Cấu trúc xã hội của xã hội học
Cấu trúc xã hội của xã hội học
Nội Dung
Công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển kinh tế xã hội đất nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các nhận thức các và giả quyết các vấn đề về xã hội, về nhân tố con người và đặc biệt là về mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học được xây dựng trên cơ sở các tiền đề khoa học về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, được nghiệm chứng trong hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ đời sống xã hội của con người. Để có những tìm hiểu đầy đủ về xã hội chúng ta cần tìm hiểu một cách nghiêm túc và sâu sắc về cấu trúc xã hội.
Khái niệm cấu trúc xã hội được nhắc đến nhiều trong trường phái xã hội học Bungari. Theo đó thì xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống nhỏ khác nhau. Mỗi hệ thống nhỏ này lại có cấu trúc riêng, gồm những thành phần tác động lẫn nhau một cách đặc thù. Được xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của nó), xã hội là một cấu trúc rất sâu mà sự hoạt động và sự phát triển của cấu trúc này chứa đựng những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội, cấu trúc đó là cấu trúc xã hội của xã hội học.
Nói đến cấu trúc là nói đến tính hệ thống của một chỉnh thể, là mối liên kết của các bộ phận cấu thành nên một hệ thống. Cấu trúc xã hội còn gọi là cơ cấu xã hội là kiểu cách, là khuôn mẫu, là hình thái của mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Cấu trúc xã hội học là mặt cắt ngang của hệ thống xã hội, là một cấu trúc nhiều chiều và nhiều khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất của cấu trúc xã hội học nhiều chiều có liên quan đến một số hoạt động mà qua đó, xã hội có thể phát triển và tồn tại; đó là các hoạt động: Sản xuất vật chất; Sản xuất phi vật chất (khoa học, nghệ thuật, vv.); Lao động tái sản xuất xã hội - sản sinh ra con người; Hoạt động quản lí xã hội và quản lí các nhóm người khác; Hoạt động giao tiếp của con người tức là sự phân công lao động xã hội học, và các chức năng quan trọng nhất của con người. Đồng thời, khía cạnh này còn bao hàm cả các hoạt động liên quan đến sự tái tạo môi trường sinh thái của con người, là những hoạt động cần thiết cho sự sống còn cho chính sự tồn tại của xã hội loài người. Khía cạnh thứ hai là hoạt động của con người được thực hiện trong khuôn khổ các quan hệ xã hội nhất định và thông qua các thiết chế nhất định (tổ chức và các hình thức cộng đồng). Khía cạnh thứ ba là sự phân biệt các kiểu hoạt động cơ bản và các quan hệ, các thiết chế tương ứng với chúng. Do đó, cơ sở cho sự hình thành phạm trù cơ cấu xã hội học là một tiêu chuẩn ba thành phần hoạt động (lao động, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội). Cấu trúc xã hội học là sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực cơ bản của xã hội (các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội) đã hình thành trên cơ sở các kiểu hoạt động cơ bản - thống nhất với các quan hệ và thiết chế tương ứng.
Trong lịch sử xã hội học có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc xã hội (social structure). Hiểu một cách bao quát nhất ta có thể hình dung cấu trúc xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cấu trúc xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hoá, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội
Khái niệm cấu trúc xã hội lên quan mật thiết với khái niệm hệ thống xã hội (social system). Khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai. Hệ thống xã hội bao gồm hai thành tố. Thứ nhất là thành phần xã hội gồm tập hợp các yếu tố tạo thành một cấu trúc nhất định. Thứ hai là mối liên hệ xã hội gồm tất cả những mối liện hệ giữa các yếu tố xã hội.
Khi nói đến cấu trúc xã hội cần quan tâm đến những khía cạnh sau: xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cấu trúc xã hội có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
Các nhà xã hội học vĩ mô rất quan tâm tới cấu trúc xã hội. Họ nghiên cứu cấu trúc và mối liên hệ giữa cấu trúc xã hội và hệ thống xã hội.
