Trung thể bao gồm trung cầu và hai trung tử. Thường
trung thể nằm gần nhân tế
bào, và đôi khi kề với bộ golgi; ở một số tế bào biểu
mô, trung thể không nằm cạnh
nhân và bộ golgi mà nằm mãi phía sát màng tế bào.
Ở hình hiển vi điện tử, mỗi trung tử có hình như một
mẫu bút chì đường kính
khoảng 150 nm, và dài từ 300 đến 500 nm, một đầu
kín và một đầu hở. Thường thì
trong lòng của mẫu hình ống của trung tử ấy có chứa
dịch, trong dịch có nhiều hạt lấm
tấm màu đậm. Thành ống làm bằng 9 tấïm sườn, mỗi
tấm sườn là một cấu trúc sợi dọc
xếp song song; gồm 3 ống vi thể xếp liền nhau, trên
lát cắt ngang thấy có 3 ống khoanh
tròn xếp thành một hàng. Ống vi thể gần tâm trung tử
nhất gọi là sợi a, hai ống kia gọi là
sợi b và sợi c.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc trung thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc trung thể
Trung thể bao gồm trung cầu và hai trung tử. Thường
trung thể nằm gần nhân tế
bào, và đôi khi kề với bộ golgi; ở một số tế bào biểu
mô, trung thể không nằm cạnh
nhân và bộ golgi mà nằm mãi phía sát màng tế bào.
Ở hình hiển vi điện tử, mỗi trung tử có hình như một
mẫu bút chì đường kính
khoảng 150 nm, và dài từ 300 đến 500 nm, một đầu
kín và một đầu hở. Thường thì
trong lòng của mẫu hình ống của trung tử ấy có chứa
dịch, trong dịch có nhiều hạt lấm
tấm màu đậm. Thành ống làm bằng 9 tấïm sườn, mỗi
tấm sườn là một cấu trúc sợi dọc
62
xếp song song; gồm 3 ống vi thể xếp liền nhau, trên
lát cắt ngang thấy có 3 ống khoanh
tròn xếp thành một hàng. Ống vi thể gần tâm trung tử
nhất gọi là sợi a, hai ống kia gọi là
sợi b và sợi c. Các tấm sườn không nối nhau để tạo
thành một diện tích liền bao quanh
hình trục của trung tử mà xếp cách đều nhau sao cho
các sợi a đều nằm trên một vòng
tròn ( hình cắt ngang) và mặt tấm sườn làm cùng mặt
phẳng tiếp tuyến với vòng tròn ấy
một góc bằng 300. Sợi a tấm sườn này nối với sợi c
tấm sường cạnh nó bằng một nhóm
sợi xen kẽ. Nhìn trên lát cắt các tấm sườn xếp theo
hình cánh quạt 9 cánh. Cấu trúc 9
tấm sườn và ruột rỗng gọi là cấu trúc 9 + 0. Hai trung
tử thấy bao giờ cũng vuông góc
với nhau.
Sự hình thành trung thể
Ở những tế bào mà sự phân bào cần đến trung thể thì
ở kỳ đầu phân bào, trước
khi xuất hiện thoi vô sắc thấy xuất hiện thêm một
trung thể mới bên cạnh trung thể cũ.
Mới đầu khi bắt đầu xuất hiện thấy tiền thân các
trung tử, từ ngắn đến dài dần ra, các
ống vi thể cũng hiện rõ dần ra, kiểu như được tổng
hợp dần. Hiện tượng trung thể mới
sinh ra ngay cạnh trung thể cũ làm cho người ta
tưởng nhầm là trung thể có ADN riêng
nhưng không phải như vậy.
Sau khi đã hình thành xong trung thể mới di chuyển
về cực đối diện với cực tế
bào mà trung thể cũ đang đứng. Liền sau đó là sự
xuất hiện các sợi vô sắc từ khu vực
quanh trung tử tạo thành một hệ thống sợi hình thoi
làm cơ sở cho sự chia đôi số lượng
các nhiễm sắc thể lúc phân bào. Quanh trung tử có
các sợi ngắn gọi là sợi sao. Tế bào
thực vật không có sợi sao.
Chức năng của trung thể
Ở những sinh vật mà tế bào có trung thể thì trung thể
có vẻ như rất quan trọng
trong việc làm mốc cho thoi vô sắc để đảm bảo sự
chia đôi bộ nhiễm sắc thể đúng số
lượng và đúng hướng. Song ở thực vật bậc cao nơi
mà hạt phấn thụ tinh nhờ gió đã thay
cho tinh trùng phải bơi lội để thụ tinh thì không có
trung thể. Và thoi vô sắc vẫn làm
chức năng một cách chính xác.
63
Ở các loài nguyên sinh vật không có loài nào dùng
trung thể để phân bào cho dù
tế bào vẫn có trung thể. Ở các loài đó trung thể có vai
trò như thể gốc của các loài có
lông hay roi để bơi lội. Phải chăng ở đây trung thể
chính là thể gốc. Thể gốc của nguyên
sinh vật và cả của tinh trùng có công thức cấu trúc cơ
bản giống công thức 9 + 0. Ở giữa
trung tử của thể gốc có thêm hai thể sợi dọc theo lòng
trung tử; và công thức cấu trúc là
9 + 2. Cũng vì lẽ trên đây mà nhiều tác giả cho rằng
trung thể là một bào quan có liên
quan đến sự vận động kể cả khi nó có vai trò trong sự
phân bào.
6.10. Không bào
Nếu lấy tiêu chuẩn là một cấu trúc trong bào tương
được giới hạn bằng màng
sinh chất nội bào thì có thể coi không bào như một
bào quan.
Ở một số động vật đơn bào, không bào là bào quan
thực sự như không bào tiêu
hóa, không bào bài tiết điều tiết nước cho tế bào. Ở
thực vật không bào chứa chất dự trữ.
Nói chung chúng đều chứa đầy dịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cấu trúc trung thể.pdf