Varicella Zoster (VZV) thuộc họ virut Herpesviridae gây ra - Trên lâm sàng Varicella Zoster gây 2 loại bệnh cảnh khác nhau là thuỷ đậu và Zona.3. Dịch tễ học: Bệnh rất dễ lây.Lây trực tiếp: Qua đường hô hấp (các giọt chất tiết li ti ở đường hô hấp). Tiếp xúc tổn thương da .Gián tiếp: Qua các đồ vật. Có thể theo luồng gió đi xa.Có thể qua rau thai.Hay bị ở trẻ nhỏ bắt đầu tuổi đến trường.Hiếm bị ở người lớn hơn nhưng nếu bị thì nặng hơn.Đỉnh điểm: cuối đông đầu xuân.Miễn dịch bền vững.4. Triệu chứng lâm sàng:4.1. Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình khoảng 14 - 17 ngày. Không có triệu chứng.4.2. Thời kỳ khởi phát: Kéo dài từ 24 – 48 giờ- Sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn. Có thể không sốt hoặc sốt cao 39-40oC gây mê sảng, co giật- Có thể có phát ban, kích thước vài mm, màu hồng, nổi trên mặt da, có thể có ngứa4. Triệu chứng lâm sàng:4.3. Thời kỳ toàn phát:- Sốt có xu hướng thuyên giảm, - Xuất biện ban phỏng nước, sau 48 – 72h, các nốt phỏng vỡ để lại vết loét trợt nông trên mặt da sau đó khô và đóng vẩy xuất hiện hết đợt này đến đợt khác.+ Ban có thể kèm theo ngứa, khi gãi dễ gây bộ nhiễm +. Thời gian ban mọc kéo dài từ 5 – 7 ngày.+ Ban thuỷ đậu cũng có thể thấy ở niêm mạc 4. Triệu chứng lâm sàng:2.3.4. Thời kỳ hồi phục:Người bệnh hồi phục nhanh chóng nếu không có bội nhiễm Các nốt vảy bong liền da, không để lại sẹo.5. Triệu chứng cận lâm sàng:- Xét nghiệm: + Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể + Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu + Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR + Nuôi cấy tế bào,phân lập virus tại nốt phỏng, máu khi bệnh nhân sốt + Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.6. Biến chứng:- Viêm da bội nhiễm:do liên cầu hoặc tụ cầu, có thể gây nhiễm khuẩn huyết.- Viêm phổi: Thường gặp ở người lớn - Viêm não, viêm màng não, có thể có hội chứng Guillain – Barre- Xuất huyết nội tạng, viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp, viêm thận, cầu thận, hôn mê- Phụ nữ có thai mắc thủy đậu có thể sinh ra trẻ mắc thuỷ đậu bẩm sinh hoặc thủy đậu chu sinh tùy thuộc vào thời kỳ thai nghén7. Chẩn đoán:+ Yếu tố dịch tễ họcKhu vực cư trú có các trường hợp thuỷ đậu+ Bệnh cảnh lâm sàngPhát ban phỏng nước trên nền ban đỏBan nhiều lứa tuổiSốt nhẹ.+ Xét nghiệm cận lâm sàng 8. Điều trị:Nguyên tắc:- Điều trị triệu chứng- Chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm- Điều trị bằng acyclovir khi có chỉ định8. Điều trị:8.1. Điều trị triệu chứng- Dùng paracetamol 10-15mg/kg/6giờ để hạ sốt, giảm đau. Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.- Có thể dùng kháng sinh histamin để giảm ngứa- Cách ly, hạn chế lây lan 8.2. Điều trị bằng Acyclovir- Với người lớn: 800mg/24h, chia 5 lần - Với trẻ em 38,50C. - Đo nhiệt độ người bệnh(30 phút/lần tùy tình trạng người bệnh).9. Chăm sóc:9.4.4. Chăm sóc cơ bản+ Chế độ nghỉ ngơi: + Tránh lo lắng căng thẳng+ Đảm bảo dinh dưỡng:Ăn đủ 2500 calo/ngàyĂn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, chia nhiều bữa Uống nhiều nước, bổ sung thêm hoa quả.9. Chăm sóc:+ Vệ sinh cá nhân: - Giữ da sạch sẽ, vệ sinh da hàng ngày bằng nước ấm.- Vệ sinh răng miệng, súc họng và nhỏ mắt bằng nước muối 0,9%.- Quần áo giặt bằng xà phòng và là trước khi mặc.- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng thấm mồ hôi.- Chấm dung dịch xanh Milian lên các nốt phỏng nước đã vỡ.- Hạn chế gãi, cắt móng tay cho trẻ- Nếu ngứa nhiều dùng thuốc kháng histamin theo y lệnh.9. Chăm sóc:9.4.5. Theo dõi ngăn ngừa và phát hiện kịp thời biến chứng.- Theo dõi bội nhiễm của da: tiến triển các nốt phỏng.- Các biến chứng đường hô hấp: khó thở đau ngực.- Phát hiện triệu chứng viêm màng não: đau đầu, nôn- Phát hiện triệu chứng viêm nãotinh thần, vận động của người bệnh- Các biến chứng về thận: số lượng nước tiểu 24h- Biến chứng xuất huyết: màu sắc phân, chấm nốt xuất huyết trên da.- Theo dõi tuân thủ điều trị, dùng thuốc của người bệnh.9. Chăm sóc:9.4.6.Giáo dục sức khoẻ, tư vấn cách phòng bệnh- Hướng dẫn nội quy bệnh phòng - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc, sau khi thăm khám phải rửa tay bằng xà phòng.- Vệ sinh phòng ở của người bệnh hằng ngày.9. Chăm sóc:9.5.Đánh giá sau chăm sóc:- Người bệnh hết sốt- Các nốt phỏng có xẹp dần, đóng vẩy khô- Người bệnh ăn/uống đầy đủ- Không có biến chứng, bội nhiễm - Quá trình chăm sóc không xảy ra sự cố, biến chứng. - Người bệnh/người nhà yên tâm và phối hợp điều trị10. Phòng bệnh10.1 Phòng bệnh không đặc hiệu- Cần phát hiện bệnh sớm ở thời kỳ khởi phát để cách ly, phòng lây nhiễm cho cộng đồng.- Đối với người suy giảm miễn dịch có tiếp xúc với nguồn bệnh và trẻ sơ sinh có mẹ mắc thủy đậu: Tiêm Globulin miễn dịch thủy đậu đặc hiệu VZIG (Herpes Zoster Immuno globulin) hoặc HZIP(Herpes Zoster Immuno Plasma).10. Phòng bệnh10.2. Phòng bệnh đặc hiệuVaccin thủy đậu sản xuất từ virut sống giảm độc lực. - Tiêm ngừa từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, tiêm một liều duy nhất. Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên, tiêm phòng 2 mũi cách nhau 6 tuần TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Văn Kính (2011), “Bệnh thủy đậu”, Bài giảng bệnh truyền nhiễm nhà xuấtbản Y học, trang 273-278Điều dưỡng truyền nhiễm thần kinh tâm thần – Nhà xuất bản y học 1996 (BS. Nghiêm Xuân Đức, Giáo sư Lê Đức Linh, GS Nguyễn Việt).Điều dưỡng cơ bản – NXB Y học 2005(GS Vương Hùng)Điều dưỡng nội tập 2 – NXB Y học 2008(TS Lê Văn An – TS Hòang Văn Ngoạn)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuy_dau_truc_tuyen_nam_dinh_ban_cuoi_3927.pptx