Để có thể tìm hiểu, phân tích sâu về cấu trúc xã hội thì trước hết ta cần phải hiểu xã hội là gì? Trên thực tế, ta sử dụng khái niệm “xã hội” rất nhiều. Bản chất của khái niệm này liên quan đến lãnh thổ, tái sản xuất dân cư, di cư và liên quan tới cả hệ thống pháp luật, văn hóa, bản sắc dân tộc
“Xã hội” là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều loại hình xã hội khác nhau phù hợp với từng thời kỳ phát triển của con người. Ví dụ như: xã hội săn bắn, xã hội làm vườn, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp Về mặt thiết chế xã hội, qua việc xem xét nhiều xã hội, cả xã hội sơ khai và xã hội hiện đại, các nhà xã hội đã đi đến quyết định sau: Ít nhất có 5 thiết chế xã hội cơ bản tồn tại trong tất cả các xã hội. Đó là: gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị và giáo dục.
Để hình thành nên một cấu trúc xã hội ta phải hội tụ được đầy đủ những yếu tố chủ yếu sau: địa vị xã hội – để chỉ một vị trí trong nhóm hoặc một xã hội; các vai trò xã hội – động lực để đưa những địa vị xã hội vào cuộc sống; các nhóm xã hội – bao gồm hai hay nhiều hơn hai người cùng chia sẻ một tình cảm, ý nghĩa thống nhất và là người giới hạn trong những mẫu hình tương đối bền vững của những tương tác xã hội; cách mạng lưới xã hội – bao gồm toàn bộ các mạng lưới của những quan hệ của một cá nhân và các thành viên của nhóm và các thiết chế xã hội – một mẫu hình tương đối bền vững của các vai trò, các nhóm, các tổ chức, các tập quán và các hành động nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của xã hội.
Do tầm quan trọng của khái niệm cấu trúc xã hội, nên cấu trúc xã hội luôn là khái niệm trung tâm của nhiều lý thuyết xã hội học. Trong số đó có: Lý thuyết cấu trúc – chức năng và thuyết chức năng. Ngoài ra còn có nhiều quan điểm lý luận khác sử dụng khái niệm cấu trúc xã hội như một công cụ lý luận cơ bản. Cấu trúc không phải thuộc phạm vi thực tại kinh nghiệm luận. Nó không phải là một cái gì mà người ta quan sát mà nó là một cái mà người ta kiến tạo nên xã hội vật chất và xã hội phi vật chất. Chẳng hạn, di cư và tích tụ dân cư, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác giữa những cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội. Mật độ tiếp xúc đó làm tăng mức độ cạnh tranh trong xã hội buộc các cá nhân phải tiếp xúc, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7940 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc xã hội của xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc xã hội của xã hội học
Nội Dung
Công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển kinh tế xã hội đất nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các nhận thức các và giả quyết các vấn đề về xã hội, về nhân tố con người và đặc biệt là về mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học được xây dựng trên cơ sở các tiền đề khoa học về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, được nghiệm chứng trong hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ đời sống xã hội của con người. Để có những tìm hiểu đầy đủ về xã hội chúng ta cần tìm hiểu một cách nghiêm túc và sâu sắc về cấu trúc xã hội.
Khái niệm cấu trúc xã hội được nhắc đến nhiều trong trường phái xã hội học Bungari. Theo đó thì xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống nhỏ khác nhau. Mỗi hệ thống nhỏ này lại có cấu trúc riêng, gồm những thành phần tác động lẫn nhau một cách đặc thù. Được xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của nó), xã hội là một cấu trúc rất sâu mà sự hoạt động và sự phát triển của cấu trúc này chứa đựng những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội, cấu trúc đó là cấu trúc xã hội của xã hội học.
