Cây đặc sản vùng (cây hồ tiêu)

NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY TIÊU 1. NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY TIÊU. 1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI - Nguồn gốc: Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. Tiêu Piper nigrum là một trong những loài cây gia vị cổ nhất và quan trọng nhất. Tiêu đen là loại tiêu mà hạt tiêu với toàn bộ quả được làm khô; tiêu trắng thì quả đã bị loại bỏ mất lớp vỏ mềm. Ba nước sản xuất tiêu chính là Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Việc sản xuất tiêu tại Brazil đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Tiêu là một trong những mặt hàng được trao đổi buôn bán sớm nhất giữa các nước Phương Đông và châu Âu. Nó có một lịch sử lâu đời hơn là các cây gia vị khác và những lợi nhuận khổng lồ có thể kiếm được. Ngoài ra, tiêu còn có một vị trí nhất định trong lịch sử của thế giới vì nó là cây gia vị được dùng để cống nạp đối với các triều đại phong kiến trước đây. Piper nigrum có nguồn gốc từ vùng Tây Ghats tại Ấn Độ nơi mà nó chỉ là cây hoang dại trong những vùng đồi của vùng Atxam và Bắc Burma, nhưng cũng có thể là nó phát triển một cách tự nhiên đến vùng này từ bờ biển Malaba. Người Hy Lạp gọi là Piperi, các nước nói tiếng Latin gọi là Piper và người Anh gọi là Pepper tất cả những tên này đều có nguồn gốc từ Sanskrit người dân bản xứ gọi nó là Pippali, chính là tên của loại "tiêu dài” mà cho đến nay không còn được nhìn thấy ở châu Âu nữa.

pdf49 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2920 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cây đặc sản vùng (cây hồ tiêu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng năng suất. Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về các loại trụ chết Loại Trụ Chỉ tiêu Trụ chết bằng gỗ Trụ xây bằng gạch Chiều cao (m) Đường kính (m) Mật độ (trụ/ha) Diện tích cây leo bám trên trụ (m2 /ha) 3,5 0,15 2500 3000-3500 3,5 1,0-1,2 1100 11.000-12.000 Chi phí cho 1 ha thường cao hơn 1,5-1,6 lần so với mua trụ chết, nhưng do trụ xây tồn tại suốt chu kỳ kinh doanh của cây tiêu, còn trụ chết phải thay. Do vậy, chí phí khấu hao hàng năm của trụ xây chỉ bằng 75-80% trụ chết. Xây Trụ bằng gạch có thể chủ động nguồn nguyên liệu tại địa phương như gạch, đá hộc...hạn chế được việc phá rừng. Nhược điểm Trụ xây do chi phí lớn ban đầu nên ít được sử dụng một cách phổ biến. Hơn nữa, trụ thường nóng trong những ngày mùa hè (nhiệt độ có thể lên đến 50- 60oC) nên có thể làm cháy dây tiêu khi đang bám trên trụ, nếu không được che chắn tốt khi cây tiêu còn nhỏ. Khi cây tiêu đã phủ trụ tác hại này thường rất hiếm khi xảy ra. Như vậy, Trụ xây bằng gạch là một biện pháp kỹ thuật đòi hỏi quá trình thâm canh tương ứng phải nghiêm ngặt, đồng bộ, vốn đầu tư ban đầu lớn. Để bảo đảm sinh trưởng cho tiêu trên trụ gạch phải chú ý đến việc che chắn cho cây tiêu non và tưới nước đầy đủ cho tiêu vào mùa khô. * Kỹ thuật xây trụ bằng gạch: Nguyên liệu: Vật liệu xây trụ phổ biến là gạch nung 4 lỗ (20cm x 10cm x 10cm), đá vôi được kết dính bằng hồ xi-măng mác P300,400, có thể đá hộc – đá ong. Kỹ thuật xây: Cách sắp xếp vật liệu cho tiết kiệm nhất là cách sắp có khoảng hở giữa các viên gạch trong cùng hàng gạch, các viên gạch có thể cách nhau 5-6cm và gạch đặt đứng. Trụ có thể xây theo hình khối vuông hay hình chóp cụt, khối lăng trụ tứ diện... Kích thước phổ biến hiện nay là cao 3,5-4m, đường kính đáy 0,8-1,2m, đường kính đỉnh 0,6-0,8m. Việc mở rộng hơn nữa đường kính trụ thường không đem lại năng suất cao trên một đơn vị diện tích do sự che khuất giữa trụ này với trụ khác. Năng suất tiêu vì thế sẽ không đồng đều giữa các trụ và thậm chí giữa các vị trí khác nhau trên cùng một trụ. Mật độ trụ trên 1 ha có giảm lại so với trụ gỗ nếu xây trụ với kích thước như trên (3x3m = 1100 trụ/ha). 32 * Trụ đúc: Trụ đúc bằng bê tông đã được dùng nhiều tại Thailand, Malaysia và hiện nay tại nước ta đang được ưa chuộng tại miền Nam và Tây Nguyên. Tại Tây Nguyên chi phí để đúc một trụ có thể đắt hơn giá mua một trụ gỗ chừng 15-20% (Phan Quốc Sũng, 2000). Để dễ dàng cho việc đúc trụ hình dáng trụ thường là trụ vuông với các cạnh bằng nhau (chiều dài mỗi cạnh 10-20cm), lỏi sắt 6mm gồm 2-3 thanh, đôi khi người ta thay lỏi sắt bằng lỏ i tre để tiết kiệm chi phí được tìm thấy tại Quảng Nam. Những nghi ngờ về khả năng bám của tiêu cũng như sức nóng của trụ trong những ngày nắng nóng đã bị bác bỏ bởi những thực tế của việc trồng trụ này tại nhiều nơi trong nước ta và đã cho ra những trụ tiêu tốt, đều, năng suất cao (Chư Sê-Gia Lai, Phúc Trạch-Quảng Bình.V.V). Trụ đúc bê tông như là một thay thế tốt cho trụ xây và trụ gỗ hiện hành do giá thành không quá cao, tuổi thọ lâu bền, khả năng thâm canh cao. 4.4. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 4.4.1. THỜI VỤ TRỒNG Thời vụ trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của từng nơi, chủ yếu là mùa mưa và nhiệt độ. Tiêu thường được trồng vào đầu hay cuối mùa mưa. Tuỳ theo từng địa phương mà thời vụ có khác nhau do mùa mưa bắt đầu khác nhau. Tại đồng bằng sông Cửu Long thường trồng từ tháng 5-8 Đông Nam Bộ từ tháng 6-8 Tây Nguyên từ tháng 5-7 Bình Trị Thiên tháng 8-9-10 hoặc tháng 2-3. Tại vùng Bắc miền Trung nên trồng sớm vào tháng 8. Tuy nhiên nếu kiểm soát được ẩm độ một cách chủ động thời vụ trồng có thể rãi ra ở nhiều tháng có nhiệt độ cao trong năm. Nếu có vườn ươm cây con trong túi bầu thời vụ trồng sẽ chủ động hơn rất nhiều. 4.4.2. CÁC KHÂU CHUẨN BỊ. - Thiết kế vườn tiêu: Yêu cầu thiết kế vườn tiêu cần bảo đảm những điều kiện sau: Chống xói mòn bảo vệ đất, thuận tiện cho đi lạ i và vận chuyển, có đầy dủ các phương tiện phòng hộ, tưới và tiêu nước (đặc biệt chú ý hệ thống thoát nước), tỷ lệ sử dụng đất cao >95%. - Chuẩn bị đất cho vườn tiêu: Yêu cầu chuẩn bị đất cần làm sạch dư thừa thực vật trên mặt ruộng, và gốc rễ dưới 40cm cách mặt đất và cày sâu ở độ sâu 40cm. Vôi, thuốc trừ sâu và trừ nấm cần được xử lý trước lúc trồng tiêu ở lớp đất mặt để cải tạo kết cấu đất, độ pH đất và bảo vệ cây con vừa mới trồng là điều cần thiết. Nhiều nơi trên thế giới như tại Sarawat hay Bangka đất nung và đất mặt từ nơi khác đã được bổ sung vào vườn tiêu để làm tăng kết cấu, dinh dưỡng cho đất. Việc này thường được thực hiện 2-3 lần trong khoảng thời gian trước trồng đến sau trồng 18 tháng. Khi điều này không được thoả mãn, cấu trúc đất và dinh dưỡng trong đất thường giảm nhanh. 