Nói đến cấu trúc là nói đến tính hệ thống của một chỉnh thể, là mối liên kết của các bộ phận cấu thành nên một hệ thống. Cấu trúc xã hội còn gọi là cơ cấu xã hội là kiểu cách, là khuôn mẫu, là hình thái của mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Cấu trúc xã hội học là mặt cắt ngang của hệ thống xã hội, là một cấu trúc nhiều chiều và nhiều khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất của cấu trúc xã hội học nhiều chiều có liên quan đến một số hoạt động mà qua đó, xã hội có thể phát triển và tồn tại; đó là các hoạt động: Sản xuất vật chất; Sản xuất phi vật chất (khoa học, nghệ thuật, vv.); Lao động tái sản xuất xã hội - sản sinh ra con người; Hoạt động quản lí xã hội và quản lí các nhóm người khác; Hoạt động giao tiếp của con người tức là sự phân công lao động xã hội học, và các chức năng quan trọng nhất của con người. Đồng thời, khía cạnh này còn bao hàm cả các hoạt động liên quan đến sự tái tạo môi trường sinh thái của con người, là những hoạt động cần thiết cho sự sống còn cho chính sự tồn tại của xã hội loài người. Khía cạnh thứ hai là hoạt động của con người được thực hiện trong khuôn khổ các quan hệ xã hội nhất định và thông qua các thiết chế nhất định (tổ chức và các hình thức cộng đồng). Khía cạnh thứ ba là sự phân biệt các kiểu hoạt động cơ bản và các quan hệ, các thiết chế tương ứng với chúng. Do đó, cơ sở cho sự hình thành phạm trù cơ cấu xã hội học là một tiêu chuẩn ba thành phần hoạt động (lao động, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội). Cấu trúc xã hội học là sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực cơ bản của xã hội (các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội) đã hình thành trên cơ sở các kiểu hoạt động cơ bản - thống nhất với các quan hệ và thiết chế tương ứng.
Trong lịch sử xã hội học có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc xã hội (social structure). Hiểu một cách bao quát nhất ta có thể hình dung cấu trúc xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cấu trúc xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hoá, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội…
Khái niệm cấu trúc xã hội lên quan mật thiết với khái niệm hệ thống xã hội (social system). Khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai. Hệ thống xã hội bao gồm hai thành tố. Thứ nhất là thành phần xã hội gồm tập hợp các yếu tố tạo thành một cấu trúc nhất định. Thứ hai là mối liên hệ xã hội gồm tất cả những mối liện hệ giữa các yếu tố xã hội.
Khi nói đến cấu trúc xã hội cần quan tâm đến những khía cạnh sau: xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cấu trúc xã hội có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
Các nhà xã hội học vĩ mô rất quan tâm tới cấu trúc xã hội. Họ nghiên cứu cấu trúc và mối liên hệ giữa cấu trúc xã hội và hệ thống xã hội.
Để có thể tìm hiểu, phân tích sâu về cấu trúc xã hội thì trước hết ta cần phải hiểu xã hội là gì? Trên thực tế, ta sử dụng khái niệm “xã hội” rất nhiều. Bản chất của khái niệm này liên quan đến lãnh thổ, tái sản xuất dân cư, di cư và liên quan tới cả hệ thống pháp luật, văn hóa, bản sắc dân tộc…
“Xã hội” là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều loại hình xã hội khác nhau phù hợp với từng thời kỳ phát triển của con người. Ví dụ như: xã hội săn bắn, xã hội làm vườn, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp… Về mặt thiết chế xã hội, qua việc xem xét nhiều xã hội, cả xã hội sơ khai và xã hội hiện đại, các nhà xã hội đã đi đến quyết định sau: Ít nhất có 5 thiết chế xã hội cơ bản tồn tại trong tất cả các xã hội. Đó là: gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị và giáo dục.
Để hình thành nên một cấu trúc xã hội ta phải hội tụ được đầy đủ những yếu tố chủ yếu sau: địa vị xã hội – để chỉ một vị trí trong nhóm hoặc một xã hội; các vai trò xã hội – động lực để đưa những địa vị xã hội vào cuộc sống; các nhóm xã hội – bao gồm hai hay nhiều hơn hai người cùng chia sẻ một tình cảm, ý nghĩa thống nhất và là người giới hạn trong những mẫu hình tương đối bền vững của những tương tác xã hội; cách mạng lưới xã hội – bao gồm toàn bộ các mạng lưới của những quan hệ của một cá nhân và các thành viên của nhóm và các thiết chế xã hội – một mẫu hình tương đối bền vững của các vai trò, các nhóm, các tổ chức, các tập quán và các hành động nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của xã hội.