33 Kết quả là độ chua trong đất tăng thái quá, độc tố nhôm gia tăng (de Waard và Sutton, 1960). Tại những vùng trồng tiêu thâm canh trong nước vôi được dùng với lượng từ 1- 3 tấn/ha tùy theo độ chua của đất, nhiều loại thuốc trị nấm và sâu được sử dụng như Furadan, Padan 4G, Diaphos 10H, Mexyl-MZ72WP. Thời điểm xử lý đất xảy ra trước lúc trồng ít nhất là 20 ngày ở độ sâu 15cm (Bùi Cách Tuyến và Ngô Xuân Trung, 2000). 4.4.3. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC - Kỹ thuật trồng: Việc trồng cây trụ trước hay sau khi trồng tiêu phụ thuộc vào loại trụ gì, và có sử dụng trụ tạm hay không. Nếu trồng cây trụ sống bằng hạt, trụ có thể được trồng trước khi trồng mới cây tiêu con 2-4 năm, tuỳ theo sức sinh trưởng của từng loại cây trụ con. Nếu trồng bằng trụ xây thì nhất thiết phải xây trước khi trồng cây tiêu con ít nhất là 1 tháng, nếu là trụ gỗ hay trụ sống bằng cành có kích thước lớn có thể trồng sau khi đã trồng cây con từ 6 tháng đến 1 năm khi mà có trụ tạm trong suốt thời gian chưa có trụ chính. Khoảng cách giữa các trụ tiêu phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ. Khi sử dụng các loại trụ chết (gỗ và đúc) có kích thước nhỏ hơn 20cm đường kính hay trụ sống của những cây có bộ tán hẹp và thưa thì khoảng cách thông thường là 2 x 2m. Khoảng cách sẽ gia tăng lên 3 x 3m cho trụ xây có đường kính 0,8-1,2m và cuối cùng là 2 x 2,5m cho những trụ sống có thân cành phát triển mạnh. Theo đó mật độ trụ sẽ giao động trong khoảng từ 1100-2500 trụ/ha. Qui cách đào hố trồng cũng phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ, nếu là trụ gỗ hay trụ sống và trụ đúc hai hố được đào có kích thước tối thiểu 40 x 40 x 40cm đối diện hai bên trụ và cách xa trụ 30cm. Nếu là trụ xây thì đào hố hình vành khăn rộng 40cm và sâu 40cm cách thành trụ 15cm. Phân bón lót được thực hiện sau khi đào hố xong (Xem liều lượng ở phần phân bón cho tiêu). Số cây con trên mỗi trụ tuỳ thuộc vào kích thước trụ. Khi trụ có đường kính nhỏ hơn 20cm số lương cây con hay hom giống được trồng từ 2-4 cây/trụ. Nếu là trụ xây có đường kính lớn cây tiêu con được trồng trên hố hình vành khăn cách nhau 30cm trồng một cây. Ngoài ra số lượng cây con tuỳ thuộc vào cách xén tỉa, tạo hình. Khi tiến hành xén tỉa (cắt thân chính) vào năm thứ hai nhiều lần để tạo ra nhiều thân trên một gốc thì số lượng cây con đem trồng cần duy trì ở mức tối thiểu. Nhiều nơi tại Quảng Bình (Việt Trung), Quảng Trị (Tân Lâm) và Nghệ An (Thanh Chương) không thực hiện mô hình một gốc đa thân mà để gia tăng số lượng thân chính trên một trụ tiêu người ta hoặc là dùng biện pháp đôn dây tiêu hoặc trồng nhiều cây con lên gấp bội trên một trụ tiêu. - Phân bón cho tiêu: + Các loại phân bón: * Phân hữu cơ: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tiêu do nó có thể điều hòa cơ cấu của đất, làm cho đất bớt rời rạc và tơi xốp, gia tăng khả năng giữ nước và hút dinh dưỡng cho cây, gia tăng những vi sinh vật có lợi trong đất, cung cấp dinh dưỡng 34 khoáng đặt biệt là các nguyên tố vi lượng giúp nâng cao phẩm chất của cây và hạt tiêu. Tuy nhiên phân hữu cơ nên sử dụng ở dạng hoai mục để giảm sự gia tăng những vi sinh có hại (chủ yếu là nấm và tuyến trùng) vào vườn tiêu. Các loại phân hữu cơ hiện đang sử dụng như phân chuồng, phân dơi, phân rác, phân xanh, bánh dầu phụng, xác tôm cá. Trong suốt thế kỷ thứ XIX, tại Malaysia cây tiêu được trồng trong sự kết hợp với cây Gambier Uncaria gambir Roxb., và những phế thải từ cây này được lấy ra để sử dụng cho việc bón phân và tủ gốc cho tiêu. Khi cây Gambier không còn được canh tác nữa có một sự gia tăng ngày càng nhiều tro củi và đất nung trong việc bón phân cho tiêu. Phân hữu cơ được dùng nhiều và phổ biến tại Sarawat bao gồm phân chim, tôm, xác cá, bánh dầu đậu tương. Gần đây hơn, hỗn hợp phân hữu cơ gồm thịt và xương có khử trùng và có bổ sung ka- li được sản xuất có tính thương mại cao, đã được bán và sử dụng khá phổ biến. Kết quả thí nghiệm tại Malaysia đã cho thấy rằng giá của phân hoá học thường rẻ hơn giá của các loại phân hữu cơ được chế biến nếu so với cùng một lượng dinh dưỡng nguyên chất được bón và thường đắt gấp đôi để thu được một lượng tiêu hạt gia tăng giống nhau. Ngày nay do quan niệm về sử dụng đất nung là lảng phí nên phân hữu cơ và vô cơ đã được sử dụng ngày càng nhiều. * Phân hóa học: Phân đạm thường dùng cho đất ở nhiều mức độ pH khác nhau, nhưng đạm sun phát chỉ nên dùng cho đất ít chua. Phân lân Văn Điển vẩn được ưa chuộng hơn vì có hàm lượng Mg và Ca cao kết hợp trong loại phân lân này. Cả hai loại phân KCl và K2SO4 đều có thể dùng được cho tiêu. Dạng phân hoá học hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến tại Malaysia gồm hỗn hợp của 1 Urea: 2 Supephosphat: 1 clo-rua ka-li (muriat potas) và khoáng chất (kieserite) mà chủ yếu là ma-nhê (tỉ lệ nguyên chất 7:10:5 tương ứng với N:P2O5:K2O). Những nguyên tố vi lượng được cung cấp là Fe, Cu, Cu, Bo, Mo, Mn. + Lượng phân và cách bón: Sim (1971) đã ước lượng tổng sản lượng chất khô là 11.426 kg chất khô/ha cho trụ tiêu trưởng thành và lượng mất dinh dưỡng ước tính là 233 kg N, 39kg P2O5, 207kg K2O, 30kg MgO và 105kg CaO. Những con số này là rất tương đồng với những con số được đưa ra bởi de Waard (1964). Theo đó việc bón phân cho tiêu trong mọi trường hợp là hết sức cần thiết để duy trì năng suất vườn cao và ổn định. Kết quả của thí nghiệm bón phân vô cơ của Bộ Nông Lâm Sarawat từ năm 1959- 1970 trên nhiều loại đất khác nhau đã cho ra những khuyến cáo về tỉ lệ phân bón như sau: 11-13% N : 5-7% P2O5 : 16-18% P2O5 : 4-5% MgO được bón với số lượng 4,5 lb (2kg)/trụ tiêu trưởng thành/năm cùng với 1 oz (28g) phân vi lượng. Kết quả của thí nghiệm cho thấy không có phản ứng có ý nghĩa về năng suất trong việc bón vôi so với không bón (dạng vôi bón là đá vôi nghiền). Những triệu chứng thiếu dinh dưỡng sau cũng đã được quan sát thấy: Thiếu đạm với triệu chứng lá màu vàng nhạt hay vàng cam nhạt đồng nhất. Triệu chứng thiếu ka- li biểu hiện ở đầu rìa ngoài của phiến lá trưởng thành bị chết dần, giòn và có màu xám 35 sáng. Triệu chứng thiếu ma-nhê thể hiện đặc biệt trên các lá già do sự mất màu vàng trên các gân mạch nhỏ ở phiến lá và lá có dạng hình ô-van; (de Geus, 1973). Theo tác giả này thì đây là căn cứ để xây dựng việc bón phân. Tuy nhiên, theo de Waard cho rằng thành phần phần trăm trong lá nếu dưới mức này sẽ xảy ra sự thiếu dinh dưỡng: Nhỏ hơn 2,7% N; 0,1% P; 2% K; 1% Ca; 0,2% Mg. De Geus (1973) đã khuyến cáo rằng: Nhịp độ bón phân khoảng từ 2-3 lần trong năm đối với tiêu kinh doanh. Lần bón đầu tiên trong năm có thể xảy ra vào đầu mùa mưa và khoảng cách giữa hai lần bón là 30-40 ngày. Phân bón nên được đặt trong băng ở độ sâu 10-15cm, gần với vị trí đầu rễ và nên phủ phía trên nó một lớp đất. Phân bón không nên đặt trên phần thân ngầm hoặc tiếp xúc trực tiếp với rễ, đặc biệt là các rễ chính vì điều này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở vùng rễ, thân ngầm và có thể gây chết dây. Những đề nghị bón của Phan Hữu Trinh và ctv (1987) như sau: Trong năm thứ nhất gồm 4 đợt: đợt 1 (bón lót) toàn bộ phân chuồng và 2/3 phân lân, đợt 2 bón sau trồng 20-30 ngày gồm 1/3 N và 1/3K; đợt 3 bón sau trồng 2-3 tháng gồm 1/3 N và 1/3 K, đợt 4 bón vào cuối mùa mưa số phân còn lại. Trong năm thứ hai gồm 3 đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa) với tỷ lệ bón trong đợi 1 là 1/3N + 2/3P + 1/3K; đợt 2: 1/3N + 1/3K, và đợt 3: 1/3N + 1/3K + 1/3P. Từ năm thứ 3 trở đi bón đợt 1 sau khi hái gồm toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4K + 1/4P; đợt 2 khi có mầm hoa bón 1/3N + 1/4P + 1/4K; đợt 3: lúc trái hình thành bón 1/3N + 1/4P + 1/4K số còn lại bón vào đợt nuôi trái lớn và chín. Tuy nhiên, những khuyến cáo này tương đối hợp lý cho việc thâm canh tiêu, thông thường người làm vườn trong vùng bón với cùng lượng phân trên hay ít hơn chỉ 1 đến 2 lần trong năm vào cuối vụ thu hoạch và đầu mùa mưa. Liều lượng phân bón phụ thuộc vào tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu, kỷ thuật canh tác và tình trạng sinh trưởng của cây. Tại các nước tiên tiến liều lượng này phụ thuộc vào việc chẩn đoán dinh dưỡng lá hai lần trong năm ở thời kỳ tiêu kiến thiết cơ bản và 5 lần trong năm ở tiêu kinh doanh (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Bảng 4.3. Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm Loại phân Tuổi cây Phân HC (kg) Urê(g) Lân Văn Điển (g) Clorua Kali (g) Năm 1 10-15 150 250 80 Năm 2 15 200 300 120 Năm 3, 4, 5... 15-20 300-400 450-600 200-250 Tại Việt Nam, do thiếu phương tiện thử nghiệm, liều lượng phân bón cho 1 gốc tiêu thường được ước lượng để giảm chi phí chẩn đoán. Bảng 4.3 trên đây là liều lượng tham khảo mà đã được áp dụng nhiều nơi tại vùng đất đỏ Đông Nam Bộ - Chăm sóc: 36 + Trồng dặm: Việc trồng dặm được thực hiện sau trồng 20 ngày và đầu mùa mưa năm sau với lượng phân bón nhiều hơn bình thường 20%. Cây trong bầu có từ 6-8 lá thường được dùng để dặm. + Che bóng: Nói chung nhu cầu che bóng cho tiêu càng giảm dần khi cây càng trưởng thành. Đối với cây trụ sống việc che bóng thường thuận lợi nhờ có tán của cây che bóng. Tuy nhiên cũng cần cắt tỉa tán của cây che bóng trong mùa mưa 2 đến 4 lần tuỳ thuộc vào mức độ sinh trưởng của tán để ánh sáng có thể lọt vào từ 70-80%. Trong mùa khô thì chỉ cần tỉa nhẹ hoặc không tỉa để duy trì ánh sáng ở mức 60-65%. Đối với các loại trụ khác cần làm phên che nắng và giàn che nắng để duy trì với nhu cầu ánh sáng như trên. Khi cây con mới trồng cần có những mành che ở độ cao 2-2,5m, hay làm túp bằng loại cây vọt, dương xỉ để che cho từng cây tiêu trong suốt mùa khô đầu tiên. + Làm cỏ - xới xáo: Cần làm sạch cỏ trên vườn tiêu trong suốt mùa mưa. Yêu cầu làm cỏ cơ giới hay bằng cuốc nên cách gốc 40-60cm để tránh làm đứt rễ tiêu. Cỏ dại gần gốc tiêu nên được làm bằng tay hay thuốc diệt cỏ đặc hiệu. Cũng cần kết hợp cày xới xáo giữa hai hàng tiêu để tạo điều kiện tơi xốp cho vườn tiêu. Nên kết hợp việc làm cỏ, xới xáo và bón phân một cách đồng thời. Vườn tiêu thường nằm trên đất dốc và được làm sạch cỏ nên khả năng bị xói mòn mạnh có thể xảy ra. Những biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất như trồng cây theo đường đồng mức hay làm ruộng bậc thang là hết sức cần thiết. Bất kỳ lúc nào vị trí trồng cũng nên được làm đầy và bổ sung đất mặt từ nơi khác, hay đất nung. - Xén tỉa- tạo hình - tỉa hoa và lá: + Mục đích của xén tỉa tạo hình: Tạo nên bộ khung thân chính có nhiều thân ôm trọn đều cây trụ. Theo đó, bộ khung thân chính sẽ cho ra nhiều cành quả nhất, các cành quả được phân bố đều và dày đặc để tạo cho cây tiêu có đường kính lớn, có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt, tập Trung dinh dưỡng cho những cành quả phát triển đầy đủ và cuối cùng là có năng suất cao. Ngoài ra việc xén tỉa tạo hình còn cung cấp một lượng lớn hom giống cho việc trồng mới tiếp theo. Thực chất thì việc xén tỉa tạo hình đã làm cho các cành quả có khả năng sinh trưởng mạnh hơn, độ thành thục tăng dần sau mỗi lần bấm ngọn hoặc xén tỉa. + Cách xén tỉa tạo hình trên cây trồng bằng cành tược: Đối với cây con được trồng bằng cành tược việc xén tỉa sẽ được thực hiện trong mùa mưa của năm sau. Tại Malaysia, Indonexia, số lần xén tỉa thay đổi từ 3-7 lần trong suốt mùa mưa năm đó. Tại Nam Bộ và Tây Nguyên có cách xén tỉa tương tự nhưng số lần ít hơn, chỉ từ 1-2 lần trong năm thứ 2 sau trồng để tạo nên mỗi gốc tiêu có 4 thân. Với cách xén như thế trên mỗi trụ xây người ta thường tạo nên 60-65 thân và 8-12 thân cho các loại trụ khác. Tại khu vực Bắc Miền Trung để tạo nên nhiều thân trên trụ tiêu người ta thường trồng nhiều hom hoặc cây con trong bầu trên một trụ thay vì cắt tạo hình trong năm sau. Khi cây đã đạt được 1 năm tuổi, mọc khỏe, cao chừng 2m, cắt bỏ phần thân tược trên cách gốc 25cm. Đoạn cành được cắt ra được dùng để làm cành hom cho việc phát triển diện tích mới. Tại phần gốc đã cắt cành tược cấp 1 sẽ mọc ra, chừa lại nuôi 2-3 37 cành tược. Khi chúng đạt được 8-10 lóng lại tiến hành cắt đợt 2 cách chỗ phân cành 25cm (khoảng 3-4 lóng còn lại trên tược cấp 1), và cứ như thế tiến hành đợt 3 và 4...Cách tạo hình này sẽ tạo nên 1 gốc tiêu có 4 thân với các cành quả to khỏe và nhiều, ngay ở những vị trí gần mặt đất. + Đôn dây tiê u trê n cây tiêu trồ ng bằ ng cành lươn: Khoảng 1 năm. Đối với cây con trồng bằng cành lươn vì cành quả phát sinh chậm và ở vị trí khá cao so với mặt đất nên nếu không thực hiện biện pháp đôn dây tiêu trụ tiêu thì sẽ không có hoặc cành quả mọc thưa thớt ở phần dưới trụ (khoảng 1-2m từ mặt đất). Trụ tiêu như thế còn được gọi là “tiêu ở trụồng” và sẽ không cho năng suất cao. Đôn dây tiêu là biện pháp hạ thân lươn đã được buộc trên trụ xuống đất và cuốn thành nhiều vòng quanh trụ tiêu, chỉ chừa lại chừng 15cm phần ngọn có mang cành quả trên mặt đất và được buộc lại vào trụ. Phần dây tiêu được cuốn quanh gốc (đôn) sẽ được lấp một lớp đất dày 5cm. Vào mùa mưa năm sau mới thực hiện xén tỉa tạo hình như đối với cây con mọc trên hom