Do tầm quan trọng của khái niệm cấu trúc xã hội, nên cấu trúc xã hội luôn là khái niệm trung tâm của nhiều lý thuyết xã hội học. Trong số đó có: Lý thuyết cấu trúc – chức năng và thuyết chức năng. Ngoài ra còn có nhiều quan điểm lý luận khác sử dụng khái niệm cấu trúc xã hội như một công cụ lý luận cơ bản. Cấu trúc không phải thuộc phạm vi thực tại kinh nghiệm luận. Nó không phải là một cái gì mà người ta quan sát mà nó là một cái mà người ta kiến tạo nên xã hội vật chất và xã hội phi vật chất. Chẳng hạn, di cư và tích tụ dân cư, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác giữa những cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội. Mật độ tiếp xúc đó làm tăng mức độ cạnh tranh trong xã hội buộc các cá nhân phải tiếp xúc, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
Các cơ cấu xã hội luôn gắn liền với các quan hệ xã hội và là biểu hiện trực tiếp của các quan hệ xã hội. Ngoài ra, cấu trúc xã hội còn được hiểu theo từng mặt của cấu trúc tổng thể như cấu trúc xã hội – giai cấp, cấu trúc xã hội – dân cư, cấu trúc xã hội – học vấn…. Mỗi nghĩa hẹp của cấu trúc này được biểu hiện và được xem xét như một phân hệ thống (tiểu hệ thống) với tính chỉnh thể của nó. Việc phân chia cấu trúc xã hội theo mối quan hệ xã hội khác nhau cho thấy những cấu trúc xã hội theo những bình diện không giống nhau. Đây là lý do khiến ta có thể xem xét cấu trúc xã hội theo những lát cắt đa dạng, tùy thuộc theo quan niệm và mục tiêu của người nghiên cứu. Nhìn chung, khi nói đến cấu trúc xã hội cơ bản, người ta có thể kể ra một số cấu trúc xã hội tiêu biểu. Đó là cấu trúc xã hội – dân số, cấu trúc dân số lứa tuổi, cấu trúc xã hội – lãnh thổ, cấu trúc học vấn – nghề nghiệp, và cấu trúc xã hội – giai cấp…Cụ thể:
1 – Cấu trúc xã hội – dân số: Việc xem xét cấu trúc xã hội – dân số trước hết là tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư( sinh sản, tử vong), mật độ dân số và cơ cấu dân cư, sự di dân…Sự phát triển của bản thân xã hội và quá trình tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên đều phụ thuộc vào tính chất vận hành của hệ thống dân số.Trong lịch sử nhân loại đã diễn ra ba kiểu tái sản xuất dân cư đó là: kiểu cổ đại (diễn ra trong thời kì chưa có giai cấp, với đặc trưng là chế độ đa thê, mẫu hệ); kiểu truyền thống (tồn tại trong xã hội nông nghiệp và trong thời kì chủ nghĩa tư bản cổ điển, đặc trưng là theo chế độ phụ hệ); kiểu hiện đại ( xuất hiện do sự phá vỡ phong cách truyền thống của đời sống xã hội và sự thừa nhận quyền tự do cá nhân trong các lĩnh vự của đời sống xã hội, trong đó có đời sống gia đình và sinh hoạt xã hội nhằm tái sinh ra các thệ hệ theo nguyên tắc hợp lí).
2 –Cấu trúc dân số theo lứa tuổi: Sự phân bố dân số theo từng nhóm lứa tuổi nhằm nghiên cứu các quá trình dân số và xã hội – kinh tế. Qua tương quan của các nhóm lứa tuổi, cơ cấu lứa tuổi dân cư chúng ta có thể so sánh các nhóm tuổi ấy trong mối liên hệ với những đặc trưng dân số, xã hội và kinh tế của dân cư, từ đó rút ra cái chung và cái đặc thù trong sự phát triển của chúng. Cấu trúc dân số-lứa tuổi được xem xét ở 3 trạng thái: Tĩnh(ở một thời điểm nhất định); Động( sự phát triển qua những thời kì khác nhau); Trong những liên hệ với các qua trình xã hội- kinh tế.
3 – Cấu trúc xã hội – lãnh thổ: cơ cấu này gắn liền với sự phân chia lãnh thổ , với địa bàn cư trú của dân cư các cộng đồng dân tộc…Mặt khác có thể phân chia theo tiêu chí vùng, miền, mà mỗi vùng, miền này đều bao chứa cả nông thôn lẫn đô thị.
4 –Cấu trúc xã hội - học vấn, nghề nghiệp: Nghiên cứu các cơ cấu này giúp ta hiểu được trình độ học vấn của dân cư, sự phân công lao động và hợp tác lao động trong xã hội ở mỗi thời điểm cụ thể. Do đó ta hiểu được những đường nét cơ bản trong trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Tiêu chí học vấn nghề nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và trong quá trình phân hoá xã hội.