tược để tạo nên mô hình một gốc đa thân. Vì vậy, cây tiêu trồng bằng dây lươn thường cho quả chậm hơn cây trồng bằng cành tược + Các loại cắt tỉa khác: Ngoài cắt tỉa tạo hình, còn cần tỉa các cành lươn và các cành tược mọc ra không đúng yêu cầu một cách thường xuyên để tránh sự tiêu hao dinh dưỡng. Biện pháp cắt tỉa này được tiến hành thường xuyên hằng năm. Việc tỉa hoa được thực hiện khi cây có hoa bói. Có thể tỉa bỏ 50% hay 100% số hoa trong năm ra hoa đầu tiên tùy theo mức độ sinh trưởng của cây tiêu để tập Trung dinh dưỡng nuôi cành quả trước khi thu hoạch chính thức trong những năm sau. Hằng năm nên tỉa các đợt hoa ra muộn để tạo điều kiện ra hoa tập Trung cho mùa hoa năm sau. Khi cây tiêu đã phủ trụ (trụ) cần bấm ngọn của các thân chính để tập Trung dinh dưỡng nuôi cành quả. Cách hãm ngọn khác thấy có hiệu quả hơn đó là tách phần ngọn khoảng 10-15cm tính từ đỉnh sinh trưởng ra khỏi thân trụ. Làm như thế ngọn tiêu sẽ ngưng sinh trưởng dần, không tái sinh ra nhiều chồi mới ở gần chỗ tách ra. Vì thế, đỡ tốn công cắt ngọn nhiều lần như cách bấm ngọn. Cách tách ngọn như thế thường thấy ứng dụng nhiều tại Cùa - Tân lâm - Quảng trị. Vào cuối mùa thu hoạch tiến hành tỉa lá già và các cành tăm (cành quả nhỏ), các cành này thường xuất hiện nhiều trong năm thứ 10 trở đi, để phục hồi khả năng cho quả tại các vị trí bị tỉa. Khi dây tiêu trong quá trình vươn lên trụ cần đều đặn tiến hành buộc dây để dây tiêu dễ dàng bám vào trụ (khoảng 7-10 ngày buộc 1 lần). - Tủ gốc giữ ẩm Mục đích của tủ gốc là để hạn chế sự bốc thoát hơi nước trong suốt mùa khô, tiết kiệm được lượng nước tưới. Người ta thường tủ một lớp cỏ dày từ 12-15cm và cách gốc tiêu từ 15-20cm vào cuối mùa mưa. Một thí nghiệm nhằm so sánh các biện pháp canh tác được trồng từ năm 1960, kết quả về năng suất bình quân quả xanh từ năm 1963 cho đến nay cũng được cho như bảng dưới đây. Tất cả những trụ tiêu đều nhận được 6 lb (2,7 kg) phân bón hỗn hợp. Vật liệu tủ gốc được dùng là cỏ tranh (lalang), 38 Imperata cylindrica, và cỏ làm thảm phủ Axonopus compressus. Bảng 4.4: Kết quả năng suất tiêu tươi giữa các nghiệm thức chuẩn bị đấ khác nhau tại Malaysia (đơn vị: kg tiêu khô) Có chuẩn bị hố 14.930 Không tủ gốc 13.840 Không chuẩn bị hố 15.190 Phân vi lượng 2oz/trụ 15.220 Có un bổ sung đất nung và đất mặt 15.720 Phân vi lượng 1oz/trụ 14.900 Không bổ sung đất nung và đất mặt 14.400 Có cỏ thảm phủ 14.810 Có tủ gốc 19.270 Không cỏ thảm phủ 15.310 Năng suất cao hơn một cách có ý nghĩa từ những nghiệm thức có un đất mặt và đất nung và có tủ gốc. Việc un bổ sung đất (nói chung) đã cải tiến sinh trưởng và năng suất của tiêu nhờ vào sự kích thích ra rễ mới tại vùng đất vừa được bổ sung. Việc tủ gốc với thảm phủ là cỏ tranh khô quanh điểm trồng (trên ụ đã un) đã làm gia tăng lượng chất hữu cơ và làm giảm lượng nước bị mất trong suốt mùa khô. - Tưới nước: Nhiều kết quả nghiên cứu ngoài nước cho thấy trên các vườn tiêu không có tưới tỷ lệ trái tươi/khô là 4/1 thay vì 3/1 như ở các vườn có tưới đầy đủ nước. Theo đó thì tỷ lệ quả lép và cở hạt tiêu cũng bị nhỏ lạ i. Tại Tây nguyên và miền Nam mùa mưa thường kết thúc vào cuối năm (tháng 11-12) đây cũng là thời kỳ hạt tiêu bắt đầu hình thành và phát triển vì thế thiếu nước trong giai đoạn này có thể làm cho tỷ lệ hạt lép cao. Tại khu vực miền Trung mùa hạn nặng thường rơi vào tháng 6-7 ít có ảnh hưởng đến năng suất quả, tuy nhiên cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây do hạn. Hạn trong tháng 3-4 cũng có thể gây trở ngại cho quá trình hình thành và phát triển hạt tiêu tại khu vực miền Trung. Nước được tưới cho tiêu trong mùa khô để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây. Tuy nhiên, cần hạn chế tưới trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và duy trì độ ẩm cao trong thời kỳ hoa rộ để hoa ra được tập Trung và thụ phấn tốt. Lượng nước tưới mỗi lần dao động từ 20-60lít/trụ gỗ. Tiến hành tạo bồn quanh gốc tiêu để giữ nước khi tưới. Khoảng cách giữa hai lần tưới dao động từ 5-10 ngày trong suốt mùa khô hạn và tuỳ theo mức độ khô hạn. - Thay trụ tiêu: Trong thực tế cây trụ chết (gỗ) chỉ tồn tại không quá 15-17 năm trong khi chu kỳ kinh doanh của cây tiêu thường dài hơn ít nhất 10 năm. Cây trụ gỗ thường bị mục phần nằm trong đất và sẽ bị đổ ngã, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự sinh trưởng của cây tiêu. Do đó cần phải thay trụ nhằm duy trì thời gian kinh doanh của cây tiêu. 39 Việc thay trụ cần được tiến hành vào cuối mùa khô, sau khi thu hoạch tiêu xong, theo các bước tuần tự như sau: Tỉa bỏ các cành quả nhỏ, chỉ duy trì bộ khung thân chính và 8-12 cành quả chính (thường là các cành quả cấp 1). Kế đến, tưới nước lên cây trụ, nhẹ tay tháo bộ khung thân chính cây tiêu ra khỏi cây trụ. Sau đó nhổ bỏ cây trụ, đào hố và cắm cây trụ mới. Cuối cùng dùng dây buộc bộ khung thân chính vào cây trụ mới, các cành quả phải được phân bố đều trên thân trụ mới. 4.4.4. THU HOẠCH- CHẾ BIẾN VÀ NĂNG SUẤT TIÊU - Thu hoạch và chế biến: Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7 đến 10 tháng tuỳ theo giống, loại sản phẩm hạt tiêu trắng, đen hay xanh và điều kiện khí hậu tại địa phương. Tại những nơi có lượng mưa nhiều, phân bố khá đều trong năm thường có hai gia i đoạn ra hoa và hai gia i đoạn thu hoạch, điều này xảy ra ở Ấn Độ thường có hai vụ thu hoạch, một vào khoảng tháng 8-9 và vụ kia vào tháng 3-4 (Krishnamuthi, 1969). Ở những nơi có mùa khô rõ rệt, chủ yếu chỉ có một mùa ra hoa và thu hoạch mà thôi như tại Miền Nam và Tây Nguyên mùa thu hoạch vào giữa tháng 1-3, tại Bình Trị Thiên vào tháng 5-6 hay tháng 5-8 tại Malaysia, tập Trung mạnh trong khoảng tháng 7- 8. Việc thu hoạch cũng tiến hành khác nhau tùy theo ta muốn có tiêu đen hay tiêu trắng sau này. Thu hoạch khi trái chín đầy đủ, tức là trái đã chín đỏ hoặc ít ra cũng ngã màu vàng để chế biến thành tiêu trắng (tiêu sọ). Khi gié quả có 1-2 quả chuyển màu vàng thì gié có thể được hái để chế biến tiêu đen hoặc ngay cả quả được hái khi gié quả vẫn còn xanh như tại Malaysia hay Bắc Trung Bộ Việt Nam. Những chùm quả bị thiệt hại và rụng cũng được thu thập để tạo ra tiêu đen. Vào cuối của thời kỳ thu hoạch tất cả các chùm quả đều được thu hoạch, quả chín và chưa chín đều được dùng để sản xuất ra tiêu đen. Điều này được thực hiện để bảo đảm rằng cây tiêu sẽ cho hoa và mang quả đồng loạt trong năm sau đó. Ngoài ra, cây tiêu sau khi được thu hoạch hết nên được loại bỏ tất cả các lá của nó ngoại trừ 2-3 lá cuối cùng của cành bên (Blacklock, 1954). Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được ứng dụng phổ biến hoặc chưa được tán thành bởi những nhà khoa học khác. Để chế biến tiêu đen, sau khi hái các gié được chất thành đống ủ trong 5 giờ, sau đó đem ra phơi nắng. Ba bốn ngày sau tiêu héo đi và hạt tiêu trở nên đen, đem đập hay chà bằng chân để lấy hạt, sàng sẩy lại và đem hạt phơi cho thật khô, giữ độ ẩm còn 11- 12%. Để cho hạt tiêu thật đen bóng, người ta thường nhúng các gié hạt vào nước sôi có pha thêm một ít muối trong vài phút trước khi đem phơi (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Để chế biến tiêu sọ việc ngâm nước và chà xác nhằm loại bỏ lớp ngoại bì và phần ngoài của lớp trung bì. Những bó mạch còn giữ lại sau khi chế biến, có thể quan sát được ở mặt ngoài của hạt tiêu trắng. Việc chế biến này khó ở chỗ là làm sao đánh giá được đúng lúc thích hợp, để không loại bỏ mất phần bó mạch và phần trong của lớp Trung quả bì có chứa nhiều tinh dầu. Nếu không thực hiện được như vậy, tiêu sẽ sẩm màu, ngay cả khi nội quả bì bị lộ ra ngoài, lúc đó hạt tiêu trở nên đen chứ không trắng. Có khoảng 25-28kg tiêu trắng và 33-37 kg tiêu đen sẽ được tạo ra từ 100kg tiêu vừa 40 mới thu hoạch. Có một ít khác nhau về cách chế biến tiêu trắng hay tiêu sọ tại các vùng khác nhau trong các nước trồng tiêu. Tại đảo Bangka sau khi thu hoạch gié quả các chùm gié quả được đưa vào túi và nén chặt, sau đó túi được may kín và ngâm trong ao hồ hoặc những nơi nước chảy chậm để bảo đảm tiêu có màu sắc đẹp. Khoảng 6-10 ngày ngâm, khi mà lớp biểu bì có thể tách ra một cách dễ dàng người ta trút tiêu ra và rửa sạch và gạn bỏ vỏ quả ngoài, cọng gié và quả lép. Cuối cùng hạt tiêu được đem phơi để giảm ẩm độ trong hạt còn 11-15%. Hạt tiêu lúc chưa phơi thường có màu xám và sẽ chuyển trắng dần khi ẩm độ giảm dần. Tại Ấn Độ tiêu sọ thường được chế biến từ tiêu đen bằng cách ngâm tiêu đen trong nước 2-3 ngày sau đó chà tiêu giữa hai tấm thảm làm bằng sợi dừa để loại bỏ phần ngoài của trái tiêu. Tại Kampuchia và Việt Nam tiêu đen cũng là nguyên liệu để chế biến tiêu sọ. Công việc này bắt đầu bằng việc loại bỏ các hạt tiêu lép và hạt nhỏ bằng các sàng lọc, sau đó ngâm vào nước lợ trong 10-15 ngày cho đến khi vỏ quả đã trở nên phồng rộp và mục nát mới lấy ra để đải vỏ và phơi sấy. Tỷ lệ 285 kg tiêu gié sẽ cho 100kg tiêu đen và sẽ thành 70kg sọ nếu chế biến theo cách này. - Năng suất tiêu: Năng suất thường biến động rất lớn giữa các nước phụ thuộc vào phương pháp canh tác và chế độ thâm canh. Trong điều kiện thâm canh như được thực hiện tại Malaysia, Blacklock (1954) đã cho năng suất của vụ đầu tiên vào năm thứ 3 sau khi trồng là 1-1,8kg tiêu tươi (tiêu vừa thu hoạch)/trụ (đường kính 20cm) và tăng từ 3,6 đến 7kg tiêu tươi từ năm thứ 4 đến năm thứ 7 và sau đó giảm xuống còn 2 kg từ năm thứ 8 đến năm thứ 15, và có thể sau đó năng suất sẽ giảm mạnh, vườn tiêu lúc này cần được trồng lại. Theo Holiday và Mowat (1963) cho rằng đời sống phổ biến của 1 cây tiêu tại Sarawat là 12-15 năm và năng suất hằng năm đạt tối đa là 10-15lb (4,5-6,8kg) tiêu đen thương mại cho một trụ tiêu ở năm thứ năm, ước tính khoảng 3 ton/acre (7,5 tấn/ha). Những con số được cho bởi de Waard tại Sarawat, năng suất tiêu có thể đạt được, trong điều kiện thâm canh cao tại vùng, từ 7.000-8.000lb tiêu tươi/acre (8-9 tấn/ha) trong vụ thu hoạch đầu tiên và 12.000-16.000 lb tiêu tươi/acre (13,5-18 tấn/ha) trong năm thu hoạch thứ 6-7. Ông ta còn cho rằng năng suất có thể được duy trì cao trong vòng 10 năm rồi sau đó mới giảm dần. Trong điều kiện sản xuất ít thâm canh tại Ấn Độ, Krinamurthi (1969) cho rằng cây tiêu ở Ấn Độ sung mãn có thể cho năng suất là 0,5 kg tiêu khô/cây và khả năng sản xuất có thể kéo dài Trung bình 25 năm hoặc có thể lâu hơn. Năng suất bình quân tiêu đen trong cả nước tại Ấn Độ có thể thay đổi từ 110-335kg/ha. Ông ta còn cho rằng năng suất tiêu tươi bình quân tại Srilanka khoảng 2,5 tấn/ha, tại Indonexia (Sumatra) là 1,35 tấn/ha và Campuchia là 1,45 tấn/ha. Ở trình độ thâm canh Trung bình năng suất tiêu đen tại Việt Nam là 0,4-0,5kg/trụ trong năm thứ 3 và 1kg ở năm thứ 4 và tăng dần đến năm thứ 8 để đạt đến trên 2kg hoặc nhiều hơn (Phan Hữu Trinh et al., 1987). Nhìn chung có hai khuynh hướng về năng suất và tuổi thọ của cây tiêu. Khuynh hướng thâm canh cao để thu được năng suất cao ngay trong gia i đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh cây tiêu. Theo đó đời sống kinh tế của trụ tiêu sẽ bị rút ngắn như tại Sarawat, hay Đông Nam Bộ ở Việt Nam. Khuynh hướng quảng canh mà năng suất 41 thường bấp bênh và thấp (ít nhất trong gia i đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh) tuổi thọ của cây tiêu thường dài hơn và có thể dài gấp đôi khuynh hướng trên. Bài 5 SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ 5.1. SÂU: Có nhiều loại sâu hại trên cây tiêu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại sâu hại chính có mặt tại nhiều vùng trong nước ta. - Mối (Coptotermes sp): Mối tiêu là loại mối nhỏ, có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, cơ thể mềm, có thể có cánh hoặc không. Mối thợ nhỏ nhất, cơ thể dài 4mm, đầu tròn màu vàng xám, hàm nhỏ. Mối lính lớn hơn, dài khoảng 5mm, đầu màu nâu, hàm phát triển có màu nâu đen, trên trán có vết lỏm. Mối có cánh kích thước lớn hơn có thể dài đến 8mm, màu vàng cam. Mối thường tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất và dưới mặt đất. Mối thường tạo ra những đường hầm trên dây tiêu và di chuyển trong đường hầm này. Mối gặm dây tiêu làm cây tiêu suy kiệt không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. Dưới đất mối cũng tạo nên những đường hầm trên dây tiêu, chúng cũng tạo ra những cửa ngỏ thuận lợi cho cho nhiều loài nấm và tuyến trùng tấn công. - Rệp sáp giả có một cặp đuôi ngắn (Pseudococcus sp): Rệp có hình ovan hơi tròn, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 mm, rộng 1,8-2mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt cơ thể, xung quanh có nhiều cặp tua ngắn, phía cuối bụng có một cặp dài hơn. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cở thể rệp sáp giả mềm và có màu nâu nhạt hay màu nâu hồng. Rệp giả trưởng thành cái gần như nằm tại chỗ để chích hút và đẻ trứng. Trong điều kiện nước ta rệp phần lớn sinh sản vô tính. Con cái không cần con đực củng có thể đẻ ra trứng có thể nở được và thậm chí có thể đẻ ra con. Con đực thường hiếm khi xuất hiện và có hình dáng khác nhiều so với con cái. Rệp sống thành từng đám bám chặt vào gié bông, gié trái, cành hoặc mặt dưới lá hút nhựa cây làm lá và trái héo khô, cây tiêu trở nên cằn cỗi. Khi rệp hại thường thấy nấm mồ hóng đen phát triển. Rệp còn hút nhựa ở bộ phận gốc thân và rễ làm cho cây cằn cỗi, cây ra hoa đậu trái rất kém. Hiện tượng rệp di chuyển hút nhựa tại phần gốc thân thường xảy ra trong thời kỳ khô hạn, vì rệp thích hợp sống trong điều kiện ẩm và nóng. Thường thấy có kiến xuất hiện để di chuyển rệp đi khắp các bộ phận của rễ và gốc thân. Bệnh thường xảy ra trong mùa khô. - Rệp giả vằn (Ferrisia virgata CKll.): Rệp giả vằn có nhiều hơn rệp giả ngắn, có hình ovan dài, chiều dài cơ thể khoảng 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn những vằn ngang theo ngấn đốt cơ thể. Giữa lưng có một vệt bột sáp dày hơn hai bên sườn do đó được gọi là rệp giả vằn. Xung quanh cơ thể rệp giả vằn không có tua sáp, riêng phía 42 cuối bụng có một cặp tua sáp dài và to. Rệp hại rất nhiều loại cây trồng, rệp ưa bám ở những chồi non lá non, chùm trái để hút dịch cây. Vào mùa khô hoặc sau những đợt khô hạn kéo dài trong mùa mưa, đôi khi cũng thấy rệp chui xuống đất sống trên rễ. Tuy nhiên, chưa thấy có sự gây hại nặng tại phần gốc rễ như loại rệp sáp giả. Nhìn chung, rệp phát triển mạnh và gây hại trong mùa khô. Cách phòng trị giống phòng trị rệp sáp. - Rệp muỗi (Toxoptera aurantii): Rệp là loại côn trùng nhỏ có màu xanh hoặc đen bóng, dài 2-3mm, có cánh hoặc không, râu đầu tương đối ngắn. Chỉ thấy có rệp cái, rệp con màu nâu rất hoạt động. Rệp có thể gây hại rộng, tới 120 loài ký chủ khác nhau. Rệp bám và hút dịch trên những bộ phận mềm của cây tiêu như đọt và lá non. Rệp đặc biệt phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn tiếp sau mùa mưa. Trong tự nhiên có rất nhiều loại thiên địch hại rệp muỗi như bọ rùa bảy chấm (Coccinella 7 chấm), sâu cánh cứng Chilocorus, một số loài ong ký sinh thuộc giống Aphidius và cả một số loài nấm ký sinh. - Rệp bông (Icerya acguptica): Ngoài cây tiêu rệp còn phá hại nhiều cây trồng khác như cà phê, cam, ổi, chè. Tuy có mặt trên cây hút dịch và ít nhiều có ảnh hưởng đến cây tiêu nhưng nhìn chung, tác hại do rệp bông gây ra không đáng kể, ít khi phải áp dụng các biện pháp phòng trừ. Hơn nữa, rệp còn thường xuyên bị bọ rùa ăn thịt nên mật độ không cao. - Rệp sáp (Saissetia nigra): Rệp cũng sống gây hại trên nhiều loại cây trồng. Rệp bám trên các nhánh, chồi non, lá non, chùm trái để hút nhựa cây. Trường hợp rệp tập Trung nhiều, gây hại nặng, đọt non lá non có thể bị biến dạng, lá bị vàng và héo. Trong tự nhiên rệp này cũng bị nhiều loại sinh vật ăn thịt hoặc ký sinh. Có khi rệp cũng có thể gây hại rễ. Có thể dùng các thứ thuốc trị rệp để phòng trị loại rệp này. Tuy nhiên, rệp trưởng thành vì có lớp sáp dày bao bọc nên khó trừ. Kết hợp cắt bỏ những nhánh có rệp. - Sâu đục thân (Lophobaris piperis): Sâu trưởng thành là con bộ cánh cứng nhỏ, màu nâu tối, ở đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Bọ đẻ trứng vào kẻ thân, nách cành, trứng nở thành sâu non màu trắng ngà, đục thành đường hầm trong thân và cành. Phần thân, cành nằm phía trên mắt bị sâu đục bị héo, hóa nâu rồi chết. Thân hoặc cành bị hại thường dễ gãy ngang ở mắt có sâu đục thân vào. Thường chỉ có một con ở thân hoặc cành bị hại. Bọ trưởng thành cắn những lổ nhỏ ở cuống chùm bông làm rụng bông hoặc phá ở cả chùm trái non, trái có thể chuyển thành màu nâu đậm. Những vườn tiêu chăm sóc tốt thường bị sâu đục thân phá hại. Để phòng trừ cần bảo đảm bón phân đầy đủ, chăm sóc kỷ vườn tiêu, đốn tỉa cành nhánh khô héo. - Một số loại rầy hại tiêu: Một số loài rầy thuộc giống Amrasca, Empoasca có thể hại trên cây tiêu. Rầy ẩn mặt dưới lá, thường hút dịch ở lá non và gié bông. Ở những vết rầy chích lá chuyển từ màu vàng nhạt sang màu nâu, có đường kính từ 3-10mm. Trên một lá có thể có nhiều 43 vết chích. Lá bị hại nặng rất dễ rụng sớm. - Các loại sâu cánh cứng hại tiêu: Các loại sâu cánh cứng, sâu non có dạng hình chữ C sống trong đất. Bọ trưởng thành sống về ban đêm hay bay vào đèn. Chúng lên ăn lá non, trái non, chủ yếu vào buổi tối. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới đất hoặc kẻ lá. Sâu non ăn xác thực vật trong đất và gặm cả rễ cây để phát triển. Phòng trừ bằng cách dọn sạch tàn dư thực vật, cây lá mục trong vườn. Không bón phân hữu cơ tươi, chăm sóc tốt vườn tiêu. - Bọ xít lưới (Elasmonathus nepalensis): Bọ xít thường xuất hiện trên cây tiêu trong thời kỳ ra bông và chớm có trái non. Bọ xít có thể sống ở cỏ hoặc ẩn nấp ở mặt dưới lá tiêu, chích hút lá non, hoa làm cho hoa rụng hàng loạt. Bọ xuất hiện nhiều vào đầu và cuối mùa mưa. Cần dọn sạch cỏ rác trong vườn tiêu và chung quanh. Trồng tiêu với mật độ thích hợp để tiêu đủ thoáng và nắng. Các loại thuốc hoá học có thể dùng để trị sâu hiện nay như: Shersol, lannate, diazinon 0,15-0,2% được dùng để phun trị mối hoặc Diaphos 10H, Padan 4H rãi 50- 300g/trụ. Pyrinex 20EC, Fenbis 10ND, Sevin 80 WP phun 0,15-0,2% để trị các loại rệp. Diazinon hay Bi 58 được dùng để trị sâu đục thân và các loại rầy. 5.2. BỆNH - Tuyến trùng hại tiêu: + Cấu tạo và hoạt động của tuyến trùng: Tuyến trùng thuộc nghành giun tròn. Tuyệt đại đa số có hình ống như con giun nhỏ, đôi khi cũng thấy có dạng hình thoi dài, hình cầu, trái lê, trái chanh hay thận. Tuy nhiên khi cắt ngang thân tuyến trùng bao giờ cũng là hình tròn đối xứng. Vỏ ngoài tuyến trùng gồm các lớp cutin, da và cơ bao bọc. Bên trong cơ thể là hệ thống tiêu hóa đi từ miệng qua thực quản ruột, đi tới hậu môn. Ngoài ra, trong xoang thân còn có bộ phận sinh dục. Chiều dài của các tuyến trùng hại cây thường từ 0.5-2mm. Cấu tạo miệng của tuyến trùng rất đa dạng. Ở hốc miệng trên đầu, ngoài vòng môi, một số tuyến trùng có răng giả hoặc răng thật cử động được. Ở đa số tuyến trùng hại cây thường có răng giả biến thành kim chich hút (mấu). Kim thường nằm thụt vào phần đầu chỉ khi chích hút mới thò kim ra. Đa số tuyến trùng đều phân ra con đực và cái. Tuy nhiên ở một số trường hợp, trong điều kiện không có đực, con cái vẫn có thể đẻ trứng được, ví dụ như loài Meloidogine sp.. Tuyến trùng có 4 tuổi. Sau mỗi tuổi chúng lột xác một lần và lớn lên. Sau lần lột xác thứ tư tuyến trùng trưởng thành, có cơ quan sinh dục hoàn chỉnh và bắt đầu sinh sản được. Vòng đời của tuyến trùng thay đổi từ vài ngày cho đến vài tháng. Hầu hết tuyến trùng gây hại cho cây thường sống thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 20-300C. Ở nhiệt độ 0-50C