5 – Cấu trúc xã hội – giai cấp: Cấu trúc xã hội giai cấp đóng vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc xã hội. Những yếu tố của cấu trúc không chỉ có tính giai cấp mà còn là những tập đoàn và các tầng lớp xã hội. Sự phân chia cấu trúc xã hội – giai cấp tuỳ thuộc vào mỗi chế độ xã hội. Ví dụ trong xã hội tư sản có 2 giai cấp chính là giai cấp tư sản và công nhân. Bên cạnh đó có tầng lớp trung gian. Còn dưới chế độ chủ nghĩa, cấu trúc xã hội gồm có giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, viên chức. Cấu trúc giai cấp có thể coi là hạt nhân của cơ cấu xã hội và sự biến đổi của nó tạo nên sự biến đổi của cấu trúc xã hội.
Ngoài ra còn có những cấu trúc xã hội cơ bản trên còn có những cấu trúc khác như: cấu trúc xã hội – sắc tộc, cấu trúc xã hội – tôn giáo, cấu trúc xã hội – thu nhập…
Bên cạnh đó, cấu trúc xã hội còn được thể hiện ở những lát cắt khác nhau đó là: bất bình đẳng, phân tầng xã hội và giai cấp xã hội.
Bất bình đẳng là sự không bình đẳng về các cơ hội và lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Nó không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm sóat và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhay tồn tạin hững hệt hống bất bình đẳng khác nhau. Là một vấn đề trung tâm của xã hội học, bất bình đẳng có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội. Xã hội học muốn phát hiện, khám phá nguồn gốc của bình đẳng trong văn hóa và cấu trúc xã hội của bản thân các xã hội. Mặc dùhọ không nhận thây rằng có những khác biệt bẩm sinh trong những cá nhân hoặc những khác biệt trong quá trình phát triển cá nhân tạo nên bất bình đẳng, song các nhà xã hội học tin rằng văn hóa và cấu trúc xã hội là yếu tố chủ yếu của những bất bình đẳng xã hội giữa các cá nhân.
Nói đến bất bình đẳng xã hội cần phải nhắc đến hai nhà xã hội học bậc thầy là Marx và Weber. Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế mà ông coi là nên tảng của cấu trúc giai cấp. Còn Weber thì không coi mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp.
Phân tầng xã hội có nghĩa là phân chia thành từng lớp. Đây là một trog những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nó mô tả được trạng thái nhiều tầng lớp cả xã hội trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Giai cấp xã hội là khái niệm dùng để chỉ một nhóm xã hội mà các thành viên có vị trí tương đương nhau trong một cấu trúc bất bình đẳng khách quan về vật chất do một hệ thống những quan hệ kinh tế đặc trưng cho một phương thức sản xuất cụ thể tạo ra”.
Di động xã hội còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cấu trúc xã hội và hệ thống xã hội. Thực chất nó là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan tới việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan và ảnh hưởng tới những sự biến đổi của xã hội.
Qua những tìm hiểu trên chúng ta có thể thấy được cấu trúc khoa học của xã hội học. Đây là kết quả của cả quá trình nghiên cứu lâu dài của các nhà xã hội học. Nó mang đến cho chúng ta những hiểu biết hoàn chỉnh hơn về xã hội. Cùng với sự phát triển của nước ta, xã hội học đã và đang tích cực nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề mới nảy sinh và góp phần đề ra các biện pháp thực tiễn có tính khả thi cao. Sức sống mãnh liệt của xã hội học với tư cách là một khoa học, một ngành đào tạo thể hiện đặc biệt rõ trong việc thực hiện cac nhiệm vụ nghiên cứu lí luận , thực nghiệm và ứng dụng để giải quyết các vấn dề cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
1: “Xã hội học đại cương” – Phạm Tất Dong, Nguyễn Sinh Huy và Đỗ Nguyên Phương.
2: “ Xã hội học” – Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng ( Đồng chủ biên).
3: “Cơ sở văn hoá Việt Nam” – Trần Ngọc Thêm.
4: “Cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta” – Nhà xuất bản thông tin lý luận Hà Nội (1992)
5: “Nhập môn xã hội học” – Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà Nội 1993.
Và nhiều tài liệu khác…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu trúc xã hội của xã hội học.doc