tuyến trùng non bị chết hết. Tuyến trùng chịu tốt hơn trong môi trường ẩm. Chuyển động của tuyến trùng là nhờ vào điều kiện ẩm của đất. Tuy nhiên quá thừa ẩm hoặc quá hạn đều không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Điều kiện ẩm thì tuyến trùng non dễ xâm nhập vào rễ. + Các loại tuyến trùng gây hại: 44 Giống Meloidogine sp., 1887; Giống Rotilanchulus, Linord et Oleiveira, 1940 ; Giống Helicotilenchus, Steine r, 1945; Giống Tylenchorynchus, Cobb, 1913; Giống Aphelenchus, Bastian, 1865; Giống Tylenchus, Bastian, 1865; Giống Hoplolaimus, Daday, 1905; Giống Pratilenchus, Filipjep, 1934; Giống Xiphinema, Cobb, 1913. *Triệu chứng bệnh hại do tuyến trùng: Khi gây hại cây tiêu, tùy theo đặc tính sinh học của từng giống tuyến trùng mà chúng có thể chui sâu vào mô rễ, chui một phần hoặc hoàn toàn nằm ngoài để hút dịch từ tể bào rễ hoặc gốc thân. Sự phát triển các kim chích ở các tuyến trùng hại cây là đặc điểm giúp cho chúng dễ dàng hút được thức ăn từ cây qua các kim chích đó. Trong nhiều trường hợp tuyến trùng còn tiết vào mô cây một số chất có hoạt tính men để phân giải và làm lỏng thức ăn trước khi hút. Vì vậy, người ta nói tuyến trùng tiêu hóa thức ăn từ bên ngoài cơ thể của chúng. Nhóm tuyến trùng nội ký sinh chui vào rễ hút dịch cây (M. inconita, M. arenaria, sp) vào tuổi 2 đã có thể vào rễ non hại cây. Chúng di chuyển dọc theo tầng sinh vỏ. Phần đầu tuyến trùng lúc đầu nằm ở lỏi phân sinh sau chuyển qua trụ bì. Do ảnh hưởng của chất tiết phân sinh ở phần trụ bì phân chia nhân tế bào và tăng trưởng kích thước tạo thành đại bào nhiều nhân và lại trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho tuyến trùng. Những u bướu ở rễ tiêu là nơi tập Trung các đại bào, và nhiều tuyến trùng gây hại, mỗi bướu có thể có 1 hoặc vài con. Bướu lớn từ vài mm đến vài cm. Cây tiêu bị tuyến trùng gây hại nặng lúc đầu có hiện tượng vàng đều các lá và nữa dưới tán lá. Lá có màu vàng tươi và không có những vết nâu, đen như ở các bệnh nấm, dần dần lá chuyển khô vàng, tán cây ủ rủ, kém phát triển như cây bị hạn hoặc thiếu phân. Nhóm tuyến trùng ngoại sinh thường chích hút vào rễ hoặc gốc thân làm rễ bị còi cọc hoặc thối đen, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của cây, cây cằn cỗi, giảm năng suất rõ rệt. Ngoài ra, tuyến trùng còn là kẻ dẫn đường cho nhiều loại nấm xâm nhập tấn công kế đó. *Phòng trị tuyến trùng gây hại: Có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phòng trị tuyến trùng như: Biện pháp canh tác: Như bón phân cân đối, đầy đủ và phân hữu cỏ hoai mục. Đào hố phơi ải sớm trước trồng, dọn sạch xác bả thực vật, thiết lập hệ thống tưới tiêu. Biện pháp hóa học: Tuyến trùng có thể đối kháng với các loại thuốc hóa học vì chúng có lớp cutin và đặc biệt các loại tuyến trùng nội sinh thường sống trong rễ nên thuốc khó thâm nhập. Các loại thuốc hiện có ở nước ta để trừ tuyến trùng như Furadan 3H, Mocap 10G, Mocap 72 EC. Đào rảnh cách gốc tiêu 30-50cm, rộng 10cm, sâu 5cm rắc 30-50g thuốc hạt vào rảnh cho một trụ rối lấy đất phủ lên và tưới nhẹ. Hoặc có thể xới nhẹ quanh gốc tiêu dùng Mocap 72 EC pha 1cc trong 1lít nước. Tưới 2 lít/trụ và vun nhẹ đất lên chỗ tưới. - Các loại bệnh hại trên thân, lá: + Bệnh thán thư ( Collectotrichum gloeosporoides): Bệnh hại chủ yếu trên lá và trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Vết bệnh đầu tiên là những đốm 45 lớn có màu vàng nhạt trên lá, sau vết bệnh hóa nâu và đen dần. Đốm bệnh tròn hoặc không đều, đường kính vết bệnh 4-6cm. Thông thường bệnh hại ở phần chóp hoặc mép lá trước. Khi già, rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách rõ rệt phần mô bệnh và mô khoẻ. Bệnh cũng có thể lan sang bông hạt làm khô đen, rụng hay lan sang dây nhánh làm rụng cành tháo đốt. + Bệnh đen lá (Lasiodiploidia theobromae): Lúc đầu vết bệnh là những đốm màu vàng nhạt nhỏ sau lớn dần và hóa nâu đen. Vết bệnh có thể lan từ chót lá vào hoặc giữa phiến lá. Vào lúc vết bệnh đã già màu sắc bệnh hơi bị bạc đi và có thể có những quầng đồng tâm. Vết bệnh có thể chiếm đến lan khắp chiều dài lá tiêu và dễ nhầm lẩn với bệnh thán thư nhưng không có quầng đen viền quanh. Nấm bệnh cũng có thể gây hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm tán cây tiêu trông xơ xác và trơ trụi. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa và trên các cây chăm sóc yếu. + Bệnh đốm lá (Rosellinia sp.): Tiêu thường bị bệnh này vào đầu mùa mưa. Ở mặt dưới lá tiêu có những vết nâu đỏ nằm rãi rác như đất bám, tập Trung nhiều nhất ở rìa lá. Ở nơi có nhiều vết bệnh phần mô lá biến thành màu xanh vàng hoặc vàng tươi. Khi bị nặng lá thường chuyển sang màu vàng, nhưng ít khi có hiện tượng rụng lá hàng loạt. Lá gốc thường bị và lan dần lên các lá giữa. Những vườn tiêu chăm sóc kém thường bị bệnh nhiều hơn. + Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solanni): Bệnh thường phát triển vào mùa mưa, khi ẩm độ vườn tiêu cao. Tiêu càng sinh trưởng tốt, cành lá càng um tùm thì bệnh càng phát triển. Bệnh lây lan rất nhanh, bệnh phát triển từ mặt đất leo lên cây nên bệnh thường thấy ở tán lá dưới. Vết bệnh trên lá có thể ăn lan từ mép vào hoặc nằm ngang giữa phiến lá. Vết bệnh thường loang lổ to, nhỏ không đều, kích thước từ 1-10cm. Vết bệnh mới có dạng thối đen, xung quanh có viền màu nâu đỏ sẩm. Khi già vết bệnh chuyển sang màu trắng xám, phồng rộp, đôi khi có quầng loang lổ đồng tâm. + Bệnh rỉ lá (tảo Cephaleuros mycoides): Bệnh thường xuất hiện trên những tiêu già phía gốc, ở những nơi rậm rạp, thiếu sáng. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa có ẩm độ cao. Tảo đóng thành từng đốm đen trên mặt lá và đôi khi cả dưới mặt lá. Còn thấy vết rỉ đóng ở cả dây, nhánh hoặc chùm trái có ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất thu hoạch. + Phòng trừ bệnh hại thân, lá: Nhìn chung các loại nấm hại thân gốc không gây hại lớn cho tiêu, có thể làm giảm các thiệt hại do các bệnh trên bằng các biện pháp sau: Trồng tiêu với mật độ thích hợp để bảo đảm được độ thoáng sáng. Bón phân cân đối và đầy đủ. Thoát nước cho vườn tiêu trong mùa mưa và tưới đủ trong mùa khô. Tỉa cành nhánh tiêu và thu dọn tàn dư thực vật. Dùng Benlat, Validacine 0.1% hay Boordeaux 1% để phun trị. - Bệnh hại rễ và gốc thân: + Các loại nấm bệnh: Nấm Fusarium solani, Lasiodplodia theobromae hoặc nấm 46 Phytophtora sp. Là ba loại nấm gây hại chính cho rễ tiêu. Quá trình xâm nhập và hại rễ và gốc thân diễn ra ở trong đất. Vì vậy, tương đối khó theo dõi và phát hiện. Ở những nơi có nhiều tuyến trùng gây hại cây thì các lọai nấm bệnh này cũng phát triển nhiều. Nấm có thể tấn công bất kỳ vị trí nào ở gốc thân và rễ tạo thành vết biến màu và ướt, dần dần vết bệnh ngày càng lan rộng. Khi mới nhiễm bệnh cắt ngang gốc thân hoặc rễ cái thấy phần lỏi gỗ không còn trắng tươi mà ngã sang màu vàng xỉn hoặc nâu nhạt. Lâu ngày bộ phận bị bệnh nằm trong đất ẩm ướt bị nhiều loại vi sinh vật hoại sinh và bán ký sinh khác gây hại làm cho toàn bộ lỏi thân, rễ dần dần thối mục, thân đen xơ xác. Vì vậy, lá thường ngã vàng nhanh chóng, cây tiêu có thể bị chết nhanh trong vòng 1-2 tháng, rụng lá, tháo đốt từ từ. + Phòng trị bệnh gốc thân và rễ: Những bệnh nấm hại rễ gốc thân là những bệnh nguy hiểm hàng đầu trên cây tiêu. Vì chúng có thể quyết định vấn đề sống còn của cây tiêu. Vì khó phát hiện nên khi thấy biểu hiện trên lá thì thường đã quá muộn để phòng trị hiệu quả. Để phát hiện sớm cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng của cây tiêu kết hợp khảo sát bộ rễ tiêu khi thấy có hiện tượng xấu. Một số biện pháp phòng trừ như sau: Làm đất, phơi ải, dọn tàn dư thực vật; Bón phân đầy đủ; Chọn trồng các nhóm tiêu lá Trung và lá lớn, Lada Balentoeng là những giống tiêu có khả năng chống chịu tốt hơn. Xử lý trước khi giâm hom thuốc Câptan 1/1000, Ridomil1/1000, Benlat 1/1000, Rovral hay Validacin để tưới lên gốc khoảng 2-3 lít/trụ. Mỗi tháng xử lý 1 lần trong suốt thời kỳ bệnh cho đến khi bệnh có chiều hướng ngưng phát triển. Những gốc bị bệnh nặng phải đào gốc đem đốt. - Virus hại tiêu và các bệnh dinh dưỡng: + Bệnh do virut và cách phòng trị: * Triệu chứng bệnh: Lá nổi những vệt xanh đậm xen kẽ những đường gân xanh lợt và lá bị cong queo, thấy rõ nhất ở các lá non, nhân dân gọi là bệnh t iêu điên. Cây cằn cỗi chậm lớn và năng suất kém. Bệnh virut gây ra thường do rầy trụyền từ cây bệnh sang hoặc từ tuyến trùng xiphinena. * Cách ngừa trị: Khi cây đã bị bệnh thì rất khó cứu chữa. Nhân dân ta ta có cách chặt ngang gốc rồi bón thêm phân chuồng thật hoai mục để phục hồi cây nhưng cách này thường tốn công và không bảo đảm an toàn. Tốt nhất là nhổ hủy bỏ cây bệnh và dùng thuốc trừ sâu thích hợp để tiêu giệt sâu rầy. + Các bệnh về dinh dưỡng: Có nhiều triệu chứng bệnh thiếu dinh dưỡng trên cây mà thường biểu hiện trên lá hoặc là non hoặc lá già tùy theo loại dinh dưỡng bị thiếu như : Thiếu Zn, Ca, Mg, P, K, N...và nhiều trường hợp ngộ độc nhôm sắt, lân, đạm khác. 47 PHẦN THỰC HÀNH Bài 6 KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TIÊU, KỸ THUẬT TẠO HÌNH, ĐÔN DÂY TIÊU. 1. Vị trí của bài trong tổng thể của môn học: Bài thực hành của cây tiêu. 2. Mục tiêu: - Sinh viên xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của giống tiêu, các biện pháp nhân giống. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác trong làm vườn ươm, tạo vườn hom giống, kỹ thuật nhân giống bằng hom. Tạo hình thời kỳ kiến thiết cơ bản (cắt thân đối với tiêu trồng hom thân hoặc cành tược, đôn dây đối với tiêu trồng bằng hom lươn), xén tỉa hàng năm thời kỳ kinh doanh.. 3. Phương thức giáo dục: Thực hành trên vườn tiêu. 4. Mối quan hệ với bài học trước đó: Liên quan với bài 2, bài 3 và bài 4. 5. Mô tả các hoạt động học tập của người học: Biết chọn hom, cắt hom, đóng bầu làm giàn che, chăm sóc sau cắm hom.Thao tác các biện pháp cắt tạo hình, đôn dây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cắt tỉa cành trong tời kỳ kinh doanh. Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu. Sinh viên thực hiện theo nhóm 5 - 7 người dưới sự giám sát của giáo viên. 6. Các cở vật chất cần thiết cho bài học: Vườn ươm, hom tiêu, bao nilon, vật liệu làm giàn, kéo cắt cành, thùng tưới, bình bơm thuốc trừ sâu bệnh, giấy , bảng . 7. Các câu hỏi đánh gía: * Để tăng tỷ lệ bầu cây sống cần chú ý vấn đề gì? hom lươn có cần ươm không? * Khi nào thì cắt tạo hình, khi nào thì đôn dây? * Trong gia i đọan kinh doanh có cần cắt tỉa cành không? 8. Các chủ đề của bài học kế tiếp: Kiểm tra đánh giá. 9. Bài tập ở nhà: Sinh viên viết thu hoạch báo cáo quá trình thực hiện và kết quả thực 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ môn Cây công nghiệp. Giáo trình Cây hồ tiêu. ĐHNN I- Hà Nội 1967. 2 Blacklock, A.1954,“A.short study of peper culture with special reference to Sarawat”, Trop, Agriculture, Trin, 31, 40-56. 3. Nguyễn Thị Chắt, 2000.”Một số sâu haị chính trên tiêu”. ĐHNL TP Hồ Chí Minh, Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị xuất bản (Tài liệu hội thảo). 4. Bùi Xuân Tín và Trần Xuân Lạc, 2000” Những vấn đề trong việc phát triển cây tiêu tại vùng Bình Trị Thiên”, ĐHNL Huế. Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị xuất bản (Tài liệu hội thảo). 5. Choudhary, K,G.and Phadnis, N.A. 1971.” Vegelative propogation of pepper (P, nigrum L.) with the use of plant growth regulator”,Poona Agric.Coll.Mag., 61.37.44. 6. Dwarakana, CT, Rao, T.N.R.C. and Johar, D.S.1959, “Chemical analysis on trade grades and by-products of pepper (P. nigrum L.)”. Food sci, 10, 1-2. 7. Darlington, CD and Wilie, A.P.1961”Chromosome Atlas of floweing plants. London: George Allen and Unwin. 8. Gus, J.G, de.1973. Fertilizer guide of the tropics and subtropics. Centre d’Eude de I’Azote. 9. Hlliday, P. and Mowat, W.P.1957“Aroot desease of Piper nigrum L. in Sarawat Caused by species of Phytophtora”, Nature, 179,543. 10. Krishnamuthi, A. 1969. “The wealth of India: Raw materials,”Vol.8, New Dehle Publ.and Information Directorate, CSIR. 11. Nguyễn Trác, 1987. Kỹ thuật trồng tiêu. Sở Văn hóa thong tin tỉnh Nghĩa Bình 12. Ngô Xuân Trung và Bùi Cách Tuyến, 2000. “Bệnh cây đại cương”. ĐHNL TP Hồ Chí Minh, Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị xuất bản (Tài liệu hội thảo). 13. Việt Chương. Kinh nghiệm trồng tiêu. Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh 2002. 14. Phạm Văn Biên.1989. Phòng trừ sâu hại t iêu. NXB Nông nghiệp. 15. Phan Quốc Sũng. 2000. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. 16. Phan Quốc Sũng, 1988. Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. NXB Nông nghiệp. 17. Phan Hữu Trinh, Vũ Đình Thắng, Trần Thị Mai và Bùi Đắc Tuấn. 1987.“ Kỹ thuật Trồng tiêu”, NXB Nông nghiệp. 18. Trần Văn Hòa, Hứa Văn Chung, Trần Văn Hai, Dương Minh và Phạm Hoàng Oanh 1999. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao, cà phê, tiêu, sầu riêng. NXB trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCÂY ĐẶC SẢN VÙNG (Cây hồ tiêu).pdf
Tài liệu liên quan